kết quả từ 1 tới 10 trên 17

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Bài gởi
    290
    Thanks
    1
    Thanked 10 Times in 10 Posts

    Default Giải Nghĩa 10 điều tâm niệm

    Lời thuật sự


    Đây là những điều tâm niệm của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đã được Chưởng Môn giảng dạy trong phần lý thuyết thi lên các cấp, nội dung ngắn và gọn. Nay tôi xin được viết thêm và phân tích kỷ hơn với nhiều thí dụ cụ thể để giúp cho môn sinh dễ hiểu hơn.
    ************************************************** ************************************************** ***

    BÌNH LUẬN VỀ 10 ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA VIỆT VÕ ĐẠO SINH

    Những người đi học ở trường học thì được gọi là Học Sinh, còn chúng ta đi học võ Vovinam Việt Võ Đạo nên được gọi là Việt Võ Đạo Sinh.
    ************************************************** ************************************************** **

    GIẢI NGHĨA ĐIỀU TÂM NIỆM SỐ 1:

    Mỗi người trong đời sống nầy ai cũng có một ước mơ, một tâm nguyện muốn thực hiện, ai cũng muốn có một ước mơ về viễn ảnh tốt đẹp trong tương lai.

    Thí dụ như các học sinh ước mơ sau nầy sẽ trở thành Bác Sĩ, Kỹ Sư, Khoa Học Gia chẳng hạn..

    Còn chúng ta đi học võ có ước mơ gì?

    Đầu tiên vào học võ, các thầy đã dạy cho chúng ta điều tâm niệm số 1:

    - Việt Võ Ðạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ cho dân tộc và nhân loại .

    Ðiều tâm niệm thứ nhứt nầy nói về hoài bảo và mục đích học võ của Việt Võ Đạo Sinh, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loạị

    I. HOÀI BẢO:

    Người học võ trước hết phải có hoài bão lớn lao, là mong đạt tới mức độ siêu việt, chớ không phải chỉ cốt học qua loa một vài đòn thế để tự vệ là đủ. Ở đây hoài bão của Việt Võ Ðạo sinh là "Nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật".

    Trong phần câu hỏi thi lên đai qúi thầy có hỏi:

    1. Vì sao không mang hoài bảo lớn lao là đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật?

    Phần trả lời như sau:

    - Việt Võ Đạo Sinh không mang hoài bảo lớn lao đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật vì nghệ thuật thì khôn cùng nên VVÐS chỉ hoài bảo những gì hợp tình hợp lý có thể thực hiện được chứ không cuồng vọng, không tưởng.

    2. Thế nào là Cao độ? thế nào là Tuyệt Độ?

    - Cao độ: là ở mức độ cao nhất của con người có thể đạt được, trong võ thuật, cao độ của chúng ta là trở nên huấn luyện viên, Võ Sư…

    - Tuyệt Độ: Là ở mức độ cao nhất mà những người khác không đạt được bằng mình, không ai hơn mình được, như ước mơ làm đệ nhất thiên hạ, độc chiếm võ lâm …

    Nhưng nên nhớ là: CAO NHÂN TẮC HỮU CAO NHÂN TRỊ

    Ở đời mình cao, còn có người khác cao hơn, mình giỏi sẽ có nguời khác giỏi hơn, không ai trở thành đệ nhất thiên hạ được.

    Ngày xưa có những chàng học võ thành tài rồi thường hay vác kiếm đi cùng khắp thiên ha để thách đấu với những người có tên tuổi, hầu mong đánh bại những người đó để mình được nổi tiếng, mong được trở thành đệ nhất thiên hạ, đi đến đâu gieo rắc kinh hoàng cho nơi đó, nhưng kết quả cuối cùng bao giờ cũng là thất bại.. đó là những ước mơ cuồng vọng không thể thực hiện được.

    Là một võ sĩ chúng ta chỉ ước mong đạt đến một trình độ nghệ thuật ở một mức độ nào mà chúng ta có thể đạt tới, đừng cuồng vọng mơ ước cao xa mà khả năng chúng ta không thể thực hiện được.

    II. MỤC ĐÍCH:

    Là một môn sinh Vovinam, chúng ta có những mục đích,tôn chỉ, có những đường hướng đi rõ rệt là góp phần vào việc xây dựng đất nước cường thịnh, chúng ta là người võ sĩ, Mục đích chúng ta học võ là để phụng sự cho dân tộc và nhân loại, chớ không phục vụ riêng tư cho chúng ta hay cho bất cứ một cá nhân hay một bè nhóm nào!

    người học võ phải tìm hiểu mục đích học võ của mình. Học võ mà không có đích chẳng khác gì người đi đường không biết rõ mình đi đâu, người lính ra trận không biết rõ mình ra trận để làm gì.

    Chỉ có những người chưa học võ mới có quan niệm sai lầm rằng: học võ "để đánh người", hoặc học võ "để đi đánh lộn". Sự thật trái lại. Thực tế cho chúng ta thấy rằng: càng những người không biết võ, hoặc biết võ vẽ một vài miếng mới hiếu chiến, tức "thích đánh lộn".

    Người giỏi võ không thế, chẳng những trau giồi về võ thuật, mà còn trau giồi cả về tinh thần thượng võ, ý thức võ đạo. Những người có tinh thần thượng võ và ý thức võ đạo luôn luôn bình tĩnh giải quyết sự việc. Họ không có mặc cảm tự ti, là bị người coi thường. Họ rất ghét sự gây gổ cá nhân, và thường tỏ ra là người có sức chịu đựng giỏi hơn người khác. Lý do thật giản dị: Anh không dùng võ để tỏ ra là mình mạnh để khỏi có mặc cảm sợ người, vì anh hiểu rằng chỉ cần một vài thế võ là hạ xong địch thủ.
    Học võ để hạ địch thủ trong một lúc tức giận nào đó, không hợp với tinh thần Việt Võ Ðạo. Việt Võ Ðạo Sinh học võ với một mục đích cao cả hơn: Học võ để có thể giúp ích đồng bào nhiều hơn, để hòa giải những mâu thuẫn giữa con người với con người, giữa quốc gia với quốc gia. Anh học võ với ý thức phục vụ, chứ không phải với ý thức đàn áp. Anh học võ để phục vụ dân tộc của anh và nhân loại tất cả chúng ta, của tất cả mọi người.


    *. Thế nào là Dân Tộc? thế nào là Nhân Loại?

    -. Dân tộc là những người dân sống cùng trong một nước, cùng màu da, chủng tộc.

    -. Nhân Loại: là tất cả những người sống trên trái đất nầy (đủ màu da, và đủ chủng tộc) được gọi là nhân loại.

    Đầu tiên chúng ta học võ là để cường thân kiện thể, kế tiếp là để tự vệ trong những trường hợp bất trắc xảy ra. Sau khi chúng ta học thành tài rồi thỉ chúng ta phải đem sự hiểu biết, tài năng của chúng ta ra để giúp đời, phụng sự cho xã hội, hướng dẫn những người khác sống tốt giống như chúng ta, để xây dựng đất nước ngày một hưng thịnh và vững mạnh hơn.

    Rồi sau đó có khả năng cao hơn, chúng ta sẽ giúp cho những người khác không cùng chủng tộc, giúp cho toàn thế giới được sống trong khoẻ mạnh, ấm no hạnh phúc và hoà bình .

    VS. Cẩm Bình

  2. The Following User Says Thank You to V.S. Cẩm Bình For This Useful Post:

    vovinam_umt_kg (07-16-2013)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts