+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 5 trên 5
  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Người Chăm mở lễ hội Katê

    Người Chăm mở lễ hội Katê
    (VietNamNet) - Katê, di sản văn cấp quốc gia vừa chính thức khai mạc, mở màn lễ hội văn hóa lớn nhất trong năm của người Chăm Ninh Thuận.


    Lễ được bắt đầu bằng đám rước y trang hay còn gọi là lễ trình diện áo quần, nữ trang… của vua chúa và các vị thần mà dân tộc Raglai và Chăm Ahier còn cất giữ để đưa về 3 nơi tổ chức Katê cùng ngày, cùng giờ: Tháp Pô Klaong Garai ở thôn Đô Vĩnh, đền Pô Inưgar và Pô Ina Nagar ở Phước Hữu.

    Tuần tự tiếp theo Katê được tiến hành thêm 3 lễ: Mở cửa tháp, mộc dục (tắm tượng thần Siva và tượng vua trong tháp) và lễ mặc y phục.

    Katê được tổ chức trong 3 ngày nhưng thực tế nó thường được kéo dài cả tuần lễ để bà con người Chăm vui chơi giải trí và cầu cho một năm mùa màng tốt tươi.



    Sau khi làm lễ ở đền tháp, Katê được đưa về gia đình để các gia đình, dòng tộc tổ chức lễ cúng. Mọi thành viên viên trong gia đình sum họp, ngồi quay quần bên hương hồn tổ tiên và chúc nhau những điều tốt lành.


    Katê được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 10 Dương lịch), là một lễ hội đặc sắc nhất của cộng đồng Chăm. Lễ hội này nhằm tưởng nhớ các vị Nam thần, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ tì cho con người. Qua một chặng dài lịch sử, Katê là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên dặm đường lịch sử của mình.

    Lễ hội Katê mang nhiều yếu tố đối lập của cấu trúc lưỡng hợp: màu sắc, nghi lễ, hội hè... từ đực-cái, ngày – đêm, sáng – tối. Tất cả đều thể hiện ước vọng phồn thực trong sự liên kết lứa đôi, hầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi và mùa màng tươi tốt của cư dân nông nghiệp.

    • Minh Cường

  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Lễ hội Katê

    PHONG TỤC
    Lễ hội Katê của người Chăm
    11:44' 24/08/2004 (GMT+7)
    Hàng năm cứ đến mùa hoa Tagilao nở khắp núi rừng Panduranga cũng là lúc khắp Palei (làng) Chăm hân hoan đón mừng Katê - Lễ hội truyền thống của dân tộc mình. Lễ chính thức được tổ chức đúng ngày mồng tháng 7 Chăm lịch.


    Lễ hội Katê

    Katê là một trong những lễ hội lớn của người Chăm. Những năm gần đây, Katê không chỉ cuốn hút người Chăm ở khắp mọi nơi trong nước mà còn hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước về với vùng đất tháp Campa.

    Vào những ngày cuốu tháng 6 Chăm lịch, nhiều palei Chăm tổ chức múa hát dân gian thâu đêm. Tiếng trống Ginang, Baranưng, tiếng kèn Saranai vang từ palei này thấu sang palei kia. Các cô gái Chăm cũng nhịp nhàng với các điệu múa dân gina Bien, Cjong, Mrai, Patra...các cụ già không quên mở chiêt (giỏ đan bằng tre) lấy tapuk (sách cổ) đem ra và ngâm nga những bài Ariya (truyện thơ Chăm) đậm đà và trữ tình từ chặp tối đến sắp sáng hôm sau.

    Lễ hội Katê là dịp để người Chăm tỏ lòng tôn kính Trời, "Cha" sinh ra vạn vật và tưởng niệm các anh hùng của dân tộc, hành hương về Thánh địa, thăm viếng bạn bè, kết giao.

    Trưa ngày cuối cùng của tháng sau Chăm lịch, từ các danauk (nơi sinh hoạt của các chức sắc và các cụ già người Chăm tại các palei Hữu Đức, Hiếu Lễ và Hậu Sanh (Phan Rang - Ninh Thuận), các Pho Dhia chủ trì lễ đón rước khăn áo (trang y phục) do bà con dân tộc Raglai sống ở phía Đông triền núi Trường Sơn cất giữ mang xuống. Bà con người Chăm cùng với cờ lộng và trống kèn rộn ràng dưới dự hướng dẫn của Po Dhia (vị đừng đầu các chức sắc thuộc tính ngưỡng dân gian Chăm) ra tận đầu palei. Bà con Raglai cùng với Po Palei (già làng) và Camưnei (người bảo quản trang y phục) long trọng mang chiet "chăn áo" xuống. Tháp tùng theo đó có cả một đoàn nhạc công poh sar biểu diễn nhạc dân gian Raglai. Âm thanh Ginang, Baranưng, Saranai của Chăm hòa với nhạc cụ Sar, Rakle của bà con Raglai tại điểm gặp gỡ giữa người Chăm và người anh em Raglai ở đầu làng đã làm cho buổi đưa rước "khăn áo" thêm long trọng và rộn ràng hơn. Đêm đó, tại các Danauk và trong các palei nhộn nhịp hẳn kên. Những người Chăm có xa quê nhà cũng phải tranh thủ về đúng ngày để kịp đón "giao thừa" Katê cùng với người thân ở quê hương. Nhiều phụ nữ luôn túc trực bên bếp lửa để thúc củi cho mau chín bánh Nung. bánh Galik (bánh tét bánh chưng Chăm). Ai ai cũng muốn thức suốt đêm để thưởng thức trọn vẹn ngày hội Katê.

    Sáng mồng 1 tháng 7 Chăm lịch, Po Dhia hướng dẫn bà con Chăm mang lễ vật cúng lên các tháp Campa trong vùng để tiến hành lễ Pơh Babbang Yang (mở cửa tháp), thỉnh mời các thần linh về chứng giám cho sự cầu nguyện của con người.


    Cầu nguyện trong lễ hội Katê

    Cũng từ sáng sớm, từng đoàn từng đoàn người từ các palei Chăm khác nhau tranh thủ kéo về các Danauk để kịp tháp tùng với đoàn người ở đây theo sự hướng dẫn của Po Dhia đưa Trang Y Phục lên các Tháp. Theo quan niệm của người Chăm, chỉ có Po Dhia là người duy nhất được các thần linh cho phép mở cửa Tháp, tiến hành lễ viếng tháp và làm lễ Katê. Khi đoàn rước Trang Y Phục đi lên đến tháp, các vị Po Dhia, Chamưnei, Kadhar, Pajaw... làm lễ mở cửa tháp rồi tiến vào bên trong. các thầy lễ tẩy thể (Pamưnei Yang) và dâng lễ phục cho tượng Vua. Thầy Kadhar vừa kéo đàn Kanhi (đàn nhị Chăm) vừa hát những bài hát ca ngợi những thần linh và người xưa đã có công với cộng đồng và quê hương Chăm. Lúc đang hành lễ, người ta chú ý quan sát ánh sáng các cây đèn làm bằng sáp ong đặt trên bàn lễ vật để đoàn biết sự hiện diện của các thần linh. Người ta cho rằng, nếu lửa cháy thành hai ngọn có hai màu đậm nhạt khác nhau nghĩa là thần linh đã về, còn ngược lại, người Chăm vẫn phải tiếp tục cầu nguyện.

    Ở quanh khuôn viên trên các Tháp, mọi người tập hợp thành từng nhóm: chỗ thì cầu kinh, chỗ thì dâng lễ vật cúng.

    Từ ngàn đời vẫn gọi tháp Po Klaung Garai

    Di tích xưa trong tiếng hát tự hào

    Tháp Palei Chăm chói chang trong nắng

    Thần Siva vui múa Katê...

    Thật không quá lời khi Amư Nhân (nhạc sỹ dân tộc Chăm) đã ca ngợi. Tháp Po Klaung Garai là một cụm tháp còn mang nhiều nét kiến trúc độc đáo vẫn lưu lại tương đối nguyên vẹn nhất của cư dân Champa cổ, nằm cách trung tâm thị xã Phan Rang - Ninh Thuận khoảng 5km về phía Tây Bắc. Tháp được vị vua Laya Simhavarman III (sử liệu Việt Nam gọi là vua Chế Mân) xây dựng để thờ Po Klaung Garai.

    Đến 4, 5 giờ chiều, người ta rời tháp để về lại palei của mình để tổ chức lễ tạ ơn ông bà tổ tiên. Ngày xưa, những năm được mùa, người Chăm vui chơi Kate suốt cả tháng. Những năm gần đây, bà con Chăm chỉ vui vẻ Katê từ ba ngày đến một tuần lễ. Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cho bà con Chăm vui Katê trọn vẹn.

    Lễ hội Kate hàng năm luôn để lại cho người Chăm và du khách tham dự nhiều kỷ niệm khó quên. Theo phong tục cũng vào dịp này, những người Chăm giận hờn nhau đều có thể làm lành lại với nhau. Nhiều chàng trai, cô gái Chăm có thêm một cơ hội để gặp gỡ, làm quen với nhau qua ngày lễ Katê và không ít người đã nên duyên vợ chồng.

    Lễ hội Katê cũng là dịp để trai gai người Chăm gặp gỡ, làm quen và nên duyên chồng vợ

    Lễ hội Katê của người Chăm Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp: Đền Pônưga (Hữu Đức), tháp Pôrêmê (Hậu sanh) và tháp Po Klaung Garai (Đô Vinh, Tháp Chàm). Lễ diễn ra ở cả 3 nơi cùng ngày, cùng giờ. Tuy lễ hội diễn ra ở 3 nơi nhưng thu hút được nhiều tín đồ nhất, tổ chức quy mô nhất vẫn là lễ hội Katê ở tháp Po Klaung Garai. Lễ hội Katê tại đền Tháp được điều hành bởi Ban tế lễ chức sắc đạo Bàlamôn bao gồm: - Thầy cả sư (Po Dhia) trụ trì đền tháp làm chủ lễ; thầy kéo đàn Kanhi (Ôn Kadhar) hát thánh ca; bà Bóng (Muk Payâu) dâng lễ vật lên các vị thần; ông Từ (Camưnay) chủ trì lễ tắm tượng; và cùng một số tu sĩ Balamôn (Paseh) phụ lễ.

    Lễ Katê ở các tháp chỉ diễn ra trong ngày mồng 01.07 theo Chăm lịch. Sau đó cư dân trở về các làng Chăm tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian như thi dệt, đội nước, đá bóng, văn nghệ... Cuộc thi diễn ra trên một sân bãi rộng, các khung cửi đã được xếp thành hàng. Đơn cử ở làng Chăm Mỹ Nghiệp, các cô gái dự thi đã chuẩn bị sẵn tơ sợi, trong hơn một giờ đồng hồ nếu cô nào dệt được một tấm vải dài nhất, đẹp nhất thì sẽ thắng cuộc. Những chiếc thoi đưa hối hả, những sợi chỉ giăng mắc đủ màu tạo nên một nền vải Chăm muôn màu, muôn sắc. Cuộc thi đội nước cũng diễn ra rất sôi động. Các cô gái Chăm khéo léo đội chum nước thi nhau về đích với một nét văn hóa truyền thống độc đáo.

    Về dự lễ hội Katê tỉnh Ninh Thuận, mọi người được thưởng thức âm hưởng rộn ràng mang tính lễ nhạc của dân tộc Chăm với trống Baranưng, kèn Saranai, được các nghệ nhân biểu diễn với cả tấm lòng say mê. Các thiếu nữ Chăm xinh đẹp duyên dáng trong điệu múa truyền thống làm say đắm lòng người.

    GIA KIỆT

  3. #3
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Lễ hội Katê

    Lễ hội Katê
    Tôi đến Ninh Thụân vào một buổi sáng của những ngày đầu tháng 10. Tiết trời mùa thu nắng vàng nhẹ, êm dịu, rất khác biệt với cái nóng cháy da của vùng miền Nam Trung Bộ nắng gió đã được mệnh danh “ Gió như Phan và nắng như Rang”. Đất trời như chìu lòng người nên ban tặng khí hậu hài hoà trong mùa lễ hội Katê.

    Toàn cảnh đền tháp Pô Klông Girai

    Sau một chuyến đi dài hơn 300km, lễ hội là một lời mời gọi cho tất cả những ai yêu mến Champa và con người hiền lành, chất phác ở đây. Từ sáng, hàng ngàn người lũ lượt kéo về Tháp Chăm (theo tiếng nôm na của dân địa phương), tên chính xác là Tháp Pô Klông Giarai, một ngôi đền tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIII đầu thế kỷ XIV, do vua Chăm là Simhavarman III, ông tên theo phiên âm Hán tự là Chế Mân, là chồng của công chúa Huyền Trân (xin được nói những vấn đề vua này trong bài sau), xây dựng tháp này để thờ vị anh hùng của dân tộc Chăm, vua Pô Klông Giarai. Vua này là một vị minh quân, có tài dẫn thuỷ nhập điền làm cho đồng lúa tốt tươi, dân chúng ấm no vui sống thanh bình dưới thời cai trị của ngài.


    Toàn cảnh buổi lễ

    Thật tiếc, vì do một số trở ngại về việc học tập, nên tôi chẳng thể đến đúng ngay hôm diễn ra lễ đầu tiên- lễ rước Y Trang, được đồng bào Raglay mang từ miền núi xuống. Khách thập phương tìm đến nơi này như để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc mà đã đi cùng năm tháng, như minh chứng cho thành tựu vượt bậc của một vương quốc lẫy lừng một thời, đã từng nhiều lần tràn quân vào kinh thành Thăng Long của Đại Việt, san bằng kinh đô, tràn quân xuống phía Nam, lấn át quân Chân Lạp, xua đuổi quân Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi Champa.

    Đã từ sớm, đoàn người chen chân nhau để đến được tháp Chăm, hàng loạt chương trình vui chơi, giải trí được tổ chức dưới chân tháp, nào là múa Chăm, ca hát, rộn rã trong tiếng trống Ghi-Năng, trống Bara nưng, kèn Saranai nhộn nhịp. Cũng không tránh khỏi một số phần tử lợi dụng số đông để bày trò tiêu cực, thế nhưng điều này đã được chính quyền địa phương làm việc rất tận tâm, để bảo đảm cho buổi lễ diễn ra trong an toàn.



    Điệu múa Chăm

    Trên đồi, nơi toạ lạc của tháp Pô Klông Giarai, đồng bào Chăm đang bày biện những lễ vật để chuẩn bị dâng lên cúng thần. Những lễ vật chính thường là những món ăn phổ biến trong gia đình, bên cạnh đó cũng có thêm hoa quả, bánh trái, lễ vật bao gồm: Thịt gà, thịt dê, xôi, cơm, trứng, bánh, trái cây. Đặc biệt không thể thiếu trầu cau và rượu.

    Những giáo sĩ là những người già, họ chuẩn bị buổi lễ một cách trang nghiêm, mặc cho xung quanh là tiếng cười nói của du khách thập phương.

    Đang chuẩn bị lễ vật

    Đến hơn 11 giờ, đoàn người vẫn lũ lượt kéo đến, làm kẹt xe cả một đoạn đường dài, các anh CSGT phải vất vã lắm mới điều khiển để cho xe cộ được lưu thông qua lại. Từ trên đồi cao, khi nhìn xuống dưới, đoàn người cứ như một con rắn khổng lồ đang nhích từ đằng xa để lên được chân tháp. Kẻ chụp hình, người xem ca nhạc và một số trò chơi do dân địa phương bày ra. Vui biết bao nhiêu mà kể.

  4. #4
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default

    "Đất Tháp" mùa Lễ hội Katê 2008

    Tags: Đất Tháp, Lễ Hội Katê, truyền thống, Người Chăm, dân tộc, 2008, mùa, tổ

    Trong những ngày này, tại Ninh Thuận đông đảo đồng bào khắp nơi trong tỉnh nhộn nhịp đưa nhau lên các đền, tháp: tháp Pô KlongGaRai, tháp Pô Rômê, đến Pô Nưgar để tiến hành những nghi lễ Katê truyền thống.

    Lễ hội Katê năm nay được đồng bào Chăm tổ chức công phu theo đúng các nghi lễ: rước Y Trang, mở cửa tháp, tắm bệ thờ, mặc y phục, rảy nước, múa chào đón các thần linh, dâng vật phẩm, cầu nguyện, cúng ông bà tổ tiên....Lễ hội là dịp để đồng bào tưởng niệm các vị vua và các vị anh hùng dân tộc được người Chăm tôn vinh làm thần, đồng thời cũng là dịp để tưởng nhớ tổ tiên và những người đã khuất, cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.


    Tiếng kèn Saranai, trống Paranưng, trống Ginăng ngân vang trong lời ca, điệu múa đầy uyển chuyển, duyên dáng của thiếu nữ Chăm - Ảnh V.Tấn
    Lễ hôi Katê thông thường tổ chức 3 ngày trọng đại nhất của tháng 7 lịch Chăm (năm 2008 bắt đầu từ 28/9-30/9) lần lượt diễn ra các nghi lễ từ Đình, Tháp về Đến làng, rồi từng gia đình có thể vui tết cho hết tháng đầu tiên (tháng giêng-Lịch Chăm) tuỳ theo mức độ kinh tế.

    Người Chăm ăn tết cũng giống như người Việt có bánh tét, xôi, thit rượu đãi bà con khách mời. Nếu là du khách xin mời bạn dừng chân nơi đất Tháp để tận mắt chứng kiến và vui chơi cùng các Lễ hội Chăm.

    Điểm nổi bật của lễ hội Katê năm nay, ngoài những nghi lễ Katê truyền thống của người Chăm theo đạo Bàlamôn còn có sự xen lẫn những nét văn hóa đặc trưng của người Chăm theo đạo Bàni, dân tộc Raglai, Kinh…khách du lich về Ninh Thuận đông hơn mọi năm.

    Cùng với phần lễ, phần hội cũng diễn ra khá sinh động, tiếng kèn Saranai, trống Paranưng, trống Ginăng ngân vang trong lời ca, điệu múa đầy uyển chuyển, duyên dáng của thiếu nữ Chăm; những trò chơi dân gian, thi đấu thể thao (bóng chuyền, bóng đá, đẩy gậy, múa đội nước của các dân tộc đều thể hiện tính quyết liệt nhưng thấm đượm tình đoàn kết, giao lưu của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh.

    Các hoạt động thi tay nghề sáng tạo của các nghệ nhân như thi dệt thổ cẩm, ẩm thực, làm gốm thủ công và biểu diễn nghệ thuật truyền thống của dân tộc được tổ chức tại các khu trung tâm thu hút đông đảo nghệ nhân đến từ các làng, bản cùng tham gia.

    Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm truyền thống ở các địa phương mang vẻ đẹp kỳ ảo của người Chăm được triển lãm, bày bán tại khu vực dưới chân tháp, nổi bật là các sản phẩm thổ cẩm, gốm truyền thống với những mẫu mã đẹp, kỹ thuật điêu luyện, đường nét hoa văn tinh tế, thấm đượm hồn người, hồn đất Chăm được các nghệ nhân ở các làng nghề trong tỉnh mang đến lễ hội đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách trong và ngoài nước.

    Võ Tấn

  5. #5
    Tham gia ngày
    Jul 2008
    Đến từ
    Cần Thơ
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    59
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Default

    Wao! Thật là hay đó nha.
    Mình cũng nghe về lễ hội này lâu lắm rồi nhưng ko có điều kiện để tham quan 1 lần cho biết. Mà giờ đc biết wa diễn đàn cũng coi như đã mở mang đc tầm mắt về 1 trong những lễ hội nổi tiếng của Việt Nam mình.
    Cám ơn mấy bạn đã cho mình những hiểu biết về Hội KaTê.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts