+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/4 1 2 3 ... cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 31
  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Đến từ
    Moscow City
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,439
    Thanks
    5
    Thanked 7 Times in 7 Posts

    Vn Làm thế nào để phát sức( rất là hay )

    Bài dưới dạy cách phát kình lịch rất hay của môn phái vịnh xuân quyền. Mọi người có thể học tập nè. Lý tiểu long cũng là môn sinh của vxq. Có đòn công phá cực khủng khiếp. Đánh vỡ tẫm gỗ được treo bằng một sợi dây giữa không khí.

    Học cách phát sức là phần quan trọng trong học võ tự vệ. Biết chiêu thức là một chuyện, và phát được một lực mạnh là chuyện khác. Có nhiều cách phát sức, và mỗi người có mức độ dùng khác nhau sức lực tiềm năng của mình.


    Học cách phát sức là phần quan trọng trong học võ tự vệ. Biết chiêu thức là một chuyện, và phát được một lực mạnh là chuyện khác. Có nhiều cách phát sức, và mỗi người có mức độ dùng khác nhau sức lực tiềm năng của mình.

    Tôi dùng chữ “sức” (power) vì từ này dùng để chỉ cái mà tôi nói ở đây, tương đương với từ “lực” (force – dù từ này đúng với nghĩa khoa học hơn) mà nhiều người khác dùng. Phần lớn mọi người đều cho rằng 'sức' liên quan đến sự to lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một người to lớn hơn luôn thắng được người bé hơn trong giao đấu. Ngoài tốc độ và sự phản xạ, ở đây còn có vấn đề về việc một người dùng được bao nhiêu phần sức lực của mình. Mỗi người, về lý thuyết, đều có thể dùng được tối đa 100% sức, mà trong thực tế không bao giờ đạt được. Chỉ có các đại sư Vịnh Xuân mới có thể gần đạt được mức độ này.

    Theo Định luật của Newton về chuyển động: Sức mạnh = Khối lượng x Gia tốc. Vịnh Xuân dạy bạn cách tối đa hóa hai yếu tố này, bằng cách phát triển sự tăng tốc nhanh chóng của mọi cú đánh, và luyện cho bạn dùng ngày càng nhiều trọng lượng của bản thân.

    Trọng lượng của một người là quan trọng, nhưng nếu chuyển động của họ chậm và không hợp nhất, thì sức cũng bị giảm. Với một trọng lượng cho trước, một cú đấm có gia tốc ngày càng tăng sẽ có sức càng lớn hơn là cú đấm có gia tốc thấp hơn, hay chuyển động với vận tốc không đổi (gia tốc bằng không), thậm chí đang bị chậm đi (gia tốc âm) khi đến đúng điểm đánh.

    Thả lỏng là rất quan trọng trong việc luyện được gia tốc tối đa. Nếu cơ của bạn căng cứng, thì không chỉ khó xuất chiêu mà chiêu thức cũng rất chậm. Hãy thử thí nghiệm sau để hiểu tầm quan trọng của thả lỏng: Đầu tiên, căng các cơ bắp tay, giữ cho chúng cứng với các cơ co toàn bộ rồi đánh ra. Ghi nhận lại cảm giác của cú đánh. Bây giờ, thả lỏng toàn bộ cánh tay, rung tay để có thư giãn tòan bộ cho đến khi cảm thấy lỏng, rồi đánh ra, chỉ căng lên khi đến đúng điểm đánh. Cú đấm nào dễ hơn và nhanh hơn? Cú nào dùng ít sức lực hơn? Cú đấm nào ít lộ hơn và do vậy khiến đối thủ khó đỡ hơn? Bạn có thể thấy thả lỏng có tác dụng, không chỉ tạo ra sức, mà còn tiết kiệm sức và gây cảm giác tự nhiên trong mọi chiêu thức.

    Khi xem xét dùng trọng lượng cơ thể để phát sức, yếu tố quan trọng không hẳn là tổng trọng lượng cơ thể, mà là mức độ sử dụng tổng trọng lượng đó. Một cú đánh, nếu chỉ dùng 10 kg của tay và vai sẽ có sức kém hơn một cú đánh dùng 30-50kg của trọng lượng cơ thể khi có phối hợp. Điều tương tự với các cú đá. Bạn không thể dùng trọng lượng cơ thể của mình theo cách tốt nhất nếu không có thăng bằng tốt. Vì vậy, khi luyện Vịnh Xuân, bạn phải giữ thăng bằng mọi lúc. Vịnh Xuân dạy bạn phải giữ thân cho thẳng, gối hơi khuỵu để tăng sự ổn định, và thu tòan thân gắn về một mối tại eo lưng, khiến tòan thân hợp nhất chứ không phải như một thân thể rời rạc với tay chân.

    Thế tấn Vịnh Xuân chứa các điều cốt lõi để luyện tập cách dùng toàn bộ trọng lượng thân thể để phát sức. Thông qua luyện tập thường xuyên, thế tấn này dần dần cho cảm giác tự nhiên. Bằng cách thu tòan thân gắn về eo, thượng bàn và hạ bàn hoạt động như một thể thống nhất chứ không cho thân thể ngả nghiêng. Sự thu về này đạt được là nhờ giữ các cơ ở mông, lưng dưới và cơ hoành vững chắc. Nếu thân nghiêng, không những bị mất thăng bằng mà còn không thể dùng được toàn bộ trọng lượng cho cú đánh. Sức được ra mạnh nhất chỉ khi bạn đánh thẳng hướng mà thân mình đang đối diện, và thân thể cũng chuyển động chính xác cùng với thời gian của cú đánh. Sức lực sẽ giảm nếu cú đánh không theo hướng trước mặt – có nghĩa là bạn đã tự giảm sức của mình đi.

    Ngoài việc luyện phát sức, điều quan trọng không kém là học cách hóa giải sức của đối phương không chỉ dựa trên trọng lượng và sức lực của mình. Sẽ thế nào nếu đối thủ của bạn to và khỏe hơn bạn nhiều lần? Nếu bạn ngăn chặn trực diện, bạn sẽ khó có thể dừng được cú đánh của đối thủ này.

    Vịnh Xuân dạy bạn cách khoa học và hiệu quả nhất để hóa giải bằng cách lái lực, tức chuyển hướng lực của đối thủ chứ không đối đầu trực diện, và nó cho phép bạn dàn trải lực đó ra một diện tích rộng hơn chứ không chịu lực đó ở một chỗ. Qua nhiều năm, tôi thấy rằng Vịnh Xuân là môn phái duy nhất dạy cách tối đa hóa phát sức cả bằng các nguyên tắc khoa học cũng như bằng sự tập luyện thực tế. Nhiều người thấy khó hiểu khi một người bé nhỏ có thể đánh ngã kẻ tấn công to gấp đôi mình. Điều này thực ra là việc tập luyện thường xuyên của tôi.

    Tóm lại, hai yếu tố quan trọng để phát sức là trọng lượng và gia tốc. Gia tốc đạt được nhờ thả lỏng, tập trung tinh thần và kiểm soát cơ bắp. Trọng lượng được sử dụng hiệu quả thông qua phát triển thế tấn và tập luyện sự hợp nhất của thân thể cả với hướng đánh, lẫn thời điểm đánh để đạt được mức độ tối đa tại điểm đánh. Vịnh Xuân có thể dạy cho một người bé nhỏ cách chống đỡ với những đối thủ lớn hơn mình nhiều mà không cần dựa trên sức lực thô bạo.
    Khởi đầu mới
    Kỷ Niệm Cũ Vẫn Còn Mãi Trong Tim

  2. #2
    Tham gia ngày
    Jul 2009
    Đến từ
    Hà Nội, Việt Nam
    Tuổi
    30
    Bài gởi
    800
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Vịnh Xuân tui thấy hay lắm í, nội công nội lực rất mạnh mẽ. Các đòn thế ngắn tấn công nhanh,...nói chung là không chê nổi. Tiếc là vì xuất xứ của môn võ này là của ngư dân nên không có đòn chân trong đó.
    bn yêu gì hơn,vovinam hay vit võ đo ???
    tôi yêu c hai !!

    VOVINAM

  3. #3
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Đến từ
    Moscow City
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,439
    Thanks
    5
    Thanked 7 Times in 7 Posts

    Default

    Sạc ai nói của ngư dân với ai kêu không có đòn chân hic hic...
    Khởi đầu mới
    Kỷ Niệm Cũ Vẫn Còn Mãi Trong Tim

  4. #4
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Đến từ
    Moscow City
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,439
    Thanks
    5
    Thanked 7 Times in 7 Posts

    Default

    Vịnh xuân quyền của bà vịnh xuân mà endless đòn chân có nhưng vì tất cả các đòn thế đều ngắn thui mà.
    Khởi đầu mới
    Kỷ Niệm Cũ Vẫn Còn Mãi Trong Tim

  5. #5
    Tham gia ngày
    Jul 2009
    Đến từ
    Hà Nội, Việt Nam
    Tuổi
    30
    Bài gởi
    800
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Bạn nên nhớ là Vịnh Xuân được phát triển nhằm nhu cầu chiến đấu trên thuyền, giữa lúc sóng đánh. Vì vậy nên cần giữ thăng bằng tốt, và đó là lí do cần có bộ tấn cực vững chắc và không dùng đòn chân để đảm bảo trụ thật vững. Bạn thử lên tàu, đợi lúc ra khơi xa, sóng đánh thuyền ngiêng ngả, rồi đứng đá xem, ngã ngay.
    bn yêu gì hơn,vovinam hay vit võ đo ???
    tôi yêu c hai !!

    VOVINAM

  6. #6
    Tham gia ngày
    Sep 2009
    Bài gởi
    85
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    hay quá nhưng dài quá trời đọc xong muốn hết thấy đường

  7. #7
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    Nơi đàn chim én bay ...
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    276
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Default

    thế mới nói học võ thì vẫn cần kiến thức khoa học tự nhiên!!

    cái định luật II Niuton kia bạn áp dụng sai rồi!!
    đó là nói về gia tốc của vật khi chịu lực tác dụng
    F ở đây là lực tiếp nhận chứ không phải lực sinh ra!!

    nói đến khả năng sinh lực thì phải là động lượng cơ
    p=m.v (m là khối lượng, v là vận tốc)
    đạo hàm của động lượng là lực đó :)

    => dồn thể trọng vào đòn đanh là đúng
    nhưng gia tốc cao chỉ là để gia tăng tốc độ thôi, không có gia tốc mà tốc độ vẫn cao thì Ok (ví dụ bạn đang đi xe máyTHẲNG ĐỀU, một người đứng trên đường chỉ cần đưa ngang tay ra chặn trước mặt bạn cũng lãnh đủ rồi, dù rằng tay người đó và bạn chuyển động tương đối với nhau với gia tốc a=0)

    và xung lượng = F.t => tác dụng của chiêu thức cũng tỷ lệ thuận với thời gian, vậy càng kéo dài thời gian "bụp" đối phương càng tốt. Vd như (hơi khó diễn đạt chút :D): điểm đặt của bạn là cái mũi chẳng hạn, nếu đơn thuần nhắm vào cái mũi cũng được, nhưng nếu mình nhắm vào sau ót đối phương chẳng hạn (khi đó tay tiếp tục đi tới) thời gian tay tiếp xúc+tác dụng lực lên mũi đối phương sẽ nâng từ 1/vài chục giây lên tới 1/mấy giây hoặc xấp xỉ 1s => ngoài máu ra có lẽ sẽ thêm chút phiền phức!!

    với lại chỉ nên thả lỏng trên đường xuất chiêu thôi, khi đã tới điểm đặt (vị trí đánh) thì vẫn cần vận sức vào tay, nêu không tay mình có khác gì quả trứng bay vô viên đá, nhỉ?:)

    Cơ học Niuton muôn năm!!
    em ngược đường ngược nắng để yêu anh
    ngươc phố tan tầm ngược chiều gió thổi
    ngược lòng mình tìm về nông nổi
    phiêu du trôi vô định cánh chim trời...

  8. #8
    Tham gia ngày
    May 2009
    Tuổi
    40
    Bài gởi
    4,028
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default

    Trích Nguyên văn bởi the_endless_life View Post
    Vịnh Xuân tui thấy hay lắm í, nội công nội lực rất mạnh mẽ. Các đòn thế ngắn tấn công nhanh,...nói chung là không chê nổi. Tiếc là vì xuất xứ của môn võ này là của ngư dân nên không có đòn chân trong đó.
    sai rồi em ơi, Vĩnh Xuân có các kĩ thuật chân đá hay lắm, mà e nói '' xuất xứ của môn võ này là của ngư dân nên không có đòn chân '' là sai rồi, a từng tập Vĩnh Xuân ơ hồ B52 của thầy Định nên a hiểu dc đôi phần tinh túy của Vĩnh Xuân nếu đem ra sử dụng khi tự vệ ngoài đường đó

  9. #9
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    442
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Default

    - bạn MXTD cho iuiu hỏi tí nhé: khi đấm thì có liên quan gì tới gia tốc không???
    - mình nghĩ khi đánh đòn đánh chỉ liên quan tới vận tốc, lực thôi chứ????

  10. #10
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    Nơi đàn chim én bay ...
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    276
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Default

    tớ vừa nói rồi đó iuiu

    gia tốc để làm tăng vận tốc mà v = a.t (a là gia tốc, t là thời gian)

    vật lí: gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc của vật

    => nếu tay đang ử trạng thái v=0 so với đối thủ thì muốn có được vận tốc cao cũng cần phải có gia tốc cao.
    (do thời gian ra đòn rất nhanh nên gia tốc càng cao càng tốt)

    còn lực thì cũng có phần phụ thuộc vận tốc, khối lượng, và trong cú đấm thì còn cả độ cứng của tay nữa (nhưng trên đường đi lại phải thả lỏng tay, đâu là điểm tối ưu cần cứng tay cũng không phải dễ dàng học được, mà phần lớn lại phải tự cảm nhận!!)

    nhưng nói chung cứ hiểu đơn giản là dùng tối đa "lực" của cơ thể là đc
    HẾT MÌNH!!

    vui vẻ ha :)
    thay đổi nội dung bởi: MXTD, 10-02-2009 lúc 09:01 AM
    em ngược đường ngược nắng để yêu anh
    ngươc phố tan tầm ngược chiều gió thổi
    ngược lòng mình tìm về nông nổi
    phiêu du trôi vô định cánh chim trời...

+ Trả Lời Ðề Tài

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts