+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 5 trên 5
  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Đến từ
    Moscow City
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,439
    Thanks
    5
    Thanked 7 Times in 7 Posts

    Default Một số clip và lý thuyết của thái cực quyền( update từ từ)

    YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    Nguồn gốc thái cực quyền
    Tên gọi Thái Cực Quyền được khởi nguồn từ lý luận triết học “ Thái Cực” trong Chu Dịch và từ họ thuyết Âm Dương. “ Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi”. “ Thái” ở đây mang nghĩa là to lớn, “ Cực” mang nghĩa là bắt đầu hoặc đỉnh điểm. Vào thời nhà Tống, Chu Đôn Di có giải thích trong Thái Cực Đồ là “ Vô cực mà Thái cực”, không cho rằng Thái Cực được sinh ra từ Vô cực mà “ Thái cực vốn dĩ đó là vô cực”. Có thể nói Thái Cực Đồ là thế giới quan sớm nhất của người Trung Hoa cổ đại. Vì Thái Cực Quyền quyền pháp bao gồm các mặt vận động đối lập, thống nhất với nhau như: cương nhu, nhanh chậm, tiến thoái, chiêm tẩu...mà chúng thuộc hai mặt Âm và Dương nên được gọi là Thái Cực Quyền.
    Về nguồn gốc của Thái Cực Quyền. Theo các tài liệu nghiên cứu thì được hình thành từ cuối thời nhà Minh đầu nhà Thanh - Trung Quốc. Trong “ Ôn Huyện Chí” có ghi chép rằng: “ vào năm thứ tư Sùng Trinh đời vua Minh Tư Tông (1644) có Trần Vương Đình là quan võ tại huyện Ôn (Tỉnh Hà Nam - TQ). Sau khi nhà Minh bị diệt vong, ông về ẩn tại quê nhà. Vào thời điểm này ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu võ thuật, nhận đệ tử để truyền dạy. Trần Vương Đình đã nghiên cứu “ Hoàng Đình Kinh” của Đạo giáo, đồng thời so sánh, tham chiếu với “ Quyền Kinh” của Thích Kế Quang” để soạn ra Thái Cực Quyền. Vì vậy có thể kết luận rằng Trần Vương Đình là người sáng tạo ra Thái Cực Quyền.
    Nguồn gốc của Thái Cực Quyền có 3 đặc điểm chính là:
    1) Hấp thụ một cách tổng hợp quyền pháp của thời nhà Minh.
    Thích Kế Quang là nàh võ thuật nổi tiếng thời nhà Minh, ông có công lớn trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lươch Nhật Bản thời bấy giờ. Thích Kế Quang đã tổng kết và chỉnh lý quyền pháp của 16 loại quyền thuật đương thời, đồng thời áp dụng 32 thức Trường Quyền của Tống Thái Tổ - Triệu Khoang Âm để tạo nên bài quyền đại diện cho quyền thuật phong cách thời nhà Minh. Đến Trần Vương Đình, ông đã rút tỉa ra 29 thế trong đó để tạo nên Thao lộ Thái Cực Quyền. Trong lý luận Thái Cực quyền có thể thấy những ngôn từ của “ Quyền phổ“ và “ Quyền kinh tổng ca“ của họ Trần cũng chịu sự ảnh hưởng từ “ Quyền Kinh“ của Thích Kế Quang.

    2) Sự kết hợp có tính chọn lọc và sáng tạo.
    Thái Cực Quyền đòi hỏi lấy ý niệm để chỉ dẫn động tác, khí luôn trầm ở Đan điền, tâm tĩnh, thân thả lỏng, kết hợp thủ nhãn, bộ pháp để vận động. Trong quá trình vận động, hô hấp phải luôn đều đặn, áp dụng hình thức thở bụng nhằm thống nhất trong và ngoài cơ thể.

    3) Vận dụng học thuyết Kinh Lạc của y học cổ truyền và học thuyết Âm Dương của triết học cổ điển.
    Thái Cực Quyền yêu cầu “ lấy ý dẫn khí, lấy khí vận thân“. Nội khí phải được phát xuất từ Đan điền, lực phát ra chủ yếu từ eo, cho nên eo luôn được chú trọng. Thủ pháp chủ yếu của Thái Cực Quyền gồm có: Bằng (đẩy), Loát (kéo), Tễ (đẩy bằng cánh tay), Án (ấn)Thái (giật), Liệt (chặn), Trừu (huých), Hạo (dựa).

    Võ thuật Trung Hoa có lịch sử lâu đời, nội dung hết sức phong phú, đa dạng, thâm thúy. Trong quá trình phát triển của mình, võ thuật Trung Hoa đã từng bước trở thành một hạng mục thể dục mang tính Quốc tế.

    Khởi nguồn từ Trung Quốc, nhưng thuộc về cả thế giới, võ thuật Trung Hoa là một trong những di sản văn hóa quý báu. Nó có sức hấp dẫn thần bí mang phong cách văn hóa truyền thống Đông phương, thể hiện nội hàm, quan điểm sâu sắc của Triết học cổ điển, mỹ học, lý luận học và y học cổ truyền Trung Hoa. Ngày nay, võ thuật Trung Hoa càng ngày càng chinh phục được nhiều người, lôi cuốn, hấp dẫn họ tập luyện và nghiên cứu.

    Luyện tập Thái Cực Quyền là một quá trình lĩnh hội, cảm nhận dần dần. Sau khi luyện xong các kỹ thuật cơ bản, người tập thường đứng trước một vấn đề là làm thế nào để có thể nâng cao được trình độ kỹ thuật?

    Trước tiên cần phải có sự nhận thức đầy đủ và chính xác về Thái Cực Quyền. Thái Cực Quyền còn được mệnh danh là “văn quyền”, “triết quyền”, là một trong những môn quyền thuật ưu tú của võ thuật Trung Hoa. Trải qua mấy trăm năm tồn tại và phát triển, Thái Cực Quyền đã hình thành nên nhiều hình thức vận động khác nhau bao gồm: các loại công pháp, Taolu quyền, binh khí, thôi thủ và tán thủ. Thái Cực Quyền có những chức năng như: dưỡng sinh rèn luyện thân thể, tu thân dưỡng tính, phòng thân tự vệ, thi đấu , biểu diễn giải trí, phòng bệnh, tăng tuổi thọ…Đối với các vấn đề như: sự khởi nguồn và phát triển của Thái Cực Quyền, nội dung và cách phân loại, đặc điểm và tác dụng, các quy định thi đấu, quyền luận, quyền phổ…yêu cầu người học phải nghiêm túc học hỏi và nắm bắt. Bởi vì những vấn đề này có tác dụng chỉ dẫn hết sức quan trọng. người tập Thái Cực Quyền cũng cần phải hiểu được các ý sau: thứ nhất, Thái Cực Quyền là một môn quyền thuật Trung Hoa, là hạng mục vận động thể dục. Thứ hai, quá trình luyện tập Thái Cực Quyền là đạo tu thân dưỡng tính vị nhân sinh. Thứ ba, sự vận động của Thái Cực Quyền là võ học, là văn hóa, là sự đòi hỏi không ngừng nghiên cứu và học tập.

    Tiếp theo, phải nắm bắt rõ các quy định kỹ thuật cơ bản của Thái Cực Quyền. Với tinh thần không ngừng kế thừa, hấp thụ, sáng tạo và phát triển, chúng ta cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn một cách khoa học hóa, quy phạm hóa lý luận cũng như kỹ thuật đối với sự vận động của Thái Cực Quyền. Bởi vì luyện Thái Cực Quyền nếu như không có sự quy phạm, hệ thống, động tác kỹ thuật không chính xác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả luyện tập, thậm chí còn gây ra tật bệnh. Chính vì vậy mà sau khi học xong các bài Taolu Thái Cực Quyền, người học phải căn cứ theo những yếu lĩnh ( điểm cốt lõi) của quy định kỹ thuật mà làm rõ hơn hàm ý từng động tác của bài quyền. Đặc điểm phong cách cũng như quy định kỹ thuật của các hệ phái Thái Cực Quyền thường không giống nhau, thể hiện tương đối rõ nét ở: thủ hình, thủ pháp, thân hình, thân pháp, hô hấp và kỹ thuật tán thủ. Chúng ta thử đề cập đến đặc điểm nhãn pháp, hô hấp và kỹ thuật tán thủ của Thái Cực Quyền:



    1) Thái Cực Quyền yêu cầu nhãn pháp như sau: Tinh thần tập trung, quán trú, ý niệm dẫn đạo, thần thái phải hết sức tự nhiên, bình thản. Khi động tác xoay chuyển xuống phía dưới thì mắt cũng phải theo đó mà hướng theo. Khi xoay thân chuyển thế thì mắt phải phối hợp thống nhất với thủ pháp, cước pháp và thân pháp. Nói chung là mắt thường phải dõi theo tay, ý thần quán triệt, không được nhìn xiên xẹo. Lúc đi quyền không được mất tập trung, mắt không được tùy tiện nhìn người, vật, xung quanh, như vậy mới đạt được yêu cầu “ nội ngoại tương hợp, thần hình hợp nhất”.

    2) Hô hấp trong Thái Cực Quyền là một trong những phương pháp điều tiết khí, nó dựa vào dưỡng khí và luyện khí làm nền tảng cơ sở. Luyện tập Thái Cực Quyền kết hợp với hô hấp có tác dụng làm cho gân cốt được thư giãn, điều hòa khí huyết, đả thông kinh lạc, tăng cường nội kình, dùng khí để phát lực, tăng sức khỏe cho nội tạng, phá bỏ huyết ứ, tăng cường tuần hoàn máu. Hô hấp của Thái Cực Quyền là hình thức thở bụng, quá trình này thường kéo dài và sâu. Hít thở phải phối hợp với quyền thức, mỗi động tác khi kết thúc thì đều có thở ra, như thế mới gọi là điều tiết hô hấp, phối hợp động tác một cách có ý thức, qua đó kình lực càng hoàn chỉnh hơn, tinh thần càng quán trú hơn.

    3) Thái Cực Quyền phối hợp giữa nhanh và chậm,có tiết tấu rõ ràng, cương nhu tương tế. Phần lớn mọi người đều cho rằng Thái Cực Quyền chậm rãi, không có chút giá trị chiến đấu phòng thân, đây là nhận định hết sức sai lầm. Thái Cực Quyền thực chất là luyện chậm nhưng dùng nhanh. Khi tập Taolu thì thường có tiết tấu chậm, thư thái, nhẹ nhàng, thả lỏng, phế bỏ sự cứng nhắc của cơ thể. Ứng dụng nhanh đó là tốc độ xuất thủ, xuất cước phải nhanh, tận dụng hết kình lực ở eo.

    Phương pháp tán thủ là sự kết hợp giữa kỹ thuật chiến đấu truyền thống và kỹ thuật chiến đấu hiện đại để đạt tới mức độ đơn giản nhất, thực dụng nhất, hiệu quả nhất. Nó vận dụng tốc độ của đòn đá, đánh, vật, cầm nã cùng với các thủ pháp: bằng, loát, tễ,án, thái, liệt, trừu, hạo để chế ngự đối thủ. Thái cực tán thủ yêu cầu ‘chiêu vô định pháp”, cùng một chiêu thức nhưng dụng pháp lại rất nhiều, đòi hỏi phải biết liệu tình hình thực tế mà áp dụng.

    Sau khi đã có những kiến thức và kỹ thuật cơ bản, người tập cần phải dốc tâm vào việc thường xuyên luyện tập. Trong những phương pháp luyện tập nâng cao kỹ thuật có: luyện đơn thức, luyện các tổ hợp chiêu thức, nửa bài hoặc toàn bài là hết sức cần thiết. Lượng vận động, cường độ vận động nên căn cứ vào thể chất của từng người mà quyết định cho phù hợp. Khi tập Thái cực tán thủ, ta có thể rút tỉa một số chiêu thức như thủ pháp, cước pháp, bộ pháp, động tác phát kình hoặc các động tác khó để luyện cho thuần thục
    thay đổi nội dung bởi: shotokankarate, 12-13-2009 lúc 04:39 AM
    Khởi đầu mới
    Kỷ Niệm Cũ Vẫn Còn Mãi Trong Tim

  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Đến từ
    Moscow City
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,439
    Thanks
    5
    Thanked 7 Times in 7 Posts

    Default Một số tác dụng chính của Thái cực quyền

    Dưỡng sinh
    Thái cực quyền giúp luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (còn gọi là hoành cách mô).

    Giảm cân
    Khi tập, thái cực quyền giúp tối ưu hệ thống hô hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi được cung cấp đủ lượng oxy, các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các bệnh do thừa chất. Có tác dụng giảm béo.
    Kháng khuẩn

    Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu, giúp cọ rửa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất, tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều bạch cầu đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng được các loại vi trùng, vi rút xâm nhập cơ thể.

    Tăng cường chức năng cho não
    Khi tập thái cực quyền, có nhiều lúc người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có những lúc chỉ phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi.

    Não điều khiển các chức năng hoạt động của cơ thể. Khi một đứa trẻ mới sinh ra chưa biết làm gì cả, chỉ biết quơ chân tay, muốn cầm cái gì cũng khó khăn, ngượng ngạo, qua quá trình luyện tập đi, đứng nằm ngồi, hoạt động cơ bắp, làm việc dần dần sẽ làm rèn luyện được các kỹ năng khéo léo của tay chân. Tất cả các kỹ năng này sẽ mai một khi về già, lớn tuổi hay ít hoạt động chân tay. dẫn đến chân tay luống cuống không điều khiển được. Việc tập thái cực quyền thường xuyên với các động tác rất phức tạp đã được tối ưu hóa về mặt cơ học sẽ làm kích thích ổn định tạo một phản xạ có điều kiện sâu sắc trong não, cải thiện đáng kể khu điều khiển hoạt động trong não.

    Tập Thái cực quyền trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả huyền bí (chỉ có tập rồi mới cảm nhận được). Làm cho giảm stress cân bằng tinh thần...

    Tự vệ
    Thông thường, người nhỏ con, người thấp bé, người nhỏ tuổi, con gái yếu đuối, người già cả... là những đối tượng được xem là dễ bị tấn công nhất. Điều này bắt nguồn từ bản năng động vật thấy đối tượng yếu hơn, nắm chắc phần thắng thì mới tấn công.

    Những chiêu thức của Thái cực quyền cho phép một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn theo những nguyên lý mượn sức đánh sức, "tám lạng bát thiên cân" (tám lạng đẩy ngàn cân). Trong khi người hung dữ, tâm ác, có nguy cơ hay tấn công người khác thì lại hoàn toàn không có đủ tố chất để học môn này bởi ý thức chiến đấu và chiến thắng bằng mọi giá đã khiến tâm, ý, khí, lực của họ toát lộ tính cương mãnh, phá vỡ cân bằng vũ trụ

    Dựa vào nguyên lý cơ học rất căn bản là cánh tay đòn, những vòng tròn, chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu nhất, lợi dụng lực quán tính để hóa giải, phòng thủ hay tấn công nhưng mục đích chủ yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản đòn trở lại. Theo học thuyết Thái cực quyền thì kẻ tấn công càng mạnh sẽ phải chịu đòn phản công càng nặng.
    Khởi đầu mới
    Kỷ Niệm Cũ Vẫn Còn Mãi Trong Tim

  3. #3
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Đến từ
    Moscow City
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,439
    Thanks
    5
    Thanked 7 Times in 7 Posts

    Default Thái Cực Quyền – Thất Tầng Kungfu

    Có rất nhiều phương pháp luyện tập Thái Cực Quyền, nhưng tất cả đều phải đi theo một con đường để đến đích cuối cùng, đó là đạt được kỹ thuật chiến đấu. “Đánh” phải được người tập quán triệt trong ý thức của mình từ đầu cho tới cuối, luyện tập từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao, khái quát lại có thể rút tỉa ra bảy tầng kungfu như sau:



    1) Cơ bản công:

    Mục đích của việc tập luyện cơ bản công là nhằm làm cho các khớp được dẻo dai và đả thông kinh lạc trong cơ thể, tăng cường khả năng kháng cự, đặc biệt là sức lực khi xuất quyền và khả năng chịu đòn. Giai đoạn này có hai phương pháp luyện tập chủ yếu như sau:



    a) Thông tam quan:

    “Thông tam quan” là hàm ý chỉ các khớp eo, vai và khuỷu tay. “Lực” được phát xuất từ chân, muốn giảm thiểu sự hao tổn của kình lực này thì phải thông qua các khớp eo, vai, khuỷu tay, từ đó sẽ đảm bảo được sức mạnh của đòn đánh ở mức độ cao nhất.

    Khi thực hiện “thông tam quan”, tay quyền ban đầu nắm lỏng, sau đó dần dần chặt lại. Ở đây ta có thể chia làm năm cấp độ khác nhau. Nếu như ban đầu tay quyền lỏng ở cấp 0, thì sau khi nắm chặt lại đến độ không thể tiếp tục chặt hơn được nữa thì được tính là 100. Vậy thì “thông tam quan” tương ứng với năm cấp độ sẽ là: 0, 25, 50, 75 và 100.

    Thường xuyên luyện tập cơ bản công sẽ vừa đả thông được các khớp và kinh lạc, vừa có thể tăng thêm độ cứng cho tay quyền và lực của đòn đánh, sức chịu đòn, tâm lý xử lý tình huống, qua đó khả năng ứng phó cũng được nâng cao hơn.



    b) Đôn thân:

    “Đôn thân” chủ yếu là nhằm vào đả thông các khớp hông, khớp gối và khớp cổ chân. “Lực” cũng cần được chia làm các cấp để thực hiện, lúc lỏng thì tựa như đang đứng trên tảng băng, hết sức nhẹ nhàng, hoàn toàn như không có lực. Lúc chặt thì tựa như hai chân đang dẫm lên cây côn, dùng lực đè xuống khiến người khác không thể rút nó ra khỏi chân mình. Trải qua quá trình tập luyện thân pháp như vậy sẽ làm cho toàn bộ cơ thể trở nên vững chắc như thân cây tùng, không chút dụng lực, dần loại bỏ sự cứng nhắc của cơ thể. Chỉ khi nào thân pháp đạt đến độ mềm dẻo cao nhất thì khi đó mới có thể hóa giải được sức mạnh đòn đánh của đối thủ.



    2) Chiêm, Liên, Căn, Tùy:

    Nắm bắt bốn phương pháp Chiêm (chạm dính), Liên (liên tục, tương liên), Căn (cùng), Tùy (tùy cơ) thông qua sự tiếp xúc của thủ (tay) hoặc cao hơn một bậc nữa là sử dụng binh khí như kiếm, côn, thương. Người tập thể nghiệm một cách kỹ lưỡng độ bám dính của tay trong quá trình vận động diễn ra liên tục. Phương pháp này chủ yếu nhấn mạnh đến quá trình luyện tập thối thủ giữa hai người, mỗi bên sẽ cảm nhận và nắm bắt được sự lưu thông “kình” và “lực” của người kia.



    3) Thôi thủ nâng cao:

    Giai đoạn này hàm ý rằng người tập không được làm mất đi kungfu Chiêm – Liên – Căn – Tùy ở trước đó. Khi thôi thủ, mặc cho đối phương gây sức ép ra sao đi chăng nữa thì ta vẫn phải giữ được lực không thay đổi từ đầu chí cuối.

    4) Thu liễm nhập cốt:

    Khi đả thông kinh lạc hay các khớp xương cũng đòi hỏi người tập phải tập trung tư tưởng cao độ vào tận xương tủy. Mặc dù bề ngoài ta không thấy được sự lưu thông của khí nhưng bên trong nó lại không ngừng được lưu chuyển.



    5) Không kình thôi thủ:

    Đại bộ phận các kungfu trên được cảm nhận thông qua sự chạm tay, như vậy cũng còn tương đối xa so với kỹ thuật giao đấu. Bởi vì khi giao đấu, phòng thủ, tay sẽ rất ít khi được ở trạng thái tiếp xúc liên tục. Vì lẽ đó mà phải biến đổi sang hình thức ‘thăm dò”, nghĩa là cảm nhận được sức mạnh, tinh thần giao đấu của đối phương mặc dù không có thôi thủ trực tiếp. Thái Cực Quyền gọi hình thức này là “Kình đoạn nhưng ý bất đoạn”.



    6) Thể nghiệm thực tiễn:

    Dựa vào các kungfu cơ bản nếu trên, không ngừng nỗ lực tập luyện và ứng dụng vào thực tiễn sẽ hỗ trợ cho việc tấn công đối thủ mà ít phải hao tổn sinh lực. Đòn thế lúc cương lúc nhu, cương nhu phải tương tế, phối hợp một cách hài hòa, mềm mại uyển chuyển…đó chính là một trong những đặc điểm của Thái Cực Quyền.



    7) Bổ phong tróc ảnh:

    Thái Cực Quyền chú trọng đến “dĩ nhu chế cương”. Khi giao đấu nên thay đổi thân pháp, tư thế, chiêu thức đa dạng giống như tạo ra một chiếc bóng trước mặt đối thủ, thoắt ẩn thoắt hiện, không nên cố định một chỗ. Điều này khiến cho đối thủ hoa mắt, khó nhận biết được đòn thế và chủ ý của ta.
    Khởi đầu mới
    Kỷ Niệm Cũ Vẫn Còn Mãi Trong Tim

  4. #4
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Đến từ
    Moscow City
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,439
    Thanks
    5
    Thanked 7 Times in 7 Posts

    Default

    CÁC GIAI ĐOẠN LUYỆN TẬP THÁI CỰC TÁN THỦ
    Căn cứ vào các tài liệu lịch sử Thái Cực Quyền, trong qua trình gần 400 năm phát triển cho thấy sự hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn chỉ được bắt đầu kể từ cuối đời nhà Thanh, khi mà Dương Lộ Thiền đến Bắc Kinh để truyền dạy môn quyền thuật này. Ngoài ra trong các tác phẩm nghiên cứu có giá trị khác của Vũ Vũ Tương, Lý Diệc Xa, Thái Cực Quyền với đặc điểm dĩ nhu chế cương đã phá bỏ hình thức đối kháng dùng sức mạnh thông thường, mở ra một phương pháp tán thủ hoàn toàn mới được ví như “ Tứ lạng bạt thiên cân” (Bốn lạng mà đánh bạt được cả ngàn cân), đồng thời từ đó sản sinh ra một loạt những nà võ thuật Thái cực tán thủ nổi tiếng như: Dương Lộ Thiền, Dương Ban Hầu, Hách Vi Chân, Trần Phát Khoa…Tuy nhiên đối với việc luyện tập kungfu, kỹ thuật tán thủ của Thái Cực Quyền thì phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt phưong pháp truyền thống, thông thường có các giai đoạn như sau:



    1) Giai đoạn “Dĩ chiêu đả nhân” (Dùng chiêu thức để đánh):

    Đó là vận dụng một hay nhiều chiêu thức để phòng thủ hoặc tấn công đối thủ. Đây là giai đoạn khởi đầu cho việc luyện tập Thái cực tán thủ, người học hoàn toàn có thể dễ dàng nắm bắt. Ví dụ như thế “Ban lan chùy”, ta có thể dùng “Ban” (chặn), “Lan” (gạt) để phòng thủ, hóa giải đòn công của đối phương, đồng thời dùng “Chùy” (chùy quyền) để tấn công. Giai đoạn này ít đề cập đến sự tinh hoa, ảo diệu của kỹ thuật Thái cực tán thủ, thế nhưng nếu không nắm bắt thuần thục ngay từ đầu thì cũng khó có thể hiểu hết được các kỹ xảo hoặc kỹ thuật cao cấp hơn nữa.

    Thái Cực Quyền đứng dưới góc độ của người yếu thế hơn để làm thế nào đó chiến thắng được kẻ mạnh, dĩ nhược chế cường. Cũng không nghi ngờ gì khi nói rằng đặc điểm tán thủ của Thái Cực Quyền bình thường là ít chủ động tấn công, nếu có chủ động xuất chiêu đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là cách dụ địch mà thôi.Có thể nói Thái Cực Quyền chủ động phòng thủ trước và phản công sau. Chính vì vậy mà các động tác, tư thế trong các bài Thái Cực Quyền thường hàm ý thủ trước công sau, công thủ khá chặt chẽ, đến nơi đến chốn. Đối với người tập cần phải nắm và hiểu rõ hàm ý tán thủ của từng chiêu thức đó và không ngừng luyện tập, nghiên cứu sao cho thuần thục để có thể tùy nghi vận dụng.



    2) Giai đoạn ‘Dĩ kình chế nhân” (Dùng kình lực để chế ngự):

    Đây là giai đoạn cao cấp trong kỹ thuật tán thủ của Thái Cực Quyền. Sao lại gọi là “Dĩ kình chế nhân”? “Kình” là gì? “Kình” là quá trình dụng lực, nhưng không giống với “Lực” mà chúng ta vẫn thường nói tới. Khi tấn công bằng mọi hình thức thì đều cần phải dùng đến lực. “Lực” có phương hướng cụ thể, góc độ rõ ràng, nhưng “Kình” thì lại là viên hoạt, ẩn, không thể hiện hay tập trung ở một góc độ cụ thể nào, phương hướng thì tùy lúc phát sinh và biến hóa. Nói cách khác, “Kình” là một hình hình thức dùng lực hết sức đặc thù. “Dĩ kình chế nhân”, trước tiên là phải hóa giải, lại bỏ lực hoặc kình của đối thủ đánh tới, sau đó dùng kình để trả đòn đối thủ. Tiền đề cho việc xuất đòn công của Thái Cực Quyền là thông qua sự nhượng đòn cho đối thủ tấn công trước, sau đó ta khéo léo dụng kình chế ngự trên cơ sở tạo dựng đòn thế áp dính liên tục với đối thủ. Điều này khắc phục được thói quen khi gặp lực thì cố gắng chống đỡ hoặc tránh né, đồng thời cảm nhận được đường đi nước bước, kình lộ của đối thủ, nhanh chóng phát hiện ra sơ hở mà thuận thế dụng kình tấn công.

    Giai đoạn “Dĩ kình đả nhân” là bước nâng cao của giai đoạn thứ nhất, nó thu hẹp lại phạm vi, lộ tuyến của “dĩ chiêu đả nhân”. Thân pháp đòi hỏi phải chuẩn xác, luôn thăng bằng, đòn thế kín kẽ, tận dụng cơ hội mà nhanh chóng phản đòn.



    Vũ Ngọc Hiền
    Khởi đầu mới
    Kỷ Niệm Cũ Vẫn Còn Mãi Trong Tim

  5. #5
    Tham gia ngày
    May 2009
    Tuổi
    33
    Bài gởi
    288
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    nếu mình không làm thì các clip trên là trưởng môn của võ đang

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts