+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 8 trên 8
  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Festival Cồng chiêng quốc tế lần thứ nhất tại Gia Lai

    Festival Cồng chiêng quốc tế lần thứ nhất tại Gia Lai
    (Dân trí) - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa có công văn đồng ý cho tỉnh Gia Lai tổ chức Festival Cồng chiêng quốc tế lần thứ nhất vào quý 3/2009, với sự tham gia của các đội cồng chiêng 5 tỉnh Tây Nguyên và một số nước trên thế giới.

    Theo đó, nội dung của Festival này hướng tới những cam kết của Chính phủ trong chương trình hành động mà nước ta đăng ký với UNESCO khi đệ trình hồ sơ công nhận danh hiệu cho Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

    Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Festival sẽ có triển lãm về thành tựu kinh tế quốc gia và khu vực.


    Festival Cồng chiêng quốc tế lần thứ nhất là một cơ hội lớn để giới thiệu
    Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đến bạn bè quốc tế
    (Ảnh minh họa).

    Trong công văn 3317/TTg-KGVX, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo UBND tỉnh Gia Lai chủ trì chuẩn bị nội dung, kịch bản và công tác tổ chức Festival Cồng Chiêng quốc tế lần thứ nhất năm 2009 đạt yêu cầu, mục đích và tôn vinh nền văn hóa dân tộc Việt Nam, tăng cường tình đoàn kết và giao lưu văn hóa giữa các dân độc.

    Đồng thời, Festival cần bảo đảm an ninh, trật tự và tiết kiệm; UBND tỉnh Gia Lai cần chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện.

    Ngoài các đội cồng chiêng của 5 tỉnh Tây Nguyên, Festival dự kiến sẽ đón các đội đến từ một số nước khác trên thế giới.

    Hồng Kỹ

  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Sẽ bắn pháo hoa tại Festival Cồng chiêng quốc tế Gia Lai

    Sẽ bắn pháo hoa tại Festival Cồng chiêng quốc tế Gia Lai
    Festival Cồng chiêng quốc tế Gia Lai lần I-2009 sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 11/2009 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai với sự tham gia của 30 đoàn cồng chiêng trong nước và khu vực. Trong Lễ khai mạc, UBND tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng 15 phút.


    ảnh minh họa

    Đây là quyết định mới nhất của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về Festival Cồng chiêng quốc tế Gia Lai - Việt Nam lần thứ I - 2009. Phó Thủ tướng yêu cầu việc tổ chức bắn pháo hoa thực hiện theo đúng Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; bảo đảm an ninh trật tự và tuyệt đối an toàn.

    Theo kế hoạch, Lễ khai mạc sẽ được tổ chức tại Quảng trường 17/3 (Pleiku), với 300 người tham gia biểu diễn, sẽ tái hiện những dấu ấn lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Gia Lai, những nét đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng.

  3. #3
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Gia Lai đã sẵn sàng cho Festival cồng chiêng quốc tế 2009

    Gia Lai đã sẵn sàng cho Festival cồng chiêng quốc tế 2009
    Festival cồng chiêng quốc tế năm 2009 sẽ diễn ra tại Gia Lai từ ngày 12 đến 15/11, nhưng ngay từ bây giờ thành phố Pleiku đã được khoác lên mình tấm áo mới thật đẹp đẽ.


    ảnh minh họa

    Dọc các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Anh hùng Núp... cờ, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng Festival đã được trang hoàng lộng lẫy ở khắp nơi. Đặc biệt tại con đường Trần Hưng Đạo, đoạn qua Quảng trường 17/3, nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc, bế mạc đã được Ban tổ chức (BTC) khoác lên mình tấm áo rất bắt mắt. Hàng loạt trụ đèn kiểu, đèn trang trí giăng khắp nơi dọc hai bên tuyến đường. Một khán đài mới vừa được dựng để phục vụ cho Festival với sức chứa khoảng 800 người.

    Tại các góc ngã tư, hơn 300 biển tên đường được thay mới đẹp hơn với hình biểu tượng của Gia Lai; mỗi trụ điện, hàng cây xanh, góc ngã tư đều có băng rôn, khẩu hiệu chào mừng. Một loạt cây thông trên 10 năm tuổi đã được trồng lại sau khi cơn bão số 9 quét qua làm gãy đỗ nhiều. Ngoài ra, trong những ngày qua, hàng nghìn lượt học sinh ở các trường trong thành phố cũng hưởng ứng festival bằng cách ra quân dọn dẹp, quét dọn đường phố, ngõ hẻm ở tất cả các con đường chính trong nội thị càng giúp cho thành phố Pleiku thêm xanh, sạch và đẹp.

    Cùng với việc trang trí, chỉnh trang đô thị, nhân Festival cồng chiêng quốc tế năm 2009, Bảo tàng tỉnh Gia Lai sẽ trưng bày bức tranh gò đồng lớn nhất từ trước đến nay, thể hiện quá trình đấu tranh, xây dựng và phát triển của Gia Lai. Bảo tàng tỉnh còn giới thiệu chiếc trống đồng Ngọc Lũ lớn nhất Việt Nam với đường kính 1,52m, nặng 1 tấn. Trong khi đó, tại Công viên văn hoá Đồng Xanh, Công ty cổ phần Văn hoá Du lịch Gia Lai đã cho đúc chiếc Chiêng đồng lớn nhất Việt Nam. Chiêng đồng có đường kính 2,5m, trọng lượng 700kg. Chiêng được đúc từ 1 tấn đồng, 1 tạ thiếc do các nghệ nhân ở làng đúc đồng truyền thống Phước Kiều xã Điện Phương huyện Điện Bàn (Quảng Nam) thực hiện. Đây là loại chiêng có núm, với 3 vòng tròn đồng tâm, hoa văn trang trí đẹp mắt, tinh xảo theo truyền thống Tây Nguyên cùng hình ảnh đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết nắm chặt tay nhau. Chiêng cũng đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là chiếc chiêng đồng lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, trong dịp này, Công ty cổ phần Văn hoá - Du lịch Gia Lai cũng đã tiến hành đúc và "rước" tượng 18 vị Vua Hùng lên Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được chiêm ngưỡng 18 vị Vua Hùng tại quê hương.

    Tại Festival lần này, BTC còn giới thiệu cho du khách những nét văn hoá ẩm thực tiêu biểu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung cũng như của các nước trong khu vực với khoảng 100 món ăn tiêu biểu.

  4. #4
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default ĐBSCL tham gia Festival Cồng chiêng quốc tế lần thứ I

    ĐBSCL tham gia Festival Cồng chiêng quốc tế lần thứ IĐBSCL tham gia Festival Cồng chiêng quốc tế lần thứ I (tại Gia Lai từ 12–15/11/2009). Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng tham gia 5 tiết mục ca, múa, nhạc với 22 diễn viên, nhạc công: Múa trống sadăm, song tấu cồng chiêng, 2 bài hoà tấu nhạc ngũ âm, diễn tấu rôbăm.


    ảnh minh họa

    Đội thông tin – văn nghệ Khmer Bạc Liêu cũng tham gia 5 tiết mục: Hoà tấu nhạc ngũ âm, múa chummarắc riêmmarắc, múa sadăm, hát – múa “Về với núi rừng” và độc tấu nhạc cụ truyền thống.

  5. #5
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Cao nguyên rộn rã tiếng cồng chiêng cho Festival quốc tế

    Cao nguyên rộn rã tiếng cồng chiêng cho Festival quốc tế

    Tiếng cồng chiêng vang lên, những thiếu nữ dập dìu với điệu múa xoang và ghè rượu cần. Khắp các buôn làng Gia Lai, người dân tộc Gia Rai và Ba Na đang náo nức chuẩn bị cho Festival cồng chiêng quốc tế lần thứ nhất diễn ra tại đây. VnExpress.net ghi lại hình ảnh này.


    Festival cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai sẽ diễn ra từ 12 đến 15/11 với nhiều hoạt động: trình diễn cồng chiêng, phục dựng Lễ đâm trâu mừng chiến thắng, phục dự Lễ Pơthi (bỏ mả)... Dự kiến, khoảng 3.000 người từ 34 tỉnh, thành đến tham gia. Ngoài ra còn có các đội cồng chiêng quốc tế đến từ nhiều nước trong khu vực. Gia Lai ước chừng sẽ có 30.000 lượt khách dịp này.

    Nhiều đội tuyển ở các huyện trong tỉnh Gia Lai đang tích cực tập luyện chuyẩn bị cho Festival. Trong ảnh là đội cồng chiêng ở xã Kông Lơng Khơng, huyện K'bang.

    Các cô gái tỏ ra thích thú cùng điệu múa mừng lúa mới với tiếng chiêng rộn rã.

    Với số lượng cồng chiêng lên đến hơn 5.600 bộ và hơn 700 đội cồng chiêng sinh hoạt tại các buôn làng, Gia Lai đang là một trong những tỉnh lưu giữ được nhiều cồng chiêng nhất ở Tây Nguyên. Một số gia đình còn lưu giữ được 5-9 bộ cồng chiêng. Họ coi những vật dụng này như những "bảo bối" của dòng tộc để lại. Trong ảnh là một bộ cồng chiêng của làng Mrông Yố (xã Iaka, huyện Chư Păh).

    Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa - Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch Gia Lai, không phải ai biết đánh chiêng là có thể chỉnh được. Cả tỉnh có rất ít nghệ nhân chỉnh chiêng đạt đến độ tinh xảo. Trong ảnh là ông Rơ Chăm Uek (74 tuổi), một trong hai nghệ nhân giỏi.

    Để tiếng chiêng chuẩn khi vang lên, ông Rơ Chăm Uek cho biết sau mỗi lần đánh phải ngồi chỉnh lại sao cho ăn khớp với nhau.

    Đa phần những người trong dàn chiêng cổ truyền là người già hoặc trung niên. Thanh niên chỉ đánh những chiêng phụ, chiêng đánh theo.

    Người Ba Na hay Gia Rai ở Tây Nguyên không chỉ coi cồng chiêng là loại nhạc cụ mà còn là phương tiện giúp con người hiểu nhau hơn.

    Ngoài các cuộc liên hoan cồng chiêng ở các cấp nhằm bảo tồn di sản văn hoá cồng chiêng (2 năm ở cấp xã và huyện; 4 năm ở cấp tỉnh), ngành văn hoá tỉnh còn khuyến khích các lễ hội sử dụng loại nhạc cụ này.

    Một buổi Lễ bỏ mả (Pơthi) phục dựng ở huyện Chư Păh. Đây được xem là nghi lễ vĩnh biệt những người đã mất gồm nhiều bước như lễ bàn giao của, đập trâu rồi cắt đầu để lên giàn tế, rước thần linh từ giọt nước về để đưa người chết đi... trong đó không thể thiếu tiếng cồng chiêng.

    Sau mỗi buổi lễ, người dân lại quây quần bên các ghè rượu để chung vui.

    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm: văn hoá, kiến trúc, tập tục, nếp sinh hoạt... của cộng đồng. Ngoài đưa nội dung dạy trình diễn cồng chiêng vào các trường nội trú, Gia Lai cũng vận động học sinh học sinh, sinh viên mặc trang phục của dân tộc mình.

    Hoàng Anh

  6. #6
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Tối nay khai mạc Festival cồng chiêng quốc tế

    Tối nay khai mạc Festival cồng chiêng quốc tế

    Tại Quảng trường 17/3, thành phố Pleiku (Gia Lai) sẽ diễn ra Festival cồng chiêng quốc tế lần thứ nhất với sự tham gia của 3.000 người.

    Đêm khai mạc sẽ diễn ra trong âm hưởng chủ đạo của cồng chiêng, kết hợp ca múa nhạc tái hiện những trang sử thi về dựng nước, giữ nước của người Tây Nguyên.

    Một ngày trước khi diễn ra, các đoàn nghệ nhân trong nước cũng như quốc tế đã tập trung đầy đủ ở phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai). Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, trưởng Ban tổ chức Festival cho biết, có 58 đoàn nghệ nhân trong nước (riêng tỉnh Gia Lai có 23 đoàn) và 5 đoàn quốc tế gồm: Campuchia, Indonesia, Philippines, Lào và Myanma tham gia.


    Các đội tập luyện trước buổi diễn ra lễ khai mạc. Ảnh: Hà Anh.

    Festival cồng chiêng quốc tế lần thứ nhất tại Gia Lai ngoài lực lượng nghệ nhân của các đội về dự còn có hàng nghìn diễn viên chuyên và không chuyên của tỉnh, thành như Hà Nội, TP.HCM, Gia Lai... là lực lượng học sinh, sinh viên và của trường Đại học Nghệ thuật Quân đội tham gia.

    Theo kế hoạch, Festival sẽ có 15 hoạt động như: trình diễn cồng chiêng; phục dựng một số lễ hội tiêu biểu của đồng bào các dân tộc như lễ đâm trâu mừng chiến thắng của người Ba Na, lễ mừng lúa mới của người Gia Rai; trình diễn tạc tượng;


    Một hoạt động sẽ diễn ra trong Lễ đâm trâu mừng chiến thắng. Ảnh: Hà Anh.

    Festival diễn ra nơi phố Núi trong 4 ngày (12 - 15/11). Dự kiến sẽ có khoảng 30.000 lượt người tham dự với hơn 200 tình nguyện viên.

    Hoàng Anh

  7. #7
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Sức sống Tây Nguyên khuấy động TP Pleiku

    Sức sống Tây Nguyên khuấy động TP Pleiku
    (Dân trí) - Tối qua 12/11, hàng ngàn người đã đổ về quảng trường 17/3 TP Pleiku tham dự buổi lễ khai mạc Festival Cồng chiêng Quốc tế 2009 với chủ đề “Âm vang cồng chiêng và sức sống Tây Nguyên”.

    Tiết mục mở màn “Gióng cồng chiêng mở hội” khai hội lúc 20h, hết sức ấn tượng với 1.000 diễn viên cùng 1.000 chiếc chiêng xếp thành 9 vòng tròn lớn trên sân khấu.



    Tiết mục mở màn ấn tượng
    Lễ khai mạc được chia thành bốn phần: Đất và người Gia Lai, Tây Nguyên; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Hội nhập và phát triển; Sức sống cồng chiêng kết nối khối đại đoàn kết dân tộc.


    Các anh em Tây Nguyên cùng nổi lửa.
    Ngày hội lớn mang đậm chất Tây Nguyên vang tiếng cồng chiêng. Nhưng phần sôi động nhất của buổi khai mạc chính là khi chương trình theo kịch bản đã khép lại. Thoát khỏi gò bó của các nghi thức, nhiều đội cồng chiêng thỏa sức gõ mõ, đâm chiêng, say mê với những giai điệu của núi rừng. Sức sống Tây Nguyên đã khuấy động cả đất trời Pleiku



    Hoài Nam

  8. #8
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default “Thót tim” xem lễ đâm trâu

    “Thót tim” xem lễ đâm trâu
    (Dân trí) - Người dũng sĩ chìa thanh mác nhọn hoắt, lao vào con trâu mộng… Hàng ngàn người xem rú lên, nhiều người yếu tim quay mặt, nhắm chặt mắt.

    Đó là hình ảnh trong buổi phục dựng lễ đâm trâu diễn ra trưa 14/11 tại Khu du lịch Về Nguồn TP Pleiku. Chương trình là một phần trong khuôn khổ lễ hội Cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai.
    Đây có thể xem là chương trình được nhiều du khách chờ đợi nhất. Ngay từ sáng 14/11, hàng ngàn người đã đổ vễ nơi diễn ra lễ phục dựng để được tận mắt chứng kiến lễ đâm trâu của người Bahnar.

    Trong tiếng cồng chiêng rộn rã của những chàng trai và những điệu múa của các cô gái Bahnar, một chú trâu mộng được dẫn ra giữa sân khấu và được buộc vào cây nêu bởi một thòng lọng tết bằng mây rừng. Một nhóm dũng sĩ cầm mác trên tay, tất cả cùng quay quanh chú trâu ca hát làm con trâu lồng lên như muốn dứt đứt sợi dây thòng lọng.

    Cứ một lúc, người dũng sĩ chính của buổi lễ chìa thanh mác nhọn hoắt ra, lao vào con trâu mộng… Hàng ngàn người xem rú lên, nhiều người yếu tim quay mặt đi, nhắm tịt mắt. Nhưng người dũng sĩ chỉ chìa thanh mác đến gần con trâu rồi lại rút mác lại.

    Cứ thế, khán giả không chỉ được xem những điệu múa mê hồn của các chàng trai, cô gái mà còn hưng phấn chờ đợi nội dung chính của chương trình: đâm trâu.

    Thế nhưng, trong cái chờ đợi đến ngộp thở của người xem thì đến cuối buổi lễ, ban tổ chức mới thông báo sẽ không tổ chức đâm trâu thật mà chỉ mang tính hình thức biểu diễn.

    Nhiều người tỏ ra tiếc nuối nhưng cũng có nhiều người đồng tình. “Đây là một chương trình quốc tế lớn thì không nên diễn ra cảnh sát sanh (sát sinh). Ngay từ đầu tôi cũng nghĩ sẽ chỉ là biểu diễn hình thức nhưng khi được chứng kiến cảnh trói trâu, vờn trâu lại thót tim. Thật bất ngờ”, anh Ngọc Linh, một người dân ở Pleiku bày tỏ.

    Lễ đâm trâu của người Bahnar khoảng 10 năm mới diễn ra một lần. Theo quan niệm, nếu trâu chết sau 2 nhát đâm của dũng sĩ thì năm đó mùa màng sẽ thắng lợi, lũ làng sẽ có cuộc sống sung túc.

    Dưới đây là chùm ảnh “thót tim” trong buổi phục dựng lễ hội đâm trâu được PV Dân trí ghi lại:


    Buổi phục dựng bắt đầu trong tiếng cồng, tiếng trống.


    Chú trâu được dắt ra và cột vào cây nêu.


    Các dũng sĩ tay lăm lăm mác


    Các dũng sĩ tay cầm mác quay quanh chú trâu.


    Chú trâu mộng lồng lộn khi nghe tiếng chiêng, tiếng trống và nhiều người vây quanh.


    Dũng sĩ chìa mác rồi lao vào chú trâu... làm người xem thót tim


    Lễ phục dựng kết thúc trong tiếng cồng và say sưa thưởng thức rượu cần.

    Hoài Nam

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts