+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 11
  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Thời đại võ thuật và võ đạo

    Thời đại võ thuật và võ đạo


    Từ ngàn xưa, khi mà xã hội loài người chưa có văn minh khoa học như hiện nay. Đời sống thường ngày không có luật pháp bảo vệ, nên yếu tố: Khỏe, gan dạ, có võ thuật là có thể thắng đối phương. Như vậy, ba yếu tố đó có thể nói võ thuật là kỷ thuật dùng để tấn công tránh né có tính toán, sự phản xạ nhanh nhẹn do tập luyện lâu ngày mà có.

    Ở cái thưở mà xã hội loài người còn sống theo định luật: “ Mạnh Được Yếu Thua” thì sức khoẻ và võ thuật là yếu tố để tranh quyền đoạt vị, người nghèo tâp võ để có sức khỏe và có khả năng tự vệ khi bị người khác ức hiếp. Người giàu tập võ để bảo vệ của cải và dùng sức khoẻ để lấn quyền lấn đất, mong được giàu hơn. Chính vì thế võ thuật là nhu cầu bức thiết trong đời sống, nên người xưa tự luyện võ như một khí giới để sống còn, nói như vậy tự thân người học võ là không tốt? Không! Tự thân võ thuật tự nó không tốt, không xấu. Tốt xấu là do cách con người hành xử, sử dụng nó tập luyện hàng ngày để có sức khoẻ dẻo dai, thân thể khoẻ mạnh để đẩy lùi bệnh tật, hay bình thường tập võ để có một kỷ thuật tự vệ, tấn công khi cần thiết. Tập võ để bênh vực lẽ phải, giúp đỡ kẻ cô thân yếu thế, cao hơn nữa tập võ để tạo cho bản thân một sự bao dung, cao thượng để tự thắng mình trong cuộc sống, để những người xung quanh nhìn thấy như vậy, ta đã đưa võ thuật lên một tầm cao khác đó là võ đạo.

    Ngày nay, võ thuật là một môn thể thao được xem là đỉnh cao của nghệ thuật, nó không còn như ngày xưa dùng để lấn át kẻ yếu vì khoa học đã phát minh ra những vũ khí tối tân có thể trong tíc tắc giết cả hàng vạn người, do đó người ta không còn coi võ thuật là cần thiết cho đời sống như ngày xưa. Nếu nghĩ như vậy thì võ thuật ngày nay nó không còn giá trị chăng? Không phải vậy, dù ngày nay khoa học có tiến bộ đến đâu cũng không thể làm cho một người yếu đuối, hèn nhát trở thành anh hùng được. Cho nên dù xưa hay nay võ thuật vẫn còn cần thiết cho con người, vì võ thuật ngày nay đã được triết lý hoá thành võ đạo.

    Nhân loại ngày một văn minh hơn, các quan niệm về giá trị đạo đức, tinh thần của thế kỷ trước đã thay đổi, cuộc sống nhân loại đã vươn cao qua những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật con người đang cố gắng nổ lực trong tiến trình chinh phục thiên nhiên.

    Nhưng có một điều mà con người chưa thắng được, đó là chiến đấu để làm sao làm chủ bản thân mình. Vì lẻ đó, người học võ ngày nay phải là một người khoẻ về thể chất minh mẫn về tinh thần, có đời sống khiêm tốn trung thực, có lý tưởng. Biết “Sống cho mình, để cho người khác sống và sống cho người khác” đó là võ đạo của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, dạy cho con người chuộng nhân nghĩa trọng danh dự.

    Tóm lại võ thuật ngày nay là phương tiện bảo vệ sự sống còn võ đạo là lối đi của cuộc sống.

    Võ sư Nguyễn Công Hoá
    Vovinam Đà Lạt – Lâm Đồng.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default

    Cám ơn bài viết của Võ Sư Nguyễn Công Hoá!

    Quả thật đúng như vậy, theo mục đích và tôn chỉ của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo:

    - Võ Thuật chỉ là phương Tiện khởi đầu, võ đạo mới là đường đi và đích tới của người môn sinh Vovinam.

    *. Khởi đầu khi người môn sinh mới bước vào ngưỡng cửa của sự học võ là để rèn luyện bản thân cho khỏe mạnh, học võ để tự vệ, học võ vì ham thích võ thuật, học võ để trở thành nhân vật giỏi võ ....

    *. Trải qua một thời gian tu luyện võ thuật lẫn võ đạo người môn sinh được rèn luyện thêm ý chí, nghị lực, tinh thần khoan hoà, biết sống đức độ, ý nghĩ, tầm nhìn sẽ dần dần thay đổi đi đến điểm cao xa hơn: - rèn luyện, tu dưỡng tinh thần võ đạo, để trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, phục vụ cho xã hội, hiến ích và giúp ích cho đời.. đó là đích tới của Vovinam, là con đường võ đạo của môn sinh phải dấn thân và tiến bước tới trong tương lai.

    *. Nhìn rõ được mục đích, đường đi và hướng tới, người môn sinh mới có tinh thần, sự hăng say luyện tập, và cố gắng đặt hết tâm hồn vào công việc, mới có sự thành tựu trong tương lai.

    - Người học võ mà không có mục đích, không hiểu được mình sẽ làm gì trong tương lai, không đạt đến trình độ võ đạo, giống như một người đi trên đường rộng lớn thênh thang không biết mình đi đâu và về đâu? Hay như một người lính ra trận không biết mình ra trận để làm gì?? cũng giống như người bắng cung bừa bải chẳng biết mình bắn đi đâu?

    ( Theo lời giảng của quí thầy về võ đạo)

  3. #3
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Bài gởi
    292
    Thanks
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Mấy bạn bàn luận vui quá, nhưng sủiken vẫn cón thắc mắc những điếu dưới đây:

    1) Trong môn phái VoViNam có ai đi đến mục đích cuối cùng (Võ Đạo) chưa?

    2) Mục đích Võ Đạo có những hiện tượng nào để đo luờng, để chứng tỏ, hay xác nhận rằng nguời môn sinh đã đi trúng đường và đã tới đích.

    3) Trong các môn phái nói chung và môn phái VoViNam, nếu có những bậc thầy cô (một ví dụ nhỏ thôi nha, Sủiken không có đã kích ai hết) hành nghề mưu sinh, nhưng tìm mọi cách tránh né, ăn gian, để không đống thuế cho nhà nước theo mức thu nhập của mình, thì có xứng đáng đứng lên để giảng dạy võ đạo cho môn sinh của mình không?

    Mời các bạn cho ý kiến về 3 cái thắc mắc phía trên của Sủiken.

  4. #4
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default

    Xin hỏi thành viên Suriken: (cái nầy chỉ là thí dụ không có ý phê bình về tôn giáo hay bất cứ ai?

    - Lý thuyết nhà phật đưa ra có ai tu hành đắc đạo?

    - Lời dạy của Chúa truyền ra, có ai theo đúng và lên được thiên đàn?

    Trả lời được câu nầy thì giải nghĩa được thắc mắc của Suriken.
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

  5. #5
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Bài gởi
    292
    Thanks
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Giang_Vu View Post
    Xin hỏi thành viên Suriken: (cái nầy chỉ là thí dụ không có ý phê bình về tôn giáo hay bất cứ ai?

    - Lý thuyết nhà phật đưa ra có ai tu hành đắc đạo?

    - Lời dạy của Chúa truyền ra, có ai theo đúng và lên được thiên đàn?

    Trả lời được câu nầy thì giải nghĩa được thắc mắc của Suriken.
    Tôi không trả lời được tôi mới hỏi đó chứ. Nếu được thì cần gì phải hỏi. So sánh như thế nầy chẳng khác nào nói Võ Đạo của môn phái VoViNam cũng giống như là một tôn giáo? Mà nếu như đã theo một trong hai tôn giáo đó rồi thì học Võ Đạo làm gì nửa cho tốn thì giờ.

  6. #6
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default

    Thí dụ tôi đưa ra về lý thuyết của nhà Phật và của Chúa là trong tôn giáo có những lời hay ý đẹp, dạy con người sống tốt hơn... trên thế giới có biết bao nhiêu người theo đạo, tu hành, và kết quả là bao nhiêu người được đắc đạo????

    Vovinam không là tôn giáo chỉ là một môn phái VÕ! Mà lại là một môn phái võ đạo, hướng dẫn Đạo - phương cách sống ở đời, sao cho được tốt hơn, chớ không phải là một tôn giáo để cho các môn sinh tu luyện được lên Thiên Đàn hay Niết Bàn...

    Ngoài vấn đề huấn luyện cho môn sinh về võ thuật, còn dạy cho môn sinh về võ đạo, rèn luyện đạo đức con người, khuyên nhủ môn sinh sống tốt hơn.. còn sự lãnh ngộ được hay không là tùy theo sự thâu nhận của mỗi môn đồ.. Nếu người nào hiểu được, thực hành được thì trở nên người tốt...

    ý tôi muốn nói là sự lãnh ngộ của người môn sinh Vovinam cũng giống như các đạo giáo vậy, lý thuyết thì hay, tốt đẹp nhưng sự lãnh ngộ được bao nhiêu người??? đừng đòi hỏi tất cả mọi người đểu phải hoàn hảo. Không có gì hoàn hảo trên cỏi đời, Quí thầy cô cố gắng dạy bảo, môn sinh nghe lời thì tốt không nghe lời thi cũng cố gắng khuyên nhủ chớ không thể làm điều gì khác hơn...
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

  7. #7
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Trả Lời

    Đạo đức ở trong tâm mỗi người và tự con người điều khiển không ai khiến họ được mặc dù bề ngoài nhìn họ rất là tốt đẹp nhưng đằng sau lưng mọi người họ làm điều gì đó xấu xa thì không sớm, muộn gì mọi người cũng biết thôi.

    Ai làm sai thi mỗi tối gát tay lên tráng nghĩ lại sẽ không ngũ yên đâu ha.Khi con người làm việc đúng họ sẽ cảm thấy thanh thản, gặp mọi người sẽ không lảng tránh và thấy xấu hổ vì lương tâm không yên.

    Khi thắc mắc về việc gì chúng ta nên bàn về khía cạnh đó thôi, về tôn giáo thì không có một tôn giáo nào dạy chúng ta làm sai cả, chỉ có con người tham lam, cầu danh lợi bỏ mặc lời dạy của đấng bề trên thôi.

    Vovinam chúng ta cũng vậy lý thuyết võ đạo của Sáng Tổ và Chưởng Môn truyền cho các môn đồ là đường hướng tốt đẹp cho ta kiện toàn con người để hoàn thiện hơn, chỉ có người không thông hiểu mới làm không đúng mà thôi,

  8. #8
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Tổ đường Sư Vạn Hạnh
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    99
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Ý kiến của mình nè:

    Không một môn học (kể cả tôn giáo) nào dạy chúng ta điều xấu cả! OK?

    Còn mấy bạn trên thắc mắc làm sao biết mình đi đúng đường không?Đắc đạo chưa? Trình võ đạo tới đâu? Theo thiển ý của mình thì tự bản thân mỗi người tự hiểu lấy và tự mỗi người tiếp xúc với bạn đánh giá về bạn mỗi khác (cái nhìn, ko ai giống ai) !!! Đừng lo, sống tốt là được.

    Không ai khẳng định được đây là người (hoàn toàn) tốt, kia là người (hoàn toàn) xấu đâu các bạn ạ!

    Sống sao cho lương tâm thoải mái !!! :)
    Đang học Vovinam nhá !

  9. #9
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Ác Nhân Cốc
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    1,521
    Thanks
    11
    Thanked 5 Times in 4 Posts

    Default

    Trích Nguyên văn bởi suriken View Post


    3) Trong các môn phái nói chung và môn phái VoViNam, nếu có những bậc thầy cô (một ví dụ nhỏ thôi nha, Sủiken không có đã kích ai hết) hành nghề mưu sinh, nhưng tìm mọi cách tránh né, ăn gian, để không đống thuế cho nhà nước theo mức thu nhập của mình, thì có xứng đáng đứng lên để giảng dạy võ đạo cho môn sinh của mình không?
    Em xin mạn phép trả lời câu hỏi thứ 3 của anh Suriken nhé.

    _ Theo em thấy ở khía cạnh khác nhau sẽ có cách nhìn về một sự vật khác nhau, giống như trái đất chúng ta, một bên sáng thì nữa còn lại sẽ tối. Hay như lịch sử đi, Tần Thủy Hoàng là vị Vua mà người Tần xem như một vị thần vĩ đại, thế nhưng với cái nước khác như : Tề, Sở, Yên, Triệu,,, thì lại xem đó là một vị vua vô cùng tàn nhẫn. Ngược lại, Kinh Kha là người đi ám sát Tần Thủy Hoàng thì Kinh Kha là 1 tên tội đồ, nhưng với các nước khác thì Kinh Kha lại là 1 người anh hùng dám thích sát Tần Thủy Hoàng.

    Đó là chuyện xưa,,, giờ em xin nói thẳng vào vấn đề chính, có những bậc thầy hành nghề mưu sinh, nhưng tìm mọi cách tránh né, ăn gian, để không đống thuế cho nhà nước theo mức thu nhập của mình. Theo cách nhìn của người thu thuế thì đấy là 1 người trốn thuế, vi phạm pháp luật. Nhưng thưa anh, nếu những người Thầy đó trốn thuế vì muốn có đủ tiền lo cho gia đình được ấm no hạnh phúc thoát khỏi cảnh nghèo, đói khổ ( có gia đình đi làm tiền về không đủ chi tiêu trong gia đình bị đói khổ đâu có ai giúp đâu, thậm chí có người ngoảnh mặt quay lưng không thèm nhìn tới ), Trốn thuế nhưng vẫn là làm việc để kiếm tiền, không có ăn cắp ăn trộm cũng chưa phải gọi là người xấu!

    Và đôi khi số tiền đó dùng để cứu trợ, giúp đỡ những người thân bạn bè khó khăn hơn mình, thì đó cũng là một cách tạo phước cho người.

    Vậy dám hỏi anh nếu một người chấp nhận mình là "một người xấu" để có thể giúp đỡ được nhiều người khác thì người đó có xứng đáng để dạy võ đạo không ? Những người Thầy đó chấp nhận mang tiếng xấu để người khác được tốt hơn thì mấy ai có thể làm được hả anh ?


    Phong Châu
    Hữu Tâm Vi Thiện, Tuy Tâm Bất Thưởng
    Vô Tâm Vi Ác, Ác Bất Phạt

  10. #10
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Bài gởi
    292
    Thanks
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Trích Nguyên văn bởi phong_chau View Post
    Em xin mạn phép trả lời câu hỏi thứ 3 của anh Suriken nhé.

    Đó là chuyện xưa,,, giờ em xin nói thẳng vào vấn đề chính, có những bậc thầy hành nghề mưu sinh, nhưng tìm mọi cách tránh né, ăn gian, để không đống thuế cho nhà nước theo mức thu nhập của mình. Theo cách nhìn của người thu thuế thì đấy là 1 người trốn thuế, vi phạm pháp luật. Nhưng thưa anh, nếu những người Thầy đó trốn thuế vì muốn có đủ tiền lo cho gia đình được ấm no hạnh phúc thoát khỏi cảnh nghèo, đói khổ ( có gia đình đi làm tiền về không đủ chi tiêu trong gia đình bị đói khổ đâu có ai giúp đâu, thậm chí có người ngoảnh mặt quay lưng không thèm nhìn tới ), Trốn thuế nhưng vẫn là làm việc để kiếm tiền, không có ăn cắp ăn trộm cũng chưa phải gọi là người xấu!

    Và đôi khi số tiền đó dùng để cứu trợ, giúp đỡ những người thân bạn bè khó khăn hơn mình, thì đó cũng là một cách tạo phước cho người.

    Vậy dám hỏi anh nếu một người chấp nhận mình là "một người xấu" để có thể giúp đỡ được nhiều người khác thì người đó có xứng đáng để dạy võ đạo không ? Những người Thầy đó chấp nhận mang tiếng xấu để người khác được tốt hơn thì mấy ai có thể làm được hả anh ?
    Phong Châu
    Đệ nên hiểu đó chỉ là một ví dụ, trong hàng trăm ví dụ khác. Hơn nửa câu hỏi đó của anh có tính cách chung chung, chứ không phải là anh nhắm vào môn phái VoViNam. Trở lại cái ví dụ mà hai anh em mình bàn luận, thì anh đồng ý với đệ là nghề nghiệp không có nghề nào xấu cả. Tuy nhiên theo ý của đệ thì thà mình hy sinh làm ngưới xấu để có thể giúp ích cho ngưới khác thì anh không đồng ý với đệ cho lắm. Anh nói thật anh không có võ đạo ở trong người, nên nhiều lúc hai chử "võ đạo" nó đối với anh rất mơ hồ . Nhưng bây giờ nói theo lý luận của các bậc Thầy Cô, các bạn khác thì đại khái võ đạo làm cho mình có một tâm hồn cao thượng, bình thản, thư thả v.v.. Trốn thuế là phạm luật, mà phạm luật thì sẻ có ngày vào vòng tù tội, như vậy tâm hồn có được bình thản, thư thả hay không? Muốn trốn thuế phải lách luật, mà muốn lách luật phải vận dụng khối óc, moi gốc nầy ém gốc kia, như vậy tâm hồn có được cao thượng hay không? Giúp cho người khác có nhiếu cách đệ à, dạy nghề cho người ta, chở những người già đi chợ, tổ chức làm vệ sinh vùng mình ở biết bao nhiêu là công tác xã hội mình có thể tham gia với tư cách là " giúp".

    Trong cau hỏi của anh, anh tránh đưa chi tiết vào đó, chứ sự thật thì nó phủ phàng hơn nhiều, có người trốn thuế vẩn tậu được nhẩn hột xoàn cho vợ, tậu được xe Lexus, BMW, Mẻcdes cho gia đình. Nếu giúp gia đình kiểu nầy mà nói là hy sinh và được hô hào người khác tiến đi trong võ đạo thì anh chịu thua. Cũng có thầy trong võ đường hiền từ như từ mẩu, nhưng khi ra quán với bạn bè , thì cứ gọi Mẫu ra , D.M õm tỏi.

    Cho nên nói chuyện võ đạo trên diễn đàn thì ai cũng nói được. Nói chung chung thì ai cũng thích những sự cao thượng hoàn mỹ của một con người. Ở ngoài đời thì có mấy ai làm được đâu huh đệ. Đạo Chúa nói con người có cái tâm ác từ trong bụng mẹ, cho nên anh thấy ở đời cố sống hòa đồng, không tranh chấp hơn thua hay lợi dụng người khác là đủ rồi. Mấy cái nầy gọi nôm na là đạo đức và nó chỉ là một phần nhỏ của Đạo . Phần nhỏ nhiều người chưa làm được, thì nói chi tới giảng dạy phần lớn phải không đệ.

    Đây có lẻ là lần cuối cùng anh chia sẻ về vấn đề võ đạo, cũng như phê bình cách tổ chức, hay kỷ thuật của môn phái. Ai muốn tôn thờ lý tưỡng nào đó, thì cứ việc. Anh chỉ đóng góp những mẹo vặt trong việc tập luyện cũng như đối kháng mà thôi.

    Chúc đệ cùng gia đình một đêm an lành.
    thay đổi nội dung bởi: suriken, 08-13-2009 lúc 10:52 AM

+ Trả Lời Ðề Tài

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts