Danh sách các nền võ học trên thế giới được liệt kê (chưa đầy đủ) ở đây theo thứ tự ABC.

Ấn Độ
Trong khi các võ phái tại các nước châu Á khác (Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam v.v.) thường thừa nhận ảnh hưởng từ võ thuật Trung Hoa, thì giới võ lâm Trung Hoa lại thừa nhận võ thuật của mình nguyên khởi từ Ấn Độ

· Kalaripayattu: hệ phái võ thuật tương truyền đã có lịch sử rất lâu đời hàng vạn năm.
· Vajra Mushti
· Varma Kalai
· Kuttu Varisai
· Silambam
· Adithada
· Thang Ta
· Gatka

Brasil
· Capoeira
· Brazilian Jiu-Jitsu

Campuchia
· Bokator
· Pradal Serey

Đức
· Kampfringen

Indonesia
· Pencak-Silat

Israel
· Krav Maga

Gruzia
· Khridoli

Hoa Kỳ
· Close Quarters Combat

Lào
· Muay Lao
· Ling Lom

Malaysia
· Silat
· Tomoi

Myanma
Võ của Myanma thường được gọi chung là Thaing (bao gồm cả võ tay không và binh khí), cũng được gọi là Bando (tuy nhiên Bando lại còn có tên là một bộ môn riêng trong nền võ Myanma: môn nhu quyền), cho nên Thaing là tên gọi võ thuật bao quát và chuẩn xác nhất đối với đất nước này.

· Bando (nhu quyền): Là trường phái gắn chặt với các đặc điểm tấn pháp, thân pháp, kỹ thuật phòng thủ và tránh né, các thế tấn công thường tượng hình theo các loài thú: trư công (lợn), ngưu công (trâu), độc xà công (rắn độc), lục xà công (rắn lục), lộc công (hươu), hầu công (khỉ), ưng công (chim ưng), báo công (báo), hổ công (hổ), mãng xà công (rắn).

· Leithwei (cương quyền), còn gọi là Miến quyền (Burmese Boxing)

· Naban (võ vật), chỉ xuất hiện trong các bộ tộc người Chin và Kachin thuộc vùng Himalaya.

· Banshay (binh khí), ba loại cơ bản là côn, thương và kiếm.

Nga
· Systema
· Sambo

Nhật Bản
Nhật Bản có truyền thống thượng võ lâu đời do những cuộc nội chiến liên miên, mặc dù quốc gia này trong suốt trường kỳ lịch sử chưa hề bị xâm lược và đô hộ bởi ngoại bang ngoại trừ giai đoạn ngắn ngủi các samurai phải đương đầu với đội thủy binh hùng mạnh của Mông Cổ. Nhiều hệ phái võ thuật Nhật Bản đã lừng danh thế giới như:

-Jujutsu
o Judo
o Aikido
-Koppo
-Ninjutsu
-Sumo
-Karate
-Shooto
-Kendo
-Kenjutsu
-Iaijutsu
-Sōjutsu
-Naginatajutsu
-Kyudo
-Shorinji Kempo

Pháp
· Savate
· La canne
· Lutta corsa

Philippines
· Eskrima

Thái Lan
Muay Thai.
Thái Lan nằm trên bán đảo Đông Dương, chịu ảnh hưởng của Phật giáo và nền văn hóa Ấn độ, phong kiến Trung quốc. Nền võ thuật nước này chịu ảnh hưởng nhiều của võ thuật Trung Quốc và Ấn độ, tuy nhiên khi người phương Tây đến đây, dấu ấn lớn nhất để lại là môn Muy Thai, nó hơi giống như Kick box của người phương tây nhưng lại có nét đánh phù hợp của người phương đông.
· Muay Thai (Quyền Thái)
· Muay Boran
· Krabi Krabong

Trung Quốc
Trước kia trong đồng đạo võ lâm thường tôn vinh "bát đại môn phái" (Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân, Không Động, Thanh Thành, Hoa Sơn, Toàn Chân) hoặc "thất đại môn phái" (Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân, Không Động, Thanh Thành, Hoa Sơn) võ thuật Trung Hoa, trong đó Võ Thiếu Lâm được đề cao là ngôi sao Bắc đẩu. Gần đây nhất, trong cuốn Võ thuật thần kỳ của Trịnh Cần và Điền Vân Thanh, Trung Quốc, bản dịch được Nhà xuất bản Hà Nội, H. 1996 xuất bản, các tác giả khẳng định Trung Hoa bao gồm không dưới 500 võ phái khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là những phái chính:

· Tượng Hình Quyền
· Thái Cực Quyền
· Võ Đang Quyền
o Nội Gia Quyền
o Bát Quái chưởng
... ... ...
· Thiếu Lâm Quyền
o Trường Quyền (Bắc Quyền) (Bắc Thiếu Lâm)
§ Tra Quyền
§ Hóa Quyền
§ Hoa Quyền
§ Pháo Quyền
§ Trốc Cước
§ Đàm Thoái
§ Phách Quải Quyền
§ Thông Bối Quyền
§ Phiên tử Quyền
§ Bát Cực Quyền
§ Yến Thanh Quyền còn gọi là Mê Tông Quyền hay Mê Tung Quyền
§ Hình Ý Quyền còn gọi là Lục Hợp Quyền (Phái Thiếu Lâm Vy Đà)
§ Ðường Lang Quyền
§ Ưng Trảo Quyền
... ... ...
·
o Nam Quyền (Nam Thiếu Lâm)
§ Hồng Gia Quyền
§ Bạch Hạc Quyền
§ Bạch Mi Quyền
§ Vịnh Xuân Quyền
§ Phật Gia Quyền
§ Thái Lý Phật
§ Châu Gia Quyền
... ...
Các bộ môn quyền thuật trên trong khoảng 500 võ phái của khắp miền Nam Bắc Trung Hoa chính là xuất phát từ trong dân gian sau này được các môn đồ của Thiếu Lâm tích hợp vào hệ thống Thiếu Lâm Quyền và biến nó thành những hệ phái Bắc Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm. Do vậy nói Bồ Đề Đạt Ma là sáng tổ ra võ Thiếu Lâm và võ thuật Trung Hoa như nhiều võ sư xác tín liệu có chính xác và công bằng không trong khi võ Thiếu Lâm là một sự pha trộn và tích hợp giữa các bộ môn quyền thuật dân gian ở Trung Hoa và Ấn Độ. Chùa Thiếu Lâm và võ Thiếu Lâm thật ra chỉ có công tích hợp và hệ thống lại bởi các môn đồ xuất sắc của Thiếu Lâm Tự.

Các bộ môn quyền thuật của miền bắc Trung Hoa như Hình Ý Quyền, Bát Cực Quyền, Thông Bối Quyền, Mê Tung Quyền, Phách Quải Quyền, ... đều có một tên chung là Trường Quyền. Các bộ môn quyền thuật của Nam Thiếu Lâm như Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Nam Thiếu Lâm : Hồng gia (Hung gar), Lưu gia (Liu Gar), Lý Gia (Li Gar), Mạc Gia (Mo Gar) và Thái Gia (Choy Gar), Bạch Mi Quyền (còn gọi là Thiếu Lâm Bạch Mi), Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền gọi tắt là Vịnh Xuân Quyền ... được gọi tất cả bằng một tên chung là Nam Quyền.

Do vậy cũng nên lưu ý rằng danh từ Trường Quyền không phải là một môn phái mà là khái niệm chỉ tất cả các bộ môn quyền thuật miền bắc Trung Hoa (sau này gọi là Bắc Thiếu Lâm), cũng như danh từ Nam Quyền không phải là một môn phái mà là khái niệm chỉ tất cả các bộ môn quyền thuật miền nam Trung Hoa (là Nam Thiếu Lâm.

Sau này người Trung Hoa thường có câu Thiê
n Hạ Công Phu Xuất Thiếu Lâm (tất cả các phái võ và các bộ môn quyền thuật nam bắc Trung Hoa đều có nguồn gốc từ Thiếu Lâm).
Câu nói này chỉ đúng một nửa và cũng cho thấy rằng võ Thiếu Lâm không phải là cái nôi xuất xứ tất cả các phái võ khác mà phải nói ngược lại rằng nó (võ Thiếu Lâm) đã tích hợp các dòng võ khác và làm cho chính nó trở nên phong phú hơn và đa phong cách thể hiện. Võ Thiếu Lâm và võ thuật Trung Hoa nói chung là một công trình sáng tác của các thế hệ võ thuật ở Trung Hoa, trong đó có các môn đồ của chùa Thiếu Lâm. Bằng không câu nói trên sẽ dẫn đến vô số điều ngộ nhận hơn nữa về sau.

Triều Tiên
· Happkido (Kyuc-too-ki) môn võ tổng hợp, khai thác những ưu điểm của Taekwondo, Karatedo, Kendo, Aikido, Boxing thành một dạng võ tự vệ.
· Taekwondo (Đài quyền đạo hay Túc quyền đạo) môn phái đặc trưng với sự nhấn mạnh đòn chân và tính chất thể thao của bộ môn.
· Tangsudo (Đường thủ đạo)

Việt Nam
Bên cạnh những nét tương đồng với nền võ thuật rộng lớn của Trung Hoa do ảnh hưởng từ giao lưu văn hóa, các phái võ Việt Nam, hay còn được gọi với tên "Võ Thuật Cổ Truyền" vẫn thể hiện những đặc điểm khác biệt rõ rệt với các nền võ học khác trên thế giới nói chung và Trung Hoa nói riêng: thứ nhất, sự xuất hiện của lời thiệu bằng thơ, phú; thứ hai: bộ pháp vận hành theo đồ hình bát quái (lưỡng túc bát quái vi căn), khi đứng thì vững như đá tảng, khi di chuyển thì nhẹ nhàng linh hoạt như lá bay; thứ ba, bộ tay áp dụng theo ngũ hành pháp (song thủ ngũ hành vi bản); thứ tư, kỹ thuật đòn thế được chọn lọc, phân thế riêng phù hợp với cách đánh của từng dạng đối tượng, địa hình, nhất là lối đánh cận chiến một người chống lại nhiều người; thứ năm, tận dụng triệt để lối đánh "cộng lực" - dựa vào sức lực đối phương để triệt hạt đối phương v.v. Danh sách chưa đầy đủ các phái võ Việt Nam ( ở trong và ở ngoài nước Việt Nam) bao gồm:

· Bạch Hổ võ phái
· Bạch Long Chiến Đạo
· Võ Thuật
· Bình Định gia
· Việt Võ Đạo
· Nhất Nam
· Lam Sơn căn bản
· Lâm Sơn Động
· Phật gia quyền
· Sa Long Cương
· Không Động
· Long Hổ Không Hồng
· Hoa Quyền
· Lam Sơn võ đạo
· Nam Hồng Sơn
· Nam Huỳnh Đạo
· Nam Tông
· Vĩnh Xuân Quyền (Việt Nam)
· Phạm Gia võ pháiQuán khí đạo
· Thăng Long võ đạo
· Thiên Môn Đạo
· Tân Khánh Bà Trà
· Thất Sơn Thần Quyền
· Thiếu Sơn Phật Gia
· Thiếu Lâm Long Phi
· Thiếu Lâm Bắc Truyền Thiên Mục Sơn
· Thiếu Lâm Nội Gia Quyền
· Thiếu Lâm Bắc Phái Mai Hãn
· Tây Sơn Quyền