kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Bài gởi
    292
    Thanks
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Đòn Tay Trong Võ Học

    Đòn Tay Trong Võ Học
    Trong võ thuật chúng ta luyện tập cả hai đòn tay và đòn chân. Nhưng trong đối kháng chúng ta thường sử dụng quyền (nắm đấm), chưỡng (lòng bàn tay), phượng dực (chỏ) và chỉ (ngón tay). Đòn tay khác với khung đòn tay. Giới võ thuật dùng từ ngữ khung đòn tay, để ám chỉ khuôn khổ diện tích mà tất cả những bộ phận từ đầu ngón tay đến bả vai, có thể dùng để tấn công đối phương hay bảo vệ chính bản thân mình. So sánh với các đòn chân, đòn tay có nhiều ưu thế: 1) nhanh hơn, 2) có thể thay đổi phương hướng để phù hợp với mục tiêu dể dàng.

    Đòn tay bao gồm hai yếu tố: kỷ thuật và độ cứng. Mỗi môn phái có ít nhất vài ba chục kỷ thuật riêng biệt của họ. Nói về kỷ thuật của đòn tay, chúng ta có thể thao thao bất tuyệt, không bao giờ hết. Nhưng tóm lại dù cho có hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn kỷ thuật đi nửa, muốn cho đòn thế hiệu nghiệm chúng ta phải dùng toàn bộ cơ thể, như một cái lò xo được đè nén rồi bung ra, dồn tất cả trọng lực theo sau các kỷ thuật đòn tay, như vậy thì đòn thế mói dứt khoát. Kỷ thuật nầy sẻ được trình bài trong một phần khác.

    Nói về độ cứng của đòn tay. Chúng ta khó mà đồng ý thế nào là cứng, thế nào là mềm nếu chúng ta không hiểu mục đích (sức công phá) và mục tiêu của đòn tay. Bất cứ môn phái nào, kỷ thuật đòn tay cũng có hai nguyên lý: đòn sống (linh động) và đòn chết (bất động). Trong Anh ngữ, chúng ta có thể gọi là dynamic movements và static movements. Trong VoViNam, chúng ta có thể gọi là cương nhu phối triễn. Chúng ta cũng có thể gọi Âm và Dương.

    Đòn tay được xem là linh động trong khoảng thời gian đi đến mục tiêu. Đây là thời khắc đòn tay có thể thay đổi phương hướng, trá chiêu, hoặc biến dạng (quyền biến trảo, chưỡng biến chỉ vv…) Khi chạm mục tiêu thì nó sẻ trở thành bất động.

    Thã lỏng là điều kiện duy nhất khiến cho đòn tay linh động hết tầm cở bởi gia tăng vận tốc. Tuy nhiên khi đòn tay chạm phớt vào mục tiêu, nó trở nên cứng để công phá mục tiêu. Có nguời cho rằng các môn phái nội gia như Thái Cực Quyền không cứng nhưng vẩn xô ngả đối thủ. Điều nầy hoàn toàn sai, bởi gì người quan sát không thể thấy được cái tíc tắc mà bàn tay hay cánh tay của những nguời tập luyện theo môn phái nầy trở nên cứng để công phá hay xô ngả đối phương. Những nguời nầy đạt được do quá trình tập luyện lâu dài của họ mà nên.

    Chúng ta thấy đòn tay càng cứng sức công phá càng cao. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu mục đích của chúng ta học võ để làm gì. Muốn tay cứng, chúng ta có thể đấm bao, sổ niên gíam hay lốp xe (xăm xe). Tuy nhiên cái gì cũng phải có chừng độ. Không nên đấm gặch, cột bê tông hay cột sắt, những hình ảnh mà chúng ta thấy nhan nhản trên các phim xúc cảm mạnh. Chúng ta cũng không nên ỷ lại vào thuốc thoa, bởi vì thuốc phải dùng đúng giờ, đúng liều, và đúng loại. Sự ỷ lại hay cố quá sức mình, trong hoá trình luyện tập sẻ gây tai hại cho sức khỏe của chúng ta lúc tuổi già.

    Trùng Dương
    11/08/2009
    thay đổi nội dung bởi: suriken, 08-11-2009 lúc 05:54 PM Lý do: sửa chính tả

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts