+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Bún Cá Rô

  1. #1
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default Bún Cá Rô

    BÚN CÁ RÔ

    Bún cá - ảnh T.C


    1. Nước dùng cá:
    Chỉ dùng thuần tuý cá rô (climbing perch, anabas) hoặc cá rô phi (tilapia) đề nấu lấy nước dùng, không nấu thêm xương heo.

    - Cá rô làm sạch, đánh vảy, moi mang ruột, rửa sạch. Chúng ta sẽ dùng cách tính phân lượng cá và nước như sau: Cứ một cá là hai rưỡi nước. Thí dụ sau khi bạn làm sạch 1kg cá và số lượng cá này chứa đầy một cái tô thì bạn hãy dùng cái tô đó đong 2 tô rưỡi nước, cho vào nồi cùng với cá, nấu nhỏ sôi nhỏ lửa cho đến khi cá nát nhừ, lượng nước còn khoảng hai tô là được. Tùy thích nấu cá bằng nồi áp suất cũng được nhưng nhớ sử dụng nồi theo hướng dẫn riêng của mỗi kiều nồi. Sau khi cá nhừ nát mới lược qua túi vải hoặc rây thật sít lổ để lược bỏ xác cá.
    - Giữ nóng nước dùng trên bếp; cứ mỗi lít nước dùng thả vào ½ muỗng súp gừng non và hành tím cắt lát thật mỏng + 1, 5 muỗng cà phê muối.
    - Không nấu hành gừng cùng lúc hầm cá vì mùi thơm sẽ bị khử mất mà chỉ sau khi có nước dùng rồi mới nêm hành gừng vào.
    * Phần xác cá sau khi nấu lấy hầm là bỏ đi, không dùng lại, sẽ sử dụng cá tươi khác để lấy nạc ăn kèm bún.
    ** Cách nấu lấy nước hầm cá bằng khối lượng là theo cách tính cổ truyền của một số phụ nữ xưa của miền Bắc. Các cụ cho rằng cá không giống như xương heo, có khi to con mà lại lép thịt cho nên cứ đong một cá mà tính hai hoặc ba nước là vừa, muốn ngon thì nấu cô đặc ít nhiều, chứ không tính bằng trọng lượng. Và đã nói là nấu bún cá thì phải nấu nước dùng bằng nạc cá cho đậm đặc chứ không dùng thêm xương heo.
    2. Cá rô hoặc cá lóc ( snake-head, mullet) để ăn kèm: Ăn kèm cá lóc là theo cách của bún Kiên Giang
    - Cá lóc làm sạch , cắt ngang thành lát mỏng; cá rô làm sạch, đánh vảy, moi mang, để nguyên con, rạch sâu vài đường trên thân cá để dễ thấm gia vị . Ứơp mỗi kí cá với 1 muỗng súp nước mắm + 1 muỗng cà phê muối + 1/3 muỗng cà tiêu + ½ muỗng súp hành tím băm. Cho vào dĩa sâu lòng hấp cách thủy. Sau khi chín cá, riêng cá rô, gỡ lấy nạc, bỏ xương.
    - Nếu cá có trứng, xẻ bụng lấy trứng ra rửa sạch, trong khi trứng còn sống, dùng dao rọc xé bỏ màng trứng, hoà tan trứng vào trong một chén nước lọc cho trứng rời nhau hẳn ra rồi mới châm nước trứng này vào nồi nước dùng, vừa châm vừa dùng đũa khuấy đều, trứng sẽ tan đều hột trong nước. Nếu thả trứng vào nước dùng đang nóng, trứng sẽ đông lại thành cục.
    3. Làm nước màu cho bún: Theo cách miền Bắc nếu có cá trứng thì chỉ cần phi thơm vài muỗng súp mỡ nước (mỡ heo) thay vì dùng dầu ăn (vì cá rô đồng không có mỡ) với ít hành tím cắt mỏng rồi cho vào nước dùng, trứng cá sẽ quyện theo dầu mỡ làm thành một lớp nước màu vàng lạt. Còn trong miền Nam thì hay phi nóng vài muỗng súp dầu với vài muỗng cà phê hột đều màu, lược bỏ xác hột điều rồi cho màu dầu vào nước dùng. Còn một cách khác để làm nước màu là băm nhuyễn chừng 200gr tôm lột vỏ + 1 muỗng súp hành tím + ¼ muỗng cà phê muối tiêu; xào chín và làm cho thật tơi ra với khoảng 3 muỗng súp dầu ăn, cho phần dầu tôm này vào nước dùng. Loại nước màu này chỉ cho nước dùng có một lớp dầu màu hồng lạt của tôm nhưng rất ngon.
    4. Tôm cua và chả cá: Nhiều hàng bún Kiên Giang ở địa phương hay cho thêm nạc tôm cua, chả cá chiên vào món bún này.
    - 300gr tôm thẻ hoặc tôm đất tươi, lột vỏ, băm nhỏ. Ướp vào tôm ½ muỗng cà phê muối + ½ muỗng nhỏ tiêu + ½ muỗng súp hành ta băm + 1 muỗng cà phê nước mắm, trộn đều. Xào chín với chút dầu .
    - ½ kg cua chắc thịt, hấp chín rỉa lấy nạc.
    - Quết nhuyễn mịn từng 300gr nạc cá thác lác, cá thu bỏ da.với ½ muỗng cà tiêu + ½ muỗng súp hành tím băm. Sau khi cá mịn, dùng một cái muỗng nhỏ, nhúng vào chén nước mắm, múc từng phần cá, nước mắm sẽ làm cá không bết dính và vừa đủ mặn phía ngoài, vo tròn dẹp cá, thả vào chảo dầu chiên vàng. Không nêm thẳng nước mắm, muối vào nạc cá để quết.
    - Hành ngò cắt nhỏ. Giá sống; rau thơm xà lách lặt rửa sạch, ngâm qua thuốc tím pha loãng 5%. Nếu thích, xắt rau thành sợi nhỏ vừa, trừ giá sống. Lưu ý dọn bún theo kiểu miền Bắc không dọn giá sống.
    - Trình bày món ăn: Giữ nóng nước dùng trên bếp. Chia bún vào tô, chia tôm cua, nạc cá lên mặt bún. Chan nước dùng, trải thêm hành ngò, rắc tiêu bột.
    - Ăn kèm giá, rau. Nêm nước mắm nguyên chất nêm vài giọt chanh, ớt tươi.
    thay đổi nội dung bởi: Thanh Hai_KG, 06-11-2009 lúc 05:17 AM

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Bún Thang

    BÚN THANGCác món nước

    Tôm khô giã ra để làm ruốc tôm, cho vào bát bún trước khi chan nước.

    Đây là công thức nấu bún thang nguyên thuỷ của bà Xiển, người nghĩ ra món bún thang này (thời đó bà cụ này được TT Phạm Văn Đồng khen ngợi là người nấu ăn giỏi nhất VN):

    Nguyên liệu:

    Gà ri: 1 con
    Tôm khô nhỏ: 1 lạng
    Trứng vịt: 2 quả
    Giò lụa: 2 lạng
    Thịt nạc mông: 3 lạng
    Tôm he khô, loại to: 5 con
    Xương ống lợn: 1kg
    Bún tươi: 1,5 - 2 kg
    Mắm tôm, cà cuống, củ cải dầm, trứng muối luộc, rau răm, cà rốt, nước mắm, ớt.

    Cách làm:

    Xương ống đun kỹ, tôm he to cho vào sau, sôi đều và hớt bọt, cho ra hết nước cốt. Có thể thêm cả mực khô vào làm nước dùng thơm hơn. Gà luộc chín vừa phải, vớt ra để nguội chia làm hai phần. Một nửa chặt miếng bày lên đĩa để ăn thêm, nửa kia xé nhỏ để xếp trên bát bún. Nước dùng có thêm nước luộc gà cho ngọt. Trứng vịt tráng mỏng dính, thái chỉ, tôm khô luộc kỹ vớt ra để nguội giã nhỏ cho bông lên như ruốc, gọi là ruốc tôm. Giò lụa cũng thái chỉ để bày lên bún. Thịt nạc mông thái hạt lựu, xào khô và cho nước mắm vừa đủ đậm (còn goại là ruốc sỏi) để phân biệt với ruốc bông thường thấy). Các thứ đã chuẩn bị sẵn sàng. Nồi nước dùng bao giờ cũng sôi lăn tăn trong cả quá trình dùng bữa.

    Bún tươi chần kỹ cho vào bát, dưới đáy đã có chút rau răm. Trên miệng bát chia ra làm năm góc, lần lượt bày năm thứ trứng, giò lụa, tôm bông, thịt gà, ruốc sỏi. Bên trong, chính giữa bát là miếng cà rốt thái hình hoa. Để thêm nóng, vẫn phải chần lại tất cả trước khi nêm mắm tôm, cà cuống cho vừa ăn rồi mới chan nước dùng lần cuối và ăn nóng, có thêm vị chua ngọt của củ cải dầm và vị bùi của trứng muối.

    Đã cho nước súp và chút tiêu rắc lên mặt tô bún:

    Còn vì sao gọi là bún thang, bà giải thích như sau:

    Vị gia sư ngày xưa của bà giải thích kỹ chữ "thang" nghĩa là một thứ canh nên phải có nhiều nước vì các loại thuốc đều sắc bằng nước để uống. Chẳng hạn món mì vằn thắn của Trung Quốc, hai từ ấy chính là cặp từ "vân thang" (canh mây). Xem trong dân gian, biết bao thứ bún như bún riêu, bún bò, bún ốc, bún bung... nhưng có thứ nào dùng từ "thang"? Món dân gian gia truyền này, bà Xiển đã tự tay làm và chiêu đãi nhiều bậc trí thức lớn bạn của chồng là giáo sư Nguyễn Xiển. Cũng vì thế, hằng năm vào những ngày giỗ ông bà, các con cháu thường làm bún thang theo lối xưa để tưởng nhớ hai cụ

  3. #3
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Rạch Giá_KG
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,495
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Bún cá rô sao đê nguyên khoanh cá lóc thế ta

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts