+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 13
  1. #1
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    9 bài thơ về lượng giác

    bài thơ này giúp các bạn dễ dàng học thuộc các công thức lượng giác hơn.
    I.Lượng giác:

    *Sao Đi Học ( Sin = Đối / Huyền)
    Cứ Khóc Hoài ( Cos = Kề / Huyền)
    Thôi Đừng Khóc ( Tan = Đối / Kề)
    Có Kẹo Đây ( Cotan = Kề/ Đối)



    +Sin : đi học (cạnh đối - cạnh huyền)
    Cos: không hư (cạnh đối - cạnh huyền)
    Tg: đoàn kết (cạnh đối - cạnh kề)
    Cotg: kết đoàn (cạnh kề - cạnh đối)



    +Tìm sin lấy đối chia huyền

    Cosin lấy cạnh kề, huyền chia nhau

    Còn tang ta hãy tính sau

    Đối trên, kề dưới chia nhau ra liền

    Cotang ngược lại với tang.

    (hoặc Còn tang ta tính như sau

    Đối trên, kề dưới chia nhau ra liền

    Cotang cũng dễ ăn tiền

    Kề trên, đối dưới chia liền là ra )

    *Công thức cộng:

    +Sin thì sin cos cos sin

    Cos thì cos cos sin sin “coi chừng” (dấu trừ).

    +Tang tổng thì lấy tổng tang
    Chia một trừ với tích tang, dễ òm.

    *Tích thành tổng:

    +Cách 1:

    Nhớ rằng hiệu trước, tổng sau

    Sin sin, cos tổng phải ghi dấu trừ (mấy cái khác còn lại là cộng)

    Cos thì cos hết

    Sin sin cos cos, sin cos sin sin

    Một phần hai phải nhân vào, chớ quên!

    +Cách 2:

    Cos cos nửa cos-cộng, cộng cos-trừ
    Sin sin nửa cos-trừ trừ cos-cộng
    Sin cos nửa sin-cộng cộng sin-trừ

    *Tổng thành tích:

    +Tổng tang ta lấy sin tòng (sin của tổng)

    Chia cho cos cos khó lòng lại sai.

    +Tang ta cộng với Tang mình
    Bằng Sin hai đứa trên Cos mình Cos ta .

    +Tổng sin và tổng cos:

    --Đối với a & b:

    Tổng chia hai trước, hiệu chia hai sau (“góc chia đôi: trước cộng, sau trừ” hay “vế phải của 2 tích theo thứ tự tổng trước ,hiệu sau”)

    --Đối với các hệ số khi khai triển:

    Cos cộng cos là 2 cos cos
    Cos trừ cos trừ 2 sin sin
    Sin cộng sin là 2 sin cos
    Sin trừ sin là 2 cos sin

    +CT cos+sin:

    Cos cộng sin bằng căn hai cos(căn 2 nhân cos)

    Của a trừ cho 4 dưới pi (a là góc, tức là cos(a-pi/4))

    Nhớ rằng đây cộng kia trừ

    Đây trừ kia cộng chỉ là thế thôi.

    Có một số bài thơ gần như chỉ là cách đọc, nhưng tôi thấy nhờ những cách đọc có vẫn điệu như vậy sẽ giúp chúng ta học nhanh hơn ban ạ. Ví dụ bài thơ này :

    +CT cos+sin…tôi đã nâng cấp thành:

    Cos cộng sin bằng căn hai cos, của a trừ cho 4 dưới pi

    Sin cộng cos bằng căn hai sin, của a cộng cho pi trên 4

    Đọc với giọng nhanh ta thấy hai câu đối nhau (nhớ là trong công thức này, tính theo cos dấu phải coi chừng)

    *CT gấp đôi ( dấu "=" là viết tắt của chữ "bằng"):

    +Sin gấp đôi = 2 sin cos

    +Cos gấp đôi = bình cos trừ bình sin

    = trừ 1 cộng hai bình cos (1)

    = cộng 1 trừ hai bình sin (2)

    (từ (1) & (2) ta có thể => CT hạ bậc của sin và cos, còn của tg thì dễ thôi, tga=sina/cosa mà!)

    +Tang gấp đôi

    Tang đôi ta lấy đôi tang (2 tang)

    Chia 1 trừ lại bình tang, ra liền.

    *CT gấp ba:

    +Sin thì sin hết (3)

    Cos thì cos luôn

    Cos thì 4 lập trừ 3 (tức là 4.cos^3a-3cos, các bài thơ chỉ nói đến hệ số)

    Sin thì đảo dấu cos là ra thôi (chú ý (3)).

    +Sin3a = 3Sina - 4Sin mũ 3 a

    Cos3a= 4Cos mũ 3 a - 3Cosa

    Sin ra sin, cos ra cos

    Sin thì 3, 4 Cos thì 4, 3

    Dấu trừ ở giữa phân ra

    Chỗ nào có 4, mũ 3 thêm vào.

    (*cách đọc cho có chất thơ*)

    +Tang gấp ba ta lấy ngay tang

    Nhân ( 3 trừ lại tang bình) (chú ý dấu ngoặc)

    Chia 1 trừ lại 3 lần bình tang.

    *CT chia đôi – CT tính theo t=tg(a/2)

    Sin, cos mẫu giống nhau chả khác

    Ai cũng là một cộng bình tê (1+t^2)

    Sin thì tử có hai tê (2t), cos thì tử có 1 trừ bình tê (1-t^2).

    (còn tg thì ta cứ lấy tga=sina/cosa)

    *Cos đối, sin bù, hơn kém pi tang, phụ chéo.

    *Sin bù, Cos đối,Tang Pi,
    Phụ nhau Sin Cos, ắt thì phân chia

    +Cos đối :Cos(-a)=cosa

    +Sin bù :Sin(180-a)=sina

    +Hơn kém pi tang :

    Tg(a+180)=tga

    Cotg(a+180)=cotga

    +Phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia, tg góc này = cotg góc kia ( sự chéo trong bảng giá trị LG đặc biệt).

    *Ta có công thức tổng quát hơn về việc hơn kém pi như sau:

    Hơn kém bội hai pi sin, cos

    Tang, cotang hơn kém bội pi.

    Sin(a+k.2.180)=sina ; Cos(a+k.2.180)=cosa

    Tg(a+k180)=tga ; Cotg(a+k180)=cotga

    *sin bình + cos bình = 1

    *Sin bình = tg bình trên tg bình cộng 1.

    *cos bình = 1 trên 1 cộng tg bình.

    *Một trên cos bình = 1 cộng tg bình.

    *Một trên sin bình = 1 cộng cotg bình.

    (Chú ý sin *; cos @ ; tg @ ;cotg * với các dấu * và @ là chúng có liên quan nhau trong CT trên)

    *Đối với dấu thì có :nhất đủ ,nhì sin ,tam tang tứ cos .
    Nghĩa là ở cung thứ nhất thì sin ,cos, tang (cotang giống dấu của tang nên khỏi xét ) đều dương .Đối với cung thứ nhì thì chỉ có sin là dương ,còn cos hay tang thì đều âm ...Cứ tiếp tục, học thuộc thơ là xét dấu được à !

  2. #2
    Tham gia ngày
    Apr 2009
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    390
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Bạn ơi ... !!! Vì mấy cái công thức này mà tối nào đi ngủ mình cũng bị ám ảnh nè ... !!! Bây giờ lên diễn đàn mà cũng bị nó ám nữa hảh trời ... !!!

  3. #3
    Tham gia ngày
    Oct 2008
    Đến từ
    CLB ĐH Đà Lạt
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    401
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    làm nhìu bài tập tự khắc nhớ, cái này lâu lâu đem ra hù chơi, lỡ có wên.
    ----------còn mình có cách này, công thức lượng jác thì ko wên, nhưng mà nhớ mang mág, lôi con máy tính bỏ túi ra thay số, xem 2 vế có cho ra cùng đáp số ko...........đúng thì okie,......sai mò ct khác

  4. #4
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    ăn thua biết vận dụng hay không thôi àh,
    post cái này học lâu lâu quên đem ra dùng chơi.

  5. #5
    Tham gia ngày
    May 2009
    Bài gởi
    29
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    đau đầu wa' ^^ , nghỉ học đi dạy võ cho roài ^^

  6. #6
    Tham gia ngày
    Apr 2009
    Đến từ
    CLB. Vạn Hạnh !
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,392
    Thanks
    1
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Default

    Eo ơi, bình thường học công thức đã muốn crazy, bây giờ học thêm bài thơ này nữa chắc óy máu quá! Chép công thức lên FX500, lâu lâu nghía chơi, hehe, nói vậy thôi chứ đừng làm thế nha!
    Học Văn cho Võ bất phu
    Học Võ cho Văn bất nhược
    Văn không Võ, Văn thành nhu nhược
    Võ không Văn, Võ hóa bạo tàn.!


    [Luôn luôn phấn đấu để trở thành một con người hoàn hảo và toàn diện]

    Tuổi trẻ là thời khắc quan trọng nhất của đời người. Phải trân trọng từng phút, từng giây để tận hưởng cuộc sống, để làm mọi việc mà mình tự hào và xem đó là điều đáng quý.!

    !<---- Tự hào là Môn Sinh Vovinam-Việt Võ Đạo ---->!


  7. #7
    pampu's Avatar
    pampu Guest

    Default

    học thuộc mấy bài thơ đó chắc ko còn sức lên diễn đàn nữa lun đó! mấy cái đó để ở nhà mà học đj bạn uj

  8. #8
    x_men's Avatar
    x_men Guest

    Default

    ôi,cái này ai chẳng bít ban ơi,dzay cũng post lên làm ji 8-},khè con nít đi bạn 8-},hoho 8-{}

  9. #9
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Trích Nguyên văn bởi x_men View Post
    ôi,cái này ai chẳng bít ban ơi,dzay cũng post lên làm ji 8-},khè con nít đi bạn 8-},hoho 8-{}
    thân chào x_men!
    híc! sao bạn lại nói vậy, cái này mình post lên ai thấy hay thì học hok hay thì khỏi học thôi, tham khảo cho biết mà.

  10. #10
    gdragon_number1's Avatar
    gdragon_number1 Guest

    Default

    khó kinh.học mãi chả vào tẹo nào.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts