Nhà Khoa Học Gia người Mỹ gốc Việt



Cali Today News - Hàng năm vào khoảng tháng 11 Tòa Bạch Ốc sẽ trao giải thưởng cho những nhà nghiên cứu trẻ trên toàn quốc, năm nay Tiến Sĩ Vicky Thảo Nguyễn là người Việt Nam duy nhất được vinh dự lảnh giải cao qúi này.

Giáo Sư Tiến Sĩ Vicky Thảo Nguyễn người Mỹ gốc Việt giảng sư trường đại học Johns Hopkins đã nhận được giải thưởng cao qúi nhất của chính phủ Hoa Kỳ tưởng thưởng cho các nhà khoa học và Kỹ Sư trẻ tài năng trong công trình nghiên cứu đủ mọi ngành khoa học kỹ thuật trong giai đoạn đầu sự nghiệp của họ. Chương trình được chín phân bộ và cơ quan chính phủ hợp tác đề cử những người tài năng nhất.

Vicky Thảo Nguyễn là giảng sư phân khoa kỹ thuật cơ khí sinh học tại JHU’s Whiting School of Engineerring, cô là một trong 100 người đoạt giải thưởng danh dự này, giải có tên “Giải Tổng Thống dành cho khoa học gia và kỹ sư xuất sắc nhất khởi đầu sự nghiệp”

Theo như bản tin của Web Medical News Today và Giám Ðốc ngành Y Khoa trường Ðại Học Johns Hopskin, chuyên khoa phụ trách ngành phục hồi chức năng thần kinh cho biết: Công trình nghiên cứu của Tiến Sĩ Vicky Thảo Nguyễn chủ yếu tập trung vào ngành cơ khí sinh học (biomechanics), độ mềm và độ dẻo của nhựa Polymer (Shape Memory Polymers & Fracture Mechanics of Polymers). Nghiên cứu về sự phát triển và hình thành các cơ chế tiềm ẫn trong não bộ và hệ thần kinh trung ương, cũng như sự tái tạo các mô sau khi bị chấn thương. Vicky Nguyễn còn phát triển phương pháp toán học áp dụng trong vi tính dể dàng nhận biết và dự đoán được sự vận hành cơ học.

Công trình nghiên cứu của Tiến Sĩ Vicky Thảo Nguyễn có tiềm năng về y tế, hàng không vũ trụ và các công nghệ quan trọng đối với quốc phòng và an ninh quốc gia. Một trong những dự án nghiên cứu liên quan đến vận hành cơ khí sinh học về giác mạc của mắt, cô đã cộng tác với viện mắt Wilmer thuộc đại học Johns Hopskin. Hy vọng nghiên cứu của cô sẽ đưa đến phương pháp điều trị tốt nhất cho những người bị bệnh tăng nhãn áp (làm mắt mờ dần) trong tương laị

Khoa học gia Vicky Thảo Nguyễn tốt nghiệp Cử Nhân trường đại học MIT và Tiến Sĩ ở trường đại học Stanford. Cô là kỹ thuật viên cao cấp viện Scientist at Sandia National Labs và được mời nghiên cứu tại viện kỹ nghệ cơ khí Max Planck tại Ðức, trước khi cô làm giảng viên trường đại học Johns Hopskin năm 2007. Vicky Nguyễn viết rất nhiều bài nghiên cứu giá trị được đăng tài trên nhiều tạp chí chuyên ngành và nhiều lần đi thuyết trình, tham gia nhiều cuộc hội thảo khoa học trên khắp thế giới.

Tiến Sĩ Thảo Vicky Nguyễn được giải thưởng danh dự của bộ khoa học và công nghệ của chính phủ. Ðây là giải thưởng cao qúi để vinh danh những tài năng hàng đầu của quốc gia trên bước đầu sự nghiệp cho các khoa học gia và Kỹ Sư. Cô Vicky Thảo Nguyễn là người Việt duy nhất nhận giài từ Bộ năng lượng do Bộ Trưởng Steven Chu (người Hoa) đứng đầu.

Danh sách này đã được chính phủ thông báo ngày 10 tháng 07 với lời tuyên bố của Tổng Thống Obama: Với tài năng, sức sáng tạo và sự cống hiến của họ, tôi tin rằng họ sẽ phát triển các lãnh vực đó với những khám phá bất ngờ sẽ giúp chúng ta trên phương diện xử sụng khoa học và công nghệ quốc gia cao hơn, tân tiến hơn và cho cả thế giới nữa.

Giải thưởng cao qúi dành cho bước đường sự nghiệp của các khoa học gia và kỹ sư được Tổng Thống Bill Clinton thành lập năm 1996. Người nhận giải sẽ được phủ trợ cấp cho chương trình nghiên cứu trong vòng 5 năm về một đề tài nằm trong những mục tiêu chính sách. 100 khoa học gia và kỹ sư sẽ nhận giải vào mùa thu này tại thủ đô Washington.

Thao D. Nguyen (Vicky)
EDUCATION


Ph.D. Stanford University , Stanford , CA
M.S. Stanford University , Stanford , CA
S.B. Massachusetts Institute of Technology, Cambridge , MA

EXTENDED CV

RECENT PUBLICATIONS
1. 1)Nguyen T. D., Boyce, B. L., Jones, R.E. (2008) “A Nonlinear Viscoelastic Model for the TensileBehavior of Bovine Cornea", Journal of Biomechanical Engineering,130 041020-1.
2. 2)Boyce, B. L., J. M. Grazier, Jones, R. E., Nguyen T. D. (2008) “Full-Field Deformation of Bovine Cornea Under Constrained Inflation Conditions", Biomaterials, Biomaterials, 29, pp. 3896-3904.
3. 3)Nguyen, T. D., Qi, H. J., Castro, F., Long, K., (2008) “A Thermoviscoelastic Model for Armorphous Shape Memory Polymers: Incorporating Structural and Stress Relaxation", Journal of Physics and Mechanics of Solids, 56, pp. 1730-1751.
4. 4)Qi, H. J., Nguyen, T. D., Castro, F., Yakacki, C., Shandas, R., (2008) “Finite Deformation Thermo-Mechanical Behavior of Thermally Induced Shape Memory Polymers", Journal of Mechanics and Physics of Solids, 56, pp. 1730-1751.
5. 5)Nguyen T. D., Jones, R.E. Boyce, B. L., (2007) “Modeling the anisotropic finite-deformation viscoelastic behavior of soft fiber-reinforced composites", International Journal of Solids and Structures, 44, pp. 8366-8389.
6. 6)Boyce, B. L., Jones, R. E., Nguyen T. D. (2007) “Stress-controlled viscoelastic tensile response of bovine cornea", Journal of Biomechanics, 40, pp. 2367-2376.

Linh Vũ (Tổng lượt các báo điện tử),