Tết Đoan Ngọ


Ngày mồng 5 tháng 5 là Tết Đoan Ngọ, trong ngày nầy các gia đình theo đạo phật hoặc thờ cúng ông bà đều cúng bái xôi, chè, trái cây, thịt vịt, nhất là bánh ích tro, bánh ú tro.. Bánh tro hay bánh ú tro thật là thơm ngon..

Một số tục của người Việt trong ngày Tết Đoan ngọ:


Tắm nước lá mùi: Người ta đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre vào chung một nồi, rồi mọi người thay nhau múc tắm để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.

Hái thuốc mồng năm: Cây cỏ quanh nhà được hái vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch, lại đúng vào giờ Ngọ để chữa các bệnh cảm mạo, nhức đầu, đau xương...

Treo cây ngải cứu trừ tà ma: Người ta lấy cây ngải cứu buộc gom thành nắm, treo ở đầu nhà, trước cửa để trừ tà ma. Thực tế thì hương thơm lá ngải sẽ giúp con người dễ chịu, khoan khoái, bớt nhức đầu, đầy bụng.

Đeo "bùa tui bùa túi": Bùa làm từ chỉ ngũ sắc, bên trong có hạt mùi, hồng hoàng, quả mận…, đeo cho trẻ em để trừ ma quái, hy vọng sẽ đảm bảo cho thế hệ trẻ được khoẻ mạnh.

Nhuộm móng tay, móng chân: Ngoài ý nghĩa thẩm mỹ, tục này còn có ý nghĩa trừ ma tà lôi kéo làm hại con người.

Khảo cây lấy quả: Dân gian quan niệm cây cũng có linh hồn nên những cây "chây luời" không chịu ra quả phải bị khảo. Một người trèo lên cây, một người cầm dao đứng dưới gốc. Người đứng dưới gốc hỏi tại sao cây chậm ra quả và dọa sẽ chặt bỏ. Người trên cây giả giọng cây van xin được tha, hứa ra thật nhiều quả. Thường thì trong dịp này, các cành rườm rà được phát bớt và mùa tới cây sẽ ra quả. Việc này khó giải thích, nhưng có thể do việc đánh mạnh vào cây, làm cỏ, phát bớt cành đã kích thích sự ra quả cho cây.

Sưu tầm