+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 12
  1. #1
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    72 Sắp Có Mưa Sao Băng

    Ông Nguyễn Đức Phượng, Hội Thiên văn vũ trụ VN cho biết, ngày 17 và 18-11 tới, người dân VN sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng không chỉ đẹp nhất trong năm nay mà còn là trận mưa sao băng rực rỡ nhất những năm gần đây: mưa sao băng Leonids (Sư tử) với số sao băng được tiên đoán lên đến 500 vệt/giờ.


    Sao băng. Ảnh minh hoạ từ internet

    Đối với người dân khu vực châu Á, trong đó có VN, khoảng từ 3 giờ sáng ngày 17 và 18.11, nhìn về phía chòm sao Sư tử (tâm điểm của trận mưa sao băng) sẽ thấy sao băng xuất hiện nhiều dần cho đến khi đạt cực đại.

    Để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này trọn vẹn, chúng ta nên chọn địa điểm quan sát là những nơi quang đãng, không bị che khuất hoặc giới hạn tầm nhìn và quan sát bằng mắt thường là tốt nhất.

    Theo Người Lao Động
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Đón xem mưa sao băng Leonids

    Đón xem mưa sao băng Leonids

    TTO - Mưa sao băng Leonids sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng 18-11. Tại Việt Nam, những người yêu thích thiên văn có thể quan sát mưa sao băng Leonids từ 2g sáng 18-11, khi chòm sao Sư Tử bắt đầu xuất hiện ở chân trời đông.

    Nếu như những dự báo của các nhà thiên văn là chính xác, người dân các nước châu Á sẽ có dịp chứng kiến một hiện tượng thiên văn kỳ thú khi có thể có tới hàng trăm vệt sao băng xuất hiện trong một giờ. Đây là đợt mưa sao băng đẹp nhất trong những năm gần đây.

    Sao băng Leonids thường gây ấn tượng cho người xem với những sao băng to và sáng được ví như những quả cầu lửa (fireball). Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), năm nay cực điểm của sao băng Leonids được dự báo vào khoảng 4g44 rạng sáng 18-11 giờ Việt Nam, và người dân ở Trung và Đông Á có thể quan sát rõ nhất.


    Một sao băng lớn còn gọi là fireball của trận mưa sao Leonids. Leonids cũng là trận mưa sao nổi tiếng với nhiều fireball xuất hiện - Ảnh: Space

    Mưa sao băng Leonids có nguồn gốc từ một sao chổi ngắn hạn tên là Tempel-Tuttle có chu kỳ 33 năm. Vào khoảng giữa tháng 11 hàng năm, Trái đất di chuyển trên quĩ đạo của mình quanh Mặt trời, cắt vệt bụi do sao chổi Tempel-Tuttle tạo ra, hàng loạt các mảnh vật chất nhỏ gồm bụi và băng bị Trái đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Đó chính là sao băng Leonids nổi tiếng.

    Trong những năm gần đây, mưa sao băng Leonids đã suy yếu rất nhiều trở thành một trận mưa sao băng trung bình nhỏ, nhưng năm nay theo dự báo sẽ có sự đột biến bất thường có thể lên đến 130 hoặc thậm chí 500 vệt sao Leonid trong một giờ ở châu Á. Đặc biệt vào sáng 18-11 lại là ngày đầu tháng âm lịch, vì thế người dân khu vực này có thể yên tâm ngắm sao băng do không bị ánh trăng làm mờ.

    Tại Việt Nam, những người yêu thích thiên văn có thể quan sát mưa sao băng Leonids từ 2g sáng 18-11, khi chòm sao Sư Tử bắt đầu xuất hiện ở chân trời đông. Các bạn nên quan sát bao quát vùng trời phía đông từ chân trời lên đến đỉnh đầu, và nếu dự báo là chính xác thì các sao băng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi chòm Sư Tử lên cao dần và đạt đỉnh điểm vào khoảng 4 - 5g sáng.

    Tuy nhiên tại miền bắc, theo dự báo trời nhiều mây mù, do đó những người yêu thích thiên văn ở đây có thể không quan sát được rõ mưa sao băng.

    Những điều cần lưu ý khi quan sát sao băng:

    - Nên chọn nơi quan sát không bị ảnh hưởng bởi ánh đèn và không bị che chắn ở vùng trời phía đông. Ánh đèn thành phố sẽ làm giảm đáng kể các sao băng thấy được, nếu có điều kiện các bạn nên về các vùng quê hoặc lên núi cao để có thể thực sự chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của mưa sao băng.

    - Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến việc quan sát: các sao băng không thể quan sát được nếu có mưa hoặc mây nhiều.

    - Khi quan sát nên nằm thay vì ngồi, để mắt bạn có thể bao quát được vùng trời rộng hơn.

    - Không nên tập trung nhìn về chòm sao Leo mà nên nhìn bao quát cả vùng trời phía đông.

    Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC)

    NGUYỄN ANH TUẤN

  3. #3
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Bài của bạn đầy đủ thông tjn. Lúc đó phải dậy sớm để xem thôi, lâu rồi không thấy mưa sao băng (sao băng thì thấy nhiều rồi).
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  4. #4
    Tham gia ngày
    May 2009
    Tuổi
    40
    Bài gởi
    4,028
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default

    Trận mưa sao băng đẹp nhất trong nhiều năm


    Ngày 17 - 18/11 này những người yêu thích thiên văn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng rực rỡ nhất những năm gần đây: mưa sao băng Leonids (Sư tử) với số sao băng được tiên đoán lên đến 500 vệt/giờ.


    Trận mưa sao băng đẹp nhất trong nhiều năm.

    Không giống với các trận mưa sao băng diễn ra hàng năm, trận mưa sao băng Sư tử năm nay được tiên đoán là “thất thường” với số sao băng xuất hiện nhiều bất ngờ và được xem là “phá vỡ im lặng” của trận mưa sao băng Sư tử nhiều năm qua.

    Nguồn gốc của trận mưa sao băng Sư tử là khi Trái đất đi xuyên qua đám bụi của đuôi sao chổi 55P/Tempel-Tuttle.


    Các thành phần vật chất, thường là các vẫn thạch nhỏ, trong đám bụi này lao vào bầu khí quyển với vận tốc rất lớn khoảng 30 - 50 km/s, tạo ra các sóng xung kích, nén các phần tử không khí phía trước làm cho nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ và bị bốc cháy tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60 - 100 km (từ mặt đất lên) và người ta gọi những vệt sáng nhỏ ấy là sao băng.

    Không chỉ là những trận sao băng thông thường, mưa sao băng Sư tử được xem là nổi tiếng nhất trong tất cả các trận mưa sao băng thường thấy. Cứ sau khoảng chu kỳ 33 năm lại xảy ra “bão sao băng” Sư tử với số sao băng lên đến hơn 1.000 sao băng/giờ.

    Những năm bình thường, số sao băng trong trận mưa này chỉ khoảng vài chục sao băng. Chu kỳ gần đây nhất xảy ra “bão sao băng” Sư tử xảy ra trong khoảng thời gian 1999 - 2001.

    Đối với người dân khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, khoảng từ 3 giờ sáng ngày 17 và 18/11, nhìn về phía chòm sao Sư tử (tâm điểm của trận mưa sao băng) sẽ thấy sao băng xuất hiện nhiều dần cho đến khi đạt cực đại.


    Quan sát sao băng không ảnh hưởng đến mắt

    Thực ra, số lượng sao băng trong trận mưa sao băng này xuất hiện rải rác từ ngày 13 - 21/11 nhưng chỉ đạt cực đại vào ngày 17 - 18/11. Một thuận lợi khác cho chúng ta chiêm ngưỡng trận mưa sao băng nổi tiếng này là bầu trời đêm không bị cản trở bởi ánh trăng vì lúc đó là đầu tháng (âm lịch) - trăng non.

    Để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này trọn vẹn, chúng ta nên chọn địa điểm quan sát là những nơi quang đãng, không bị che khuất hoặc giới hạn tầm nhìn, không bị ô nhiễm bởi ánh sáng đèn thành phố hoặc các khu công nghiệp.

    Khác với quan sát các hiện tượng thiên văn khác như nhật thực, nguyệt thực cần phải có kính thiên văn, kính bảo vệ mắt để tránh tia tử ngoại, mưa sao băng không làm phương hại đến mắt cũng như sức khỏe con người nên quan sát bằng mắt thường là tốt nhất.

    Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng máy ảnh để ghi lại những hình ảnh đẹp mắt về sao băng và xin khẳng định, mưa sao băng không mang một yếu tố tâm linh nào và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  5. #5
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Cảnh mưa sao băng khắp thế giới

    Cảnh mưa sao băng khắp thế giới

    Sao băng Sư tử (Leonid) di chuyển với tốc độ 251.000 km/h khi lao vào bầu khí quyển, tạo nên những vết sáng tuyệt đẹp ở khắp nơi trên hành tinh.

    Theo Bill Cooke, một nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), sao băng chủ yếu được tạo nên bởi bụi và băng có kích thước bằng hạt cát. Chúng sẽ bốc hơi trước khi chạm đất nên không gây nguy hiểm cho người dân.


    Sao băng bay qua các ngôi sao trên bầu trời thủ đô Amman của Jordan vào ngày 18/11. Ảnh được chụp bằng kỹ thuật tốc độ chậm (thời gian phơi sáng lâu). Ảnh: People's Daily.

    Những vệt sáng vào lúc sáng sớm tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Ảnh: People's Daily.

    Một vệt sao băng tại Canada vào tối 17/11. Ảnh: People's Daily.

    Cảnh tượng tại Nam Phi vào ngày 15/11. Ảnh: People's Daily.

    Sao băng trên bầu trời tại bang Colorado, Mỹ vào ngày 17/11. Ảnh: People's Daily.

    Vệt sáng tại Ontario, Canada vào ngày 16/11. Ảnh: People's Daily.

    Mưa sao băng tại Bắc Ireland vào ngày 17/11. Ảnh: People's Daily.

    Những vệt sáng trên bầu trời tỉnh Prachinburi, Thái Lan vào sáng sớm ngày 18/11. Ảnh: AP.

    Minh Long

  6. #6
    Tham gia ngày
    Sep 2009
    Đến từ
    CLB vovinam Đức Trọng-LĐ
    Tuổi
    30
    Bài gởi
    1,638
    Thanks
    2
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default

    hjhj nhìn đẹp quá,...

  7. #7
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Theo Kjm biết thì ở VN chỉ có Đà Lạt là thấy sao băng rõ và nhiều nhất, đến ngày 21 vẫn còn thấy
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  8. #8
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Những câu hỏi thường gặp trong Quan sát sao băng.

    Sao băng là gì ?

    Sao băng ( còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi ) là sự bốc cháy của các vật thể nhỏ (thiên thạch ) của vũ trụ khi chúng bay vào khí quyển trái đất. Các vật thể này chuyển động với vận tốc rất nhanh đã nén không khí ở phía trước khiến chúng đạt đến nhiệt độ rất cao và bốc cháy.
    Chỉ có những thiên thạch tương đối lớn mới có khả năng xuống tói mặt đất, còn lại hầu hết đều bị cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển của trái đất. Khi các thiên thạch va vào Trái đất chúng để lại vết tích rất rõ rang, và độ ảnh hưởng phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng và vận tốc chuyển động của thiên thạch.
    Với những thiên thạch lớn này sẽ tạo thành 1 vệt rất dài và phần đầu rất sang được gọi là Quả cầu lửa ( fire ball). Fire ball thực sự là 1 hiện tượng lí thú trong thiên văn quan sát.


    Vết tích còn lại của 1 vụ va chạm thiên thạch.


    Mưa sao băng là gì ?

    Mưa sao băng là sự kiện xuất hiện nhiều sao băng trong 1 khoảng thời gian ngắn ( vài ngày hoặc vài chục ngày ). Mưa sao băng không có nghĩa là nhìn thấy sao băng nhiều …như mưa. Trong lịch sử thi thoảng có xuất hiện những trận mưa sao băng rất lớn với mật độ lên tới hang nghìn sao trong 1 giờ. Tuy nhiên các trận mưa có mật độ cỡ khoảng 100 sao/ h đã là rất lớn và gây sự thích thú cho người quan sát.

    Tại sao mưa sao băng lại có chu kì ?

    Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng chính là các Sao Chổi. Sao Chổi là những thiên thể quay quanh mặt trời với quỹ đạo Hyperbol hoặc elip rất dẹt. Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời chúng bị tan tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu các sao Chổi lại đi qua hoặc ở gần quỹ đạo của Trái Đất thì khi Trái Đất chuyển động đến gần điểm giao nhau đó các bụi khí sẽ bay vào trong khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng và được gọi là Mưa Sao băng.
    Vì quỹ đạo của Trái Đất và các sao Chổi là xác định nên các giao điểm là xác định trên đường đi của Trái Đất. Trong hành trình chuyển động quanh Mặt trời hang năm của mình Trái Đất sẽ đi qua những giao điểm đó tại thời điểm xác định, do đó các trận mưa sao băng là có chu kỳ, và chu kỳ của tất cả các trận mưa sao băng đều là 1 năm.

    Tâm điểm và Cực điểm của mưa sao băng là gì ?

    Khi quan sát các trận mưa sao băng ta thường có cảm giác các sao băng đều xuất phát hoặc hướng về một khu vực cụ thể trên bầu trời, khu vực đó gọi là tâm điểm của mưa sao băng. Trang các trận mưa sao băng, Tâm điểm này nằm trong khu vực của chòm sao nào thì trặn mưa sao băng sẽ được mang tên chòm sao đó. Các trận mưa sao băng có tâm điểm nhưng không có nghĩa chỉ ở hướng của Tâm điểm mới có, chỉ là quan sát hướng này sẽ dễ gặp sao băng hơn mà thôi.
    Một đặc trưng quan trọng khác của mưa sao băng là Cực điểm. Cực điểm chính là số sao băng ối đa có thể quan sát trong 1 giờ. Cực điểm của mỗi trận mưa sao băng thường diễn ra trong vài giờ và có thể được dự báo trước cả về thời điểm và số lượng sao băng. Cực điểm của mưa sao băng cũng không có nghĩa là chỉ trong thời gian đó mới có sao băng. Như đã nói mỗi trận mưa sao băng diễn ra có khi cả chục ngày nên trong khoảng thời gian đó đêm nào cũng có thẻ nhìn thấy sao băng, tất nhiên là càng gần cực điểm thì càng có khả năng quan sát được nhiều sao băng.


    Fire Ball

    Một năm có bao nhiêu trận mưa sao băng ?

    Một năm có rất nhiều trặn mưa sao băng. Như năm 2008 có hơn 30 trận mưa sao băng ( chi tiết xem tại http://www.imo.net/calendar/2008 ). Tuy nhiên chúng ta chỉ quan tâm với các trận mưa sao băng tương đối lớn. cỡ trên 30 sao /h. Một vài trận mưa sao băng lớn hang năm :
    Quadrantids (QUA) Từ 1 đến 5 tháng 1 hàng năm. Cực điểm thường vào 3 – 4 tháng 1.
    η-Aquariids (ETA) Từ 19 tháng 4 đến 28 tháng 5 hàng năm. Cực điểm vào 5-6 tháng 5
    Perseids (PER) Từ 17 tháng 7 đến 24 tháng 8. Cực điểm vào 12-13 tháng 8.
    Orionids (ORI) Từ 2 đến 7 tháng 10. Cực điểm vào 4-5 tháng 10.
    Leonids (LEO) Từ 10 đến 23 tháng 11. Cực điểm vào 16-17 tháng 11.
    Geminids (GEM) Từ 07 đến 17 tháng 12. Cực điểm vào 12-13 tháng 12.
    Thời gian diễn ra cực điểm là thay đổi hang năm, và sẽ biết được chính xác khi gần đến ngày diễn ra mưa sao băng.
    Có nhiều trận mưa sao băng diễn ra không ổn định từng năm. Có thể năm nay có nhiều nhưng sang năm lại có rất ít. Vì vậy các bạn nên chú ý theo dõi các thông báo từ các CLB Thiên văn để biết chính xác hơn.

    Ở đâu thì có thể xem được mưa sao băng ?

    Do Tâm điểm của mỗi trần mưa sao băng ở những vùng xác định trên bầu trời nên những địa điểm nào nhìn thấy chòm sao đó là đều có thể thấy được mưa sao băng. Càng nằm gần về các cực thì càng ít nhìn được bầu trời bên kia bán cầu. Do Việt Nam nằm gần xích đạo có thể quan sát hầu hết bầu trời nên có thể khẳng định mọi nơi ở Việt Nam đều quan sát được mưa sao băng.


    Quan sát mưa sao băng như thế nào ?

    Kẻ thù của quan sát thiên văn nói chung và mưa sao băng nói riêng là mây và sự ô nhiễm ánh sang trong thành phố. Hẳn nhiên nhiều mây thì ta chẳng nhìn thấy gì rồi, nhưng ánh sang thành phố cũng cản trở rất nhiều việc quan sát bầu trời. Bạn nào có dịp về thôn quê sẽ thấy bầu trời rất lấp lánh với hang nghìn ngôi sao trong khi ở thành phố chỉ thấy vài ngôi sao có độ sang lớn.
    Một kẻ thù khác của việc quan sát là …Mặt trăng. Ánh sáng từ trăng cũng át gần hết các ngôi sao khác, nên nếu không phải là quan sát trăng thì tốt nhất nên chọn những thời điểm không có trăng để quan sát như đầu hoặc cuối tháng. Tuy nhiên các trận mưa sao băng lại diễn ra vào những ngày xác định không cho phép ta lựa chọn, vì vậy ta nên đợi cho trăng lặn hoặc chưa mọc để quan sát.
    Một chú ý khác là sẽ quan sát được nhiều sao băng hơn khi Tâm điểm của các trận mưa sao băng đã xuất hiện trên bầu trời, nhưng điều này không đồng nghĩa là trước khi chòm sao đó xuất hiện trên bầu trời thì không có sao băng.
    Tóm lại là các bạn nên tìm chỗ quang, tối :p . Và nếu được thì nên nằm để có thể nhìn được bầu trời rộng hơn.

    Chụp ảnh sao băng như thế nào ?

    Thời gian xuất hiện sao băng là rất nhỏ, chưa đến 1 s. Cách tốt nhất để chụp được ảnh là chúng ta phải “ôm cây đợi thỏ”. Điều bạn cần là 1 máy ảnh có khả năng phơi ảnh lâu, tức là khả năng nhận ánh sang lâu. Ta hướng máy ảnh về phía tâm điểm và đặt chế độ phơi ảnh càng lâu càng tốt. Nếu trong khoảng thời gian đang phơi ảnh mà có sao băng ở khu vực chụp thì ta đã chộp được chú sao băng ấy. Nếu các bạn để ý sẽ thấy các ngôi sao bình thường ở các ảnh về sao băng thường là 1 đoạn dài, đó chính là do nhật động trong quá trình phơi ảnh.
    Chúc các bạn có những buổi quan sát sao băng thú vị.




    Các bạn còn thắc mắc nào về mưa sao băng có thể hỏi tại đây.

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  9. #9
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Em có 1 câu. Trong bài em p0st lần trước nói là chu kỳ gì gì đó là 33 năm, có phải là 33 năm thì có 1 trận mưa sao băng mà cả TG đều nhìn thấy không a H ?
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  10. #10
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Sắp có mưa sao băng đẹp nhất trong năm

    Người dân Việt Nam sắp có cơ hội được chiêm ngưỡng một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm vào rạng sáng 13/8.

    Mưa sao băng Anh Tiên có thể đạt tốc độ 224.000 km/h khi lọt vào bầu khí quyển. Ảnh: NASA.

    Ông Nguyễn Đức Phường, hội viên Hội Thiên văn- Vũ trụ Việt Nam, cho biết đây là mưa sao băng Anh Tiên bởi tâm điểm của nó là chòm sao Anh Tiên (Perseus).
    Theo dự báo của các chuyên gia, số sao băng trong thời gian diễn ra cực đại năm nay có thể lên đến gần 100 vệt/giờ. Thời điểm diễn ra cực đại đúng vào ngày đầu tháng âm lịch nên không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Do đó người dân sẽ có một đêm quan sát sao băng thuận lợi. Điều kiện quyết định đối với việc quan sát mưa sao băng là bầu trời phải quang đãng không có mây.
    Để quan sát trận mưa sao băng Anh Tiên, người dân nên chọn một vị trí quan sát thuận lợi, thoáng mát, xa ánh đền thành phố hoặc khu công nghiệp. Khoảng 2 giờ sáng ngày 13/8, mọi người hướng mắt về phía chòm sao Anh Tiên ở phía Đông để quan sát. Trong những ngày từ 12 tới 14/8 số sao băng cũng tương đối nhiều nên chúng ta vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng.
    Người yêu thiên văn cần lưu ý rằng mưa sao băng không giống mưa rào. Theo ông Phường, số sao băng xuất hiện nhiều nhất cũng chỉ khoảng 100 vệt/giờ, tức là trung bình trong mỗi phút chỉ có khoảng hai sao băng. Vì thế mọi người phải kiên nhẫn khi quan sát.
    Mưa sao băng xuất hiện do trái đất đi vào vùng bụi vốn là tàn dư của những sao chổi. Những hạt bụi có kích thước khác nhau lao vào bầu khí quyển với vận tốc rất lớn tạo ra các sóng xung kích. Sóng xung kích nén các phần tử không khí phía trước làm cho nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ C và bốc cháy, tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60 -100 km (tính từ mặt đất lên). Người ta gọi những vệt sáng nhỏ ấy là sao băng.
    Cứ vào tháng 8 hàng năm mưa sao băng Anh Tiên xuất hiện khi địa cầu lọt vào vùng bụi của một sao chổi có tên 109 P/ Swift-Tuttle (S-T). Đây vốn là một sao chổi chuyển động quanh mặt trời trên quỹ đạo elip dẹt có chu kỳ dài 120-130 năm.
    Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo, các vệt sao băng Anh Tiên có thể đạt tốc độ tới 224.000 km/h khi chúng tiến vào bầu khí quyển trái đất.

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts