+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 4 trên 4
  1. #1
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default Giới Thiệu Bộ Môn Aikibudo

    GIỚI THIỆU BỘ MÔN AIKIBUDO

    Môn võ được khai sáng bởi Hoàng tử TEIJUN, người con thứ 6 của Nhật Hoàng SEIWA (850-880) và truyền lại cho con là TSUME MINAMOTO, sau đó tiếp tục truyền lại cho hậu duệ YOSHIMITSU MINAMOTO, là Sứ Quân của Hạt TAKEDA. Vào thế kỷ thứ 10, Sứ Quân YOSHIMITSU MINAMOTO đã kết hợp những kinh nghiệm thâu thập được trong cuộc đời chiến sĩ của ông, đã lập thành một môn võ đặt tên là [B]AIKI JITSU DAITO RYU

    Theo truyền thống, môn võ được truyền lại cho người con là YOSHIKIYO TAKEDA, rồi tiếp tục cho đến hậu duệ KUNITSUGU TAKEDA (1575) thì được đổi tên thành.
    Đến năm 1898, Võ Sư SOGAKU TAKEDA đổi tên lại là AIKI BUDO và truyền dạy môn võ môn cách rộng rãi

    Năm 1929, môn võ đã được Võ Sư MINORU MOCHIZUKI, Chưởng môn Trường phái YOSEIKAN dạy dưới tên [B]AIKIDO JIU JITSU tại trung tâm YOSEIKAN (số 846-4 MUKAISHI KIJI, SHIZUOKA) cùng với các bộ môn JUDO, KARATE, KENDO, KOBUDO, IAIDO, gọi chung là [B]YOSEIKAN BUDO.

    Đầu thập niên 1960-1970, Võ Sư KAZUO ISHIKAWA, đại diện YOSEIKAN, sang Việt Nam làm Cố vấn cho Tổng Cục Nhu Đạo Việt Nam thời đó tại Sài Gòn, đã đào tạo một số môn sinh và giới thiệu tiếp tục sang học tại trung tâm YOSEIKAN.

    Năm 1968, Võ Sư Lê Vân Nhi được đề nghị đại diện YOSEIKAN thành lập Võ đường tại số 55 Hồng Thập Tự, Quận 3, Sài Gòn (hiện nay là Quận I, Tp Hồ Chí Minh) và dạy môn võ dưới tên được Việt hóa là HIỆP KHÍ VÕ ĐẠO (AIKIBUDO)

    Năm 1971, Bộ môn được ỦY HỘI THẾ VẬN QUỐC GIA VIỆT NAM công nhận được chính thức truyền dạy cùng với các môn võ Nhật khác.Năm 1973, Võ Sư MINORU MOCHIZUKI, Chưởng môn YOSEIKAN đến thăm Võ đường tại Sài Gòn (lúc này có khoảng 400 võ sinh và 60 Huyền đai) và đã cho phép Võ Sư Lê Vân Nhi lập Tổng hội riêng.

    Trong thời kỳ chuẩn bị, thì xảy ra thời cuộc chiến tranh năm 1975, Võ Sư Lê Vân Nhi và một số đông Huyền đai sang định cư ở nước ngoài. Trong thời gian định cư tại Pháp, Võ Sư Lê Vân Nhi đã lập HỘI HIỆP KHÍ VÕ ĐẠO QUỐC TẾ (ASSOCIATION INTERNATIONAL DE HIEP KHI VO DAO) trụ sở đặt tai 118 Rue Des Carrieres 95410, GROSLAY, FRANCE

    Năm 1992, Võ Sư Lê Vân Nhi có dịp trở về Việt Nam, được sự chấp thuận của cấp lãnh đạo Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Quận I, 143 Nguyễn Du, tiếp tục phát triển bộ môn tại đây, và chính thức chỉ định hai Võ Sư Nguyễn Thị Kim Thoa và Lê Kiến Quốc lãnh trách nhiệm điều hành. Sau này, Võ Sư Nguyễn Thị Kim Thoa vì bận việc gia đình không thể tiếp tục được, nên Võ Sư Lê Kiến Quốc lãnh phần đảm trách phát triển Bộ môn, hiện nay đã đào tạo được khoảng 30 Huyền đai. Riêng tại Đà Lạt, cũng có một Võ đường dạy Bộ môn do Võ Sư Phan Văn Ngọ phụ trách, có được khoảng 10 Huyền đai.

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  2. #2
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Aikido viết bằng chữa Hán-Nhật theo lối shodoAiki (合気) được các cao thủ Aikido giải nghĩa là "cảm giác được bản thân và đối thủ hòa làm một và cả hai đều hòa hợp với vũ trụ".
    Tương truyền, sau này Ueshiba Morihei hay giải thích Ai trong Aikido nghĩa là "yêu thương", có lẽ dựa trên cơ sở đồng âm tiếng Nhật với từ 愛(ái).
    Aikido, đúng như sự hình dung của người sáng lập ra nó, không chỉ là sự tổng hợp của việc luyện tập võ thuật của người sáng lập, mà còn bộc lộ triết lý riêng của ông về hòa bình và hòa hợp vũ trụ. Ngày nay, Aikido tiếp tục sự phát triển của nó từ koryū (võ thuật cổ), thành những thể hiện cực kì đa dạng của các võ sư khác nhau trên toàn thế giới.[1]
    Aikido được sáng lập bởi Morihei Ueshiba (植芝 盛平 Ueshiba Morihei, 14 tháng 12 1883 – 26 tháng tư 1969), cũng được các võ sinh coi là Ōsensei ("Người thày vĩ đại").[2] Ueshiba phát triển Aikido chủ yếu vào cuối những năm 1920 cho tới những năm 1930 qua sự tổng hợp các môn võ cổ mà ông đã học được.[3] Aikido phát triển chủ yếu từ Daitō-ryū aiki-jūjutsu, mà Ueshiba đã học trực tiếp với Takeda Sokaku (武田 惣角 Takeda Sōkaku, 1859–1943). Thêm vào đó, Ueshiba cũng đã học Tenjin Shin'yō-ryū với Tozawa Tokusaburō (戸沢 徳三郎, 1848–1912) ở Tokyo vào năm 1901, Gotōha Yagyū Shingan-ryū với Nakai Masakatsu (中井 正勝, fl. 1891–1908) ở Sakai từ 1903 đến 1908, và judo với Kiyoichi Takagi (高木 喜代子 Takagi Kiyoichi, 1894–1972) ở Tanabe vào năm 1911.[4]
    Daitō-ryū là môn có ảnh hưởng lớn nhất đến Aikido. Cùng với các kĩ thuật ném tay không và khóa khớp, Ueshiba kết hợp luyện tập di chuyển có vũ khí, như là giáo (yari), gậy ngắn (jō), và có thể cả đoản dao (jūken). Tuy nhiên, Aikido phát triển phần lớn các cấu trúc đòn đánh từ kiếm thuật (kenjutsu).[5]
    Ueshiba tới Hokkaidō năm 1912, và bắt đầu học dưới sự dạy dỗ của Takeda Sokaku vào năm 1915. Việc học Daitō-ryū tiếp tục cho đến năm 1937.[3] Tuy nhiên, sau thời gian đó, Ueshiba bắt đầu xa rời Takeda và môn Daitō-ryū. Vào thời điểm đó, Ueshiba dùng từ "Aiki Budō" để nói đến môn võ của ông. Không rõ chính xác khi nào Ueshiba bắt đầu sử dụng cái tên "Aikido", nhưng nó trở thành tên chính thức của môn võ vào năm 1942, khi Dai Nippon Butoku Kai được tham gia vào việc tổ chức lại và tập trung hóa các môn võ Nhật Bản của chính phủ.
    Onisaburo DeguchiSau khi Ueshiba rời Hokkaidō năm 1919, ông gặp và chịu ảnh hưởng lớn từ Onisaburo Deguchi (出口 王仁三郎 Deguchi Ōnisaburo, 1871–1948), thủ lĩnh tinh thần của giáo phái Ōmoto-kyō ở Ayabe.[6] Một trong những đặc điểm chủ yếu của Ōmoto-kyō là nó nhấn mạnh đến sự đạt được cõi hoàn hảo trong một đời người. Điều này tạo ảnh hưởng lớn đến triết lý của môn võ của Ueshiba về rộng mở tình yêu thương và sự cảm thông, đặc biệt đối với những ai muốn hãm hại người khác. Aikido thể hiện triết lý này trong việc nhấn mạnh rằng, nắm vững võ thuật để mà nhận đòn và chuyển hướng nó đi một cách vô hại. Trong trường hợp lý tưởng, không chỉ người nhận mà cả người tấn công cũng vô hại.[7]
    Aikido lần đầu tiên được truyền bá tới phương Tây vào năm 1951 bởi Minoru Mochizuki (望月 稔 Mōchizuki Minoru, 1907–2003) trong một chuyến đi tới Pháp nơi mà ông giới thiệu các kĩ thuật Aikido tới các môn sinh Judo.[8] Theo sau ông là Tadashi Abe (阿部 正 Abe Tadashi, 1926–1984) vào năm 1952 người trở thành đại diện Aikikai Hombu chính thức, ở lại Pháp trong bảy năm. Kenji Tomiki (富木 謙治 Tomiki Kenji, 1900–1979) đi du lịch với một đoàn đại biểu các võ sư khác nhau từ mười lăm bang của Hoa Kỳ năm 1953.[9] Sau đó trong năm ấy, Koichi Tohei (藤平 光一 Tōhei Kōichi, sinh năm 1920) được gửi bởi Aikikai Hombu tới Hawaii, trong một năm tròn, nơi ông lập lên một vài dojo. Việc này được ủng hộ bởi một vài chuyến thăm khác và được xem là sự truyền bá chính thức Aikido tới Hoa Kỳ. Vương quốc Anh theo sau vào năm 1955; Italy năm 1964; Đức và Australia năm 1965. Ngày nay có các dojo Aikido để luyện tập trên toàn thế giới.


    Luyện tập thể chất
    Trong Aikido, cũng như trong tất cả các môn võ Nhật Bản khác, vừa có sự luyện tập thể chất, vừa có sự luyện tập về mặt tinh thần. Việc luyện tập thể chất trong Aikido rất phong phú, bao gồm cả luyện tập thể chất và trau dồi kinh nghiệm nói chung, cũng như các kĩ thuật đặc biệt.[10] Bởi một phần quan trọng trong việc luyện tập Aikido luôn bao gồm đòn ném đối thủ, nên điều đầu tiên môn sinh cần học là làm thế nào để ngã hoặc lăn an toàn.[11] Các kĩ thuật đánh đặc biệt bao gồm đánh và nắm; các kĩ thuật phòng thủ bao gồm ném và khóa. Sau khi học xong các kĩ thuật cơ bản, môn sinh bắt đầu phòng thủ tự do chống lại nhiều đối thủ, và trong nhiều trường hợp là các kĩ thuật chống vũ khí.


    Luyện tập thể chất nói chung

    Tước vũ khí sử dụng đòn "cướp kiếm" (tachi-dori)Mục đích luyện tập thể chất trong Aikido là điều hòa nhịp vận động, linh hoạt, và sự bền bỉ, không chú trọng đến sức lực mang vác. Trong các kĩ thuật Aikido, ấn hoặc di chuyển mở thông dụng hơn nhiều so với kéo hoặc di chuyển co lại như trong các môn võ khác, và sự khác biệt này có thể áp dụng cho các mục đích luyện tập thể chất nói chung của các học viên Aikido.
    Một số hoạt động rèn luyện theo hướng nín thở, như nâng vật nặng, chú trọng đến sức mạnh co lại, trong đó các cơ bắp phải gồng lên để tăng cường độ cứng, khối lượng và sức mạnh. Các hoạt động luyện tập liên quan đến Aikido thay vào đó lại chú trọng đến việc sử dụng di chuyển toàn thân một cách hài hòa và cân bằng, gần giống với yoga hay uốn dẻo. Ví dụ, rất nhiều dojo bắt đầu lớp học bằng bài tập làm ấm (準備体操, junbi taisō?), có thể là kéo giãn hoặc bẻ.[12]
    Luyện tập Aikido phần lớn dựa trên các bài quyền (kata), luyện tập bởi hai người với nhau hơn là luyện tập tự do. Một mẫu chung cho người nhận đòn đánh (uke) là tấn công người ném (nage, cũng gọi là tori hoặc shite dựa trên loại Aikido), người vô hiệu hóa đòn tấn công này bằng một kĩ thuật Aikido.
    Cả hai nửa của kĩ thuật đó, của uke và của nage, được coi là căn bản trong việc luyện tập Aikido. Cả hai phải luyện tập các nguyên tắc Aikido về hòa hợp và thích ứng. Nage học cách hòa hợp và kiểm soát năng lượng đánh, trong khi uke học cách trở nên bình tĩnh và linh hoạt trong thế bất lợi, các vị trí mất thăng bằng mà nage gây ra. Sự "nhận" của đòn đánh được gọi là ukemi.[13] Uke liên tục tìm cách lấy lại thế cân bằng và che chỗ sơ hở (v.d. hở sườn), trong khi nage sử dụng vị trí và căn thời gian để làm uke mất thăng bằng và bị thương. Trong các bài tập cao hơn, uke thỉnh thoảng sử dụng các kĩ thuật ngược (kaeshi-waza) để lấy lại thăng bằng và khóa hoặc ném nage.
    Ukemi (受身, Ukemi?), nghĩa là "người nhận". Ukemi giỏi phải biết làm chệch hướng đánh hoặc bẻ để tránh bị thương.[13] Khi áp dụng một đòn đánh, nhiệm vụ của nage là tránh làm thương uke bằng cách sử dụng tốc độ và lực đánh phù hợp với trình độ của uke trong ukemi.[13] Thương tích (đặc biệt đối với khớp), khi chúng xảy ra trong Aikido, thường là do nage đánh giá sai khả năng của uke khi nhận đòn ném hoặc khóa.

    Kĩ thuật chiến đấu

    Môn sinh học rát nhiều đòn đánh khác nhau để mà các kĩ thuật Aikido có thể thực hiện được. Mặc dù các đòn đánh không được luyện tập xuyên suốt như các môn võ dựa trên các đòn đánh, các đòn đánh mạnh hoặc giữ chặt cần để học cách áp dụng các kĩ thuật đánh một cách đúng đắn và hiệu quả.[5]

    Rất nhiều đòn (打ち, uchi?) của Aikido thường được xem là tương tự đòn chém của kiếm hoặc một vật được cầm nắm khác, có thể cho thấy nguồn gốc các kĩ thuật là từ chiến đấu có vũ khí.[5] Các kĩ thuật khác có vẻ là đấm (tsuki), cũng được luyện tập như là lao vào với kiếm hoặc dao. Đá thường là dành cho các biến tướng ở trình độ cao; lý do là vì việc ngã sau một đòn ngã là rất nguy hiểm, và đòn đá (đá cao nói riêng) không thông dụng trong các trận chiến thời phong kiến Nhật Bản. Một số đòn đánh cơ bản bao gồm:

    Chém trước đầu (正面打ち, shōmen'uchi?) một đòn chém dọc vào đầu.
    Chém cạnh đầu (横面打ち, yokomen'uchi?) một đòn chém chéo bằng dao vào cạnh đầu hoặc cổ.
    Đấm ngực (胸突き, mune-tsuki?) một cú đấm vào thân. Các mục tiêu đặc biệt bao gồm ngực, bụng, và dạ dày. Cũng giống như "đấm trung đẳng" (中段突き, chūdan-tsuki?), và "đấm trực tiếp" (直突き, choku-tsuki?).
    Đấm mặt (顔面突き, ganmen-tsuki?) một cú đấm vào mặt. Cũng như "đấm thượng đẳng" (上段突き, jōdan-tsuki?).
    Người mới luyện tập thường tập các kĩ thuật từ tư thế nắm, bởi nó an toàn hơn và bởi nó dễ dàng hơn để cảm nhận dòng năng lượng và lực nắm hơn là một cú đánh. Một số tư thế nắm phát triển từ từ thế nắm khi đang cướp vũ khí; một đòn sau đó được sử dụng để thoát ra và làm bất động hoặc tấn công người cầm nắm. Một số ví dụ về các đòn nắm cơ bản:

    Nắm một tay (片手取り, katate-dori?) một tay nắm một cổ tay.
    Nắm hai tay (諸手取り, morote-dori?) hai tay nắm một cổ tay.
    Nắm hai tay (両手取り, ryōte-dori?) hai tay nắm hai cổ tay. Cũng giống như "Nắm hai tay vào một tay" (両片手取り, ryōkatate-dori?).
    Nắm vai (肩取り, kata-dori?) tư thế nắm vai.  "Nắm hai vai" là ryōkata-dori (両肩取り, ryōkata-dori?)
    Nắm ngực (胸取り, mune-dori?) nắm phần ngực (áo). Cũng giống như "nắm cổ áo" (襟取り, eri-dori?).

    Lược đồ đòn ikkyō, hay "Đòn số một". Yonkyō có cùng cách thức đánh, mặc dù tay trên nắm cẳng tay hơn là nắm củi trỏ.Sau đây là một mẫu của các đòn ném và khóa cơ bản được luyện tập nhiều. Thuật ngữ có thể thay đổi tùy vào các tổ chức và loại Aikido, vì vậy những thứ sau đây là các thuật ngữ được sử dụng bởi Tổ chức Aikikai. Nhớ rằng mặc dù tền của năm đòn đầu tiên được liệt kê ra, chúng không phải lúc nào cũng được dạy theo trình tự như vậy.

    Đòn thứ nhất (一教, ikkyō?) một đòn kiểm soát đặt một tay lên củi trỏ và một tay gần cổ tay để ấn uke xuống đất. Tư thế nắm này cũng gây ra áp lực lên dây thần kinh ở củi trỏ.
    Đòn thứ hai (二教, nikyō?) một đòn khóa cổ tay làm vặn tay và gây đau đớn.
    Đòn thứ ba (三教, sankyō?) một đòn vặn hướng xoắn lên gây đau toàn bộ tay, củi trỏ và vai.
    Đòn thứ tư (四教, yonkyō?) kiểm soát vai tương tự ikkyō, nhưng với cả hai tay giữ cẳng tay.
    Đòn thứ năm (五教, gokyō?) một biến thể của ikkyō trong đó tay nắm cổ tay là ngược lại. Thông dụng trong tantō và các đòn tước vũ khí khác.
    Ném bốn hướng (四方投げ, shihōnage?) Tay bị gập lại ra sau vai, khóa khớp vai.
    Trả cẳng tay (小手返し, kotegaeshi?) một đòn khóa cổ tay-ném kéo giãn gân.
    Ném thở (呼吸投げ, kokyūnage?) một thuật ngữ dùng cho rất nhiều loại "ném căn thời gian".
    Ném tiến vào (入身投げ, iriminage?) đòn ném mà trong đó nage di chuyển vào nơi uke đứng.
    Ném Thiên-Địa (天地投げ, tenchinage?) bắt đầu bằng ryōte-dori; tiến lên, nage luồn một tay xuống thấp ("Địa") và một tay cao ("Thiên"), làm uke mất thăng bằng để mà đối thủ bị ngã.
    Ném hông (腰投げ, koshinage?) phiên bản Aikido của đòn ném hông. Nage hạ thấp hông hơn uke, sau đó bẩy uke lên.
    Ném thập tự (十字投げ, jūjinage?) một đòn ném mà khóa tay lại với nhau. (kanji nghĩa là thập tự: 十)
    Ném xoay (回転投げ, kaitennage?) nage luồn tay ra sau cho tới khi khóa được khớp vai, sau đó ấn lên phía trước để ném.
    Luyện tập vũ khí trong Aikido theo truyền thống bao gồm gậy ngắn (jō), kiếm gỗ (bokken), và dao (tantō). Ngày nay, một vài trường cũng đã kết hợp các kĩ thuật cướp súng. Cả cướp vũ khí và giữ vũ khí thỉnh thoảng cũng được dạy, để hoàn chỉnh khía cạnh vũ trang và phi vũ trang, mặc dù một số trường Aikido không hề luyện tập với vũ khí. Những trường khác, như Aikido Iwama của Morihiro Saito (斉藤 守弘 Saitō Morihiro, 1928–2002), thường luyện tập phần lớn thời gian với bokken và jō, dùng các tên aiki-ken, và aiki-jō, tương ứng. Người sáng lập đã phát triển rất phần lớn Aikido tay không từ các cách di chuyển của kiếm và gậy, vì vậy việc luyện tập các bước di chuyển này thường dành cho mục đích cảm nhận về nguồn gốc của đòn đánh và bước di chuyển.[17]
    Thực hiện

    Lược đồ cách thực hiện đòn ikkyō ở dạng omote và ura.Aikido dùng thân pháp (tai sabaki) để đối phó uke. Ví dụ, một đòn "bước vào" (入身, irimi?) bao gồm di chuyển tiến vào phía trong của uke, trong khi một đòn "xoay" (転換, tenkan?) sử dụng chuyển động tròn.[18] Thêm vào đó, một đòn "phía trong" (内, uchi?) được thực hiện ở phía trước uke, trong khi một đòn "phía ngoài" (外, soto?) được thực hiện ở ở bên cạnh uke; một đòn "phía trước" (表, omote?) được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía trước uke, và một phiên bản "phía sau" (裏, ura?) được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía sau uke, thường là bằng sự kết hợp chuyển động xoay vòng. Cuối cùng, phần lớn các đòn có thể được thực hiện ở tư thế ngồi (seiza). Các đòn ở tư thế ngồi gọi là suwari-waza.[19]
    Do đó, chỉ từ ít hơn hai chục đòn cơ bản, có đến hàng nghìn cách thực hiện khác nhau. Ví dụ, ikkyō có thể được thực hiện đối với đối thủ đang tiến đánh (có thể với loại di chuyển ura để chuyển hướng lực tới), hoặc với một đối thủ đã bị đánh rồi và đang quay lại để giữ khoảng cách (có thể một phiên bản omote-waza).
    Atemi (当て身) là các miếng đánh được sử dụng trong các đòn Aikido. Một số người coi atemi là các đòn đánh vào các huyệt đạo. Ví dụ, Gōzō Shioda (塩田 剛三 Shioda Gōzō, 1915–1994) đã mô tả việc sử dụng atemi trong một trận hỗn chiến để nhanh chóng hạ gục lưu manh đường phố.[20] Một số khác coi atemi, đặc biệt là vào mặt, là các phương pháp làm mất tập trung đối phương để thực hiện các đòn khác. Một đòn đánh, whether or not it is blocked, can startle the target and break his or her concentration. The target may also become unbalanced in attempting to avoid the blow, for example by jerking the head back, which may allow for an easier throw.[19]

    Many sayings about atemi are attributed to Morihei Ueshiba, who considered them an essential element of technique.[21]
    Technique performed against two attackers.One feature of aikido is training to defend oneself against multiple attackers. Freestyle (randori, or jiyūwaza) practice with multiple attackers is a key part of most curriculae and is required for the higher level ranks. Randori exercises a person's ability to intuitively perform techniques in an unstructured environment. Strategic choice of techniques, based upon how they reposition the student relative to other attackers, is important in randori training. For instance, an ura technique might be used to neutralise the current attacker while turning to face attackers approaching from behind.
    In Shodokan Aikido, randori differs in that it is not performed with multiple persons with defined roles of defender and attacker, but between two people, where both participants attack, defend, and counter at will. In this respect it resembles judo randori.[22]










    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  3. #3
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Ý nghĩa của biểu tượng AIKIDO



    Có lẽ các môn sinh Aikido đều có ít nhất một lần (hoặc chưa từng nghĩ đến “tại sao Aikido lại nói đến các hình tam giác, hình tròn, hình vuông và ý nghĩ của nó ra sao trong các đòn thế aikido?”

    A.Tổ sư MORIHEI UESHIBA thường nói:

    “AIKI là một sự kết hợp của các dạng tam giác, hình tròn, hình vuông

    + Và ngài đã diễn giải thêm rằng “Thở ra vòng tròn - chức năng của nước – âm , hít vào là hình vuông - chức năng của lửa – dương”. Chữ “IKI” ở đây có nghĩa là “ý khí”, chính cái ý thuộc về tinh thần tạo ra “khí” chứ không phải là lực cơ bắp(thuộc về vật chất).

    + Vật chất thì hữu hình, có trọng lượng và kích thước giới hạn, còn tinh thần thì vô hình, không trọng lượng và vô biên. Chúng ta có thể trói buộc một người nhưng không thể kiểm soát tinh thần người đó. AIKIDO là một phưong pháp dung “ý” để luyện “khí” và khi thành công rồi sẽ đạt được một năng lực vô song. Một khi tam giác, hình tròn, hình vuông kết hợp lại thành một thể thống nhất thì sự hợp nhất tinh thần và thể xác xuất hiện tạo ra một năng lực kỳ diệu và người đó có thể ném ngã bất cứ một đối thủ nào .

    Các đòn thế AIKIDO mà không có “ý khí” tiềm ẩn trong thì sẽ không có giá trị gì, nó chỉ giống như một vũ điệu mà thôi. Không có “KI” thì không có “AIKIDO”.

    + Trong các mối liên hệ giữa hình tam giác, hình tròn, hình vuông nổi bật nhất là hình tam giác nó là gốc của các thành phần này. Nguyên do là vì là một dạng di chuyễn vòng (taisabaki) của hình tròn còn hình vuông là do hai tam giác ghép lại với nhau (sự kiểm soát, hướng dẫn ).

    + Hình tròn biểu thị hình thức của sự hoà hợp có thể đạt được sau khi đã hướng dẫn đối thủ vào trong vòng kiểm soát chú động của ta. Theo thuật ngữ của Hiệp Khí Kiếm, minh hoạ tình trạng cây kiếm tre của bạn luôn luôn “dính sát” với cây kiếm tre của đối thủ làm cho chúng không tách rời ra được theo nguyên lý KHÍ KẾT (Kimusubi). Ta phải vào vị thế thuận lợi đủ để chặt vào đầu kiếm hoặc vào các đốt của cây kiếm tre ở bất cứ độ cao nào – trên , giữa ,thấp - tuỳ theo ta chọn . Nguyên lý này cũn áp dụng vào các kỹ thuật tay không. Ta dung cạnh bàn tay (tegatana) niêm cánh tay đối thủ - ở cỗ tay, cùi chỏ, khớp vai - đễ kiểm soát thế công của đối thủ và để dễ dàng tấn công khi cần thiết. + Hình vuông là một hình thái cơ bản, 4 góc của nó đại diện cho các đặc tính của chất khí, chất lỏng , vật thể mềm dẻo và vật thể cứng rắn. Các đặc tính này nói đến các phương pháp tập luyện Aikido với 4 tính chất : khí , lưu , tenkan , irimi .

    B . AIKIDO được thể hiện qua hai lãnh vực :

    - Các yếu tố thuộc lãnh vực đầu tiên bên ngoài của Aikido là suwari ikkyo (tam giác ), irimi – tenkan (hình tròn) và shihonage (hình vuông ) - Các yếu tố chính yếu thuộc lãnh vực bên trong của aikido là kokyu – ho , ki-no-nagare, ki – musubi và Aiki Ở đây chúng ta chỉ nói đến các yếu tố bên ngoài của Aikido.

    a/ - kỹ thuật suwari – ikkyo là một điển hình của hình tam giác

    + Ngày xưa, các võ sĩ đạo nhật bắt buộc phải sữ dụng tư thế quì trong đời sống hằng ngày. Tuy ngày nay không còn nữa, nhưng tổ sư Morihei vẫn giữ lại kỹ thuật này trong việc luyện tập Aikido. Không có phương thức nào khác đễ tăng cường sức mạnh đôi chân, sự vững chắc của hông bằng nhờ vài tư thế quì. Tổ sư thường hướng dẫn các môn đệ của mình tập luyện các kỹ thuật với tư thế quì nhiều hơn là đứng và đặt trọng tâm vào suwari – ikkyo, xem đó là nguồn gốc của tất cả các kỹ thuật bất động của Aikido. Tư thế quì vẫn thường được được con người sữ dụng vào việc tế lễ, cầu nguyện Thần linh đễ tỏ long tôn kính hoặc biết ơn.

    b/ - Irimi – tenkan là tiêu biểu của O

    + Nguyên lý nhập nội (irimi) trong Aikido là một kỹ thuật chiến đấu và tránh né, nhất là đối với cuộc tấn công từ nhiều hướng. Khi bị tấn công ta phải nhanh chóng tiến vào chỗ sơ hở của đối phưong để thoát khỏi đường tấn công và ở vị trí thuận lợi để hoá giải đòn tấn công này .

    + Nguyên lý xoay vòng (tenkan) nhằm vô hiệu hoá cuộc tấn công với một di chuyễn xoay vòng, hướng dẫn đối thủ vào mạnh hoá giải chung quanh trục trung tâm vững chắc của ta. Hai chuyễn động thành phần này của Irimi và Tenkan được đặc trưng bởi Omote (phía trước) của Ura (phía sau) ; âm và dương, cứng và mềm, lửa và nước. Không bao giờ ta đở hoặc va chạm đường công của đối thủ mà nên luôn di chuyển ra sau lưng đối thủ hoặc hướng dẫn xoay vòng chung quanh ta để hoá giải đòng tấn công. En – no – irimi (nhập nội xoay vòng) là một kỹ thuật rọ nét nhất về nguyên lý này. Thí dụ khi ta phải đương đầu với một nhóm tấn công bao quanh ta thì trước tiên áp dụng irimi để thoát khỏi vòng vây rối rồi sau đó áp dụng tenkan đễ hướng dẫn đường công vào mạch hoá giải của ta .

    c/ - SHIHO NAGE là tiêu biểu của hình vuông

    + Tổ sư đã giải thích “ném bốn phương” (shiho nage) của Aikido bằng từ “chem. bốn hướng” (shiho giri) mà nguồn gốc của nó là “sự tôn kính bốn phương trời ) trong các buổi lễ tạ ơn các vị vua chúa thời xưa (shiho hai : tứ phương bái) .

    + Vào ngày đầu năm mới, các vị vua thường gởi long tôn kính, biết ơn tới 4 phương trời, cám ơn đất đã ban cho họ sự độ lượng trong năm qua và cầu khẩn trời đất tiếp tục ban ơn huệ cho mình. chữ “tứ” trong “shiho nage” Tổ sư giải thích là sự điển hình hoá bốn long biết ơn: biết ơn đối với thần linh, từ đó ta nhận được linh hồn, sinh khí ; biết ơn đối với cha mẹ chúng ta, từ họ nhận được thể xác này; biết ơn đối với thiên nhiên, từ đó ta nhận được thực phẩm; biết ơn đối với đồng loại, từ đó ta nhận được những vật dụng cần yếu cho cuộc cuộc sống .

    Tóm lại, chúng ta không thể tồn tại nếu không có sự giúp đở của những thực tế khác, do đó chúng ta phải không ngừng tỏ long biết ơn “bốn phương”.

    + Các yếu tố bên ngoài của Aikido giống như phần nổi của tảng băng trôi trên mặt đại dương, khiến mọi người nhận thức ngay trong nét đặt thù của Aikido. Còn các yếu tố bên trong của Aikido thì có thể xem như phần chìm dưới mặt nước của tảng băng, đòi hỏi mọi người phải nổ lực nghiên cứu, tập luyện khong ngừng mới thấu hiểu được.
    Đệ Nhất


    Tài sản của ™Ô Long Thiên Tử™

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  4. #4
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Nguyên lý của môn Aikido luôn có xung quanh chúng ta và luôn ẩn chứa một sức mạnh vô cùng to lớn , nếu biết vận dụng các quy luật tự nhiên đó một cách khoa học , ta sẽ có trong tay một thứ vũ khí siêu nhiên mà không một đối thủ nào (dù cao to và mạnh mẽ đến đâu) có thể vượt qua nổi . Đó là sức mạnh của vũ trụ bao la vô bờ bến . Trong giáo huấn của sư tổ để lại , trong môn phái Aikido không có sự đối đầu hay thi đấu , hơn thua .Điều này ngoài mục đích để giáo dục các môn sinh cần có một tinh thần thượng võ , biết yêu thương đồng loại , đoàn kết và chung sống hoà bình mà điều này còn có một ý nghĩa khác trong nguyên lý đòn thế của Aikido đó là :



    Câu Lạc Bộ Nguyễn Du năm xưa
    Nơi đây tôi đã từng ... luyện tập và sống vì Aikido


    Thấm thoát mà thời gian đã trôi qua rất mau , nhớ ngày nào còn tập tễnh đến với Aikido , tôi luôn háo hức học từng bước , từng bước rồi lại từng bước mà không biết chán . Mỗi buổi tập đối với tôi như một khám phá mới lạ thế giới xung quanh , ôi thật kỳ diệu làm sao


    Hôm nay trời mưa buồn , một mình tôi ngồi nhớ lại những kỹ niệm ngày xưa , Nhớ lớp Aikido đầy nhiệt huyết tuổi trẻ , nhớ bạn bè chung vai sát cánh hăng say luyện tập . Nhớ thầy Công ,thầy Cương , thầy Lương , thần Siêu , cô Thư v.v... đã tận tình hướng dẫn , dẫn dắt tôi trên con đường võ đạo . Cái võ trong tôi đã học được mười phần thì cái đạo Aikido đã dạy cho tôi gấp vạn lần trong cuộc sống . Aikido đã đem đến cho tôi một mục tiêu , chí hướng , phấn đấu trong cuộc đời , dạy cho tôi vững vàng , bản lĩnh trước những nguy hiểm , khó khăn trong cuộc đời . Xin cám ơn các thầy cô , dù rằng các thầy cô lúc này tuổi chắc cũng đã cao nhưng ngày ngày vẫn cần cù từng bước dẫn dắt các thế hệ môn sinh nối tiếp theo sau để chúng ta có một thế hệ Aikido kế tiếp , một tinh thần Aikido mạnh mẽ và bất diệt


    Thế hệ AIKIDO - HIỆP KHÍ ĐẠO kế tiếp ra đời


    Một số hình ảnh tư liệu về bộ môn AIKIDO - KENDO Kiếm đạo


    Vấn đề là ở chổ :
    1/Tìm cách di chuyển dồn đối phương về một phía
    2/Dùng đối phương che đối phương , không cho họ ra đòn (họ tự ngăn cản lẫn nhau !!!)
    3/Có cơ hội tiếp xúc là ta ra đòn như sấm sét , kết thúc nhanh , gọn , chính xác

    Sư tổ Morihei Uyeshiba và sự nghiệp AIKIDO

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts