+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Cha & Con kiện nhau

  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    West Valley
    Bài gởi
    1,195
    Thanks
    10
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Blog Entries
    2

    Default Cha & Con kiện nhau

    Chuyện cha con


    Tranh giành nhà đất dẫn đến việc người trong gia đình đưa nhau ra chốn công đường không phải là chuyện lạ nhưng vẫn đem lại nỗi đắng chát cho những ai tình cờ được nghe...
    Phiên tòa dân sự ngày cuối năm không còn một chỗ trống. Ngoài nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn có thêm “đồng minh” của hai “phe”. Tất cả họ đều có mối quan hệ ruột rà. Nguyên đơn là vợ chồng người con trai cả. Bị đơn là bố mẹ của anh (nhưng người mẹ không đến tòa). Những người tham dự khác là em ruột, chú ruột và cháu của anh. Đây là phiên tòa phúc thẩm giải quyết việc tranh chấp quyền sở hữu nhà, theo yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn.

    Được mời lên trình bày, người con trai cả đưa ra nhiều chứng cứ để chứng minh đất là của vợ chồng anh mua. Do không có thời gian, họ nhờ bố mẹ từ Bắc vào trực tiếp trông coi việc xây nhà, sau đó bố mẹ cho người ta thuê. Gần đây, bỗng dưng bố anh bảo rằng căn nhà ấy là của bố mẹ, chỉ nhờ anh đứng tên giùm vì không có hộ khẩu ở thành phố. Các em không hiểu vì lý do gì cũng nghe theo bố, đứng ra làm chứng chống lại vợ chồng người anh. Tiếc là, cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời khai không có căn cứ pháp lý, bỏ qua những chứng cứ của anh để rồi tuyên giao nhà cho bố mẹ anh. Vì thế, vợ chồng anh kháng cáo toàn bộ bản án, yêu cầu công nhận nhà thuộc sở hữu của vợ chồng anh, bố mẹ phải trả lại nhà. “Phải đưa chuyện này ra chốn công đường để giải quyết là chuyện bất đắc dĩ, chẳng ai mong muốn. Nhưng tôi rất đau khi bị bố vu khống vợ chồng tôi cướp nhà trong khi đất tôi mua, nhà tôi xây đều có giấy tờ chứng minh”- anh bức xúc nói.

    Không khí trang nghiêm của phiên tòa lập tức bị khuấy động bởi những tiếng nhao nhao phản đối, những lời lẽ mắng nhiếc thậm tệ từ hàng ghế bên dưới. Các em bảo anh là đứa con bất hiếu, vì nghe lời “người vợ không ra gì” mà tranh giành nhà của bố mẹ, “muốn ăn không của bố mẹ thì nhục nhã quá”... Phải năm lần bảy lượt vị chủ tọa lớn tiếng nhắc nhở, trật tự mới được vãn hồi. Bằng giọng nói sang sảng, ông bố đứng lên dõng dạc đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm: “Nếu HĐXX tuyên căn nhà là của vợ chồng tôi, tôi sẵn sàng hiến căn nhà làm từ thiện”. Nghe bố nói vậy, người con cả bật dậy: “Với tôi, một triệu đồng bố cũng đòi nhưng căn nhà thì lại sẵn sàng cho không người khác, hỏi có tin được không? Tôi thì dù một đồng nhưng là của tôi thì vẫn là của tôi, không việc gì đòi lại rồi cho người khác”.

    Họ lại tiếp tục tranh cãi, càng lúc càng dữ dội, bằng những lời lẽ mạt sát, cay nghiệt, thậm chí có bên thủ sẵn cả hung khí (nhưng bị bảo vệ tòa án phát hiện). Sự cãi vã đến mức cạn tình, cạn nghĩa đã làm nản lòng cả HĐXX và gây kinh ngạc cho những người ngoài như chúng tôi. Dù đã từng dự nhiều phiên tòa tranh giành đất đai, nhà cửa giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em nhưng quả thật chưa bao giờ tôi thấy chua chát khi phải chứng kiến sự vỡ vụn của tình cảm gia đình và nhân phẩm trước sức mạnh của lòng tham và đồng tiền như thế. Lại phải mất thêm ít phút để có thể lập lại trật tự. Trầm ngâm một hồi lâu, vị chủ tọa nói: “Thực ra chứng cứ cũng khá rõ ràng, không khó để phân định ai đúng, ai sai. Nhưng vì giữa nguyên đơn và bị đơn có mối quan hệ huyết thống nên chúng tôi thật đau đầu để tìm một cách giải quyết ổn thỏa, không khoét sâu thêm mối mâu thuẫn gia đình. Thiết nghĩ, nếu có cả ngàn cây vàng mà phải mất đi tình cảm cha con, anh em, thì đó là điều mất mát lớn nhất, bất hạnh nhất của đời người...”. Ông còn nói nhiều hơn nữa trước khi dành thời gian khá lâu vào nghị án. Tiếc là, hình như cả nguyên đơn và bị đơn đều không mấy quan tâm đến điều ấy. Họ mải cay cú bàn đến chuyện ai thắng- ai thua để còn quyết định kiện tiếp hay không.

    Cuối cùng, HĐXX nhận định có cơ sở để xác nhận căn nhà là của vợ chồng người con trai cả, tuy nhiên, ông bố trực tiếp trông coi việc cất nhà sau đó cho thuê nhưng vợ chồng người con cả không có ý kiến gì, không có sự tách bạch tài sản của đôi bên. Vì thế, chia đôi căn nhà, giao toàn bộ nhà đất cho vợ chồng người con cả và họ có nghĩa vụ hoàn lại cho bố mẹ số tiền có giá trị bằng nửa căn nhà (hơn 1 tỉ đồng). Người bố và những đứa con khác hỉ hả ra về: “Ừ, thế cũng được”. Nguyên đơn ngồi lại ở phòng xử một hồi lâu mới nặng nề bước đi. Vài hôm sau, tôi được luật sư cho biết, nguyên đơn đang hỏi thủ tục để kiện lên cấp giám đốc thẩm và dường như đang nghĩ đến việc làm đơn từ cha. Chợt nhớ đến một câu nói của Aristotle: “Ta chẳng bao giờ trả xong nợ đối với cha mẹ mình”. Vậy mà, lẽ nào chỉ vì một căn nhà mà người con nỡ tranh giành đến cùng để rồi cắt đứt tình cha con? Lại nghĩ, quy luật muôn đời “nước mắt chảy xuôi”, sao người cha có thể hào phóng đem căn nhà cho người dưng chứ nhất định không chịu “thua” con mình để trong ấm ngoài êm? Nếu đứa con trở nên bất hiếu, lẽ nào không có phần trách nhiệm dạy dỗ của mẹ cha?

    Tục ngữ VN có câu: “Trên thuận dưới hòa là nhà có phúc”. Vậy thì thắng hay thua, được hay mất có là gì so với nỗi bất hạnh khi mất đi tình máu mủ ruột rà?

    Theo Tố Trâm (Người Lao Động)

  2. #2
    Tham gia ngày
    Feb 2009
    Bài gởi
    102
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    cha kon nhau mà giành thấy ớn, pótay

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts