+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 2 trên 2
  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    West Valley
    Bài gởi
    1,195
    Thanks
    10
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Blog Entries
    2

    Default Những mẫu chuyện nhỏ về phép lịch sự

    Dưới đây là những mẫu chuyện nhỏ của một người bạn kể lại , xin để ra đây cho mọi người đọc để cùng suy nghĩ.

    Tại tiệm Phở Việt Nam


    Trong một lần về Việt Nam đó, vì nghe đồn Sài Gòn hiện có một tiệm phở rất ngon là Phở Pasteur, nằm cuối đường Pasteur, gần đường Nguyễn Thị Minh Khai (Hiền Vương cũ), tôi nhờ một tên bạn học cũ chở đi ăn cho biết.

    Lúc chúng tôi đến là khoảng 7 giờ tối, tiệm khá đông, mọi người ngồi ăn xì xụp chẳng ai để ý đến ai. Người hầu bàn độ chừng 40 tuổi, nhanh nhẹn, tất bật, chỉ chúng tôi một chiếc bàn tuốt bên trong, gần quầy tính tiền, có mấy người vừa đứng lên chưa kịp dọn:
    – Hai anh ngồi đó đi! Tôi tới dọn bàn ngay.

    Chúng tôi len lõi đi qua chỗ thực khách đang ngồi ăn. Vừa ngồi xuống ghế đã thấy người hầu bàn quay trở lại với một cái khay và chiếc khăn ẩm ướt không lấy gì làm sạch sẽ cho lắm. Anh ta nhanh nhẹn xếp tất cả tô, muỗng, đũa lên cái khay rồi dùng chiếc khăn hất tất cả những gì còn lại trên bàn xuống dưới đất, đoạn lau mấy vòng vội vã cái bàn đầy nước và mỡ.

    Bấy giờ tôi mới ngạc nhiên nhìn xuống chân mình và nhận ra khăn giấy, rau ngò, giá, vỏ chanh... đầy trên sàn nhà. Không để ý đến ánh mắt "thể hiện" sự tò mò, dò hỏi của tôi, anh thản nhiên nói:
    – Chút nữa tôi quét luôn một thể anh ơi! Đông quá. Chờ dọn dẹp sạch sẽ thì khách người ta đi tiệm khác hết.

    Tôi đưa mắt nhìn quanh, mọi người vẫn đang ăn uống ngon lành, chuyện hất rác xuống sàn, kể cả anh bạn tôi hầu như chẳng ai để ý.

    Tô phở tối hôm đó, dù đang đói và cố gắng lắm, tôi chỉ ăn được một nửa...

    ************************************************** *************************************************

    Tại Nhà hàng Đức


    Nhớ một lần đi ăn trưa trong Kantine (Canteen) với hai anh bạn đồng nghiệp trong sở, một người Đức (chính cống 100% giòng giống Aryan) tên Aaron, một người Thổ (Turkey) tên Kadir. Anh bạn Đức, Aaron đang ăn bỗng nhăn mặt, buông muỗng nĩa xuống cái khay, lẩm bẩm như đĩ khấn tiên sư:

    – Es schmeckt mir nicht mehr! (Tôi không thấy ngon nữa!)

    Tôi và Kadir ngạc nhiên nhìn anh. Anh bạn Thổ, sau khi nuốt vội miếng cánh gà đang nhai trong miệng (mặc dù là Thổ thế hệ thứ 3 thứ 4, nhưng vẫn chê thịt heo là dơ...như từ thời Mohamed, chỉ ăn thịt bò, gà, trừu...), Kadir lên tiếng:

    – Warum ist es so? Du hast deine Lieblingsspeise gehabt, irgendwas stimmt nicht? (Tại sao vậy? Bạn đang có món ăn mình thích mà, có gì không ổn?).

    Aaron lắc đầu, kín đáo chỉ tay ra dấu cho chúng tôi nhìn lại phía sau. Tôi liếc nhanh về phía sau, trông thấy một anh đồng nghiệp người Việt Nam khác độ ngoài 50 tuổi ngồi sau lưng, đang há hốc miệng, thò tay vào trong dường như để moi thức ăn dính ở răng.

    Tôi hơi ngượng, chưa biết trả lời sao thì Kadir cười cười:
    – Hast du das zum ersten Mal gesehen? (Bạn mới thấy lần đầu hả?)
    Aaron gật đầu, Kadir bật cười lớn nhưng xuống giọng nói nhỏ vừa cho tôi và Aaron đủ nghe:
    – Vậy thì may cho bạn là hãng này chỉ có vài người Việt Nam. Trước đây ít năm tôi làm ở một hãng bên miền Đông, có chừng 30– 40 người Việt, vào Kantine thấy cảnh này hoài.

    Đến lúc đó thì tự ái dân tộc nổi lên, tôi tức quá, đá vào chân Kadir một cái dưới gầm bàn, nói nhỏ nhưng giọng đầy bực bội:
    – Vừa thôi bạn! Dân tộc nào chẳng có những thói quen xấu.

    Kadir nhìn tôi có vẻ hơi ngạc nhiên:
    – Xin lỗi! Tôi không có ý chế nhạo dân tộc bạn. Tôi chỉ nói những điều mình thấy mà thôi.
    Tôi không nói gì thêm nhưng bữa ăn trưa trở nên mất vui, không như thường lệ

  2. #2
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    West Valley
    Bài gởi
    1,195
    Thanks
    10
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Blog Entries
    2

    Default

    Thêm nhiều điều tai nghe mắt thấy


    *. Một lần khác vào ăn trong một nhà hàng Maredo ở Frankfurt, loại nhà hàng chuyên bán steak, tôi ngồi gần bàn có 4 người Việt Nam.

    Họ ăn mặc lịch sự, áo vest,thắc cà vạt đàng hoàng... nhưng nói chuyện ồn ào, trong khi ăn lại vừa nói, vừa nhai. Có một người độ chừng 50 tuổi, thỉnh thoảng còn tay dao, tay nĩa chỉa chỉa vào mặt người đối diện khi nói chuyện khiến những người ở các bàn chung quanh quay lại nhìn họ với vẻ khó chịu chen lẫn ngạc nhiên.

    Nhóm Việt Nam chẳng lộ vẻ gì để ý đến chung quanh theo kiểu đường ta ta cứ đi, ai khió chịu mặc thiên hạ. Lắng nghe những mẫu đối thoại, tôi mới biết 3 người trong họ mới xuất ngoại và qua Đức lần đầu.

    Chuyện này xẩy ra ở Đức thì có xấu hổ... chút chút nhưng sẽ trở thành bình thường khi xẩy ra ở Việt Nam hay trong các nhà hàng, khu phố, tiệm buôn đông người Việt .

    Tại sao? Có phải vì người Việt chúng ta trong cuộc sống chẳng ai để ý đến ai hoặc giả như có để ý đến thì đàn ông chỉ chăm chú nhìn cái xe người khác lái, còn các bà thì nhìn quần áo, nhẫn hột xoàn hay giỏ, xách tay người khác?

    Sự vô ý thức của ta đôi khi làm phiền người khác rất nhiều mà ta không biết. Chính những hành động nhỏ nhặt do thói quen, không để ý đến chung quanh, dễ khiến người khác coi thường chúng ta về phép lịch sự, thể hiện cách hành xử có văn hoá.

    Nếu không tin bạn hãy vào trong các khu phố hay nhà hàng nói trên, chịu khó quan sát một chút, sẽ dễ nhận thấy cái không khí tự do, thoải mái, thoải mái đến xô bồ, đặc trưng của dân Việt và Tàu. Trong nhiều nhà hàng ăn, có những người ngồi ăn vắt chân chữ ngũ một cách rất thoải mái. Thật tôi không thể hiểu là ở thế ngồi như vậy làm sao họ có thể ăn uống ngon lành được? Đã vậy, khi nhai họ không ngậm miệng lại mà cứ há ra như cá mắc cạn đang táp táp không khí để thở vậy. Cũng may là nhà hàng Việt Nam, Tàu, rất ít khi có khách Mỹ hay các nước khác vào ăn ngoại trừ một số ít Mễ.

    Đừng nghĩ rằng những cử chỉ lịch sự nhỏ nhặt không quan trọng, nhất là lúc ban đầu. Bạn dễ dàng làm mất thiện cảm người khác chỉ vì một vài cử chỉ hay hành động vô ý không đáng nói. Mà đã mất thiện cảm thì có thể mất thêm nhiều thứ khác nữa.

    . Một chuyện khác cũng cần nói đến là lời cám ơn. Cám ơn là lời nói lịch sự cần phải có khi người khác làm điều gì đó cho mình, cho dù ngay cả trong quan hệ mua bán. Người mua cám ơn người bán đã bán cho họ món hàng, và ngược lại người bán cám ơn người mua đã mua hàng cho mình. Đó là phép lịch sự, rất đơn giản nhưng sao có nhiều người Việt Nam dường như không thấy được điều đó.

    Tại sao? Có phải người Việt chúng ta thiếu văn hóa hay cảm thấy không cần cư xử văn minh, lịch sự với nhau khi không có liên hệ bạn bè, thân thuộc?

    Tôi không nghĩ vậy. Nhưng nếu nhìn gần hơn, tôi thấy có điều gì đó vướng mắc khi tham gia sinh hoạt trên diễn đàn on line. Nhiều người nói chuyện trên diễn đàn một cách rất mất lịch sự, không tôn trọng đọc giả hoặc các thành viên khác... Hy vọng những điều này sẽ giảm bớt nhiều trong năm mới với sự ý thức của các thành viên và chỉ có như thế chúng ta mới đẩy mạnh được sinh hoạt lành mạnh của diễn đàn.

    Thạch Đạt Lang

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts