Dư Quang Châu (Theo Thái Khắc Lễ)[/
Muốn khai thác được tiềm năng chính cơ thể mình thì không thể không nghỉ đến việc "Nhịn ăn" ...


1.Nhịn ăn là thuận theo tự nhiên để Âm Dương trong cơ thể tự điều chỉnh lập lại quân bình, linh năng điều khiển các tế bào tự phân để nuôi dưỡng cơ thể lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu, cải tạo lại các tạng phủ, điều hòa lại khí huyết, phục hồi, cải thiện lại sinh lực.
Bổn phận đầu tiên và tối yếu của người nhịn ăn là đừng làm gì nghịch lý với lẽ tự nhiên trên; muốn thế ta không nên ăn bất kỳ một thực phẩm gì, bất kỳ dưới một hình thức nào và cấm uống rượu, trà, càphê, hút thuốc.v…v… Một lượng rất nhỏ các thứ trên cũng đủ làm tê liệt công việc bài tiết các tế bào đang lợi dụng sự nghỉ ngơi nhờ lúc nhịn ăn để đào thải các cặn bã. Sự nghỉ ăn phải tuyệt đối nếu không các cơ quan sẽ bị ngăn trở trong việc bài tiết và cải tạo

2.Ta nên nhớ rằng trong những ngày đầu mới nhịn ăn, các tế bào đau hoặc yếu, các cặn acid uric, các độc tố của cơ thể, các khí độc, các chất thừa của tế bào bị đốt cháy đều được tiêu hủy và bài tiết từng đợt, do đó có những biến chứng trong lúc giải độc với những sự đau đớn đặc biệt: nhức mỏi tòan thân, nhức đầu, chóng mặt v…v… nhưng các triệu chứng ấy không có gì đáng lo sợ mà trái lại còn đáng mừng vì như vậy tỏ ra rằng sự gột rửa, tẩy độc cơ thể được tiến hành thuận lợi.

3.Cảm giác đói đôi khi rất mãnh liệt lúc mới bắt đầu nhịn ăn là một cảm giác đói gỉa đói mà ta không bao giờ nên yếu lòng nhượng bộ chìu theo. Đó chỉ là một sự đòi hỏi phù ảo phát sinh sau sự kích thích các niêm mạc của dạ dày và ruột gây ra do các độc tố bị bài tiết. Cảm giác này không mấy chốc tự nhiên sẽ dịu lại rồi biến mất.

4.Trong lúc nhịn ăn, nếu tịnh thân cũng như tịnh tâm nhất là đừng để ám ảnh bởi ý nghỉ thèm ăn hoặc khao khát tơ tưởng các món cáo lương mỹ vị. Những tư tưởng này làm suy nhược rất nhiều tinh thần người nhịn ăn và làm trở ngại ý chí đeo đuổi đến cùng thời hạn nhịn ăn cần thiết.

5.Ta nên ý thức chính xác rằng chất mỡ trong cơ thể không làm nên sức khỏe, sự sỵt cân trong thời gian nhịn ăn biểu lộ sự đào thải các tế bào bệnh tật, các mô vô dụng, các chất độc tích tụ trong cơ thể làm tê liệt mọi cơ năng. Phải dứt bỏ niềm lo sợ, sự yếu đuối vì đói ăn; muốn thắng ý niệm đó, ta chỉ cần nhớ rằng có những kỳ nhịn ăn vô hại kéo dài đến 70 ngày là thường.

6.Ta nên lưu tâm rằng cơ thể đòi hỏi trong thời gian nhịn ăn những sự chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cho được chu đáo để có thể giúp đỡ và thúc đẩy sự bài tiết các độc tố trong cơ thể qua phổ và da. Người nhịn ăn phải sống nơi thóang khí, không khí trong lành, nhất là khói thuốc lá là thứ tai hại cho người nhịn ăn. Thỉnh thỏang 5,7 ngày nên vào nơi kín gío dùng khăn nhúng nước nóng vắt ráo lau sạch mình mẩy. Mỗi ngày nên họat động nhẹ hoặc đi tản bộ chút ít cho khí huyết lưu thông.

7.Nhịn ăn là một “cuộc giải phẩu không dùng dao mổ”, vậy ta nên để cho thâm tâm nghỉ ngơi, tránh sống xao động nhất là đừng thức đêm; giấc ngủ ban đêm rất cần thiết, dù ngắn dù dài rất có tính cách bồi dưỡng. Người nhịn ăn phải cho cơ thể luôn ấm áp.

8.Cũng giống như sau một cuộc giãi phẩu, thời kỳ chuyển tiếp ăn uống trở lại và thời kỳ tĩnh dưỡng phải được săn sóc rất chu đáo. Trước hết nên ăn những thức ăn nhẹ. Điều đáng lưu tâm mà người ta hay khinh suất là không nên trở lại cuộc đời họat động quá sớm.

9.Trong thời ăn nhịn ăn không phải chỉ có thể chất mới nghỉ ngơi và cải tạo tòan diện mà tinh thần, tâm linh cũng phải nghỉ ngơi, cải tạo bằng những tư tưởng trong sạch, cao quí.

10.Cuối cùng nhịn ăn phải là khởi điểm của một cuộc đời mới, chú trọng về tinh thần, về đạo đức hơn, hướng thượng hơn. Bài học nhịn ăn phải dạy cho ta đừng tái phạm những lỗi lầm cũ về phép dưỡng sinh, về Dịch lý Âm Dương của vũ trụ. Nhịn ăn có thể dẫn chúng ta đến chỗ trí tuệ để tránh bã phù hoa, hiểu lẽ thiểu dục, tri túc mà trở về Giác ngộ là cội nguồn của chân hạnh phúc vô biên.