+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/3 1 2 3 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 22
  1. #1
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Vn một số hình ảnh về các vị trí huyệt đạo trên cơ thể con người

    sự liên hệ giữa Kỳ Kinh Bát Mạch và 12 Kinh Lạc và cũng từ đó, có thể hình thành được sơ đồ quan hệ như sau:

    CÁC VỊ TRÍ CỦA HUYỆT ĐẠO

    á môn.


    bách hội


    cân súc.


    cường gian.


    đại chùy.


    hậu đỉnh


    hội âm.


    huyền khu


    khúc cốt


    mệnh môn


    não hộ


    ngọc đường


    nhân trung


    phong phủ


    thần đạo


    thần đình


    thần trụ
    thay đổi nội dung bởi: nhatdao, 08-26-2009 lúc 03:05 AM

  2. #2
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default


    thượng tinh


    tích trung


    tín hội


    tố liêu


    trung khu


    trường cường


    yêu dương quan


    yêu du

    :sm
    ile 59:
    các bạn coi tham khảo thêm
    thay đổi nội dung bởi: nhatdao, 08-26-2009 lúc 03:06 AM

  3. #3
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Đến từ
    Moscow City
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    1,439
    Thanks
    5
    Thanked 7 Times in 7 Posts

    Default

    rất hay, bạn có bài nào cơ bản nhất trong các cơ bản về huyệt đạo trên người và cách mát xa kô:D
    Khởi đầu mới
    Kỷ Niệm Cũ Vẫn Còn Mãi Trong Tim

  4. #4
    Tham gia ngày
    May 2009
    Bài gởi
    11
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    được đấy nhưng còn thiếu nhiều lắm,nhưng thanks nhiều.

  5. #5
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    72

    HUYỆT VỊ CỦA MẠCH ĐỐC
    Số Huyệt: 28 huyệt đơn.
    XIII.1- TRƯỜNG CƯỜNG
    Tên Huyệt:
    Huyệt là Lạc của mạch Đốc, ở giáp cột sống, đi lên đầu, tản ra ở vùng đầu, đường phân bố vừa dài (trường) vừa cường, vì vậy gọi là Trường Cường (Trung Y Cương Mục).
    Tên Khác:
    Cùng cốt, Hà Xa Lộ, Khí Chi Âm Khích, Mao Cốt Hạ Không, Mao Lư, Mao Thúy Cốt, Quy Mao, Quyết Cốt, Tam Phân Lư, Tào Khê Lộ, Thượng Thiên Thê, Triêu Thiên Sầm, Vĩ Lư.


    Xuất Xứ:
    Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
    Đặc Tính:
    + Huyệt thứ 1 của mạch Đốc.
    + Huyệt Lạc nối với mạch Nhâm (qua huyệt Hội Âm).
    + Hội của mạch Đốc với kinh Thận và Đởm .
    + Là 1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Không’ (Phong Phủ - Đc.16), Ngân Giao (Đc. 28), Á Môn (Đc.15), Não Hộ (Đc. 17) và Trường Cường (Đc. 1) là những huyệt của tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’, (TVấn.60).
    Vị Trí:
    Ở chỗ lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt 0, 3 thốn.
    Giải Phẫu:
    Huyệt ở trên đường thớ hậu môn - xương cụt, có cơ thắt ngoài hậu môn và cơ nâng hậu môn (phần thắt) bám vào đường thớ này. Vào sâu là khoang dưới phúc mạc.
    Thần kinh vận động cơ do nhánh đáy chậu của dây thần kinh thẹn trong.
    Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.
    Tác Dụng:
    Thông mạch Nhâm, Đốc, điều trường phủ.
    Chủ Trị:Trị trực tràng sa, trĩ, tiêu ra máu, cột sống đau, tiểu đục, tiểu khó, điên cuồng.
    Phối Huyệt:
    1. Phối Tiểu Trường Du (Bq.27) trị táo bón, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu bí (Thiên Kim Phương).
    2. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bq, 34) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).
    3. Phối Thân Trụ (Đc.13) trị động kinh (Tư Sinh Kinh).
    4. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị trĩ, tiêu ra máu (Bách Chứng Phú).
    5. Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Tinh Cung (Chí Thất – Bq.52) + Tỳ Du (Vi.20) trị tạng độc hạ huyết [tiêu ra máu do tạng bị độc] (Châm Cứu Đại Thành).
    6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Nhị Bạch + Tinh Cung (Chí Thất – Bq.52) trị thoát giang, trĩ lâu ngày (Châm Cứu Đại Thành).
    7. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị trường phong hạ huyết (Bách Chứng Phú ).
    8. Phối Bá Hội (Đc.20) trị thoát giang (Bách Chứng Phú).
    9. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Nội Quan (Tb.6) + Thừa Sơn (Bq.57) trị tiêu ra máu, tạng độc sưng đau, tiêu ra máu không ccầm (Châm Cứu Đại Toàn).
    10. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
    11. Cứu Trường Cường (Đc.1) 3 tráng + cứu Thủy Phân (Nh.9) 100 tráng trị thoát giang do khí huyết hư mà hạ hãm (Thần Cứu Kinh Luân).
    12. Phối Nhị Bạch + Thừa Sơn (Bq.57) trị trĩ lâu ngày (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
    13. Phối Bá Hội (Đc.20) trị thoát giang (Trung Hoa Châm Cứu Học).
    14. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) có tác dụng thúc đẻ [thôi sinh] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    15. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Trường Du (Bq.26) + Thừa Sơn (Bq.57) trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    16. Phối Hội Dương (Bq.35) trị đại tiện ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    17. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Thừa Sơn (Bq.57) trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    18. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.28) + Hội Dương (Bq.35) trị trực tràng lở loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    19. Dùng kim tam lăng chích 4 chung quanh huyệt Trường Cường (Đc.1), sâu 0, 5 - 1 thốn, nặn ra máu, phối hợp với huyệt Yêu Kỳ + Điên Khốn trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    thay đổi nội dung bởi: nhatdao, 10-09-2009 lúc 04:36 AM

  6. #6
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    XIII.2 - YÊU DU
    Tên Huyệt:
    Huyệt có tác dụng rót (du) kinh khí vào vùng thắt lưng (yêu), vì vậy gọi là Yêu Du.
    Tên Khác:
    Bối Giải, Tủy Khổng, Yêu Hộ, Yêu Không, Yêu Trụ.
    Xuất Xứ:
    Thiên ‘Mậu Thích Luận’ (TVấn.63).
    Đặc Tính:
    Huyệt thứ 2 của mạch Đốc.
    Vị Trí:
    Tại chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cùng 4 hoặc ở chính giữa đường nối 2 lỗ cùng 4.


    Giải Phẫu:
    Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cân của khối cơ chung ở rãnh cột sống, dây chằng cùng-cụt và mỏm gai đốt sống cùng cụt.
    Thần kinh vận động cơ là các nhánh thần kinh sống.
    Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.
    Tác Dụng:
    Ôn hạ tiêu, thư kinh mạch, khu phong thấp, làm mạnh lưng và gối.
    Chủ Trị:
    Trị vùng xương cùng đau, lưng đau, cột sống đau, tiểu đục, kinh nguyệt không đều.
    Phối Huyệt:
    1. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bq.34) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trường Cường (Đc.1) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).
    2. Phối Phong Phủ (Đc.16) trị chân tê dại (Tư Sinh Kinh).
    3. Phối Phế Du (Bq.13) trị lưng và cột sống cứng không xoay trở được (Châm Cứu Đại Thành).
    4. Phối cứu Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Tích Trung (Đc.6) + Trung Lữ Du (Bq.29) trị lưng đau do chấn thương (Loại Kinh Đồ Dực).
    5. Phối Chiếu Hải (Th.6) trị kinh nguyệt bế (Thần Cứu Kinh Luân).
    6. Phối Trường Cường (Đc.1) trị tiêu chảy không cầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

  7. #7
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Tên Huyệt:
    Hội = họp lại. Âm ý chỉ bộ phận sinh dục ngoài vàhậu môn. Huyệt nằm ở giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn, được coi là phần âm của cơ thể và cũng là nơi khởi đầu của mạch Xung, Nhâm và Đốc. Huyệt cũng là nơi hội của các kinh âm, vì vậy gọi là Hội Âm (Trung Y Cương Mục).
    Tên Khác:
    Bình Ế, Hạ Âm Biệt, Hạ Cực, Hải Để.
    Xuất Xứ :
    Giáp Ất Kinh.
    Đặc Tính:
    + Huyệt thứ 1 của mạch Nhâm.
    + Huyệt Hội của 3 mạch Nhâm, Xung và Đốc.
    + Huyệt Hội của các kinh Âm.
    Vị Trí:
    Giữa tiền âm và hậu âm (Giáp Ất) hoặc ở giữa bìu dái và hậu môn (đàn ông) hoặc ở đường sau của âm thần và hậu môn (phụ nữ), huyệt ở giữa nút đáy chậu (chỗ tụ hội của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục ngoài và 2 bên háng tới).
    Giải Phẫu:
    Huyệt ở giữa nút xơ đáy chậu, nút được tạo nên bởi sự đan chéo nhau của các thớ cơ: ngang nông đáy chậu, thắt vân hậu môn, thắt vân niệu đạo, cơ âm đạo-trực tràng, cơ trực tràng-niệu đạo, cơ ngang sâu đáy chậu và bó trước hậu môn của cơ nâng hậu môn.
    Thần kinh vận động cơ do 2 nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn trong.
    Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.
    Chủ Trị:
    Trị các bệnh của hệ sinh dục ngoài, bệnh của hậu môn, niệu đạo (niệu đạo viêm, tiền liệt tuyến viêm), kinh nguyệt không đều, di tinh, điên cuồng, chết đuối, thượng mã phong.
    Phối Huyệt:
    1. Cứu Hội Âm (Nh.1) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị sinh xong bỗng nhiên té ngã bất tỉnh (Châm Cứu Tập Thành).
    2. Phối châm Nhân Trung (Đc.26) làm thay đổi hô hấp (Châm Cứu Học Thượng Hải )
    Châm Cứu:
    Châm thẳng sâu 0, 3 - 1, 5 thốn. Cứu 10 phút.
    Ghi Chú: Vùng huyệt rất dễ bị nhiễm trùng, cần thận trọng khi châm
    thay đổi nội dung bởi: nhatdao, 10-09-2009 lúc 04:46 AM

  8. #8
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    4. Phối Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Xu (Vi.25) trị Thận tả (Thần Cứu Kinh Luân).
    5. Phối cứu Quan Nguyên (Nh.4) trị tiêu chảy do Tỳ, Thận bất túc (Thần Cứu Kinh Luân).
    6. Phối Thần Khuyết (Nh.8) + Trung Cực (Nh.3) đều cứu 7 tráng trị bạch đới (La Di Biên).
    7. Phối Cứu Bá Hội (Đc.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Liêu (Bq.33) trị di tinh, đái dầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    8. Phối Bàng Quang Du (Th.28) + Thận Du (Bq.23) + Thuỷ Đạo (Vi.28) trị Thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    9. Phối Cách Du (Bq.17) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thiếu máu do thiếu chất sắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
    Châm Cứu:
    Châm kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống thắt lưng 2 - 3, sâu 0, 3 - 1, 5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

  9. #9
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    XIV. 2 - KHÚC CỐT
    Tên Huyệt:
    Huyệt ở xương (cốt) mu, có hình dạng cong (khúc), vì vậy gọi là Khúc Cốt.
    Tên Khác:
    Hồi Cốt, Khuất Cốt, Niệu Bao.
    Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
    Đặc Tính:
    + Huyệt thứ 2 của mạch Nhâm.
    + Huyệt Hội của mạch Nhâm và kinh Túc Quyết Âm Can.
    + Huyệt Hội của kinh Túc Quyết Âm Can và mạch Âm Kiều.
    + Huyệt Hội của các kinh cân - cơ của 3 kinh âm ở chân.




    Vị Trí:
    Ở trên xương mu, dưới huyệt Trung cực 1 thốn hoặc chỗ lõm ngay chính giữa bờ trên xương mu.
    Giải Phẫu:
    Huyệt ở trên đường trắng giữa bụng, giữa nền và trụ của đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Vào sâu là ổ bụng dưới, có đáy bàng quang khi rỗng, đáy của tử cung khi không có thai.
    Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.
    Chủ Trị:
    Trị bàng quang viêm, dịch hoàn viêm, rử cung sa, kinh nguyệt không đều, tiểu khó, tiểu bí.
    Phối Huyệt:
    1. Phối Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Thiên Xu (Vi.25) trị xích bạch đới (Châm Cứu Tập Thành).
    2. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Lãi Câu (C.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị âm hành đột nhiên cương lên khác thường (Châm Cứu Học Thủ Sách)

  10. #10
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Đến từ
    Lâm Đồng
    Bài gởi
    457
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    XIII.5 - HUYỀN KHU
    Tên Huyệt:
    Huyền chỉ nơi treo lơ lửng. Huyệt ở ngang với huyệt Tam Tiêu Du, là nơi vận hóa khí cơ của Tam tiêu, vì vậy gọi là Huyền Khu (Trung Y Cương Mục).
    Tên Khác:
    Huyền Trụ, Huyền Xu,




    Xuất Xứ:
    Giáp Ất Kinh.
    Đặc Tính:
    Huyệt thứ 5 của mạch Đốc.
    Vị Trí:
    Ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 1.
    Giải Phẫu:
    Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ răng bé sau-dưới, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
    Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống.
    Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
    Chủ Trị:
    Trị vùng thắt lưng đau cứng, lưng đau, ăn không tiêu, tiêu chảy .
    Phối Huyệt:
    1. Cứu Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt mỗi huyệt 3 tráng: ngừa trúng phong (Châm Cứu Đại Thành).
    2. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thương hàn sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Thành).
    3. Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Môn (Bq.12) trị sau khi thương hàn mà còn dư nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
    4. Phối Bá Lao + Dũng Tuyền (Th.1) + Khúc Trì (Đtr.11) trị phát cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
    5. Phối Hoa Đà + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị chân đi lại khó khăn (Tiêu U Phú).
    6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36): ngừa trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
    7. Phối Bá Hội (Đc.20) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phát Tế + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân tay đau nhức, ngừa trúng phong [bệnh bên trái cứu bên phải và ngược lại] (Vệ Sinh Bảo Giám).

+ Trả Lời Ðề Tài

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts