1-Luyện Thần: có 3 giai đoạn

Giai đoạn 1:
Nhịp thở 5-5



1.1- Điều Thân

Đầu, lưng,cột sống phải thẳng, mắt nhắm, cuốn lưỡi nối thượng kiều, miệng ngậm, hai hàm răng hơi mở không chạm nhu.

Nếu ngồi, hai tay để úp trên đùi, hai chân đi dép để thẳng góc với mặt đất, lưng không dựa ghế.

Nếu nằm, tập vào buổi tối trước khi đi ngủ, đầu không kê gối, hai chân duỗi thẳng, hai gót chân chạm nhau, hai tay song song với thân mình, lòng bàn tay úp xuống giường.

1.2- Điều Ý :

Khi điều thân đúng cách hướng dẫn, mắt nhắm để không loạn tâm, ngậm miệng , thở bình thường hít vào thở ra bằng mũi, lưỡi đóng nối thượng kiều để

điều hòa âm dương thủy hỏa của Mạch Nhâm-Đốc. Ý tập trung lên đỉnh đầu, ngồi tĩnh lặng chừng 5-10 phút và tưởng tượng mắt và tai có thể thấy và nghe nơi huyệt Thiên Môn đang máy động theo hơi thở cho đến khi cảm thấy đỉnh đầu tê, nhột, ngứa ,mát, ấm, nóng, đau nhẹ như kim chích.. là đã tập đúng và có kết qủa.

1.3- Điều Tức :

Khi điều Ỷ xong, ngĩa là có điểm trụ của Ý ở đỉnh đầu, thì bắt đầu điều tức để kiểm soát nhịp thở và cho Ý dẫn hơi thở vào và ra qua huyệt Thiên môn theo nhịp thở 5-5, bằng cách đọc chậm bằng óc đều đặn 2 câu sau liên tục không ngừng nghỉ, mỗi chữ lâu 1 giây :

Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười. Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng, Thở, ra, miệng, mỉm, cười..

Ta tưởng tượng mỗi lần đọc đến chữ lặng là hơi thở đã chạm đến đỉnh đầu, đọc đến chữ ra là cảm giác ấy biến mất.

Nghĩa là Ý dẫn hơi thở từ ngoài vào Thiên môn ở thì thở vào,rồi lại dẫn hơi thở ra khỏi Thiên môn ở thì thở ra. Điều quan trọng là Ý điều chỉnh câu đọc thầm phải trùng và đều đặn với hơi thở.







Thời gian quy định cho Ý và hơi thở đọc hết một câu là 5 giây. Nhưng có người thở ngắn hơi chưa quen lối thở 5 giây thì có thể thở bình thường là 3 giây cho mỗi câu.

Sau khi hiểu rõ tường tận lý thuyết của bài tập. Bắt đầu vào thực hành bài tập thở, sau 30 phút, chúng ta thu được những kết qủa như sau :

a.Có cảm giác tê, nặng da đỉnh đầu, hoẵc da đỉnh đầu hơi giãn nở.

b.Hơi nhói huyệt Thiên môn, những người có bệnh cao áp huyết không nên để đỉnh đầu nhói lâu, vì Ý trụ ở đó lâu thì khí huyết sẽ dồn lên đó làm tăng thêm áp huyết.

c. Khi thở vào, cảm thấy đỉnh đầu mát, khi thở ra cảm thấy đỉnh đầu ấm.

d.Thân nhiệt của cơ thể tăng làm ấm lưng, và nơi hai bàn tay đặt trên đùi ấm nóng.

3. Sắc mặt bình thản,da mặt hồng lên từ từ do hít oxy vào chậm, nhẹ, sâu, lâu,nhiều hơn bình thường làm tăng hồng cầu . Khí CO 2 trong cơ thể ra theo hơi thở chậm làm tăng thân nhiệt.

f. Thời gian tập lâu hơn mà vẫn tỉnh táo, không bị hôn trầm lảo đào như ngủ gục, vẫn kiểm soát được hơi thở ra vào đều đặn, thì cơ thể sẽ toát mồ hôi độc nơi cổ, gáy, lưng, trán,thái dương, quanh môi mép, ngực, bụng, bàn tay chân, và ở đỉnh đầu xông hơi nóng lên cao từ 10-50 cm.

g.Qua được sự chứng nghiệm thứ 6, cơ thể trở lại bình thường, hết ra mồ hôi nhiệt, người cảm thấy mát mẻ, khỏe khoắn, nhẹ nhàng, dễ chịu , lúc đó bắt đầu cảm thấy đỉnh đầu như có luồng điện giựt tê tê nhè nhẹ ở huyệt Thiên môn, như vậy là đã tập xong được giai đoạn một để tập tiếp sang giai đoạn hai.

1.4. Lợi ích :

Nhịp thở sinh học của người khỏe mạnh bình thường được 18 hơi thở vào-ra trong một phút, tuổi thọ tối đa 100 năm. Người có bệnh, hơi thở trên 18 hơi, hơi thở càng nhanh, càng ngắn hơi thì bệnh càng nặng,tuổi thọ giảm, thí dụ như bệnh suyễn ngộp thở, nhịp thở sinh học trên 30 hơi, gần đứt hơi thở là 50-60 hơi , dễ bị bất đắc kỳ tử. Ngược lại con rùa có nhịp thở sinh học 2 hơi thở vào-ra trong một phút, tuổi thọ kéo dài được 300 năm.

Nhịp thở sinh học mà chúng ta đang tập nhịp 3-3 cho người mới tập là 6 giây , như vậy một phút sẽ thở được 10 hơi. Nếu tập đều đặn, đến giai đoạn trước khi tập, trong khi tập, và sau khi tập vẫn tạo được nhịp thở sinh học nhịp 5-5 mà không bị ngộp thở hay khó chịu,như vậy một phút sẽ thở được 6 hơi, cơ thể sẽ đủ khí lực thúc đẩy khí huyết của lục phủ ngũ tạng lưu thông đưa oxy đến mọi chỗ mọi nơi trong cơ thể giúp cho các tế bào có nhiều sinh lực hoạt động mạnh và hữu hiệu hơn,tăng cường vinh khí trong cơ thể thay tế bào cũ, đổi tế bào mới,làm đỏ da thắm thịt, ăn ngủ ngon, vệ khí của cơ thể được tăng cường giúp cơ thể khỏe mạnh, chống được mọi bệnh tật.

1.5- Lời dặn cần thiết :

Khi tập luyện phải đạt được đủ 7 phần chứng nghiệm trên.

Tập nửa chừng mà mệt mỏi hôn trầm, phải áp dụng lại bài tập động công từ bài 1 đến bài 6 cho khỏe lại, mới tiếp tục tập lại tĩnh công. Những chứng nghiệm nào đã đạt được thì không cần chú ý đến nữa, chỉ chú ý đến những nhứng nghiệm chưa đạt.

Theo lý thuyết động công là sinh hóa, tĩnh công là chuyển hóa. Động công để tạo ra khí lực giúp cơ thể hoạt động mạnh hơn bình thường. Tĩnh công là thời gian chuyển hóa biến đổi thức ăn thành máu, chuyển hóa máu thành da thịt, chuyển hóa khí thành năng lượng tồn trữ nuôi cơ thể gọi là vinh khí, và vệ khí để bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. Nếu chỉ áp dụng động công như thể thao hay võ thuật thì tạo ra sinh hóa, còn phần chuyển hóa là tự động, kém hiệu qủa hơn là sự chuyển hóa chủ động theo ý muốn để chữa bệnh. Ngược lại, chỉ tập tĩnh công như thiền, thư giãn, nghỉ ngơi, thì tạo ra sự chuyển hóa tự động, mà không có khí để sinh hóa giúp cho sự chuyển hóa được nhanh, mạnh như ý muốn trong chữa bệnh thì sức khỏe không phục hồi, chỉ là dưỡng bệnh không cho bệnh phát triển nặng thêm, nhưng không đủ khí lực sinh hóa , chuyển hóa chủ động để làm lui bệnh tật nhanh chóng.

Phải ngưng tập ngay, khi tập sai, có những hiện tượng sau :

a.Thở mệt, tim đập mạnh nhanh hay suy, mặt tái mét, mất hồng cầu, ra mồ hôi lạnh, cơ thể mệt mỏi.

b.Lên áp huyết hay tụt áp huyết gây nhức đầu, chóng mặt.

c.Không thấy một chứng nghiệm nào, vì đầu óc trống rỗng, vô tâm, không trụ ý vào Thiên môn, không biết điều ý.

d.Điều ý lúc không lúc có, vì con mắt là cửa của tâm hé mở làm phân tâm ra cảnh vật ở trước mắt khiến tâm viên ý mã (tâm như con vượn nhẩy lung tung, ý như con ngựa chạy lăng xăng,có nghĩa là tâm ý cứ mặc tình suy nghĩ hết việc này đến việc khác mà không tập trung theo dõi hơi thở), hoặc mắt nhìn đầu mũi làm cho ý vô tình trụ ở đầu mũi, gặp trường hợp nàu, dùng ngón tay gõ hay cào nhệ vào huyệt Thiên môn cho hơi đau để cho tâm ý phải chú ý theo dõi đến chỗ đau ấy.

Giai đoạn 2 :
Nhịp thở 5-5-5





2.1- Điều Thân :

Như giai đoạn 1.

2.2- Điều Ý :

Điều ý để kiểm soát khí và dẫn khí đi theo hơi thở trùng với điều tức. Muốn điều ý được kết qủa phải định được tâm, tránh tâm viên ýa mã, mở mắt là đưa giặc vào làm loạn tâm khiến tâm bất định thì không thể trụ ý vào đâu được. Vì thế muốn giữ ý gìn tâm thì phải giữ giới luật. Giữ giới mới định được, có định mới có huệ , đấy là yếu quyết của thiền định. Khí công luyện đạo của tiên gia cũng đặt ra giới luật là bế quan điều ý . Bế quan là nhắm mắt không nhìn ra ngoài mà nhìn vào trong, tai không nghe tiếng động bên ngoài mà nghe tiếng động bên trong của hơi thở và tiếng đập của tim mạch. Giới thứ hai để điều ý của bài tập này có 3 giai đoạn : Giai đoạn thở vào 5 giây, ý dẫn khí từ ngoài đỉnh đầu đi thẳng xuống huyệt Thiên môn. Giai đoạn hai là ý không dẫn khí, chỉ tập trung trụ ý ngay tại huyệt Thiên môn khi ngưng thở 5 giây để theo dõi những diễn biến xảy ra quanh huyệt.Quan trọng là phải bế quan và trụ ý,gọi là định, mới cảm nhận được nhiều điều kỳ diệu của khí công tạo ra điện hay từ trường nhân điện. Giai đoạn ba là thở ra 5 giây, ý dẫn khí cho hơi thở ra khỏi huyệt Thiên môn .

Khi tập điều ý thì chưa cần chú trọng đến hơi thở, cứ thở bình thường, chỉ cần tận dẫn ý vào, ý ngưng trụ, ý đi ra, thời gian bằng nhau theo nhịp sinh học 5-5-5 . Có thể tập đếm hơi thở gọi là sổ tức như sau :

Đếm 1,2,3,4,5 đang dẫn ý vào huyệt Thiên môn, 1,2,3,4,5 đang trụ ý tại huyệt Thiên môn, 1,2,3,4,5 đang dẫn ý ra khỏi huyệt Thiên môn. Tưởng tượng có thể nghe và nhìn được ý vào- ý ngưng- ý ra theo một chu kỳ đều đặn. Khi đạt được kết qủa điều ý đều đặn không vấp váp, mới tập theo dõi hơi thở gọi là điều tức.

2.3- Điều Tức :

Điều tức theo ba nhịp 5-5-5. Bế quan ( mắt nhắm, tai nghe hơi thở ),lưỡi cuốn nối thượng kiều, ngậm miệng một cách tự nhiên không phùng mang méo miệng, hai hàm răng hơi hở.

Nhịp thờ vào 5 giây, niệm thầm câu : Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng . Đến chữ lặng thì tưởng tượng ý đã dẫn hơi thở vào đụng huyệt Thiên môn.

Nhịp ngưng thở, mặt bình thản tự nhiên, thư giãn thần kinh, không được nén ép căng thẳng, cho ý trụ một chỗ ngay huyệt Thiên môn, lắng tai nghe xem có gì máy động nơi huyệt trong thời gian 5 giây, bằng cách niệm thầm 1,2,3,4,5.

Nhịp thở ra, ý lại dẫn hơi thở đi ra khỏi huyệt Thiên môn thời gian 5 giây niệm thầm câu Thở, ra, miệng, mỉm, cười.

Cứ thế tiếp tục niệm, ý và khí theo niệm, niệm theo kịp hơi thở theo nhịp đều đặn 5-5-5.

Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng ( 5 giây )

1, 2, 3, 4 ,5 ( 5 giây )

Thở, ra, miệng, mỉm, cười ( 5 giây )

Thực hành được 30 phút trở lên sẽ đạt được những chứng nghiệm sau :

a. Đỉnh đầu mát hoặc hơi ấm.

b. Tê rần rần nơi huyệt Thiên môn ở thời kỳ ngưng thở, trụ ý. Khi hít thở lúc ngồi thiền là động trong tĩnh, theo khí công , lúc động là thời kỳ sinh hóa , khi ngưng thở thư giãn là lúc tĩnh ,là thời kỳ chuyển hóa khí ra điện.

c. Tê ở huyệt Thiên môn lan ra khắp da đầu.

d. Cảm thấy có luồng khí hay địện chạy qua gáy hay qua lưng, hay ra tay, hay chạy xuống chân, có khi chạy khắp tứ chi.

e. Tập quen một thời gian sẽ có cảm tưởng nghe được da đầu giãn nở, đôi khi nghe được tiếng rắc như nứt sọ, rãnh sọ tự nhiên mềm, hở một đường lõm, theo thời gian tập luyện, càng ngày rãnh sọ càng dài và rộng.

f. Thân nhiệt vẫn ấm, mặt hồng hào, tay trên đùi ấm nóng.

2.4- Lời dặn cần thiết :

Khi không chứng nghiệm được đủ các điều trên, cứ tiếp tục theo dõi hơi thở hòa hợp với ý, tạo nhịp thở sinh học đều đặn. Nếu cơ thể mệt mỏi, hôn trầm thì ngưng tĩnh công, tập lại các động tác động công cào đầu, cào gáy, chà gáy, vuốt cổ gáy, chà tai, xoa mặt cho tinh thần tỉnh táo hưng phấn lại rồi tập tiếp tĩnh công.

Phải ngưng tập ngay, khi mệt tim, người lạnh, khó thở, hụt hơi, mặt mất sắc, chóng mặt, nhức đầu, đầu nặng, xáo trộn áp huyết, loạn nhịp tim.

Những người cơ thể suy nhược, thiếu máu não, thần kinh giao cảm kém sẽ không có cảm giác gì, phải tập trung ý, và luyện tập một thời gian lâu dài mới chứng nghiệm được.

Những người bị bệnh suyễn, điều tức khó , thì cứ thở bình thường, không tập phần điều tức, chỉ tập phần điều ý, vẫn nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, chỉ tập trung ý và tai nghe trên đỉnh đầu.Khi có cảm giác lúc thở vào bình thường đỉnh đầu hơi căng thẳng, lúc thở ra bình thường, đỉnh đầu thư giãn không còn căng thẳng nữa.

Dù nghe hay chưa kịp nghe những diễn biến ở huyệt Thiên môn, thì ý vẫn tự động duy trì nhịp thở vào, ngưng thở, thở ra theo một niệm đều không ngừng niệm ở chỗ nào hết :

(thở vào):
Thở, và, tâm, tĩnh, lặng

(ngưng thở):
1, 2 , 3 , 4 , 5

(thở ra):
Thở, ra, miệng, mỉm, cười.



Muốn thành công là phải bế quan, giữ giới mới định được. Bế quan của bài này là nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, tai nghe đỉnh đầu, không nghe tiếng động ở ngoài. Giới luật của bài này là chăm chỉ niệm cho ý theo hơi thở trùng hợp đúng cách tự nhiên bình thản không bị hụt hơi ngộp thở. Thì ngưng thở để trụ ý vào một chỗ cố định nơi huyệt Thiên môn là giai đoạn định tâm để chuyển hóa khí ra điện, tạo ra một lực vô hình.

Có thể dùng ý ,tưởng tượng dẫn khí của hơi thở đi theo hình vẽ sau :



Giai đoạn 3 :
Nhịp thở 1-4-2-2

3.1-Tập thở :


Nhịp thở vào : Thời gian 1 giây, dẫn khí từ Nhân Trung lên Thiên Môn.

Nhịp ngưng thở : Thời gian 4 giây ( 3 giây tập trung sức mạnh ở Thiên Môn, 1 giây dẫn khí về Nhân Trung ).

Nhịp thở ra : Thời gian 2 giây, cho khí thoát ra từ huyệt Nhân Trung.

Nhịp ngưng thở : Thời gian 2 giây, buông lỏng toàn thân.

3.2-Tụ khí hóa thần :


a-Vận khí từ hai bên Thái dương, sau gáy, trước trán, gom tất cả sức mạnh tụ vào Thiên Môn, xong buông lỏng cho lan tỏa xuống vùng đầu. Làm 10 lần.

b-Sau đó thở tự nhiên, chỉ cần quán tưởng khí kết tụ thành viên thuốc bằng hạt đậu xoay tròn trên Thiên Môn theo chiều thuận kim đồng hồ 50 vòng, theo chiều nghịch 50 vòng.

Bài tập này mỗi lần tập lâu 30 phút, trong thời gian 3 tháng.