Nghe truyền tụng Thiếu Lâm có 72 tuyệt kỹ nhưng thực tế đều thất truyền, chỉ còn Thiết Sa Chưởng là tuyệt kỹ còn nhiều người tập thành.

Vậy tập luyện như thế nào?

Trong môn phái chúng ta việc luyện tay chân cứng luôn được rèn luyện trong mỗi buổi tập là đổ chuối, đánh tay, đánh chân.... Ngoài ra thầy và các anh HLV vẫn thường hướng dẫn tập cương đao bằng cách xỉa tay vào muối pha cát.
Đó có phải là TSC chưởng không? Xin thưa đó là 1 nhánh nhỏ trong phần luyện tập TSC ngạnh công.

Vậy TSC đầy đủ là như thế nào?

Thiết sa là mạt sắt, chưởng là tay. Như vậy TSC là công phu luyện tay bằng mạt sắt.
- Luyện tay không chỉ là luyện xỉa, mà là luyện tất cả 5 bộ phận trên bàn tay đó là: lòng bàn tay, lưng bàn tay, cườm tay, cạnh ngoài tay, đầu ngón tay (cả 5 ngón).
- Luyện bằng mạt sắt có 2 cách là luyện trực tiếp và luyện gián tiếp:
+ Luyện trực tiếp là dùng tay đánh vào chảo mạt sắt rang nóng, mạt sắt ngâm nước tiểu, mạt sắt ngâm muối. Khi luyện trực tiếp thì dùng hết sức chặt, xỉa, đảo vào mạt sắt sẽ làm cho cả bàn tay chai sạn vừa cứng vừa mạnh như lưỡi đao.
+ Luyện gián tiếp là dùng tay đánh vào túi đựng mạt sắt. Khi luyện gián tiếp không dùng lực mà để tay rơi tự do vào túi thiết sa.

1. Phân tích 2 phương pháp luyện:

a) Luyện trực tiếp là phương pháp nhanh thành tựu nhưng đòi hỏi phải chịu đựng tốt. Trước đây tôi tập với 1 xô gạo, khi xỉa cho gạo nát ra như xay thì thấy khá có lực rồi. Nhưng các đầu ngón tay chỗ da tiếp giáp móng đều bị trầy xước, các ngón tay đều chai. (chưa tập thử mạt sắt như thế nào). Tập trong vòng 1 tuần cảm thấy ngứa tay lắm rồi đụng đâu cũng muốn xỉa. Anh em tập công phá luyện như thế này thì nhanh.
Thế nhưng luyện trực tiếp có nhược điểm là tới mức độ nào đó không thăng tiến được vì gian khổ quá.

b) Luyện gián tiếp: Để bao thiết sa ngang bụng, sau đó đứng kỵ mã tấn để tay rơi (vô lực) từ đầu xuống. Nghe qua tưởng chẳng luyện gì nhưng thực tế nếu chém còn dễ chịu hơn. Khi để tay rơi vô lực lên túi thiết sa thì khi va chạm tay phải chịu 1 lực tương đối, để chống lại va chạm này cơ thể sẽ tự phát xuất 1 kình lực để chịu đựng. Kình lực này không phải lực cơ bắp mà là khí lực (nội công) Mỗi ngày tập vài trăm lần, không nhất thiết phải tập nhiều sau vài tháng tay đã có thể vận lực chém gạch không phải nhấc tay lên cao nữa. Đồng thời tập theo phương pháp này cũng không bị chai tay.

2. Các mẹo trong khi tập:

- Tập tới khi đau thì ngừng, đừng tham.
- Mạt sắt khó kiếm thì dùng đá vụn, hoặc đỗ xanh, đỗ đen.
- Không nhất thiết dùng thuốc đừng tập quá sức, để bị đau thì phải có thuốc hỗ trợ. Chớ tin bọn võ mồm nói nhảm dùng thuốc cho cứng tay. VD đơn giản như bọn Tewondo tập đá vào bao suốt mà nó có bị hỏng xương chân đâu.