+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 13
  1. #1
    Tham gia ngày
    Feb 2009
    Đến từ
    Biên Hòa Đồng Nai
    Tuổi
    29
    Bài gởi
    225
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Uzi Tội ác diệt chủng của Polpot

    Quay trở lại, điểm tham quan đầu tiên tại Phnompenh là Cánh đồng chết. Đây là nơi mà bọn Polpot đã hành quyết hàng triệu con người cách đây mới 30 năm. Vừa đến cổng, 1 thoáng rùng mình, tay run run tick vào ô “second time visit”, hiếm hoi trong cái list dài dằng dặc của bọn bán vé. Một tấm bia lớn dành cho các lữ khách khi đến tham quan nơi đây:

    “Xin quý khách hãy bày tỏ sự tôn kính đối với hàng triệu người đã bị giết hại dưới chế độ diệt chủng Polpot”

    Vào sâu bên trong Cánh đồng chết, bắt gặp nhan nhản những hố chôn người tập thể
    Mỗi hố này là nơi chôn khoảng vài trăm người, trong đó có cả những người còn sống!

    Đây gọi là “magic tree”, nơi treo cổ những tội nhân to mồm, gây mất trật tự công cộng :D, mục đích là để làm gương cho kẻ khác.


    Đối với những người đặt chân đến cánh đồng chết lần thứ 2, cảm giác rất khác so với lần thứ nhất. Vì nếu đi lần đầu, thông thường bạn sẽ đi killing field trước, sau đó mới là đi Toul Sleng – bảo tàng diệt chủng – nơi có những bức ảnh rất hùng hồn về cách thức giết người của Polpot tại Cánh đồng chết. Đối với những người đi lần thứ 2, sau khi đã chứng kiến những bức ảnh ở bảo tàng diệt chủng, thì những cảnh vật ở Cánh đồng chết trở nên sống động hơn bao giờ hết. Mỗi cành cây ngọn cỏ đều làm mình mường tượng ra những cảnh giết người ghê rợn của bọn Polpot, mà đây là một trong những điển hình:


    Đây là “killing tree”, nơi bỏ xác của rất nhiều trẻ em. Bọn Polpot giết các em bằng cách cầm chân quật vào thân cây này, hoặc ném thẳng vào thân cây, như thế này này:


    Tiện đây cũng nói luôn 1 cách giết trẻ em khác của Polpot tại Cánh đồng chết, đó là 1 chú tung đứa trẻ lên cao, 1 chú khác dùng súng bắn chết.



    Chú có nhiệm vụ bắn đứa bé mà chẳng may bắn trượt cũng sẽ bị xử tử vì cái tội làm phung phí đạn!

    Một cảnh vật khác cũng bắt gặp rất nhiều ở cánh đồng chết, đó là những hố giam người (detention):

    Vào giai đoạn đầu khi tiến hành diệt chủng, Polpot sẽ hành quyết nạn nhân ngay sau khi xuống xe. Nhưng nạn nhân ngày càng nhiều, giết không xuể trong 1 lúc nên chúng đã giam các nạn nhân chưa giết kịp lại, khi nào rảnh mới lôi ra giết tiếp. Đây chính là nơi giam giữ.

    Trên thực tế, killing field ngày nay đã bị thu hẹp đi rất nhiều do bản thân chính những người dân Campuchia cũng muốn quên đi thảm cảnh ấy, nơi đây chỉ lưu lại những gì đặc trưng và tiêu biểu nhất. Ngày xưa nó hoành tráng thế này cơ:



    Đầu lâu xếp thành từng dãy, xương chồng chất như củi, hãy đề ý, có 1 số đầu lâu còn nguyên khăn bịt mắt.
    Do không có đạn vì hồi đó đạn là khá đắt đỏ, Polpot đã giết người bằng những dụng cụ thô sơ nhất như cuốc, thuổng, xẻng, gậy, dùi cui, chông, búa, rựa...tất cả những gì có thể làm chết 1 con người đều được Polpot tận dụng triệt để:


    Tác động của những dụng cụ này khiến các đầu lâu đều bị biến dạng, méo mó, vỡ 1 bên, hãy nhìn cái đầu lâu này:



    Sau khi “ăn” một nhát búa vào đầu làm cái sọ gần như vỡ đôi, đồng chí này hình như ngắc ngoải chưa chết hẳn, thế là lãnh tiếp 1 phát đạn xuyên từ đỉnh đầu, lần này chắc đồng chí không thể qua khỏi.

    Năm 1962, S-21 là một ngôi trường phổ thông có tên là “Ponhea Yat”. Sang chế độ Polpot, chúng đã biến nơi đây thành 1 nhà tù với hàng rào và dây điện bao quanh. Có 4 tòa nhà chính trong nhà tù này được sử dụng làm nơi điều hành, giam giữ, thẩm vấn và tra tấn.

    Những tội nhân bị giam giữ tại đây là mọi thuộc mọi tầng lớp như công nhân, nông dân, kĩ sư, nhà khoa học, trí thức, giáo sư, giáo viên, sinh viên, các bộ trưởng và những nhà ngoại giao trên khắp đất nước Campuchia. Theo thống kê, đã có khoảng hơn 10.000 lượt người bị giam giữ và giết hại tại đây.

    Trước hết, hãy đọc 10 “nguyên tắc” dành cho những tội nhân giam giữ tại đây:



    1. Trả lời thẳng câu hỏi. Ko lòng vòng.

    2. Đừng có cố mà che giấu sự thật bằng cái kiểu lấy lí do thế nọ hay thế kia. Cấm cãi hay hỏi lại!

    3. Đừng có ngu ngốc mà nghĩ rằng mình có thể phá hoại cuộc cách mạng của bọn tao.

    4. Trả lời ngay lập tức câu hỏi. Cấm làm mất thời gian.

    5. Đừng có nói với tao rằng bọn bay là bất tử hay có thể làm nên 1 cuộc lật đổ.

    6. Khi bị đánh hay giật điện, cấm khóc lóc!

    7. Ngồi yên tại chỗ và chờ lệnh của tao. Nếu chưa có lệnh, giữ trật tự. Khi tao có việc cho mày, mày phải làm ngay ko phản kháng.

    8. Cấm ko ba hoa về Khơ me đỏ để che giấu tội lỗi của chúng mày.

    9. Nếu ko tuân thủ các nguyên tắc trên, bọn mày sẽ ăn roi điện.

    10. Nếu ko tuân theo mệnh lệnh của bọn tao, chúng sẽ ăn 10 roi điện hoặc 5 lần giật điện.

    Sau đây là một số hình ảnh:

    Các nạn nhân sống dở chết dở:



    Một cách thức tra tấn: rút móng tay:



    Cách khác: Đổ axit vào mặt:



    Cách khác nữa: khoét ngực ra và thả con rết cho nó chui vào người!:


    Nhiều nạn nhân ko chịu nổi đòn roi hay bệnh tật, đã chết và bị khiêng đi:



    Rời khỏi nhà tù, dù đã lần thứ 2 nhưng cảm giác rùng rợn, ghê người trước những tội ác quá dã man của bọn Polpot vẫn lởn vởn trong đầu. Nếu ko có nạn diệt chủng, chắc hẳn giờ đây Campuchia đã trở thành 1 nước phát triển ko kém gì VN.



    Kết : Đã 30 sau cái ngày "địa ngục" ấy, nhưng những mất mát, tang thương vẫn còn đọng lại cho mỗi người dân Cam pu chia và một phần người dân Việt Nam. Là thế hệ tiếp bước cha anh, chúng ta phải xứng đáng với công lao mà họ đã bỏ ra để giành lại nền độc lập và bỏ công sức ra cho thế thệ mai sau bằng cả xương máu, tấm thân của mình !

  2. #2
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    mấy người này ác quá

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  3. #3
    Tham gia ngày
    Feb 2009
    Đến từ
    Biên Hòa Đồng Nai
    Tuổi
    29
    Bài gởi
    225
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Uzi Vụ thảm sát Ba Chúc của Polpot trên đất Việt Nam

    Vụ thảm sát của Pôn Pốt trên đất Việt Nam
    Giadinh.net - Có một địa chỉ ghi dấu những tội ác kinh hoàng của Pôn Pốt tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tại đây vẫn còn một khu nhà mồ tập thể chứa đựng 1.159 bộ xương cốt của những thường dân vô tội bị quân Pôn Pốt tàn sát.

    Ngày kinh hoàng

    Bà Huỳnh Thị Nga

    Cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km theo đường chim bay, Ba Chúc là xã có địa hình bán sơn địa, toạ lạc giữa 2 ngọn núi lớn có tên núi Tượng và núi Dài Lớn (còn gọi là Ngoạ Long Sơn). “Ngày vui hôm đó cũng là ngày đại tang ở Ba Chúc.

    Dòng họ của tôi đã bị giặc Pôn Pốt giết hại trên trăm người, riêng gia đình tôi, từ cha mẹ, chồng con, anh chị em ruột là 37 người...” - Tội ác của nạn diệt chủng bị bánh xe của quá khứ lăn qua đã hơn 30 năm, nhưng trong câu chuyện kể của bà Huỳnh Thị Nga, ấp An Định, một trong những nhân chứng sống của nạn diệt chủng, chúng tôi đọc được sự kinh hoàng đến ám ảnh trong từng giọng nói đứt quãng và những dòng nước mắt tuôn trào trên gương mặt nhăn nheo của bà.

    Những ngày tháng 4/1978, cùng nhân dân cả nước, nhân dân Ba Chúc long trọng chuẩn bị làm lễ kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thì cũng là ngày mà bè lũ Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam, trong đó có An Giang và Ba Chúc là nơi chúng tập trung đánh phá, giết chóc nặng nề, tàn ác nhất.

    Cao điểm của cuộc thảm sát bắt đầu từ ngày 15/4/1978, quân Pôn Pốt đã “nã” vào Ba Chúc mỗi ngày trên 1.000 quả pháo, có lúc lên đến 2.000 quả.



    Đại bộ phận nhân dân xã Ba Chúc được sự giúp đỡ của chính quyền và bộ đội đã được đưa về nơi an toàn, còn một bộ phận vì lý do nào đó chưa kịp đi và đây chính là nguyên nhân mà nhiều thường dân đã bị thảm sát.

    Sáng 18/4/1978, sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của dân quân du kích xã Ba Chúc tại núi Tượng, quân Pôn Pốt tràn vào Ba Chúc.

    Trong 11 ngày đêm chiếm đóng (18/4 đến 30/4/1978), đám quân diệt chủng đã dìm người dân Ba Chúc trong biển máu bằng vô số màn giết người dã man chẳng khác gì thời trung cổ: Bắn người tập thể, cắt cổ, dùng dao, búa, xẻng đập đầu; xé trẻ em làm hai hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay quẳng lên không rồi giương lưỡi lê đâm lòi ruột.

    Đối với phụ nữ, chúng bắt lột quần áo, hãm hiếp tập thể, xẻo vú, dùng cây tầm vông, cọc trâm bầu, cán búa thọc hoặc nhét đá, đất, lá cây vào cửa mình cho đến chết...


    Cùng với việc diệt chủng, đám quân bạo ác triệt để thực hiện khẩu hiệu “Đốt sạch, phá sạch”. Đi đến đâu, chúng cuớp bóc tài sản đến đó và vận chuyển về bên kia biên giới. Thứ nào không lấy đi được thì chúng phá huỷ, đốt sạch, từ nhà dân đến các công trình công cộng. Sau cuộc thảm sát, không một ngôi nhà nào ở Ba Chúc còn nguyên vẹn.


    Nơi ghi hằn tội ác


    Chùa Tam Bửu

    Chùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi, một sỹ phu yêu nước của phong trào Cần Vương xây dựng để tu hành vào năm 1882 nhằm che mắt giặc. Ngày 17/4/1978, quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, làm 40 người bị chết và 20 người bị thương nằm chất chồng lên nhau.

    Một ngày sau, bè lũ diệt chủng tràn vào bắt hơn 800 người dân đem ra khỏi chùa tàn sát và chỉ có một người sống sót. Cùng ngày, đối diện chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai được dựng lên vào năm 1877 cũng bị quân diệt chủng tràn vào xả súng, tung lựu đạn giết chết trên 80 người.


    Tội ác của bọn diệt chủng

    Những người sống sót chạy ra bị chúng dùng cây đập đầu và xả súng khiến hơn 100 người nữa mất mạng. Riêng dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trốn đã bị chúng tung lựu đạn làm chết 39 người... Sau ngày 30/4/1978, những người sống sót trở về đã nhìn thấy phía trước chánh điện, máu người ngập ngụa.

    Ngày 18/4/1978, khi quân Pôn Pốt tràn vào, một bộ phận nhân dân Ba Chúc rút chạy không kịp nên kéo nhau lên núi Tượng ẩn nấp vào các hang đá để tránh sự tàn sát của kẻ thù. Nhưng qua 11 ngày đêm chiếm đóng, bọn man rợ đã lùng sục và tàn sát gần hết số bà con trốn trong các hang đá trên núi.

    Tại hang Vồ đá dựng (trước miệng hang có một tảng đá dựng thẳng, muốn vào hang, người ta phải leo lên tảng đá mới vào được nên gọi là vồ đá dựng), đã xảy ra câu chuỵên thương tâm: Vào những ngày quân Pôn Pốt chiếm đóng Ba Chúc, có 72 con người kéo lên đây, trong đó có 4 trẻ em.


    Vết máu đã khô trong chùa Phi Lai

    Do ở trong hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước, ngột ngạt, bệnh hoạn nên các em la khóc suốt ngày. Ngày 29/4, một tên nữ Pôn Pốt đi do thám và nghe tiếng trẻ em khóc đã chạy đi báo cáo. Trước nguy cơ bị tàn sát, bà con quyết định hy sinh tính mạng các cháu để cứu tất cả mọi người.

    Tại hang cây da (trước miệng hang có một cây da lớn) có 17 người lẩn trốn. Bọn Pôn Pốt lùng sục được đã xả súng bắn chết 14 người, sau đó chúng hãm hiếp một chị tên Chuột rồi lấy cây đâm vào cửa mình chị cho đến chết.


    Tại hang Ba Lê, có gần 50 người bị thảm sát. Hang này trước không có tên nhưng sau vụ cha mẹ, vợ con, anh em, dòng họ của anh Nguyễn Văn Lê bị quân Pôn Pốt thảm sát, chỉ có một mình anh Lê, con thứ 3 trong gia đình sống sót nên sau đó, mọi người đã gọi là hang Ba Lê.

    Tại Cầu Sắt - Vĩnh Thông (cầu do Pháp xây dựng năm 1920), từ ngày 18/4 đến ngày 30/4/1978, bọn Pôn Pốt đã lùa dân ra đây tàn sát trên 300 người. Tại Giồng Ông Tướng và khu nhị tỳ nằm dưới chân núi Tượng, đã có trên 100 người bị quân Pôn Pốt tàn sát...

    Những địa điểm trên là những nơi ghi hằn tội ác man rợ mà bọn diệt chủng Pôn Pốt Iêng-Xary gây ra trên đất Việt Nam - Một dân tộc, một đất nước luôn đối với nhân dân Campuchia anh em bằng tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu chống đế quốc xâm lược.

    Bản cáo trạng ngàn đời

    Sau khi đánh đuổi bè lũ diệt chủng về bên kia biên giới, lúc này, việc gom xác người chết mới được tiến hành. Hài cốt được gom lại thành từng cụm. Ba Chúc trước thảm doạ diệt chủng có trên 15.000 dân nhưng sau thảm hoạ thì vắng hoe.

    Vì ám ảnh bởi nạn diệt chủng nên sau khi sơ tán, lúc bình yên đã trở lại, nhiều người vẫn không dám về. Một năm sau, mảnh đất Ba Chúc vẫn lạnh lẽo...

    Nhà mồ Ba Chúc - Bản cáo trạng ngàn đời

    Theo tài liệu của Uỷ ban Trung ương điều tra tội ác chiến tranh ngày 30/7/1978 đã cho biết số liệu về tội ác diệt chủng của giặc Pôn Pốt gây ra cho nhân dân Ba Chúc: 3.157 người bị sát hại. Trên 100 hộ bị giết sạch không người sống sót, hơn 200 người chết và bị thương, cụt tay chân do đạp nhằm mìn và lựu đạn của quân Pôn Pốt gài lại.

    Họ Hà trước là một dòng tộc lớn bị giết hại hoàn toàn. Có 2.840 căn nhà bị đốt cháy hoặc phá hủy, toàn bộ cơ sở vật chất, kho tàng, công trình công cộng bị tàn phá 100%, 24 chùa am lớn nhỏ của đạo Hiếu Nghĩa bị phá huỷ và hư hại, 4 điểm trường học và một trạm xá bị tàn phá.

    Để giáo dục ý chí căm thù, đề cao cảnh giác, đồng thời tố cáo tội ác của bè lũ diệt chủng Pôn Pốt cho nhân dân trong nước và thế giới biết đến, năm 1979, chính quyền tỉnh An Giang đã cho xây dựng khu Chứng tích tội ác giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu trên diện tích 3.000 m2 thuộc ấp An Định.

    Khu chứng tích này gồm 7 hạng mục công trình: Vòng rào, nhà mồ, bia căm thù, nhà thuỷ tạ, hồ sen, nhà tiếp khách. Trong các công trình trên, nhà mồ là công trình chính, có hình dạng lục giác, mỗi góc là một trụ cột đỡ mái nóc nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng thể hiện ý chí căm thù.

    Chính giữa nhà mồ là khung hộp kính tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1.159 xương cốt của những thường dân vô tội bị giặc Pôn Pốt thảm sát. Hàng năm, vào những ngày giỗ những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cúng tế và gọi đây là Ngày giỗ hội căm thù.

    Khu Nhà mồ Ba Chúc được Nhà nước ta công nhận là Di tích căm thù theo quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin vào ngày 10/7/1980. Vì có nhiều điểm thảm sát nên chỉ phát bằng công nhận cho 3 điểm tiêu biểu là nhà mồ, chùa Tam Bửu và miếu An Định (tức chùa Phi Lai).

    Khu Nhà mồ Ba Chúc là bản cáo trạng, là chứng tích tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pôn Pốt, là một di chúc nhắc nhở mọi người ý thức cảnh giác và là vành tang chung cho dân tộc Việt Nam và cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

    _______________

  4. #4
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    nhìn mấy tấm hình này giống xác chết trên cao nguyên quá !

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  5. #5
    Tham gia ngày
    Feb 2009
    Đến từ
    Biên Hòa Đồng Nai
    Tuổi
    29
    Bài gởi
    225
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    44

    cao nguyên gì vậy anh Hải

  6. #6
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    thì là cao nguyên chứa những xác chết nên anh nói là xác chết trên cao nguyên ?

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  7. #7
    Tham gia ngày
    Feb 2009
    Đến từ
    Biên Hòa Đồng Nai
    Tuổi
    29
    Bài gởi
    225
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    ở đó làm gì có cao nguyên, chỉ có đồng bằng dựa núi thôi

  8. #8
    Tham gia ngày
    May 2009
    Tuổi
    33
    Bài gởi
    288
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    trời xem xong mà thấy ghê quá sao bon chúng ác thế nhỉ. giống y chang bọn phát xít giết người do thái vậy. đúng là bọn vô nhân tính oài

  9. #9
    Tham gia ngày
    Jul 2009
    Tuổi
    29
    Bài gởi
    266
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    bon này đúng là dã man nhưng bọn này chỉ là quá khứ vì thời đó dân VN tương đối hiền hòa chứ thời giờ mà nó dám xâm chiếm như vậy thì nó chỉ có nước bỏ mạng vì bây giờ thanh niên nó chơi toàn súng ngắn với lựu đạn không à, gặp quân đội nước ta bây giờ tương đối mạnh và tinh nhuệ

  10. #10
    Tham gia ngày
    Jul 2009
    Đến từ
    Hà Nội, Việt Nam
    Tuổi
    30
    Bài gởi
    800
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Hô hô, lâu mới thấy bác QT lên 4rum chơi. Bọn này toàn sát hại dân thường vô tội, không có sức chống cự, chứ chưa gặp phải quân đội. Nhờ quân đội Campuchia và VN giúp sức nên đã dẹp được nạn diệt chủng này đó mà.
    bn yêu gì hơn,vovinam hay vit võ đo ???
    tôi yêu c hai !!

    VOVINAM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts