+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 2/2 đầuđầu 1 2
kết quả từ 11 tới 13 trên 13
  1. #11
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default Tiếp Theo

    ll. Các câu hỏi về quan niệm tình yêu và tâm lý nam nữ

    Câu hỏi 22 : Quan niệm về tình yêu của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo ra sao ?
    Đáp : Quan niệm về tình yêu của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo là quan niệm điều hợp các yếu tố về tình cảm và lý trí để sống theo '' nhiên luật '' và nhân luật với sự chừng mực, thanh nhã và thắm thiết.

    Câu hỏi 23 : Hãy binh giảng về hai quan niệm yêu gắn bó

    a. Yêu là yêu đủ rồi không suy luận, đắn đo gì nữa

    b. Yêu là gắn bó, ràng buộc đời sống của người nam và người nữ vào với nhau, nên phải thận trọng cần nhắc kỷ lưỡng.
    Đáp : Quan niệm thứ nhất tuy mang tính chất thuần túy, thơ mộng nhưng nhận chịu ảnh hưởng nhiều ở triết thuyết hiện sinh, hiện đang giao động mảnh liệt vào tâm lý lớp thanh niên nam nữ cuồng loạn, không biết tới ngày mai.
    Quan niệm thứ hai mang sắc thái cẩn trọng, sáng suốt, nhưng cũng nhận chịu ảnh hưởng nhiều ở các luyến ái quan Nho - Lão - Phật - Thiên Chúa Giáo, có thể trở nên khô khan, mực thước.
    Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo dung hòa cả hai quan niệm này bằng một quan niệm tình yêu tổng hợp : Chấp nhận những phẩm chất đặc biệt của tình yêu thuần túy thơ mộng, nhưng luôn hướng về tương lai với ý hướng xây dựng, cần trọng, suy luận, ( Yếu tố '' hợp nhãn '' là yếu tố dẫn khởi . Yếu tố kết hợp mới là yếu tố nuôi dưỡng và triển khai tình yêu. )

    Câu hỏi 24 : Người ta thường phân loại tình yêu ra sao ?
    Đáp : Người ta thường phân loại tình yêu ra làm 3 loại :
    1/ Tình yêu dân hiến ( Amour Oblatif )
    2/ Tình yêu chinh phục ( Amour Captatif )
    3/ Tình yêu thông cảm ( Amour de Communion )

    Câu hỏi 25 : Thế nào là tình yêu dâng hiến ? Tình yêu dâng hiến bị chi phối bởi tình cảm hay lý trí ?
    Đáp : Tình yêu dâng hiến là loại tình yêu lãng mạn, mù quáng, buông thả, hy sinh tất cả cho người mình yêu, vì coi người mình yêu là thần tượng, không suy nghĩ tới hậu quả, không tìm hiểu người yêu mình có thành thực yêu thương mình không. Tình yêu dâng hiến hoàn toàn bị chi phối bởi tình cảm.

    Câu hỏi 26 : Thế nào là tình yêu chinh phục ? Hãy kể nhân tính một vài nhân vật tiêu biểu cho loại tình yêu chinh phục ?
    Đáp : Tình yêu chinh phục là loại tình yêu sử dụng lý trí gần như tuyệt đối bằng vẻ hào hoa, danh vọng hoặc tiền tài, với mục đích chiếm đoạt đối tượng yêu của mình, hoàn toàn ngược lại với tình yêu dâng hiến. Vài nhân vật tiêu biểu cho loại tình yêu này là : Sở Khanh - Casanova v.v....

    Câu hỏi 27 : Thế nào là tình yêu thông cảm ? Tình yêu thông cảm vị tha hay vị kỷ ?
    Đáp : Tình yêu thông cảm là tình yêu trầm tĩnh, sáng suốt, có tương quan tình cảm và lý trí thắm thiết giữa người nam và người nữ, để cùng hướng về tương lai, chân thành bồi dưỡng và gầy dựng cho nhau. Tình yêu thông cảm rất cao thượng và bình đẳng giữa người và ta, không vị tha mà cũng không vị kỷ ( yêu người và được người yêu lại ).

    Câu hỏi 28 : Muốn xây dựng tình yêu thông cảm phải quan tâm tới những gì ?
    Đáp : Phải quan tâm tới những điểm :
    - Thực tế tìm hiểu nhau và giải quyết những khúc mắc về tinh thần và vật chất : có thể tha thứ và dung hợp những tính nết dị biệt của nhau không ? Làm thế nào có phương tiện tiến tới hôn nhân ? Sau khi đã nên đôi bạn phải làm gì để sống ?

    - Tương kính, tương ái ( hình thức thì theo thời biến đổi, nhưng tình thần thì phải triệt để giữ gìn, trau chuốt, có thế mới không khinh khi nhau và tránh khỏi tan vỡ.

    - Trình độ văn hóa của đôi bên nam nữ
    - Nếp sống và hoài bảo
    - Tuổi tác
    - Sức khỏe
    - Địa vị xã hội của đôi bên ( nam nữ ) gia đình
    - Tín ngưỡng
    - Lập trường chính trị
    - Dị biệt chủng tộc.

    Câu hỏi 29 : Tình yêu không muốn đi tới hôn nhân có bền vững không ? Hãy giải thích ?
    Đáp : Không, vì tình yêu là chặng đường chuyển tiếp để đi tới một mục đích nào đó, chứ không phải tình yêu là mục đích cuối cùng. Cũng ví như đi trên con đường ( tình yêu ) là để tiến tới một sở cứ nào đó ( hôn nhân ) nếu không tới sở cứ đã định thì phải rẻ đường khác ( tức là tan vỡ ) . Vậy hôn nhân là một kết hợp hoàn hảo nhất để nuôi dưỡng và triển khai, thăng hoa tình yêu.

    Câu hỏi 30 : Tự tử vì tình yêu không toại nguyện, có phải là hành động can trường không ?
    Đáp : Không, vì đó chỉ chứng tỏ một trạng thái tâm hồn bệnh hoạn, nhu nhược, thụ động, hèn nhát, không dám đương đầu với nghịch cảnh, tranh đấu với hiện tại để biến đổi nghịch cảnh, hầu đạt ước vọng.

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  2. #12
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Câu hỏi 31 : Hãy giải thích 2 trường hợp :
    a/ Yêu nhau ( có ăn nằm như vợ chồng ) nhưng không muốn tiến tới hôn nhân.
    b/ Hôn nhân nhưng không yêu nhau.
    Nếu bắt buộc phải lựa chọn một trong hai, môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo lựa trường hợp nào ? nêu lý do ?
    Đáp : Yêu thương ăn nằm với nhau mà không tính tới chuyện hôn nhân chỉ là chuyện cẩu hợp, lừa dối nhau để thỏa mãn dục vọng, trốn trách nhiệm, tình yêu đó chắc chắn sẽ tan vỡ, cả hai sẽ khinh lẫn nhau và xã hội sẽ sụp đổ vì đồi phong bại tục.

    Ngược lại, hôn nhân mà không yêu nhau thì chỉ làm khổ lẫn nhau với những dần vặt, xung khắc, con cái làm sao yên vui học hành để trở thành những bậc hiền tài cho quốc gia dân tộc ?

    Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc, ta nên chọn giải pháp thứ hai vì thực tế đã chứng minh : Ngày xưa, ông bà, cha mẹ ta lấy nhau phần đông có bao giờ tiếp xúc với nhau đâu ? ( cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy ) . Thế mà gia đình vẫn có hạnh phúc, con cái vẫn nên người, ít có sự lủng cũng ly dị nhau. Bây giờ trai gái biết nhau trước rồi mới tiến tới hôn nhân vẫn bỏ nhau rất nhiều.

    Câu hỏi 32 : Yêu nhau nhưng không hiểu tâm lý nhau thì tình yêu đó có thể bền vững và có hạnh phúc không ? Hãy kể đại cương về những điểm khác biệt tâm lý giữa người nam và người nữ ?
    Đáp : Không, không thể nào có hạnh phúc được. Vì giữa người nam và người nữ có những điểm tâm lý phức tạp, mâu thuẩn ; đại cương những điểm đó là :


    Nam - Nữ
    Lý trí -Tình Cảm
    Cương quyết - Do dự
    Chiếm đoạt - Quên mình
    Mạnh dạn - Mềm mỏng
    Tổng quát - Tiểu tiết
    Rộng rãi - Hẹp hòi
    Nhìn xa - Biết gần
    Câu hỏi 33 : Muốn người bạn lòng chiều theo ý ta, ta phải làm thế nào ?
    Đáp : Ta phải chiều theo ý họ trước đã, nhưng phải chiều theo hướng, hướng dẫn và xây dựng, chớ không thụ động,chiều bất cứ một vật gì dù lầm lẫn, xấu xa.

    Câu hỏi 34 : Tình yêu đến với người nam ưu tiên từ đâu ? Đến với người nữ ưu tiên từ đâu ? Muốn tránh sự đổ vỡ và nguy hại cho bản thân cũng như cho người yêu do luật ưu tiên gây ra, người nam và người nữ đối xử với nhau ra sao ?
    Đáp : Tình yêu đến với người nam ưu tiên từ sắc đẹp và sự hấp dẫn của thể xác ( tức là vốc dáng bên ngoài của người nữ, đã làm cho người nam chú ý đến trước nhất, sau đó mới nhận xét đến tính nết, hạnh kiểm, trình độ học vấn, địa vị xã hội v.v... )

    Tình yêu đến với người nữ ưu tiên từ danh vọng, địa vị, tình cảm ( tức là từ cử chỉ, lời nói dịu dàng, âu yếm chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt đến nàng ....)

    Muốn tránh sự đổ vỡ và nguy hiểm cho bản thân, và do người yêu do luật ưu tiên gây ra, người nam phải săn sóc đến tình cảm của người bạn lòng bằng cử chỉ và lời nói dịu dàng, âu yếm. Người nữ phải tránh những trường hợp tâm sự tay đôi ở nơi vắng vẻ để tránh sự sàm sở quá trớn có thể xãy ra làm giảm sự cao đẹp, thanh nhã của tình yêu.
    Câu hỏi 35 : Khi yêu có phải lúc nào người nam cũng dành chọn vẹn trái tim cho người bạn lòng như người nữ không ? Trái tim đó thường được phân chia làm mấy ngăn và chứa đựng những gì ?
    Đáp : Theo luật phân cách, khi yêu không phải lúc nào người nam cũng dành chọn vẹn trái tim cho người bạn lòng như người nữ . Vì trái tim đó được chi phối, trái tim của người nam thường được chia làm bốn ngăn : tình yêu, công việc, lý tưởng, giải trí.

    Câu hỏi 36 : Thông thường, người nữ thích được bạn lòng chiều chuộng, tận tụy làm việc để xây dựng tương lai, hay thích được săn sóc bằng những lời tán dụng, bằng cử chỉ vuốt ve âu yếm ? Hãy suy luận những trường hợp nàng phàn nàn : chàng chẳng âu yếm nàng vì chàng không hay tán thưởng nàng, dù chàng vẫn chăm lo cho nàng đủ thứ. Chàng phân trần : tình yêu chân thành cần gì phải nói . Phải khen ngợi rườm rà, việc làm chưa đủ chứng minh sao ? ai đúng, ai sai ?
    Đáp : Thông thường, người nữ thích được người bạn lòng săn sóc bằng những lời tán dụng, và cử chỉ vuốt ve âu yếm song phải chân thành trong lý hướng xây dựng, chớ không hời hợt bằng ngôn từ tán tụng, vuốt ve suông. Trường hợp trên không ai hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai cả, vì tình yêu cần được thể hiện bằng cả hai phần tình cảm và lý trí, nội dung và hình thức đều quan thiết như nhau. Tình yêu quý trọng ở chân thành song phải được diễn tả bằng ngôn từ và cử chỉ dịu dàng, tế nhị.

    Câu hỏi 37 : Người nam có thường chú ý đến những chi tiết của sự việc như người nữ không ? Họ chú ý tới những gì ? Phải xử trí thế nào với người bạn lòng để tránh những hiểm lầm tai hại do luật chi tiết gây ra ?
    Đáp : Không - người nam ít quan tâm tới những chi tiết của sự việc mà chỉ chú ý tới đại cuộc với nhận xét tổng quát. Để tránh những hiểu lầm tai hại do luật chi tiết gây ra, người nam phải nhẫn nại nghe những mẫu chuyện lặt vặt, biết lưu ý nhắc nhỡ những kỷ niệm của người yêu, và người nữ cần phải biết thông cảm tới những dự tính lớn lao, xây dựng đại cuộc của người bạn lòng.

    Câu hỏi 38 : Trên phương diện xúc cảm, thông thường nhịp độ yêu đương của người nam và người nữ ai bén nhậy hơn ? '' Tiếng sét ái tình '' thường xãy ra nơi người nam hay người nữ ? ( luật bất đồng cảm ).
    Hãy suy luận trường hợp : chàng yêu nàng tha thiết, theo đuổi nàng một thời gian, nàng không tự tuyệt nhưng vẫn tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt. Như thế phải chăng nàng đã không để ý đến tình yêu của chàng ?
    Đáp : Trên phương tiện xúc cảm, thông thường nhịp độ yêu đương của người nam bén nhậy hơn của người nữ, tiếng sét ái tình thường xãy ra nơi người nam... ( người nam nhà gia thế, có địa vị, có học thức có thể lấy một người con gái rất nghèo làm vợ, khi hợp nhãn về vốc dáng, hợp ý về tính tình. Nhưng người nữ thì ít khi chịu lấy một người chồng không có tương lai, gia thế, học thức, tiền của kém hơn mặc dầu tướng mạo khôi ngô, tính tình thuần hậu ). Trường hợp trên không phải nàng không để ý tới tình cảm của chàng nhưng vì luật bất đồng cảm, cảm xúc của nàng rất chậm, nàng muốn kéo dài sự thử thách để xem chàng có thành thực yêu nàng hay không. Hơn nữa, vốn bản chất e lệ, thụ động, thêm vào những dè dặt từ giáo dục ( gia đình, học đường ) và kinh nghiệm ( từ thân thích, bằng hữu, chuyện láng giềng, xã hội...) khiến người con gái giữ bề ngoài lạnh nhạt.

    Câu hỏi 39 : Muốn có hạnh phúc trong tình yêu và bảo vệ tình yêu còn mãi mãi, phải xây dựng tình yêu trên mấy nhịp cầu ?
    Đáp : Phải xây dựng tình yêu trên 3 nhịp cầu :
    a/ thể xác
    b/ trái tim
    c/ lý tưởng
    Vì nói tới tình yêu là nói tới sự kết hợp thể xác, nhưng sự kết hợp về thể xác chỉ có ý nghĩa và sự rung động tuyệt đối khi hai người nam và nữ cùng có lòng yêu thương chân thật đối với nhau ( sự hòa hợp của trái tim ) và lòng yêu thương chân thật ấy chỉ bền vững khi hai người cùng chung một lý tưởng, tức là cùng một hướng nhìn, cùng một quan niệm sống, cách hành sử ở đời.
    Hơn nữa, thể xác có ngày mệt mỏi, không ham thích nữa, nếu không có tình yêu thương chân thật ràng buộc, gắn bó dưới sự chỉ hướng của lý tưởng thì tình yêu sẽ tan vỡ và chia lìa./

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  3. #13
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Chương trình Võ Đạo mới!

    TIỂU SỬ CỐ VÕ SƯ NGUYỄN LỘC
    SÁNG TỔ MÔN PHÁI VOVINAM - VIỆT VÕ ÐẠO (1912-1960)

    Dáng người dong dỏng cao, oai dũng. Mắt sáng, trán rộng, cằm nở. Nét mặt trầm mặc, cương nghị. Lối nhìn thẳng, sắc và sâu thẳm. Tiếng nói uy nghiêm, hòa ấm, thân mật. Nụ cười cởi mở, khoan dung, độ lượng...
    Đó là nét độc đáo của một bậc Thầy tôn quý. Một đấng sinh thành của một Môn phái võ đạo, với sứ vụ duy trì, bảo vệ và phát triển truyền thống hào hùng, bất khuất, nhân bản của dân tộc Việt. Một người tiên phong đầy tính khai phá và sáng tạo trong cuộc chinh phục lớn lao của con người : đó là vượt thắng sự hèn yếu của thể chất và tinh thần trong mọi trường hợp và hoàn cảnh.
    Bậc kỳ tài đó chính là hình ảnh bất diệt của Cố Võ Sư NGUYỄN LỘC, vị Sáng Tổ Môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo.

    Ông NGUYỄN LỘC sinh ngày 08 tháng 04 năm Nhâm Tý ( 24-5-1912 ) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Ông là trưởng nam trong một gia đình có 5 anh chị em (3 trai và 2 gái). Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hòa.
    Ông lớn lên trong thảm cảnh mất nước, giữa lúc các phong trào cách mạng và phóng đảng đang phát triển trên đất nước. Một bên, các nhà chí sĩ cách mạng âm thầm vận động, cổ súy tinh thần yêu nước trong quốc dân để thúc đẩy thanh niên đi vào con đường cách mạng. Một bên, bọn thực dân dùng mọi thủ đoạn để ru ngủ quần chúng, đem lợi danh mua chuộc, huyển hoặc thanh niên, biến họ thành đội quân tiền phong của phong trào xoa hoa, trụy lạc.

    Ông phê phán và lên án gắt gao dã tâm của bọn thực dân, và Ông quan niệm muốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chỗ thành tựu, cần phải gây cho thanh niên một tinh thần dân tộc, một ý thức học tập, tu dưỡng, một ý chí quật cường, một nghị lực quả cảm, song song với một thân thể khỏe mạnh, vững chắc, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ hữu hiệu.
    Làm cách mạng để tiến tới thành công là một điều rất khó, song bảo vệ thành quả cách mạng để bước sang giai đoạn kiến thiết lại là điều khó hơn. Ông NGUYỄN LỘC muốn đóng góp cho đất nước những thế hệ thanh niên biết sống, biết cống hiến. Với quan niệm đó, Ông chú trọng hướng dẫn thanh niên về mặt "Tâm Thân cách mạng".

    Mang hoài bão lớn lao ấy, nên ngoài việc trau giồi học vấn và đạo đức, Ông còn nỗ lực sưu tầm, học hỏi, nghiên cứu, luyện tập nhiều môn võ thuật. Ông nhận thấy môn võ nào cũng có những ưu điểm, đặc điểm, song với thể tạng mảnh khảnh nhỏ bé của người Việt, nếu chỉ đem phổ biến một phương pháp nào thôi thì khó mà đạt được kết quả như ý.

    Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu, vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại. Bởi vậy, ngoài phần võ thuật và tinh thần võ đạo, Ông còn muốn ràng buộc các môn đệ vào danh dự Tổ quốc, nghĩa là thanh niên Việt Nam phải có phương pháp tự vệ mang danh dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần tự chủ bất khuất của tiền nhân để khi chiến đấu phát huy được cái hùng khí, quyết bảo vệ và đem vinh quang về cho Tổ quốc, cho Môn phái...
    Với luận cứ đó, ông NGUYỄN LỘC đã không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu từ môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam đến việc phối hợp, thái dụng các tinh hoa võ thuật trên thế giới để sáng tạo thành một môn phái riêng, đặt tên là VOVINAM. Năm 1938, cuộc nghiên cứu hoàn tất. Ông đem VOVINAM ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi để thể nghiệm môn võ mới do mình sáng tạo.

    Hơn một năm sau, mùa thu 1939, Ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mắt dân chúng tại Nhà hát lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thành công rực rỡ nên Hội Thân Hữu Thể Dục mời Ông cộng tác, tổ chức những lớp võ công khai cho thanh niên Hà Nội. Lớp đầu tiên được khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại Trường Sư Phạm Hà Nội. Sau đó, nhiều lớp võ liên tiếp được tổ chức. Môn sinh VOVINAM thời đó rất tiến bộ nhờ phương pháp huấn luyện khoa học, thực tiễn, nhờ tinh thần dân tộc sáng chói của Môn phái và nhất là ảnh hưởng cái gương "Uy vũ bất năng khuất" của Sáng Tổ Nguyễn Lộc.
    Năm 1945, Ông NGUYỄN LỘC lập gia đình cùng cô Nguyễn Thị Minh là con của cụ ông Nguyễn Ngọc Hoán và cụ bà Bùi Thị Ngọ. Sau 15 năm chung sống, ông bà NGUYỄN LỘC có được 9 người con (3 trai và 6 gái).
    Năm 1954, Ông vào Nam cùng một số môn đệ tâm huyết và mở trường dạy VOVINAM tại đường Thủ Khoa Huân - Sài Gòn và một số nơi khác.

    Ông NGUYỄN LỘC mất ngày mùng 04 tháng 04 năm Canh Tý (29/04/1960) tại Sài Gòn và được ang táng tại Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, sau khi ủy thác quyền lãnh đạo Môn phái cho người môn đệ tâm huyết là Võ sư Lê Sáng - Chưởng môn VOVINAM. Hiện nay di cốt của Cố Võ Sư Sáng Tổ được bảo quản tại Tổ đường Môn phái số 31 đường Sư Vạn Hạnh, phường 3, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
    Suốt cuộc đời tận tụy, hy sinh để góp phần xây dựng nền võ đạo cho dân tộc, Ông đã để lại một sự nghiệp võ học lớn lao cho hậu thế. Hơn 70 năm qua, Môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo đã phát triển rộng khắp đến hầu hết các tỉnh, thành trong nước và lan rộng đến nhiều nước trên thế giới. Danh xưng NGUYỄN LỘC - VOVINAM đã là những từ quốc tế hóa. Theo đà phát triển chung, Môn phái cũng đã từ bước chuyển mình thành môn võ đạo quốc tế, đúng theo tâm nguyện Sáng Tổ - Võ Đạo Phục Vụ Con Người.

    Hàng năm, những môn đồ kế nghiệp từ bốn phương trời hướng về ngày giỗ Ông – bậc Thầy của nền võ đạo dân tộc - đốt nén hương tưởng niệm, đặt bàn tay thép lên trái tim từ ái, cùng cúi đầu, thầm nhắc nhở : không ngừng rèn luyện thân thể, gắng công luyện tập võ thuật và trau giồi tinh thần võ đạo, trọn đời dâng hiến năng lực và tâm huyết cho tương lai, cho đại nghĩa để phát triển Môn Phái ngày càng vững mạnh, trường tồn, góp phần vinh danh dân tộc Việt Nam trong cộng đồng nhân loại.
    Tưởng niệm Sáng Tổ 2015
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

+ Trả Lời Ðề Tài

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts