Chúng Ta đi có mang theo quê hương




Khi chúng ta ra đi rời khỏi đất nước thân yêu, trên đôi vai chúng ta đều có mang một quê hương. Quê hương của chúng ta đó, cho dù có là những khu xóm thôn nghèo xơ xác, hay những ruộng đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Hay là những nơi thị thành phồn hoa náo nhiệt, Bắc, Trung, Nam, Hà Nội, Huế, SàiGòn hoặc Cần Thơ, thì ai đó trong chúng ta cũng có một quê hương để mang theo. Còn tôi mang theo quê hương của tôi là một quê hương nước mặn đồng chua Rạch Giá.

Rạch Giá là quê hương của tôi, một quê hương với hai mùa mưa nắng. Một quê hương với nước mặn đồng chua, dưới đôi tay của những người dân quê lam lũ, với một tâm hồn chấc phác thuần lương, với con trâu đi trước chiếc cày theo sau, chồng phác cỏ, vợ chế, con gom giồng. Và sau đó cấy trồng lên những cây lúa, chờ ngày gặt hái những hạt mầm và kết tụ cho những cuộc sống tầm thường thấp bé nằm xa ngoài xã hội văn minh và tiến bộ. Quê tôi có hai mùa mưa nắng. Những hạt mưa bắt đầu rơi xuống mảnh vườn thủa ruộng vào những tháng 4-5 , để tưới lên cánh đồng bao la những lượn nước đáng kể . Và đồng thời những đàn cá nương theo đó mà di cư từ sông rạch, lên đồng gây giống tạo nòi. Chúng sống, và chúng cũng nuôi dưỡng những người dân quê tôi, có được miếng ăn cùng với được cái mặc. Những đứa trẻ như tôi được đị ra đồng giăng câu, đặt lờ, nôm, bắt những con cá, những con cá bị bắt, được đem ra chợ xả, chợ quận hay chợ tỉnh, thậm chí những khu chợ chòm hổm, chúng được đổi chác những phần bánh, vải, hay những loại cần dung trong nhà, xà bông nước mắm, đường, sữa e.t.c .

Quê tôi những người dân pha trộn lẫn nhau để mà sống ,người Khờ Me là người nguyên gốc bản xứ Thuỷ Chân Lạp xưa và là Miên thuở bấy giờ. Người Hoa, có người Hẹ, Hải Nam,Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông. Người Việt Nam có người Bắc người Trung vào khai khẩn sinh sống cộng với một số người Chăm thiên di. Tạo cho một khu vực có những nền văn hóa hổn hợp, trong một vùng đất mới khai khẩn, từ hoang sơ rừng chàm nước ngập, thành những mảnh ruộng đồng bao la bát ngát những thành thị nhỏ nhoi mọc lên lỏm chỏm khắp cùng. Quê tôi có hai mùa nước đến nước đi, nước đến từ biển hồ, qua miệt Tân Châu, Hồng Ngự, chuyền qua sông Hậu rồi đi ra biển (Vịnh Thái Lan) . Và người dân bản xứ Thủy Chân Lạp xưa nay thường có một lễ hội gọi là đưa và rước nước .

Đua Ghe Ngoe

Mỗi mùa đưa nước dân Miên ở các địa phương xa xôi như :
- Cù Là
- Minh Lương
- Xóp Đập
- Chùa Phật Lớn
- Phi Thông
- Mái Nước
- Gò Quao
- Chắc Kha
- Sóc Xoài
- Vàm Răng
- Tri Tôn
- Lỳnh Quỳnh
- Kiên Lương e.t.c họ gom tụ về nơi thị xã Rạch Giá .

-

Họ mang những chiếc ghe Ngoe đến để cùng nhau đua trên gìong sông Kiên bắt đầu từ sân vận động Kiên Giang đua về cầu Tàu Mỹ. Những tiếng reo hò dô ta, rền vang dưới mặt sông, những tay chèo đưa đẩy nhịp nhàng, những thân hình trùn trục đen đủi bóng loáng dưới lớp mồ hôi nhễ nhại cố gắng đưa mái chèo đẩy chiếc ghe vượt nước, như con khủng long vẫy vùng trên mặt nước, người đứng trước muỉ ghe cố gắng nghiêng vai, lắc thân hình theo nhịp điệ , để đưa đẩy dắt dẫn những tay chèo cố gắng hết sức để đến chiếm được mục đích của cuộc đua là Cầu Tàu Mỹ. Chiếc ghe ngoe nào thắng là mang đến một sự vinh quang và huy hoàng cho những người cư ngụ nơi xóm thôn làng đó. Những ngưòi hùng chiến thắng được những cô gái Miên choàng vòng hoa tay lên cổ .

Rồi thì đến dịp xuân về tết đến, những người Minh Hương Hoa Kiều lập những gánh múa Lân chúc tụng nhau được vinh thân được phì da gia đình được phát đạt và để tống cưụ nghinh tân đó, hầu hết mọi người sinh sống nơi quê tôi, đều có một tục lệ là múa Lân, cho nên hầu như tất cả mọi người, muốn được lân múa thì phải có treo tiền qùa trước cửa, để được lân múa làm vui, vừa góp vui, vừa làm xung cho gia đạo .Vừa thưởng cho Lân múa, vừa làm cho vui cửa vui nhà. Lân dưới quê tôi khi múa có thêm Ông Địa với gương mặt tròn trỉnh , với chiếc bụng to tổ chảng , và cái quạt trên tay lúc nào cũng phe phẩy , chỉ trõ , những gói qùa , những gói tiền mà gia chủ treo để được múa tại nhà mình, lớn múa lâu một chút , nhỏ múa nhanh , qua sự điều tra, của ông địa mặt tròn, khó nuốt, hay dễ ngậm. Những gói qùa tiền đó người treo cũng đâu có cho con Lân dễ dàng lấy đựơc , tiền càng nhiều thì việc lấy tiền càng nhiêu khê. Lúc đó dải chợ nhà lồng chúng tôi, từ tiệm cà phê ông hai vợ (2 căn), bọc vòng hình cánh cung tới tiêm Công Trường Xuân thì dải phố đại đa số là nhà có hai tầng, ngoại trừ khách sạn Phú Sĩ, Nam Mỹ và Công Trường Xuân có những tầng lên cao. Nhà 2 tầng nó đã cao rồi mà chủ gia còn treo lên nhánh tre hay trúc những gói qùa tiền mầu đỏ ở trên ngọn cây tre hay trúc, vậy thì đâu phải dễ dàng cho đoàn múa lân lấy được phần qùa đó , đoàn lân phải tìm trăm phương ngàn kế , để lấy cho bằng được , đôi khi cũng có trả gía , bằng đôi tay xụi lơ đôi chân qùe quặt vì sơ xẩy . Khi thì làm cây cột dài cao, lân phải leo bằng chân lên lấy , khi thì làm những cọc từ thấp lên cao, để lân nhảy lên đầu cây mà lấy phần qùa. Tiếng trống của ông Tàu gìa nhịp nhàng đưa dẫn cho lân từng bước một, không nhanh mà cũng không chậm. Làm sao cho vừa lòng người bỏ ra của, làm sao cho vừa sức của kẻ múa lân được nhận.