+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 2 trên 2
  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Ấn tượng núi lửa phun trào nhìn từ vũ trụ

    Ấn tượng núi lửa phun trào nhìn từ vũ trụ


    Các phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế (ISS) thoải mái quan sát và ghi lại hình ảnh núi lửa Sarychev phun trào mà không gặp nguy hiểm gì, vì họ cách cột khói này hơn 300 km.

    Phần chóp nón của cột khói khiến các nhà nghiên cứu núi lửa ngạc nhiên.

    Bức ảnh này cho thấy cột khói bụi của núi lửa Sarychev đang bị cuốn đi trong bầu khí quyển vài ngày sau khi nó thức giấc.

    Bức ảnh chụp ngày 14/6 cho thấy cột khói bụi đang tan ra về phía bắc và phía tây của núi lửa Sarychev.

    Sang ngày 15/6, khói bụi lại tan ra phía đông và phía tây ngọn núi.

    Núi lửa Sarychev nhìn dưới mặt đất. Ngọn hỏa diệm sơn này nằm trên quần đảo Kuril, phía đông nước Nga và phía bắc Nhật Bản.

    Đình Chính (theo NASA, Mail)

  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Ấn tượng núi lửa phun trào nhìn từ vũ trụ

    Ấn tượng núi lửa phun trào nhìn từ vũ trụ

    Núi lửa Sarychev tại quần đảo Kuril, phía đông Nga, đang phun trào tạo ra cột khói bụi khổng lồ cao 8 km và sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên này được phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế (ISS) chụp lại.

    Cột khói bụi khổng lồ với chóp nón bằng mây trắng mịn sinh ra từ ngọn núi lửa Sarychev.
    Hình ảnh vòng tròn mây khổng lồ bao quanh cột khói cao 8 km của ngọn Sarychev được các phi hành gia trên trạm ISS chụp từ độ cao hơn 350 km so với quần đảo hẻo lánh của Nga ở Bắc Thái Bình Dương. Vòng tròn mây này hình thành do những đợt sóng chấn động từ vụ nổ đầu tiên của ngọn núi lửa gây ra. Chính giữa chiếc hố đó là một cột khói bụi hình nấm màu nâu xám.
    Đối với các chuyên gia nghiên cứu núi lửa, điều gây chú ý nhất với họ trong ảnh là lớp mây trắng mềm mịn trên đỉnh cột khói, trông tựa như chiếc nấm mũ bằng tuyết. Phần chóp bằng không khí cô đặc này hình thành từ sự bốc cao đột ngột rồi gặp nhiệt độ thấp của không khí cô đặc. Các nhà khí tượng gọi đây là đám mây pileus. Nó thường nhanh chóng biến mất và bức ảnh đặc biệt vì đã kịp thời ghi lại nó.

    Nhìn sâu bên dưới chân cột khói là một đường hình đám mây màu xám đang đổ xuống các sườn của ngọn núi lửa Sarychev. Đây chính là dòng chảy nham thạch chết chóc, trộn lẫn giữa khí nóng và tro bụi, có thể phá hủy mọi thứ trên đường đi. Dòng nham thạch này có nhiệt độ lên tới 600 độ C và di chuyển với tốc độ khoảng 200 km/h.

    May mắn là hòn đảo Matua thuộc quần đảo Kuril, nơi ngọn Sarychev phun trào không có dân cư. Núi lửa này phun trào một tuần trước và vẫn đang tiếp tục. Cột khói từ ngọn núi bốc lên giữa hành lang hàng không vào loại bận rộn nhất thế giới. Hàng trăm chuyến bay xuyên Thái Bình Dương phải đổi hướng để tránh việc động cơ máy bay đụng phải cột khói nóng này.

    Trong khi đó, núi lửa Sarychev là một trong những ngọn hỏa diệm sơn hoạt động mạnh mẽ nhất tại quần đảo Kuril của Nga. Những lần phun trào đầu tiên được ghi nhận của núi lửa này là từ thế kỷ 18 và lần gần đây nhất là năm 1989.

    Đình Chính (theo NASA, Mail)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts