+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 5 trên 5
  1. #1
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default Truyền Thuyết Vua Hùng Vương

    Mùa xuân trong truyền thuyết Hùng Vương


    Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu rực rỡ của lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách đây hàng ngàn năm, cha ông ta đã kiên cường, dũng cảm, khai sơn, phá thạch, cùng nhau gây dựng nên bờ cõi, non sông đất nước, lập nên một quốc gia độc lập, có chủ quyền đầu tiên của người Việt. Các Vua Hùng từ đời này qua đời khác, đã xây dựng nên nước Văn Lang với nền văn minh lúa nước, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, tạo tiền đề phát triển đất nước với nền văn hóa đồng thau Đông Sơn và một truyền thống nghệ thuật phong phú, độc đáo. Từ đó, đất Tổ Hùng Vương đã trở thành cội nguồn dân tộc, nơi đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và vững bền của dân tộc Việt Nam.

    Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được một kho tàng Truyền thuyết Hùng Vương khá dày và phong phú với truyền thuyết về Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, về Thánh Gióng, về Chử Đồng Tử - Tiên Dung, về sự tích Trầu - Cau... Đây không hẳn là những hư cấu ly kỳ thần thoại trong giai đoạn đầu tiên của dân tộc mà nó chính là bóng dáng đậm nét của một chặng đường lịch sử mà tổ tiên ta đã trải qua và tạo dựng nên. Trong đó, những truyền thuyết gắn liền với mùa xuân dựng nước của dân tộc có một ý nghĩa độc đáo. Chúng ta ai cũng biết rằng: Việt Nam là một nước nông nghiệp, mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm làm ăn, một năm lao động sản xuất trên đồng ruộng với những công việc như trồng cây, gieo hạt, bứng gốc, chiết cành... Tổ tiên ta cũng vậy, ngay từ buổi khởi nghiệp, các vua Hùng đã lấy việc trồng cây lương thực làm công việc quan trọng đầu xuân. Truyền thuyết "Vua Hùng trồng kê ra lúa" còn kể lại: "Một hôm các con gái vua Hùng theo dân đi đánh cá ven sông thấy từng đàn chim bay lượn khắp bãi, nhảy nhót trong đám lau cỏ, khiến các nàng rất vui thích. Có một nàng công chúa, mải ngắm đàn chim, dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc. Công chúa mang bông kê về trình với Vua, Vua mừng, cho là điềm tốt lành, hạt này chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ nương ra bãi tuốt các bông đó đem về.

    Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra và phái các công chúa gọi dân đi quải. Nhân dân vui mừng rước Vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới người rước lúa, rước kê. Tới bên sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc đất tra lúa và gieo kê trên bãi. Làm xong, Vua cắm một cành tre để chim sợ khỏi ăn hạt. Các Mỵ nương và dân đều làm theo".

    Truyền thuyết này cùng với truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa" đã chứng tỏ rằng ngay từ ban mai lịch sử, ông cha ta đã biết phát hiện ra những cách làm ăn mới phù hợp với vùng đất mình cư trú. Truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa" kể rằng: "Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.

    Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống". Mùa xuân của thời Hùng Vương là mùa xuân lao động với điểm khởi đầu là một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước sơ khai. Hình ảnh một ông Vua lội xuống bãi, xuống ruộng mà cấy lúa với dân "đến khi mặt trời đứng bóng mới nghỉ tay" như truyền thuyết đã ghi thì quả là hiếm thấy trong lịch sử các dân tộc. Tục truyền rằng xã Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ngày nay chính là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Xã này ngày trước có tên tục là Kẻ Lú. Hàng năm có lệ đến đầu mùa cấy, người dân đều làm lễ tế Vua Hùng. Trước đó xã cử một cụ già lội xuống ruộng cấy trước bốn cây mạ rồi mới làm lễ tế Vua, như vậy là để tái hiện lại hình ảnh Vua Hùng thuở xưa.

    Ngay từ trước khi nhà nước Văn Lang ra đời với 18 đời Vua Hùng nối tiếp nhau, những cư dân nguyên thuỷ đã biết đến vai trò của thóc lúa. Những hạt thóc cổ tìm thấy trong tầng văn hoá tại di tích Đồng Đậu ở Phú Thọ và sau này là những vỏ trấu đã cháy thành than phát hiện được ở di chỉ Làng Cả, thành phố Việt Trì đã khẳng định sự gắn bó với nông nghiệp của người Việt cổ. Và có thể nói, đến thời Hùng Vương với nước Văn Lang thuở ấy, thông qua những truyền thuyết trên, chúng ta thấy lao động nông nghiệp được thực sự tôn trọng và khuyến khích, đúng như câu tục ngữ ngàn đời nay vẫn ghi "Dĩ nông vi bản". Nền văn minh sông Hồng và nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước cũng đã xuất phát từ đấy.

    Trên đỉnh núi Hùng còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét so với mặt biển, xa xưa, trước khi thờ Hùng Vương, đây là nơi thờ các thần tự nhiên. Đến nay, tại Đền Thượng vẫn còn có tên gọi là Kính Thiên Lĩnh Điện (tức điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Đồng bào địa phương vẫn kể rằng, trước đây, gần một thế kỷ, Đền Thượng vẫn còn thờ hạt lúa thần. Đó là hình tượng một hạt thóc bằng đá to như cái thuyền. Tục truyền rằng, Hùng Vương và các quan tướng thường đến đây làm lễ tế trời, thờ thần lúa, cầu mong cho giống nòi sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi. Đến nay, tục "Chọc lỗ tra lúa và gieo kê trên bãi ướt" vẫn còn tồn tại ở một số nơi thuộc vùng Lâm Thao. Và giờ đây, nếu ai có dịp đến xã Minh Nông, thành phố Việt Trì, ghé qua chợ Lú vẫn có thể bắt gặp không khí nhộn nhịp, náo nức của những người bán thóc, gạo đông đúc ở đây. Gắn liền với truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa", chợ Lú bao đời nay vẫn là nơi buôn bán, trao đổi thóc gạo sầm uất có tiếng trong vùng. Như vậy, bắt đầu vào thời các vua Hùng cho đến ngày nay, lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, được gieo trồng trên khắp đồng ruộng nước ta. Với những chứng cứ mà các nhà khảo cổ học, dân tộc học và sử học thu lượm được đã cho biết, nghề nông với đúng nghĩa của từ này, vào thời các vua Hùng đã là nghề sinh sống chủ yếu của cư dân Việt cổ. Chỉ như vậy thôi đã có thể thấy được rằng trạng thái kinh tế từ thời các Hùng Vương trên cơ bản đã thay đổi hẳn, khác về chất so với trước kia, đánh dấu thời kỳ mà con người vĩnh viễn thoát khỏi sự khống chế của tự nhiên. Và với lao động sáng tạo của mình, người dân thời đại Hùng Vương đã tạo ra nhiều của cải thoả mãn nhu cầu sống ngày càng tăng của chính mình. Đây chính là sự phát triển nền văn minh lúa nước của người Việt cổ mà truyền thống và mọi biểu hiện của nó dường như còn mãi đến ngày nay. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thời đại Hùng Vương còn được đánh dấu bằng sự thăng hoa của những công cụ đồng thau, dấu ấn của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ trên đất nước Việt Nam. Nhờ những công cụ bằng đồng, nhất là lưỡi cày đồng, nghề trồng lúa ở thời kỳ này đã chuyển sang bước ngoặt mới, đó là thời kỳ định cư và mở mang diện tích canh tác. Cư dân Lạc Việt lúc này đã thuần hoá được lúa nếp, lúa tẻ, các loại rau đậu, thuần hoá được một số loài gia súc để nuôi như lợn, chó, gà, trâu, bò... Từ sự vươn mình của hạt lúa Việt trên những thửa ruộng Lạc ngày ấy, kho tàng truyền thuyết Hùng Vương lại được bổ sung những câu chuyện mới.

    Trong hành trình lên Đền Hùng mỗi dịp Giỗ Tổ, ai cũng có một lần dừng chân ở Đền Trung trên núi Nghĩa Lĩnh, nơi này hơn 2000 năm trước là nơi dựng quán nghỉ ngơi ngắm cảnh của Vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với Lạc hầu, Lạc tướng. Sau thời Hùng Vương, nhân dân lập miếu thờ các Vua Hùng gọi là "Hùng Vương tổ miếu" ở đây. Tương truyền đây cũng là nơi Hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày, bánh chưng lên cho vua cha trong dịp thử tài thuở trước. Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh dày" kể rằng: "Sau khi đánh bại giặc Ân Vua Hùng thứ 6 đã già, muốn được nghỉ ngơi, bèn có ý định truyền ngôi cho một trong 24 người con trai. Ngài xuống Chiếu cho các hoàng tử mỗi người kiếm một lễ vật quý nhất để dâng lên tổ tiên. Lễ vật của ai tỏ được lòng hiếu thảo thì sẽ được truyền ngôi. 23 người anh sai người đi khắp nơi, tranh nhau tìm sơn hào hải vị. Riêng vợ chồng Hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu nghèo khó, không làm được như vậy nên rất buồn. Trong khi vợ chồng Lang Liêu không biết lấy lễ vật gì để dâng tổ tiên thì trong giấc mơ, có bà tiên đã mách bảo rằng: "Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì quý bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất, rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ". Vợ chồng Lang Liêu nghe lời đã dùng gạo nếp để làm bánh dày và bánh chưng, tượng trưng cho trời tròn đất vuông. Vua Hùng ngợi khen là "bánh thì ngon, ý thì hay". Vua rất hài lòng với món lễ vật của con út và đã truyền ngôi cho chàng, Lang Liêu trở thành Hùng Vương thứ 7. Đến ngày Tết, Vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ". Đền Trung với sự tích Lang Liêu làm bánh chưng, bánh dày đã giải thích quan niệm trời tròn đất vuông cùng tục nấu bánh chưng của nguời Việt vào các dịp Tết. Truyền thuyết ấy đã được kể từ thế hệ này sang thế hệ khác, truyền mãi đến nay, qua biết bao thời gian mà vẫn giữ đựợc tính triết lý sâu sắc của người dân Việt cổ xưa...

    Mỗi khi Tết đến, xuân về, dù mọi nhà đều tất bật sắm sửa, lo toan cho một cái Tết đủ đầy, nhưng không ai quên việc chuẩn bị ít nhất là một cặp bánh chưng để đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên. Nói đến bánh chưng xanh ngày Tết, hầu như người Việt Nam nào cũng biết câu chuyện cảm động về chàng Lang Liêu hiếu thảo qua truyền thuyết "Bánh chưng bánh dày". Từ đó, người Việt ở khắp các nơi, mỗi khi có tế lễ, hội hè, nhất là vào dịp Tết đều có phong tục giã bánh dày, gói bánh chưng để cúng tổ tiên. Trong mâm cỗ đón xuân ngày nay, khi nhìn những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn ta lại nhớ đến Lang Liêu thuở trước. Mâm cỗ mừng thọ Vua Hùng ngày ấy chính là những cặp bánh chưng như thế. Tổ tiên ta đã biết quý trọng từng giọt mồ hôi của mình đổ ra trên nương bãi, chắt góp nó lại để tạo ra hạt gạo trắng, chiếc bánh thơm dùng để liên hoan trong ngày xuân mới.

    Do đời sống và kinh tế phát triển, dân cư thời Hùng Vương đã có những lễ hội và sinh hoạt văn hoá cộng đồng rất phong phú. Vào những ngày xuân lịch sử, cha ông ta có những sinh hoạt văn hóa như lễ hội hoá trang, đua thuyền, tục đâm trâu, giã cối... mà dấu ấn vẫn còn ghi đậm cho đến tận bây giờ. Nếu như người dân Kinh Bắc tự hào về những làn điệu dân ca quan họ, thì hát Xoan, hát Ghẹo của đất tổ Phong Châu cũng rất nổi tiếng. Theo các nhà nghiên cứu, hát Xoan chính là một làn điệu dân ca có từ lâu đời. Hát Xoan chính là hát Xuân, hát vào mùa Xuân. Gốc tích của nó có từ thời dựng nước. Truyền thuyết dân gian cho hay: "Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế Hoa, múa giỏi hát hay, ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu. Nếu đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời, Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua. Bấy giờ bà đang lên cơn đau dữ dội. Quế Hoa đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm, khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát, không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc này nàng Quế Hoa hát chầu Vợ Vua là vào mùa xuân nên các Mỵ nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan)". Sự tích hát Xoan còn được ghi lại trong chuyện kể nối đời của dân làng Cao Mại - Việt Trì với một vài chi tiết khác. Tuy nhiên, thông qua những truyền thuyết này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào sinh hoạt múa hát đầu xuân của tổ tiên ta. Những "Sinh hoạt văn hoá cơ sở" ấy qua thời gian và sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người đã được trau chuốt thêm, làm giàu thêm để ngày hôm nay có được một làn điệu dân ca mà cả nước biết đến.

    Phân tích của Tiến sỹ Bùi Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bảo tàng Phú Thọ về Hát Xoan : "Hát Xoan chính là hát vào mùa xuân vì chữ Xoan chính là đọc chệch của chữ Xuân mà ra... Hát Xoan ra đời rất sớm, đặc biệt là hát Xoan ở vùng Kim Đức được coi là vùng đất gốc, hát Xoan gốc của cả nước vì ở đây có 4 làng chính: Kim Đức, Kim Đới, Thét, An Thái. Đây là điệu hát tương truyền có từ thời Hùng Vương, trong khắp cả vùng đều nói đến truyền thuyết này... Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cũng như những nhà sử học đánh giá rất cao hát Xoan... Người ta cho rằng hát Xoan có những tầng văn hóa cổ nhất vì qua nghiên cứu ngôn ngữ, nhiều nhà ngôn ngữ cho rằng một số những từ ngữ trong hát xoan còn giữ lại được những âm điệu rất cổ mà nhiều người cho rằng ở đó có những ngôn ngữ có từ thời Hùng Vương".

    Đến làng Trẹo (xã Hy Cương, giáp chân núi Nghĩa Lĩnh), chúng ta còn được nghe các cụ già kể lại tục cầu hèm gọi là: "Rước chúa trai, chúa gái" và trò "Bách nghệ khôi hài", một trò vui đầu xuân có gốc từ thời Hùng Vương. Chuyện kể rằng: Mỵ nương Ngọc Hoa sau khi lấy Sơn Tinh, ở núi Tản được ít lâu thì về với bố mẹ ở thành Phong Châu. Ba năm sau vẫn chưa trở lại với chồng, Tản Viên phải về thành Phong Châu xin vua cha cho đón nàng về.

    Ngọc Hoa ra khỏi cung điện, tới làng Trẹo thì nhất định không chịu đi nữa, Tản Viên dỗ thế nào cũng không nghe, chỉ cúi đầu, nước mắt chảy ướt má. Ngọc Hoa nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ nơi nàng đã sống không nỡ rời. Tản Viên không biết làm thế nào, mới vào trong thôn tìm người giúp. Dân làng mừng rỡ ra đón Ngọc Hoa, bấy giờ mọi người bầy ra các trò vui, để Ngọc Hoa nguôi lòng thương nhớ. Người thì múa nhảy, người kể chuyện cười. Các cô gái hát với trai làng. Công chúa vui vẻ cười và hát theo, mọi người rước Ngọc Hoa lên kiệu. Đám rước có người già làm kẻ đánh cá, đi săn, lại mang những dụng cụ nhà nông đã hư hỏng, vừa đi vừa nói những câu bông lơn cho công chúa cười. Ngọc Hoa trong lòng vui vẻ cùng với Tản Viên trở về quê chồng..."

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương phân tích về trò bách nghệ khôi hài: "Nghi lễ rước thần lúa hay kèm theo trò bách nghệ khôi hài. Đây là một hình thức phối kết hợp giữa 2 nghi lễ: nông nghiệp, rước lúa và nghi lễ rước dâu... Nhưng tại sao lại kết hợp 2 điều này, đó là cái chất hài của anh nông dân".

    Hội lễ là một phần trong cuộc sống của người dân Lạc Việt hàng nghìn năm trước, nói cách khác, sinh hoạt văn hóa tinh thần của thời Hùng Vương được biểu hiện tập trung trong các dịp hội lễ, nhất là trong dịp hội mùa của cư dân nông nghiệp. Qua nghệ thuật tạo hình Đông Sơn kết hợp với tư liệu lịch sử và dân tộc học, chúng ta có thể hình dung: Vào những ngày hội lễ, trong âm thanh hòa tấu rộn ràng của những dàn trống đồng, dàn chiêng cồng, của tiếng khèn, tiếng nhạc, tiếng sênh phách, dân làng ca hát, nhảy múa vui chơi và tiến hành các lễ nghi nông nghiệp cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, sinh sản thịnh vượng. Trong đó đáng chú ý nhất là tục lệ đánh trống đồng: hoặc do một nguời đánh hoặc hòa tấu từng cặp trống đực cái, người đánh trống bận lễ phục hình chim ở tư thế ngồi hay đứng... Ngoài ra, còn có những hình thức múa hát giao duyên nam nữ như Hội giã cối: từng đôi nam nữ cầm chày dài giã cối tròn tạo nên hình ảnh tượng trưng cho sự tín ngưỡng phồn thực. Lại có cảnh đua thuyền trên sông nước với những chiếc thuyền độc mộc mình thon, mũi cong, đuôi én. Mọi sinh hoạt trên đều gắn với điều cầu mong thiết thực của cuộc sống như mong mưa thuận, gió hòa, mong được mùa, mong sinh sản được nhiều.

    Bản Ngọc phả cổ truyền 18 đời Vua Hùng hiển thánh được lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương được viết năm Hồng Đức nguyên niên 1470 còn ghi "... Từ nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công ơn gây dựng nước nhà của các đấng Thánh Tổ ngày xưa..."

    Sau hàng trăm nghìn năm gian khổ lao động và sáng tạo, từ những công cụ bằng đá cũ thô sơ tiến đến sự phát minh ra kỹ thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước, đời sống vật chất và tinh thần của con người nguyên thủy Việt Nam ngày càng được nâng cao, đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong lịch sử xã hội Việt Nam, mở ra một thời đại mới, thời đại dựng nước. Qua những truyền thuyết kể trên, có thể thấy thời đại Hùng Vương với những mùa xuân vui tươi, tràn đầy niềm lạc quan và hy vọng đã xác lập được một lối sống Việt Nam, một truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững vàng cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc Việt Nam sau này. Hoà mình vào mùa xuân mới của đất nước, của dân tộc trong thế kỷ mới, Phú Thọ hôm nay cũng đang gìn giữ, lưu truyền trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mình những truyền thuyết, những cổ tích thần thoại và những loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc để tạo nên một đời sống tinh thần phong phú của người dân đất Tổ. Tiếp tục công cuộc dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng, Phú Thọ chào đón mùa Xuân bằng Tết trồng cây, bằng ngày hội xuống đồng... và tiếng hát Xoan của nàng Quế Hoa, của các Mỵ nương thuở nào nay lại được các chàng trai, cô gái cất lên tươi mát, mượt mà, đầm ấm trong những dịp lễ hội ngày xuân. Sống trên vùng đất cội nguồn, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên để lại, Phú Thọ đang tiếp nối những nét đẹp của thời dựng nước trong quá trình đổi mới và phát triển của vùng đất Tổ ngày hôm nay. Nhất là khi hành trình ấy được soi rọi bằng ánh sáng trí tuệ - đoàn kết - dân chủ và đổi mới, bằng nội lực mạnh mẽ của đất nước và nhân dân để tiếp tục tiến nhanh trong thế kỷ 21. Thời đại Hùng Vương với những thành quả dựng nước và giữ nước ban đầu, với nền văn minh sông Hồng rực rỡ đã khẳng định vị trí của nó trong lịch sử dân tộc như một kỷ nguyên: Kỷ nguyên mở đầu sự nghiệp dựng nước và giữ nước, kỷ nguyên văn minh đầu tiên của dân tộc. Đây là một thời đại để lại dấu ấn rất sâu đậm trong ký ức của nhân dân Việt Nam với bao huyền thoại và truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ đời này sang đời khác.

    Một mùa xuân mới lại về, đón mùa xuân mới, con người Việt Nam hôm nay đang tràn đầy tin tưởng và quyết tâm phấn đấu, góp phần xây dựng đất nước mãi mãi là mùa xuân tươi đẹp của mọi người, mọi nhà từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân đã được khởi nguồn từ thời Hùng Vương dựng nước. Tìm hiểu, nghiên cứu truyền thuyết thời Vua Hùng, chúng ta càng thấy yêu, thấy quý mùa xuân đất nước. Hàng ngàn năm đã qua đi, nhưng những cái "chất" quý giá của tổ tiên ta không hề rơi rụng trong các thế hệ nối tiếp. Từ thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu rực rỡ của dân tộc Việt Nam đến ngày nay rực sáng chiến công, người dân Việt Nam, những con Lạc, cháu Hồng, đời nọ nối tiếp đời kia đang ngày càng phát triển, nối dài theo sự trường tồn lịch sử.

    Vũ Anh Phong
    (nguồn: e-cadao.com)
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

  2. #2
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default

    Lịch sử đền Hùng

    Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

    Ðền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Ðó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

    Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Ðó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Ðám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Ðó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡõ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

    Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Ðó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

    Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

    Trẩy hội Ðền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

    "Dù ai đi ngược về xuôi,
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."


    (nguồn hungvuong.org)
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

  3. #3
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default

    Sự tích Hùng Vương:

    Theo truyền thuyết thì cháu ba đời của vua Thần Nông, vua Đế Minh đi tuần thú phương Nam, đến dẫy núi Ngũ Lĩnh gặp một nàng Tiên (Vụ Tiên), lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Sau Lộc Tục nối ngôi lên làm vua vào năm 2879 trước Công Nguyên (tính cho đến nay 2004 cách nhau 4883 năm), xưng đế hiệu là Kinh Dương Vương và lấy Quốc Hiệu là Xích Quỉ. Cổ sử Việt ghi chép, Lộc Tục là vị vua đầu tiên của Việt Nam.

    Nước Xích Quỉ, Bắc giáp hồ Động Đình, phía Nam thì giáp với Hồ Tôn (tức Chiêm Thành thưở xưa), còn Nam thì giáp biển Nam Hải và phía Tây thì giáp đất Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay).

    Cũng theo Cổ sử Việt ghi, một hôm Kinh Dương Vương (KDV) đi ngoạn cảnh ở hồ Động Đình gặp được một người thiếu nữ đẹp tuyệt trần với tên Long Nữ, con gái của Động Đình Quân.

    Vua Kinh Dương Vương kết duyên với Long Nữ, sinh ra được người con trai đặt tên là Sùng Lâm. Sùng Lâm về sau ngối ngôi cha lên làm vua, xưng hiệu là Lạc Long Quân (LLQ). LLQ lấy con gái của vua Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra một bọc, cho là điềm bất thường, chứa 100 trứng, nở ra trăm người con trai. Sau đó hai vợ chồng không thể sống chung với nhau được nên chia tay.

    LLQ nói với vợ rằng:

    - Ta là giống Rồng đứng đầu Thủy Tộc, còn nàng là giống Tiên sống trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con cái nhưng thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được nên nay đành phải chia ly. Ta dẫn 50 con về thủy phủ chia trị các xứ, còn nàng thì dẫn 50 đứa con về ở trên đất, chia nước mà trị! “

    Về sau, người con trưởng của LLQ nối ngôi cha và xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, kinh đô đặt tại Phong Châu, thuộc Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.

    Như vậy qua sử liệu, gia tộc đầu tiên lãnh đạo dân tộc Việt là họ Hồng Bàng, kế truyền ngôi cho nhau qua hai mươi đời vua từ Kinh Dương Vương đến LLQ và 18 đời Hùng Vương kế tiếp từ năm 2879 kéo dài cho đến 2621 thì bị nhà Thục cướp ngôi vua năm 258 trước Công Nguyên. Dân chúng đã lập đền thờ để tưởng nhớ và đền thờ Hùng Vương hiện nay vẫn còn ở núi Nghĩa Linh, còn gọi là núi Hùng Sơn hay Nghĩa Lương, thuộc Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú. Và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, được truyền lại cho đến nay.

    Đặc tính người Việt:

    Dựa theo sử liệu và như đã trình bày ở trên, người Việt chúng ta thuộc dòng giống Rồng Tiên!

    Nói đến Rồng thì giống Rồng tượng trưng cho dương tính, cho uy quyền, sức mạnh long trời lở đất, ẩn hiện và biến hóa không lường. Còn Tiên thì tượng trưng cho âm tính, cho cái vẽ đẹp ôn nhu hài hòa và nhân từ... Con cái là kết hợp của hai giống Rồng-Tiên nên từ đó đã đúc tạo cho người Việt có đầy đủ các đặc tính: khỏe đẹp, biết tình biết lý, dũng cảm, khôn ngoan, biết đâu là quyền lợi nhưng không quên nghĩa vụ.

    Qua quá trình dựng nước và giữ nước, giòng giống Rồng-Tiên đã áp dụng thành công một triết lý mang tính cách, truyền thống đặc biệt của dân tộc. Đó là triết lý “Vuông Tròn“ qua sự tích và ý nghĩa của “Bánh Chưng, Bánh Dầy“. Ý nghĩa của triết lý này được thể hiện rõ nét và nỗi bật trong đời sống của dân tộc Việt Nam (VN) ta!

    Nhân đây người viết cũng xin được nhắc sơ qua nguồn gốc của triết lý vuông tròn.

    Sự tích “Bánh Chưng, Bánh Dầy”:

    Theo truyền thuyết, sau khi vua Hùng phá được giặc Ân, muốn truyền ngôi lại cho con, nhưng chưa biết chọn ai bèn cho triệu hai mươi vị quan lang và công chúa lại mà phán rằng:

    “Ta muốn truyền ngôi lại cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.

    Những người con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp nơi. Duy chỉ có vị công tử thứ 18 là Lang Liêu (LL) vì mẹ chàng trước đó bị vua Hùng ghẻ lạnh, cảm thấy cô đơn buồn tủi mà chết nên không có ai giúp đỡ và chẳng biết xoay trở ra sao. Một đêm kia LL ngủ nằm mơ được thần nhân chỉ bảo cho cách làm bánh chưng bánh dầy và LL lấy gạo nếp làm bánh, một cái hình vuông và một cái hình tròn, giữa có nhân và dùng lá bọc bên ngoài. Khi vua cha hỏi đến ý nghĩa cái bánh thì Lang Liêu giải thích đúng theo lời thần dặn rằng cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng cho trời đất và dùng lá bọc ở ngoài, bên trong (nhân) là mỹ vị ngụ ý để nói lên công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ! Vua cha rất hài lòng và sau đó truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

    Ý nghĩa Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương:

    Qua bao thăng trầm của lịch sử, nhất là trước tham vọng của phương Bắc luôn luôn tìm cách thôn tính, đô hộ và đồng hóa của họ, dân tộc ta vẫn tồn tại!

    Chúng ta vẫn là người Việt, vẫn duy trì nền văn hóa Việt vốn mang đầy tính đặc thù của dân tộc ta, một dân tộc bất khuất có truyền thống dựng nước và giữ nước, chống ngoại xâm Tàu và Pháp.

    Dưới thời đại Hùng Vương nói chung, dân tộc ta rất tiến bộ, có tinh thần dân bản và đoàn kết. Từ ngàn xưa, dân ta đã biết cách dẫn thủy nhập điền khai thác ngành nông nghiệp, biết phá rừng đốn nương làm rẫy, biết gieo mạ cấy lúa, biết dùng lúa gạo và khoai củ làm nông sản chính, đã biết dùng bếp nấu rượu, biết lấy sớ vỏ cây dệt vải, may quần áo; biết lấy cỏ năn để lác dệt làm chiếu nằm, biết nấu ăn bằng ống tre tươi, biết săn thú rừng, đánh cá và cũng đã biết làm nhà sàn cao để tránh thú dữ, biết gỏ vào cối đá làm hiệu khi có ai chết hay lúc gặp hiểm nguy để bà con, hàng xóm láng giềng hay mà đến giúp. Ngoài ra, vua Hùng còn dạy cho những người sinh sống bằng nghề biển cắt tóc ngắn, chỉ cách xâm mình gọi “Văn Thân“ trông giống như giao long, để tiện bề bơi lội. Quốc Tổ Hùng Vương còn dạy cho dân chúng, từ một nếp sống cổ sơ đã tiến bộ rất nhanh, từ thời ký chỉ có “đồ đá đập“ đến “đồ đá mài“ và sau đến “đồ kim khí“, dạy dân biết cách đúc đồng, đúc sắt để chế tạo ra đồ dùng, làm dụng cụ sản xuất nông nghiệp, binh khí v.v... nên trong thời đại đó mới có sự tích Phù Đổng Thiên Vương!

    Về mối liên hệ hay nói rõ hơn về sự tương quan giữa Vua và tôi (dân) trong thời kỳ Hùng Vương thì vua chủ trương đặt chữ cho dân, vỗ về khuyến dụ dân khiến cho họ làm ăn yên ổn dựa trên tiêu chuẩn “vua tốt dân nhờ, vua ác thì dân nỗi loạn, vua mạnh thì bờ cỏi yên lành“, vững bền và nếu vua không được dân phục thì nên nhường ngôi cho người khác.

    Xa hơn nữa, mối liên hệ nói trên còn thể hiện tình gần gũi, thương yêu nhau. Theo truyền thuyết thì vua Lạc Long Quân là một ông vua có thần thuật trị được yêu quái và hết lòng thương yêu, bảo bọc nhân dân. Khi có nguy cấp, dân kêu cứu với vua “Bố đi đàng nào mà không đến cứu chúng con!“ thì vua từ thủy phủ hiện đến để giải quyết ngay tại chỗ các vấn đề cho dân. Như vậy chứng tỏ dân ta vốn đã có truyền thống thương yêu đùm bọc nhau từ ngàn xưa rồi. Lối sống “ Bầu ơi, chung giàn“ quí trọng tình nghĩa đồng bào đã xuất phát từ thời Hùng Vương!
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

  4. #4
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default

    Lịch Sử: Giỗ Tổ Hùng Vương

    Phạm Văn Bản

    DCV - Tiền nhân Việt Nam thường khuyên, “Cây có cội, nước có nguồn. Con người phải có tổ tiên ông bà,” “Uống nước nhớ nguồn,” “Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây”… Những lời di huấn ấy đã tạo thành một truyền thống tri thủ ân nghĩa trong nếp sống dân tộc, một biểu trưng đặc thù của nền văn hóa, và thể hiện cuộc sống văn minh của xã hội con người.

    Từ bao ngàn năm, cứ đến ngày 10 tháng 3, Con Cháu Tiên Rồng khắp nơi, rủ nhau trẩy hội Ðền Hùng. Giỗ Tổ là ngày đại lễ mà Toàn Dân Việt Nam đã hướng trọn niềm tin, đã thành tâm thiện ý kính nhớ công đức cao trọng của các vị Thánh Vương Lập Quốc, đã thường gọi là Quốc Tổ hay Mười Tám Vua Hùng dựng nên bờ cõi non sông hôm nay.

    Dầu ai buôn bán ngược xuôi
    Nhớ ngày Giỗ Tổ rủ nhau ta về
    Dầu ai buôn bán trăm nghề
    Tháng ba Lễ Tổ ta về cho đông…

    Cũng nhờ sức phát huy truyền thống Giỗ Tổ, mà dân tộc ta đã trải qua hơn năm ngàn năm lịch sử, hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, với bao bão tố thịnh suy nhưng dòng sinh mệnh vẫn trường tồn và mãi luôn ngời sáng.

    1. Ngày 10 tháng 3

    Trải qua bao ngàn năm lịch sử, cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, đã trở thành Ngày Đại Lễ của dân tộc, ngày Giỗ Tổ.

    Chưa có tài liệu hay sách báo nào giải thích về lý do tại sao Tổ Tiên ta lại chọn ngày 10 tháng 3 làm Ngày Lễ Kính của cả một dân tộc. Chắc chắn khi Ông Bà chọn cái ngày này để làm lễ, cũng có ngụ ý và gói ghém ý tưởng để nhắc nhở con cháu những gì trong đó; đặc biệt vào thời nước loạn dân suy.

    Đúng thế, theo cách tính ngày tháng Việt Lịch của dân tộc, thì tháng 3 là tháng Thìn, và đếm từ Tý trong 12 con giáp, thì ngày 10 là ngày Dậu. Theo 12 địa chi, Dậu là gà, thuộc loài chim, và chim là biểu hiệu của Tiên. Cũng vậy, địa chi Thìn đã mang nghĩa là Rồng.

    Vậy là ngày Tiên, tháng Rồng. Ngày 10 tháng 3 được Tổ Tiên chọn là để giúp con cháu dễ dàng nhận thức về nguồn gốc dân tộc của mình: Con Cháu Tiên Rồng. Mẹ Tiên Cha Rồng là Hai Vị Khởi Tổ của các vị Vua Hùng Quốc Tổ và Dân Tộc Việt Nam.


    2. Quốc Tổ

    Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử gia Ngô Sĩ Liên viết vào năm 1479, thì dân tộc ta mở nước vào năm Nhâm Tuất, tức là năm 2879 trước công nguyên. Năm 2879 này cũng là năm thứ nhất của Việt Lịch, và tính theo niên hiệu này dân tộc Việt có năm ngàn năm lịch sử, và hơn bốn ngàn năm văn hiến.

    Theo quan niệm lập quốc của dân tộc, Nước Việt Nam được thành lập do nhiều vị Quốc Tổ, mười tám Vua Hùng chớ không phải một vị vua đầu tiên như nhiều quốc gia khác. Và cũng theo quan niệm lập quốc, quả thật dân tộc ta đã nhấn mạnh việc hình thành một dân tộc, hay một nền văn hóa, hơn là việc thành lập một quốc gia theo nghĩa chính trị đương thời.

    Cũng theo truyền thống Giỗ Tổ đã có từ ngàn đời, dân tộc Việt Nam vẫn luôn thờ kính Quốc Tổ. Núi Hy Cương, tỉnh Phú Thọ, có Đền Hùng với các thần vị và danh hiệu của mười tám Vua Hùng. Trước Đền có một ngôi làng, mà theo tương truyền đó là mộ của một vua.

    Các danh hiệu trong Đền Hùng được dùng như là tên chỉ từng đời vua. Tuy nhiên, đó chỉ là miếu hiệu, tức là tước hiệu của mỗi vị, nhằm giúp chúng ta tôn kính trong lễ tế.

    Trong Việt Sử Thông Lãm của Vũ Huy Chấn, xuất bản tại Sàigon năm 1973, trang 3 và 74, thì các miếu hiệu này đã được kính nhớ khởi từ thời Nhà Lý, gồm có (1) Hùng Dương Vương (2) Hùng Hiền Vương (3) Hùng Lân Vương (4) Hùng Hiệp Vương (5) Hùng Hy Vương (6) Hùng Huy Vương (7) Hùng Chiêm Vương (8) Hùng Vĩ Vương (9) Hùng Định Vương (10) Hùng Vị Vương (11) Hùng Trịnh Vương (12) Hùng Võ Vương (13) Hùng Việt Vương (14) Hùng Anh Vương (15) Hùng Triệu Vương (16) Hùng Tạo Vương (17) Hùng Nghị Vương (18) Hùng Duệ Vương.

    3. Vua Hùng Quốc Tổ

    a. Hiện nay nhiều người thường hay nghĩ mười tám Vua Hùng là các vua truyền ngôi liên tục từ năm 2879 trước công nguyên cho tới năm 258 trước công nguyên, trong khoảng thời gian 2600 năm.

    Nếu chúng ta đem 2600 chia cho 18, thì trung bình mỗi vua trị nước là 150 năm. Với số thời gian cầm quyền quá dài, chứng tỏ con số 18 không phải là những vua liên tục trong lịch sử, mà biểu trưng cho các vị Thánh Vương lập công, an dân thịnh nước, và được dân tộc tôn vinh thờ kính.

    Cũng trong Việt Sử Thông Lãm của Vũ Huy Chấn, trang 94, tại Đền Hùng có câu đối viết vào thời Lê Trung Hưng năm 1532 ghi nhận Thời Hùng, có 2600 năm và có 42 vua. Nguyên văn câu đối như sau:

    - Nhi thiên lục bách dư niên dữ Đường Ngu Thương Chu nhi thượng tỉ long, Cổ Việt Hồng Bàng khai tịch;

    - Tứ thập nhị truyền hiền hiệu lịch Đinh Lý Trần Lê hất kim sùng tự, Tam Hà Ngũ Linh cao thâm.

    Dịch:

    - Cõi Việt Hồng Bàng mở nước, khoảng hai ngàn sáu trăm năm hơn, cùng Đường Ngu Thương Chu trước kia ngang thịnh vượng;

    - Ba sông năm núi cao sâu, truyền bốn mươi hai ngôi vua đúng, trải Đinh Lý Trần Lê nay nữa vẫn tôn thờ.

    Theo câu đối tại Đền Hùng có tới 42 vua, số này lại khác xa số 18 được thờ kính cũng trong đền này. Nếu chúng ta lấy khoảng thời gian 2600 chia cho 42 đời vua, thì thời gian trị vì khả dĩ chấp nhận.

    b. Từ ngàn xưa, dân tộc Việt vẫn luôn tự hào mình là Con Cháu Tiên Rồng, là con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt. Và đây là niềm tự tin tự hào về nền tảng của nòi giống, để từ đó, chúng ta căn cứ vào nguồn gốc mà thấy mình khác biệt, hoặc trổi vượt hơn những sắc dân khác. Ví dụ điển hình, chúng ta thường coi nhau và gọi nhau là đồng bào, một từ ngữ hàm chứa hai nguyên lý siêu việt nhất của con người: thân thương và bình đẳng.

    Trong suốt dòng lịch sử, niềm tự tin và tự hào Tiên Rồng đã trở thành nền tảng thâm sâu nhất, vững chắc nhất trong tâm hồn, trong huyết quản, trong tư tưởng của mỗi người Việt Nam chúng ta.

    Tuy nhiên, ở thời cận đại, đang khi đại chúng Việt hãnh diện và phát huy các biểu tượng Tiên Rồng của Tổ Tiên, thì lớp người trí thức Việt Nam lại tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc và truyền thuyết dân tộc.

    Đối với lớp người trí thức thời cận kim, nguồn gốc con cháu Tiên Rồng được ghi trong Truyện Hồng Bàng do nhà văn Trần Thế Pháp viết vào cuối thế kỷ 14, khoảng những năm 1370 tới 1400, và rồi các sử gia tiếp nối đã căn cứ vào tài liệu này mà soạn thảo, ghi chép thêm. (Đọc Lĩnh Nam Chích Quái, của Trần Thế Pháp, bản dịch Lê Hữu Mục, xuất bản Huế năm 1960, trang 43 tới 45).

    Sở dĩ có việc phiền phức này, vì Truyện Hồng Bàng chứa đựng mưu đồ đồng hóa và định kiến hàm hồ về hệ chủng tộc và văn hóa Trung Hoa với Việt Nam. Thứ đến, người Tây phương lại dùng Truyện Hồng Bàng làm phương pháp khảo luận và giải thích nguồn gốc Dân Việt thêm ra lúng túng và lầm lạc, gán ghép lố bịch.

    Hôm nay, chúng ta cần tìm hiểu tường tận, đích xác, đúng thực về nguồn gốc dân tộc của mình, và những vấn đề liên hệ dân Việt với các sắc dân xung quanh, đặc biệt với người Tộc Hoa, nhằm loại bỏ âm mưu đồng hóa của họ.

    c. Trong Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục, của nhiều tác gỉa do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội năm 1976, trang 243, thì hai vị đầu tiên trong số mười tám Vua Hùng là An Dương Vương và Lạc Long Quân.

    c1. An Dương Vương không được liệt kê trong số mười tám Vua Hùng, và không được thờ tại Đền Hùng vì tội đã làm mất nước về tay Triệu Đà. Mặc dầu theo thần phả ở đền Cổ Loa An Dương Vương cũng là Hùng gia chi phái, tức thuộc dòng dõi họ Hùng.

    An Dương Vương đã lìa bỏ truyền thống dân tộc mà quyết định xây thành. Chính ông đã nhờ thần Kim Quy, đã xin nỏ thần. Chính ông đã hành hạ dân, đã từ khước dân. Chính ông đã đón rước Trọng Thủy, đã đặt nỏ thần trong tầm tay của Trọng Thủy. Chính ông đã cho Triệu Đà mọi điều kiện để đặt ách nô lệ lên toàn dân… thì không lý, An Dương Vương lại được dân tộc ta tôn kính trong số mười tám Vua Hùng?

    c2. Long Quân (Rồng) và Lạc Cơ (Tiên) là hai vị Khởi Tổ sinh ra giống dòng Trăm Việt, truyền thuyết Bọc Mẹ Trăm Con – thì không thể gọi Cụ Tổ là Lạc Long Quân theo như mưu đồ đồng hóa của Lĩnh Nam Chích Quái hay Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục để liệt kê Ngài vào trong số mười tám Vua Hùng.


    Trăm Việt là tập hợp các sắc dân chủng Việt cư ngụ ở miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa lấn chiếm mà bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ Trăm Việt còn có tên là nước Xích Quỷ do An Dương Vương cai trị trước khi bị mất về tay Triệu Đà, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Nam Hải.

    Sử sách thời Xuân Thu Chiến Quốc, thế kỷ III trước công nguyên, ghi là các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Triết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Lạc Việt ở bắc Việt Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam… Trăm Việt nằm kế tiếp nhau từ miền nam sông Dương Tử qua lưu vực sông Hồng, xuống tận bình nguyên sông Mã. Vì Ngài là Khởi Tổ của các Vua Hùng Quốc Tổ, và sinh ra giống dân Trăm Việt.

    Tóm lại sự gán ghép danh hiệu trong số mười tám Vua Hùng trước đây, cần được điều chỉnh một cách đúng đắn cho các thế hệ tìm hiểu và tôn thờ.

    d. Mười Tám Vua Hùng đã không nhất thiết là chỉ có mười tám vị nối tiếp nhau trị nước trong suốt mấy ngàn năm, mà chỉ là những Thánh Vương, những người thịnh nước an dân, và được toàn dân thờ kính một cách đặc biệt, từ thời tiền sử lập quốc.

    Theo quan niệm Một Mẹ Trăm Con của Con Cháu Tiên Rồng, làm việc nước là trăm người trăm việc, và mỗi người làm một việc. Bởi thế sự hình thành nền văn hóa, các Vua Hùng có thể thuộc nhiều lãnh vực hay nhiều phương diện khác biệt nhau, như quân sự, kinh tế, giáo dục, xã hội chớ không thuần túy về một phương diện chính trị.

    Đây là đặc điểm của văn hóa Việt, không phải hễ ai làm vua thì đều coi là vị thần, được thờ kính như bao văn hóa khác, mà vị đó chỉ thành thần khi thực sự giúp ích cho quê hương dân tộc.

    Đang khi, ngay cả thời hiện nay, như Vua nước Anh thì đương nhiên kiêm nhiệm cả chức Giáo Hoàng Anh giáo. Vua Nhật Bản vẫn được đa số dân phải coi là một vị thần…

    Trong việc dựng nước, Mười Tám Vua Hùng là những người đóng góp đặc biệt vào việc hình thành nền văn hóa và dân tộc Việt Nam, cho nên đã được toàn dân tôn vinh thành Quốc Tổ.

    Trong suốt hai ngàn năm qua, nhiều nhận định về Thời Hùng với những ám ảnh bởi quan niệm phụ hệ của người Hoa. Tuy nhiên tới nay không ai có thể phủ nhận sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, và cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng mẫu quyền.

    Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 dương lịch, trong số các Anh Hùng Nghĩa Sĩ vùng lên đánh đổ ách đô hộ phương Bắc, vẫn còn có nhiều vị Nữ Tướng như Đức Trưng, Đức Triệu…

    Không phải tình cờ, mà suốt trong mấy trăm năm đầu của thời hữu sử, các vị lãnh đạo kháng chiến của dân tộc ta đã được ghi nhận là nữ giới. Ngay cả trong việc đánh tiếng trống đồng khai trương – một biều hiệu của uy quyền tổ chức – dân ta lại cũng có tục lệ để dành cho một người nữ cầm chịch.

    Cô gái Việt đã có nhiều cơ hội lãnh đạo hơn phái nam, và tài năng các cô đã có nhiều điều kiện bộc lộ và phát triển. Từ đó, Thần Báo cũng nghĩ rằng, với hơn ba bốn ngàn năm trong truyền thống mẫu hệ của Thời Hùng, cũng phải có nhiều vị Vua Hùng thuộc nữ giới, không đúng sao?

    4. Chính Trị Thời Hùng

    a. Tinh Thần Thời Hùng

    Vào đầu thời hữu sử, năm 214 trước công nguyên, Đồ Thư dẫn 50 vạn quân xâm lấn vùng Lĩnh Nam nước ta. Dầu thủ lãnh bị tử trận, nhưng dân tộc Việt vẫn liên tục chiến đấu chống ngoại xâm. Sau bốn năm trường kỳ kháng chiến, dân tộc ta đã chiến thắng Đồ Thư và làm cho bao vạn quân giặc bỏ xác.

    Cùng nhau chiến đấu kiên trì để chiến thắng hơn 50 vạn quân Tàu, dân tộc ta thời đó đã tỏ ra có tinh thần sống chung vững vàng, đã có đời sống xã hội phát triển, đã có đủ khả năng hợp tác rộng lớn để bảo vệ những đặc điểm và quyền lợi chung.

    b. Văn Hóa Đặc Thù

    Vào cuối Thời Hùng, nền văn hóa của dân tộc ta đã vững chắc và phát triển cao. Sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, chẳng những Đại Việt đã có thể tự giải thoát ách đô hộ, mà còn trổi vượt với nhiều đặc điểm văn hóa khác hẳn văn hóa của người Hoa.

    Như vậy, những đặc điểm của văn hóa Đại Việt không thể hình thành do ảnh hưởng của người Hoa, mà phải bắt nguồn từ Thời Hùng.

    Truyền thuyết và Kinh Việt cũng đều xác nhận nguồn gốc Thời Hùng của nền văn hóa Việt, đều lấy Vua Hùng làm bảo chứng cho đặc điểm của dân tộc.

    Vì vậy, những đặc điểm văn hóa ở thời hữu sử là những bằng chứng hùng hồn của nếp sống Thời Hùng.

    c. Đặc Điểm Chính Trị

    Để việc thực thi nhiệm vụ được hữu hiệu, thì ở bất cứ thời nào, những người lảm Việc Nước cũng phải có một số ưu thế tương xứng trong việc xử dụng phương tiện, quyền lực và nghi thức.

    Tuy nhiên, quyền lực thì thường đưa tới lạm dụng, nhất là khi chúng được hỗ trợ bằng một số định chế. Ngay cả chế độ gọi là Dân Chủ hiện nay, nhiều cơ chế “vì dân” như nghiệp đoàn, dân biểu… đã biến thể để phục vụ cho giới đặc quyền.

    Do đó, ưu điểm của một nền văn hóa là tạo ra những cấu trúc hạn chế, và ngăn chận giới cầm quyền áp bức người dân.

    Sau đây là những định chế của văn hóa Việt, bắt nguồn từ Thời Hùng và kéo dài suốt lịch sử, để người làm Việc Nước không thể tự chuyên lạm dụng quyền thế, không trở thành giặc.

    c1. Không Tự Phong Thần

    - Người dân tự chủ

    Nguồn gốc căn cội của mọi lạm dụng quyền lực là lòng tự kiêu tự phụ. Mọi hình thức độc tài đều xây dựng trên việc lạm nhận tính cách siêu việt của giới quyền thế. Ví dụ với những danh xưng khác nhau, như thiên tử, thần linh, thượng tế… hay đỉnh cao trí tuệ.

    Đang khi đó, văn hóa Việt không cho vua chúa được uy quyền tuyệt đối trên cuộc sống người dân. Người làm Việc Nước phải luôn nhớ Thân Phận Là Người của mình.
    Người dân đã luôn luôn có tiếng nói, đặc biệt trong những gì trực tiếp liên hệ đến cuộc sống riêng tư. Đối với quyền lực của Nước, mỗi người dân được che chở bởi đại gia đình và bởi làng xã. Chính quyền trung ương chỉ biết có làng xã, chớ không thi hành quyền lực trên từng người dân.

    Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện người dân. Trong truyền thống chính trị Việt, người dân không trực tiếp với vua quan, mà qua làng.

    Trong tất cả mọi việc, từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế, lính tráng… nước chỉ căn cứ vào làng, liên lạc với làng, và theo khả năng của toàn làng mà định phần đóng. Bởi thế, làng là đơn vị nền tảng của cơ cấu chính trị, chính quyền, nước. Gia đình là đơn vị nền tảng của xã hội, cộng đoàn, dân tộc.

    Nhờ đó, khác với các thể chế khác, người dân không phải đơn độc đương đầu trực diện với cơ quan quyền lực, mà còn được làng xóm láng giềng và bà con thân thuộc chia sẻ, trợ giúp, bù đắp, bảo bọc… Miễn là làng chu toàn được công tác chung thì thôi.

    Đối với người dân, làng trở thành một bức tường che, một mái ấm, một bảo đảm vừa vật chất vừa tinh thần, vừa thực tế và vừa pháp lý. Đây không phải chỉ là một nếp sống tự phát, mà đã được Tổ Tiên ta biến thành một thể chế chính trị: Định Chế Làng Nước.

    Vẫn biết ở bất cứ nơi nào hay thời nào, những kẻ có ưu thế cũng đều muốn củng cố quyền lực của riêng mình. Nhưng văn hóa và đại chúng Việt đã luôn luôn quyết tâm sống thực, bảo vệ, và kiện toàn định chế làng nước qua mấy ngàn năm lịch sử.

    Thể chế Làng - Nước, phép vua lệ làng, chẳng những đã giúp người dân nước ta được hưởng nếp sống tự chủ, trong khi vẫn tích cực đóng góp và hoà điệu với nếp sống của cả nước. Thể chế này là đặc điểm căn cội, làm cho nền Quân Chủ Việt khác hẳn mọi nền quân chủ khác.

    - Vua với Trời, với Tổ

    Vua chúa Việt chẳng những không coi mình là siêu nhân, mà còn không thi hành chức vụ với tư cách đại diện Trời Cao (thiên tử). Trái lại vì trách nhiệm lãnh đạo, vua chúa Việt gánh chịu trách nhiệm về mọi hành động của toàn dân.

    Vua khẩn cầu và gánh tội thay dân trước mặt Trời. Nhưng vua không đại diện cho Trời mà thống trị dân. Đang khi các văn hóa khác, vua đại diện “Trời” thị uy với dân. Nhưng không đại diện dân mà chịu tội với Trời.

    Đối với Tổ cũng vậy. Vua chịu trách nhiệm cho toàn dân trước mặt Tổ, nhưng Tổ trực tiếp với dân. Vua Hùng cầu Tổ trong truyền thuyết Phù Đổng, Tiên Rồng, Tiết Liêu… và Tổ hiện về với dân.

    Tổ là biểu trưng cho Tinh Thần, cho Sức Sống tối cao, cho Hồn Thiêng của Dân Tộc. Ngài là nguồn gốc, mà cũng là sự sống còn, là niềm hy vọng, là tụ điểm của toàn dân.

    Việc cầu Tổ là bộc lộ niềm tin bất diệt, niềm hy vọng tuyệt đối vào sức sống vô tận và truyền thống siêu việt của Dân Tộc.

    Đây chính là nền tảng đích thực của công cuộc Cứu Dân Cứu Nước. Bất cứ nền tảng nào khác đều đưa đến kết quả là biến dân nước thành vong nô của ngoại bang, của tà thuyết, hay của cường quyền bạo lực.

    - Vua với niềm tin

    Ở nhiều văn hóa khác, vì tự cho mình là siêu nhân, là đỉnh cao trí tuệ, là thần linh, là con Trời, là thượng tế tối cao, là người bảo vệ tối cao của tôn giáo… nên hầu hết vua chúa đã trực tiếp can thiệp vào đời sống tín ngưỡng của người dân.

    Dựa vào uy thế tôn giáo, các vua chúa “siêu nhân” đó đã cưỡng ép dân chúng phải tuyệt đối tuân giữ luật lệ và niềm tin của giới quyền thế.

    Trái lại, dân Việt được quyền tự do sống theo niềm tin của mình. Chẳng những mỗi người dân thờ kính Tổ Tiên của riêng mình, mà mỗi làng có thể tự tìm cho mình một vị Thành Hoàng để thờ. Người dân trong làng lại còn tự đặt ra những nghi thức riêng cho làng mình.

    Vua chúa Việt chỉ chính thức hóa niềm tin của dân, chớ không áp đặt cho dân.
    Vì vậy, ở dân Việt, không hề có lợi dụng tín ngưỡng và hệ thống tôn giáo để thống trị người dân. Vua quan không triệt để tuân hành một tôn giáo mà đàn áp những người dân theo tôn giáo khác.

    c2. Không Tạo Giai Cấp

    - Sống gần dân

    Dầu sự cách biệt giữa những người cai trị và đại chúng có thể lớn dần với thời gian, nhưng mãi đến cuối Thời Hùng, quyền cai trị thường ở trong tay những người lớn tuổi, chớ không nhất thiết tập trung vào một dòng họ.

    Ngoài ra, người lãnh đạo vẫn không sống cách biệt dân. Nhiều sách sử đã nhận định về Thời Hùng: Vua tôi cùng lao động, cùng cày cấy, không đắp bờ chia ranh, không phân biệt uy quyền cấp bậc… Vua tôi gần gũi thương yêu nhau.

    Cả dến năm 990 dương lịch, tức là sau hơn 1200 năm của Thời Hùng, Đức Đại Hành Hoàng Đế sau nhiều năm giữ chức Thập Đạo Tướng Quân, và sau mười năm làm vua mà vẫn còn đi chân đất, ngồi câu cá ở bờ sông, vui chơi với dân.

    Cho đến thời hiện đại, các triều đình vua chúa Việt Nam cũng không có đời sống tách rời khỏi nếp sống toàn dân. Vua quan ta đã không có những lâu đài đồ sộ nguy nga tráng lệ, cũng không có đời sống xa xỉ với loại âm nhạc, văn chương của dành riêng cho cung đình.

    Nếp sống gần dân, không phải là tình cờ, mà thực sự đã nhờ một số nguyên tắc chỉ đạo cũng như định chế.

    - Chính sách quan chức

    Trong suốt lịch sử Việt, người dân luôn được góp phần vào việc nước, quan trường luôn luôn mở rộng cửa cho mọi người dân có tài năng. Nhân tài được tuyển dụng do tiến cử, hoặc qua các cuộc thi.

    Sau thời gian làm quan, họ lại trở về làm dân, sống đời sống thanh bần như mọi người dân khác, chớ không tạo thành giai cấp với những đặc quyền đặc lợi suốt đời. Bởi trong khi có quyền chức mà lại luôn biết mình sẽ trở lại cuộc sống thanh bần, nợ tang bồng tay trắng vỗ tay reo như kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ… thì xin hỏi, mấy ai mà dám hà hiếp bóc lột người dân?

    Dầu cũng có những kẻ tham quyền cố vị, nhưng nếp sống dân tộc đã không để cho chúng tồn tại. Suốt mấy ngàn năm lịch sử cũng không có những dòng họ nhờ làm quan mà truyền đời giàu có quyền thế.

    c3. Không Để Hưởng Thụ

    - Không tạo tư sản

    Điểm quan trọng nhất của chính sách quyền chức, ở Thời Hùng và qua suốt cả dòng lịch sử Việt, là vua quan không dựa vào quyền chức mà chiếm hữu tài sản.
    Chức tước không mang lại đặc quyền vật chất. Dầu quyền chức cao trọng tột bậc, cũng không được chia đất phong tước truyền đời.

    Cả các vị hoàng đế đương triều của dân Việt cũng không có tài sản riêng. Tất cả đều là của dân nước, đều được điều hành theo quy chế tài sản quốc gia. Vua quan ta chỉ được quyền xử dụng để thêm phương tiện chu toàn nhiệm vụ.

    Khác biệt với chế độ phong kiến Tây phương, sau hơn hai trăm năm thực thi chế độ dân chủ, thì các lâu đài và chức vụ, hay tàn tích từ thời phong kiến bóc lột vẫn còn là tài sản và là vinh dự truyền đời của nhiều dòng họ. Ví dụ tài sản truyền đời của Nữ Hoàng nước Anh cũng đủ để bà được sắp vào hạng người đàn bà quyền lực và giàu có nhất thế giới.

    Đang khi Thần Báo đọc Le Dragon d’Annam của Bảo Đại, nhà xuất bản Plon, Paris năm 1980, trang 92: “Dầu dòng họ Nguyễn đã làm Chúa và làm Vua trong hơn 300 năm, từ năm 1600 tới 1945, Hoàng Đế Bảo Đại cũng không có tài sản gì riêng.”

    Và tiền lương của các quan, còn gọi là tiền dưỡng liêm, cũng chỉ vừa cho đủ sống và đủ phương tiện, nghi trượng để làm việc chung, việc nước.

    - Vấn đề thuế vụ

    Vì không chú trọng vào tài sản riêng, cho nên vua quan ta cũng không tìm cách khai thác thuế vụ để mà bóc lột dân.

    Suốt bao ngàn năm, lịch sử Việt chỉ ghi lại các cuộc kiểm tra dân số, mà không thấy có chứng cớ về ruộng đất. Vua quan ta không chiếm cứ về ruộng đất.

    Đành rằng thời nào, hay ở đâu cũng có hà lạm. Nhưng văn hóa Việt không cho hà lạm thành định chế đặc quyền. Trong lịch sử Việt, mỗi khi có vị vua lạm dụng thâu thuế, xa xỉ… là đại chúng nổi lên chống phá, truất phế.

    Điều tệ hại của chế độ Dân Chủ hiện tại, là “công bộc” của dân mà lại tự mình định mức tiền lương cho mình. Đang khi đại chúng “chủ nhân” luôn phải tuân theo, phải nai lưng gánh thuế. vua quan phương Tây thì chiếm hữu tất cả ruộng đất. Người dân đã chỉ là nông nô, và suốt bao đời chỉ là nô lệ cho giới quyền chức truyền đời.

    Trái lại, trong thể chế “Dân Chủ Việt,” các làng đều phổ biến mọi chi tiết chi thu, lý do trả lương, giá biểu dịch vụ… và trưng cầu dân ý. Ngoài giá trị vật chất, dân tộc ta còn có giá trị tinh thần, cho nên đã khác biệt với phương Tây ở điểm này.

    Sưu thuế, hiện vật cũng như nhân lực của dân tộc ta, đã chỉ vì nhu cầu của cuộc sống chung. Việc đóng thuế cũng chỉ căn cứ trên khả năng của từng làng, chớ không trực tiếp với từng người dân.

    c4. Không Chuyên Bạo Lực

    - Quân đội chính quy

    Trong nhiều quốc gia, những đội lính tổ chức chặt chẽ và sống chuyên nghề giao chiến, luôn luôn trở thành lực lượng để bảo vệ chính quyền, và giúp chính quyền đàn áp bóc lột người dân.

    Nhưng chúng ta nhìn lại suốt dòng lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, vua chúa Việt đã không hề có quân đội chính quy. Mãi cho tới năm 1950, Hoàng Đế Bảo Đại mới chính thức thành lập quân đội trong Liên Hiệp Pháp.

    Qua các triều đại Việt, số quân chỉ đủ cho nghi thức và an ninh chung. Còn binh lính thì thay phiên nhau mà về làm dân. Gặp thời chiến, quân đội lại thành hình từ toàn dân. Toàn dân giữ nước, và mỗi làng là một đơn vị chiến đấu.

    - Thành lũy vũ khí

    Thành lũy vũ khí cũng là phương tiện đàn áp bóc lột người dân. Giới thống trị đã có bạo lực quyền chức, lại được thành lũy che chở. Đang khi đó người dân tay không thì không có cả chỗ ẩn trốn.

    Trong suốt Thời Hùng, không hề có dấu vết việc xây thành đắp lũy cho vua quan.
    Lịch sử Việt chỉ có một lần xây thành, đó là Cổ Loa của An Dương Vương, và trở thành dấu tích đau thương của cả một dân tộc với nạn mất nước.

    Và sau này, dầu gọi là thành lũy, nhưng thành lũy Việt cũng chỉ có những điều kiện của các làng lớn mà thội. Tiện dụng cho công tác, chớ không là những pháo đài tập trung bạo lực và xa cách người dân.

    5. Kết Luận

    Thời Hùng là giai đoạn đặt nền tảng cho nếp sống Việt. Trên nền tảng này, suốt mấy ngàn năm, dân Việt Nam vui sống trong những điều kiện hạnh phúc đích thực của con người, là làm người.

    Do đó, các Vua Hùng quả thật là Tổ, chẳng những theo huyết thống, mà đặc biệt còn do việc thành hình cơ cấu xã hội và nếp sống của toàn thể Dân Tộc Việt Nam. Các Ngài là Quốc Tổ của Việt Nam, với nghĩa trọn vẹn nhất.

    Vì vậy, Đại Lễ kính Tộc Tổ phải được tổ chức một cách đặc biệt, với nghi thức long trọng, mang ý nghĩa dẫn chứng đầy đủ như trong bài viết này, nhằm hình thành một tụ điểm nối kết Anh Em Tộc Việt khắp nơi.

    Washington, ngày Tiên tháng Rồng năm 4886 Việt lịch
    (Theo Đàn Chim Việt)
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

  5. #5
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Truyền thống vẻ vang dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam

    Mỗi lễ hội… một dấu son lịch sử

    1. Lễ hội lớn nhất trong các lễ hội dân tộc vẫn là Quốc lễ Hùng Vương hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương. Quốc lễ diễn ra trọng thể nhất ngày 10/3 âm lịch hàng năm, ở khu di tích lịch sử Đền Hùng, trên đất tổ Phong Châu, Phú Thọ, kinh đô đầu tiên của nước Việt (thời đó quốc hiệu là Văn Lang). Nhiều tỉnh thành khác như Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng v.v…bao nhiêu năm nay cũng đồng tổ chức giỗ tổ vào ngày đó.



    Lễ Rước kiệu trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương



    Biểu diễn võ thuật, cờ người trong ngày Giỗ tổ thu hút rất đông khán giả đến xem

    Trong ngày hội lớn, đồng bào khắp nơi nô nức “về nguồn” tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nên đất nước và nhắc nhau đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

    2. Cổ Loa có thể xem là kinh đô thứ hai của nước Việt (Âu Lạc thuở ấy). Hàng năm, ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch Lễ hội Cổ Loa bắt đầu. Nhân dân Cổ Loa, nhân dân thủ đô thời nay, Thăng Long - Hà Nội, và nhiều địa phương trong nước lại hành hương về đây, dâng hương tưởng niệm vua Thục Phán An Dương Vương, tham gia các nghi lễ, cuộc thi và trò chơi dân gian phong phú.

    Đến Lễ hội Cổ Loa, ta sẽ được chứng kiến các dấu tích kiến trúc quân sự và thành cổ hai ngàn năm xưa, hình dáng Giếng Ngọc cổ tích, các loại vũ khí - dao, kiếm, tên, nỏ, và cả bức tượng không đầu của nàng công chúa Mỵ Châu bất hạnh. Tất cả đều gợi lên cho mọi người những ấn tượng và xúc cảm mạnh mẽ khác nhau: Khâm phục sự tài giỏi, khéo léo và ý chí chống ngoại xâm của tổ tiên xưa; bàng hoàng với mệnh đời bi thảm nàng công chúa, và xót đau mệnh nước thuở mới phôi thai.



    Lễ hội Cổ Loa

    3. Nhà Trần, một triều đại phong kiến với 14 đời vua, hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam đã để lại cho muôn đời sau hào khí “Đông Á”, được tưởng niệm và tôn vinh trong Lễ hội Đền Trần khai mạc hàng năm, ở quê hương Nam Định. Lễ Khai Ấn bắt đầu vào giờ Tý (23 giờ) ngày 14 tháng giêng âm lịch, là “linh hồn” của Lễ hội Đền Trần, tái hiện sự tích lịch sử vua Trần mở tiệc khao quân và phong chức cho các quan, quân lập công sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất.

    Lễ hội này, đặc biệt ghi ân vị anh hùng dân tộc kiệt xuất, Trần Quốc Tuấn, hay Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương, đã có công lớn lãnh đạo quân 3 lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của nước Đại Việt.

    Vị danh tướng văn võ song toàn đó được toàn dân Việt đời đời sùng kính phong Thánh: Đức Thánh Trần, lập bàn thờ Người trong hầu hết các đền chùa cả nước.

    Ngoài Nam Định (quê hương các vua Trần), ở Tp. Nha Trang (nơi có di tích lịch sử Trần Hưng Đạo đã được xếp hạng), và cả ở nơi địa đầu biên giới giáp với nước Trung Hoa, thành phố Lào Cai, lễ hội tưởng niệm Trần Hưng Đạo cũng được tổ chức rất trọng thể, gọi là Khai hội đền Thượng Bái Vọng với lễ dâng hương và rước kiệu Đức Thánh Trần tại nơi thờ người, trên đồi Hỏa Hiệu xưa, bên con sông Nậm Thi gần biên giới cùng nhiều trò chơi dân gian khác với sự tham gia của đông đảo dân địa phương và khách du lịch trong ngoài nước.



    Hội nghị Diên Hồng

    4. Một lễ hội tầm quốc gia được tổ chức sớm nhất, ngay những ngày đầu mùa xuân, đầu năm mới, chính là Lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa, ở giữa thủ đô Hà Nội. Cứ sáng ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch, hàng năm, cả nước lại hướng về đất Thăng Long - Hà Nội, nơi nhân dân thủ đô tưng bừng kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Và đồng thời hướng về miền Trung, Tây Sơn, Bình Định, quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, ở đó cùng diễn ra Lễ hội Chiến thắng Đống Đa của những người dân “đất võ”.

    Hình ảnh vị anh hùng dân tộc, một thiên tài kiệt xuất quân sự, Hoàng đế Quang Trung được tái hiện trong tư thế oai phong lẫm liệt đánh tan quân Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu (1789), giải phóng và thống nhất đất nước.



    Tượng đài vua Quang Trung

    Cũng như với vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo thế kỷ XIII và bao vị anh hùng cứu nước khác trong chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, sự tôn vinh vua Quang Trung; anh hùng dân tộc thế kỷ XVIII, cũng là tôn vinh truyền thống quật cường của dân tộc Việt Nam, cứ mỗi khi vận nước lâm nguy, toàn dân lại sẵn sàng đứng lên, sát cánh bên nhau, đương đầu với những đội quân xâm lược đến từ ngoại bang to hơn và đông dân hơn, cho đến khi quét hết chúng ra khỏi cõi bờ.

    5. Ở những nơi xa xôi cách trở, ngoài hải đảo giữa biển Đông, trên vị trí tiền tiêu biên giới, những người con dân nước Việt không thể tham gia trực tiếp, họ vẫn hướng về và theo dõi, qua phương tiện truyền thông, những lễ hội lịch sử, truyền thống trên đất Mẹ.

    Điều thú vị và đặc biệt, riêng trên hòn đảo Lý Sơn, từ bao đời trước vẫn duy trì một lễ hội có cái tên gọi đặc biệt: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (một lễ khao quân). Lễ diễn ra trong những ngày 20 và 21/4 với các hoạt động như: Cầu siêu tại Âm Linh Tự dành cho những âm linh tử trận ở Hoàng Sa để bảo vệ đảo, lễ hội hoa đăng và phóng sinh tại cầu cảng Lý Sơn; lễ thanh minh và tế ngoại đàn; lễ thả thuyền khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội đua thuyền…

    Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa thực sự mang ý nghĩa sâu sắc, là một hình thức sinh động khơi dậy lòng yêu nước và giáo dục thế hệ trẻ về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.

    Điểm qua những lễ hội đặc sắc nhất trong nhiều lễ hội truyền thống lịch sử giống như lần theo những dấu son khắc họa hành trình hàng ngàn năm của dân tộc, ôn lại các sự tích anh hùng của tổ tiên bao đời có công xây đắp và giữ gìn đất nước cho chúng ta ngày nay.

    Tất cả trở thành những bài học lớn sống động nhất, sâu sắc nhất và thiết thực nhất cho mọi thế hệ, bây giờ và cả mai sau: Những bài học về “dựng nước và giữ nước”.

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts