+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 2 trên 2
  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    West Valley
    Bài gởi
    1,195
    Thanks
    10
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Blog Entries
    2

    Default Kẻ tạt axít cô giáo Phạm Thị Lương đang ở đâu?

    Kẻ tạt axít cô giáo Phạm Thị Lương đang ở đâu?

    TP - Là con nhà nghèo từ đất học Hà Tĩnh lặn lội vào Cà Mau làm cô giáo, cuộc đời Phạm Thị Lương (sinh 1982) đang đổi thay, bố mẹ chưa kịp mừng thì tai họa trùm lên gia đình này.



    Cô Lương trước và sau vụ tạt axit


    Con gái đầu lòng suốt đời bị tàn phế, gia tài khánh kiệt. Đã 2 năm trôi qua kể từ khi Lương là nạn nhân trong một vụ tạt axít, những kẻ gây ra cái ác vẫn ngoài vòng pháp luật.

    Theo tường trình của cô Phạm Thị Lương ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh: Khoảng đầu năm 2000 từ Hà Tĩnh vào, Lương trú tại nhà người dì ruột tên là Nguyễn Thị Nga có chồng là Nguyễn Minh Thị tại Khóm 4 - Thị trấn Cái Đôi Vàm- Huyện Phú Tân - Cà Mau là láng giềng với gia đình anh Trung chị Thoa.

    Hè 2005, cô Lương đang theo học lớp chuẩn hoá tại Trường Cao đẳng sư phạm Cà Mau, anh Trung cũng thường đi làm theo tuyến ấy, nhà anh Thị, chị Nga chỉ có một xe máy nên Lương thường đi nhờ xe anh Trung.

    Ngày 21/8/2005, cô Lương lên thị xã nhưng bỏ quên cái phiếu may áo dài ở nhà nhờ anh Trung mang lên.

    Tối ấy anh Trung cũng ở lại thị xã, tầm 19 giờ cô Lương nhờ anh Trung đưa đến hiệu may để lấy áo dài. Anh Trung bảo là tối nay anh ở lại nên phải đi tìm chỗ trọ trước lỡ hết phòng. Khi đi qua một nhà nghỉ, anh Trung nhờ Lương trông xe để anh ta vào xem còn phòng nữa không?.

    Lúc ấy chị Thoa xuất hiện mắng chửi Lương đủ điều. Sau đó anh Trung đi ra, hai người đã giải thích cho chị Thoa nhưng cơn ghen của Thoa bùng lên dữ dội. Anh Trung đã chở chị ta về.

    Ngày 25/8/2005, tại nhà riêng anh Trung có mặt cả hai gia đình, cô Lương đã trình bày đầu đuôi câu chuyện cho chị Thoa hiểu rõ. Mọi chuyện đã được sáng tỏ.

    Chị Thoa xin lỗi Lương và bà dì rồi đưa ra yêu cầu: Từ nay về sau Lương không được đi nhờ xe anh Trung nữa. Lương đã chấp nhận...

    ...Hôm ấy đêm 20, rạng 21/4/2006 khi Lương nằm ngủ trong phòng, sát cửa sổ vẫn thường mở ra cho thoáng. Lương đã lãnh đủ một ca axít tạt vào mặt và cổ.

    Tại Văn bản của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Cà Mau tiến hành ngày 13/7/2006 thì thương tật mà cô Phạm Thị Lương phải gánh chịu là 76% tạm thời.

    Sự thật, hai mắt cô Lương hoàn toàn mù, gương mặt biến dạng, nhiều chỗ ở cổ, vai bị bóc da nhăn nhúm.

    Sau khi con gái lâm nạn ông Phạm Bá Danh, bố của cô Phạm Thị Lương đã có nhiều đơn thư gửi vào Cà Mau yêu cầu khởi tố vụ án làm rõ sự thật, nhưng không có hồi âm, gia đình ông đã gửi lên Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Và cơ quan này đã có văn bản yêu cầu các cơ quan tư pháp ở Cà Mau làm rõ.

    Ngày 7/7 và 16/7/2008 Công an huyện và Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Tân đã có công văn trả lời gửi Ủy ban Tư pháp Quốc hội và gia đình ông Phạm Bá Danh xóm 4, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

    Hai cơ quan này cho biết cấp huyện đã khởi tố vụ án hình sự từ tháng 4/2006 nhưng xét mức độ nghiêm trọng của vụ án này nên ngày 27/7/2006 đã chuyển toàn bộ hồ sơ lên cấp tỉnh để điều tra theo thẩm quyền.

    Theo gia đình ông Danh từ khi con ông lâm nạn đến nay đã hơn hai năm, gia đình ông chưa có thông tin gì từ các cơ quan thực thi pháp luật của Công an tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau.

    Võ Minh Châu
    (theo Tiền Phong)

  2. #2
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    West Valley
    Bài gởi
    1,195
    Thanks
    10
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Blog Entries
    2

    Default

    Đánh người vì ghen ngược ở Đak Lak: 'Chìm xuồng'?!

    TP - Tiền phong đã đăng bài “Vì sao vụ án vẫn chưa được khởi tố?”, nói về vụ ông Hà Ngọc Thăng bị Thiếu tá công an Đinh Văn Tịnh và một số người đánh gây thương tích 25%, gần một năm trôi qua, Công an TP Buôn Ma Thuột không khởi tố vụ án.


    Rất nhiều cơ quan công luận lên tiếng, song vụ việc nhiều khả năng sẽ “chìm xuồng”!
    Vì sao không khởi tố: Không ai rõ!

    Trưa 19/9/2007, ông Hà Ngọc Thăng (làm nghề buôn bán xe máy) bị thiếu tá công an Đinh Văn Tịnh (nguyên Đội trưởng Đội đăng ký xe - Phòng CSGT Công an tỉnh Đak Lak) cùng hai người nữa chặn đánh giữa đường phố đông người của TP Buôn Ma Thuột. Sau đó ông Tịnh đưa ông Thăng về trụ sở Phòng CSGT, ở đây ông Tịnh cùng một số người nữa tiếp tục đánh ông Thăng đến ngất xỉu...

    Hàng loạt tờ báo trong đó có Tiền phong Cuối tuần kịp thời đưa tin, viết bài về vụ việc, đề nghị các cơ quan có trách nhiệm phải điều tra làm rõ, xử lý cán bộ công an đã có hành vi vi phạm pháp luật.

    Nhiều tháng trôi qua sau khi ông Thăng có đơn tố cáo, rồi giám định thương tật cho kết quả 25%, vụ án vẫn không được khởi tố. Không một văn bản hồi âm nào được gửi tới các cơ quan báo chí.

    Nhiều tờ báo từ ngày đó đã giật tít “Vụ việc liệu có chìm xuồng?”. Nhiều người dân TP Buôn Ma Thuột lúc đầu sẵn sàng đứng ra làm chứng, về sau khi được hỏi, họ đáp “không biết”, “không chứng kiến”.

    Duy chỉ một điều ai cũng thấy rõ, sức khoẻ của ông Thăng vẫn chưa bình phục, đi lại nói năng khó khăn, thỉnh thoảng lại phải vào nằm viện...

    Ngày 25/9/2008, Đại tá Nguyễn Công Chức - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột - đã ký “Thông báo” số 194/TB-HS “Về việc kết thúc xác minh theo đơn thư tố cáo”, nội dung cho biết: “Căn cứ vào tài liệu chứng cứ thu thập được, đến nay Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột đủ cơ sở xác định vào ngày 19/9/2007 giữa ông Hà Ngọc Thăng và ông Đinh Văn Tịnh có xô xát với nhau tại đường Nguyễn Tất Thành, trước Cty Cấp thoát nước Đak Lak. Tuy nhiên thương tích 25% (trong đó có 21% thuộc chấn thương vùng đầu) của ông Hà Ngọc Thăng không đủ căn cứ để kết luận như đơn tố cáo của ông Thăng, nên không đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự”.

    Đọc văn bản trên, những người ít hiểu biết nghiệp vụ điều tra cũng thấy hàng loạt câu hỏi dư luận xã hội cũng như các cơ quan công luận nêu ra chưa hề được trả lời: Đâu là nguyên nhân “xô xát” giữa ông Tịnh và ông Thăng?

    Sau khi “xô xát” trên đường, hiện ông Tịnh có quyền để đưa ông Thăng về trụ sở Phòng CSGT Công an tỉnh Đak Lak không, dẫn đến hậu quả ông Thăng bị đánh tiếp đến ngất xỉu - phải chăng đã có hành vi bắt giữ người trái pháp luật?

    Vì sao thương tích của ông Thăng “không đủ để kết luận như đơn tố cáo của ông Thăng” - vậy thương tích đó do đâu mà có?

    Vì sao không có kết quả xác minh đơn phản tố của ông Tịnh, trong khi CQĐT đã tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ - kể cả đi thu thập vật chứng - theo đơn của ông Tịnh?

    Và cộm lên nhất vẫn chính là câu hỏi đã được Tiền phong Cuối tuần nêu ở số báo trước: Vì sao CQĐT không khởi tố vụ án để tiến hành điều tra theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự?

    Bản “Thông báo” của Công an TP Buôn Ma Thuột đã không đưa ra được câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi trên.

    Ông Thăng không hợp tác với CQĐT?

    PV Tiền phong đã tiếp xúc với nhiều cán bộ trong các cơ quan tư pháp của TP Buôn Ma Thuột và tỉnh Đak Lak, được biết nhiều người trong số họ đã nghe cấp dưới báo cáo rằng việc xác minh đơn tố cáo của ông Thăng bị kéo dài là do “ông Thăng không hợp tác với CQĐT” (?!).

    Trước khi Công an TP Buôn Ma Thuột có “Thông báo” trên đây, người ta thấy trên báo Đak Lak và Đài truyền hình Đak Lak có đăng và phát sóng: “Công an TP Buôn Ma Thuột đang xác minh làm rõ vụ việc theo đơn tố cáo của ông Hà Ngọc Thăng. CQĐT đã nhiều lần gửi giấy mời và hẹn ngày để đưa ông Thăng đi giám định tại Viện Pháp y Quốc gia (bộ phận thường trực phía Nam tại TP Hồ Chí Minh) nhưng ông Thăng không có mặt theo đúng hẹn và không cho biết lý do.

    Thông báo để ông Thăng biết: Sắp xếp thời gian để có mặt tại Công an TP Buôn Ma Thuột, gặp ông Huỳnh Văn Long (ĐTV) để liên hệ làm việc và đi giám định. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thông báo, nếu ông Thăng không có mặt thì CQĐT sẽ xử lý theo quy định pháp luật”.

    Các PV gặp ông Thăng để tìm hiểu, được biết CQĐT có gửi cho ông hai giấy mời đề ngày 23/7/2008 và 28/7/2008, yêu cầu ông đúng 8h00 ngày hôm sau có mặt tại trụ sở Công an TP Buôn Ma Thuột “để làm việc”.

    Đối chiếu với “Giấy ra viện” do Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đak Lak cấp cho ông Thăng, các PV nhận thấy cả hai giấy mời nói trên đều được gửi đúng thời gian ông Thăng đang nằm điều trị tại bệnh viện (vào viện 7/7/2008, ra viện 5/8/2008).

    Các PV cũng làm việc với luật sư Phạm Quang Quyền (Đoàn luật sư TP Hà Nội, được ông Thăng mời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp). Luật sư Quyền cho biết, sau khi ra viện, vào các ngày 12 và 15/9/2008 (trong thời hạn báo, đài địa phương thông báo), ông Quyền đã đi cùng ông Thăng đến Công an TP Buôn Ma Thuột, song không thấy CQĐT đưa ông Thăng đi “giám định lại” như yêu cầu cấp thiết trước đó!

    Luật sư Quyền bức xúc: “Người ta giải thích cần giám định lại, vì ông Tịnh nghi ngờ thương tích trên đầu ông Thăng là do tai nạn giao thông. Theo tôi, ông Tịnh có quyền nghi ngờ, nhưng khi chưa khởi tố vụ án thì CQĐT không có nghĩa vụ đưa ông Thăng đi giám định lại theo yêu cầu của ông Tịnh.

    Điều 158 Bộ luật TTHS quy định rõ: “Bị can và những người tham gia tố tụng khác có quyền yêu cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung”. Trong vụ việc này, ông Tịnh chưa phải bị can, cũng không phải “người tham gia tố tụng”, bởi đơn giản vụ án chưa được khởi tố.

    Lý ra CQĐT cần từ chối yêu cầu đưa ông Thăng đi giám định lại, song họ đã làm ngược lại, đáp ứng yêu cầu của ông Tịnh và chụp cho ông Thăng cái mũ không hợp tác với CQĐT”.

    Nỗi buồn của người bị hại

    ...Khi ông Thăng nằm viện, CQĐT yêu cầu ông phải đi giám định; khi ông ra viện, CQĐT lại không cho ông đi giám định nữa; cuối cùng thì không ai biết dựa trên kết luận của cơ quan pháp y nào mà Công an TP Buôn Ma Thuột cho rằng vết thương trên đầu ông Thăng không phải do ông Tịnh gây ra, trong khi ông Thăng phải nằm viện điều trị dài ngày ngay sau khi bị ông Tịnh đánh, và kết quả 25% thương tật của ông Thăng là do chính Công an TP Buôn Ma Thuột đã trưng cầu pháp y tỉnh Đak Lak giám định!

    Một khi vụ án không được khởi tố để điều tra theo đúng các quy định chặt chẽ của Bộ luật TTHS, thì nghi vấn của đông đảo người dân TP Buôn Ma Thuột và bạn đọc báo chí trên cả nước sẽ không bao giờ có được câu trả lời thỏa đáng.

    Vụ án không được khởi tố, đương nhiên người chịu thiệt thòi nhất chính là ông Thăng. Không chỉ sức khoẻ bản thân giảm sút nghiêm trọng (nhiều người cho rằng nếu được giám định lại, có thể tỉ lệ thương tật của ông Thăng còn cao hơn 25%), cuộc sống của gia đình ông Thăng đã hoàn toàn bị đảo lộn.

    Do gặp nhiều khó dễ trong kinh doanh, ông Thăng phải bỏ cửa hàng tại Buôn Ma Thuột, chuyển đến tỉnh Đak Nông thuê địa điểm mới.

    Và thật lạ lùng, trong suốt thời gian Công an TP Buôn Ma Thuột “xác minh” đơn tố cáo của ông Thăng, chiếc xe máy của ông vẫn bị Phòng CSGT Công an tỉnh Đak Lak giữ (phải chăng người ta muốn lưu giữ bằng chứng việc ông Thăng bị ông Tịnh bắt giữ trái luật hôm 19/9/2007?).

    Bản “Thông báo” của Công an TP Buôn Ma Thuột ngoài việc cho biết không khởi tố vụ án hình sự, đã không đả động gì đến phần dân sự của vụ việc, trong đó có chiếc xe máy của ông Thăng đang bị giữ.

    Từ khi bị đánh gây thương tích, ông Thăng và gia đình ông chưa nhận được lời xin lỗi nào từ ông Tịnh, cũng như chưa nhận được một đồng hỗ trợ tiền thuốc nào của người đã “xô xát” với mình.

    Ông Thăng cho biết, có thể gia đình ông sẽ phải bỏ đi làm ăn nơi khác, xa hẳn vùng đất này. Khi nói như vậy, ông Thăng buồn rầu pha lẫn sợ hãi.

    Thử hỏi có ai không kinh hãi khi hành vi côn đồ diễn ra giữa ban ngày, giữa nơi đông người, được đông đảo các cơ quan công luận phê phán mạnh mẽ, rốt cuộc vẫn chưa bị pháp luật xử lý?

    Tổ PV ANQP
    (theo Tiền Phong)
    thay đổi nội dung bởi: Vinh Phan, 10-26-2008 lúc 06:45 AM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts