+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 13

Hybrid View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Chương trình Võ Đạo mới!

    Chương trình Võ Đạo mới!

    Đây là chương trình võ đạo mới do võ sư Nguyễn Văn Chiếu biên soạn lại theo chương trình võ đạo củ, và có thay đổi vài lời trong 2 điều tâm niệm số 2 và số 8. Xin mời các môn sinh khắp nơi tham khảo.

    MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO


    KHẢO HẠCH LÝ THUYẾT VÕ ĐẠO

    PHẦN MỘT : TRÌNH ĐỘ TỰ VỆ VIỆT VÕ ĐẠO THI THĂNG CẤP LAM ĐAI


    I-. MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

    1. Việt võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
    2. Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích.
    3. Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
    4. Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
    5. Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
    6. Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trao dồi đạo hạnh.
    7. Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
    8. Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến.
    9. Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
    10. Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ.

    II-.KIẾN THỨC VIỆT VÕ ĐẠO

    1. Hỏi: - Vovinam là gì ?

    Đáp: - Vovinam là từ quốc tế hóa của từ võ thuật - võ đạo Việt Nam.
    Về nội dung Vovinam có hai phần :
    - Võ thuật Việt Nam (Việt võ thuật)
    - Võ đạo Việt Nam (Việt võ đạo).
    Vovinam là gốc rể, cội nguồn, còn Việt võ đạo là hoa trái của Vovinam sau quá trình mấy chục năm phát triển.

    2. Hỏi: - Khi Nghiêm lễ Việt võ đạo sinh đặt bàn tay phải lên trái tim với ý nghĩa gì?

    Đáp: - Khi Nghiêm lễ Việt võ đạo sinh đặt bàn tay lên trái tim có ý nghĩa bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái, đức dũng đi đôi với lòng nhân, Võ thuật gắn liền với Võ đạo. Việt võ đạo sinh chỉ được dũng võ để cảnh cáo, cảm hóa người, chứ không phải để trừng phạt, trả thù người.

    3. Hỏi: - Có mấy điều sơ khởi cần ghi nhớ về kỷ luật võ đường (câu lạc bộ) ?

    Đáp: - Việt võ đạo sinh cần ghi nhớ ba điều sơ khởi sau đây về kỷ luật võ đường :
    a) Đi tập đều đặn đúng giờ. Đến trể phải báo lý do. Nghỉ tập phải xin phép.
    b) Trong giờ tập phải chăm chỉ luyện tập, hòa nhã và giúp đỡ bạn bè.
    c) Gặp người trên phải chào theo lối “Nghiêm lễ”. Khi đến Võ đường và trước khi ra về phải chào di ảnh cố võ sư Sáng tổ môn phái.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  2. #2
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    PHẦN HAI : TRÌNH ĐỘ LAM ĐAI THI THĂNG LAM ĐAI I CẤP

    1. Hỏi: - Quan niệm thông thường của người tập võ ra sao? Việt võ đạo sinh tập võ để làm gì?

    Đáp: - Quan niệm thông thường của người tập võ là để tự vệ. Việt võ đạo sinh tập võ cho thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống, đấu tranh cho lẽ phải và phục vụ Tổ quốc.

    2. Hỏi: - Quan niệm dụng võ của Việt võ đạo ra sao?
    Đáp: - Quan niệm dụng võ của Việt võ đạo có 4 điểm :
    a) Không thượng đài,
    b) Không gây lộn, không thử võ với mọi người,
    c) Để tự vệ,
    d) Đấu tranh cho lẽ phải.

    3. Hỏi: - Việt võ đạo sinh được phép dùng võ trong trường hợp nào?

    Đáp: - Việt võ đạo sinh chỉ dùng võ khi danh dự bị xúc phạm, quyền sống bị đe dọa và bênh vực lẽ phải.

    4. Hỏi: - Võ sinh và môn sinh khác nhau thế nào?
    Đáp: - Võ sinh là người mới tập võ, chưa làm lễ Nhập môn. Môn sinh là những người đã qua một thời gian rèn luyện võ thuật (6 tháng) đã làm lễ Nhập môn, đang tiến dần vào con đường võ đạo.

    5. Hỏi: - Trong đại gia đình Việt võ đạo, các môn đồ đối xử nhau ra sao?

    Đáp: - Trong đại gia đình Việt võ đạo, các môn đồ phải thương yêu, kính trọng, nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau. Các môn đồ đoàn kết chặt chẽ nêu cao danh dự môn phái và phấn đấu tu dưỡng liên tục để trở thành con người toàn diện.

    6. Hỏi: - Việt võ đạo có mấy màu đai?
    Đáp: - Việt võ đạo có năm (5) màu đai : Xanh, đen, vàng, đỏ, trắng.

    7. Hỏi: - Hãy trình bày hệ thống đẳng cấp hiện nay của Việt võ đạo?

    Đáp: - a) Tự vệ Việt võ đạo : đai màu áo, thời gian luyện tập 3 (ba) tháng. Nhập môn Việt võ đạo : đai xanh dương đậm, thời gian luyện tập 3 (ba) tháng.
    b) Lam đai : Đai xanh dương đậm có gạch vàng, ba cấp, mỗi cấp luyện tập 6 (sáu) tháng.
    c) Huyền đai : Đai đen, một cấp, thời gian luyện tập 1 (một) năm.
    d) Hoàng đai : Đai vàng có gạch đỏ, ba cấp, mỗi cấp luyện tập 2-3 (hai đến ba) năm.
    e) Chuẩn hồng đai : Đai đỏ có hai viền vàng, một cấp, luyện tập 4 (bốn) năm.
    f) Hồng đai : Đai đỏ có vạch trắng, sáu cấp, mỗi cấp luyện tập 5 (năm) năm.
    g) Bạch đai : Đai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, một cấp, thời gian luyện tập: Vô định. Đây là đai cao nhất danh riêng cho võ sư Chưởng môn môn phái.

    8. Hỏi: - Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam - Việt võ đạo?

    Đáp: - Cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam - Việt võ đạo tên là Nguyễn Lộc. Ông sinh ngày mồng 8 tháng tư năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây) và qua đời ngày mồng 4 tháng tư năm Canh Tý (1960) tại Saigòn (nay là TP. Hồ Chí Minh).

    9. Hỏi: - Cố võ sư Sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm nào? Cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên được tổ chức tại đâu?
    Đáp: - Cố võ sư Sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm 1938 và cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào mùa thu năm 1939.

    10. Hỏi: - Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được tổ chức tại đâu? Năm nào?
    Đáp: - Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư Phạm (École Normal) đường Cửa Bắc, Hà Nội.

    11. Hỏi: - Hãy cho biết danh tánh võ sư Chưởng môn hiện nay của môn phái Vovinam - Việt võ đạo? Ông sinh năm nào? Tại đâu?
    Đáp: - Hiện nay, võ sư Lê Sáng là Chưởng môn của môn phái Vovinam - Việt võ đạo. Ông sinh vào mùa thu năm 1920 tại Hà Nội.

    12. Hỏi: - Hiện nay Vovinam - Việt võ đạo đang phát triển như thế nào?
    Đáp: - Hiện nay Vovinam - Việt võ đạo đang phát triển mạnh trong nước và được truyền bá sang gần 40 quốc gia trên thế giới.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  3. #3
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    PHẦN BA : TRÌNH ĐỘ LAM ĐAI NHẤT CẤP THI THĂNG LAM ĐAI II CẤP


    1.Hỏi: - Ý nghĩa các màu đai của Vovinam - Việt võ đạo?
    Đáp: a) Xanh : Biểu thị màu hy vọng, với ý nghĩa người võ sinh bắt đầu luyện tập võ thuật và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
    b) Đen : Biểu thị màu nước, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bắt đầu chuyển vào bản thể, tạo nền tảng cho căn cơ tu dưỡng của người môn sinh Việt võ đạo.
    c) Vàng : Biểu thị màu đất (màu da), với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm vào da thịt trở thành bản thể vững chắc của người môn sinh Việt võ đạo.
    d) Đỏ : Biểu thị màu lửa (màu máu), với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm vào máu, tỏa sáng hướng đi của người môn sinh Việt võ đạo.
    e) Trắng : Biểu thị màu tinh khiết (màu xương tủy), chân tịnh, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm sâu vào xương tủy, đạt đến độ cao siêu vô hạn của người tượng trung cho tinh hoa môn phái.

    2. Hỏi: - Hãy giải thích ý nghĩa phù hiệu và kỳ hiệu Việt võ đạo?
    Đáp: - a) Về màu sắc : Phù hiệu và kỳ hiệu Việt võ đạo có 4 (bốn) màu :
    - Xanh : Trỏ âm tố, tượng trưng cho biển cả và hy vọng,
    - Đỏ : Trỏ dương tố, tượng trưng cho lửa sống, sự đấu tranh hào hùng và kiên quyết,
    - Vàng : Màu vinh quang hiển hách,
    - Trắng : Màu của thanh khiết chân tịnh, cao cả và thâm viễn tuyệt vời.
    b) Về hình nét :
    - Phù hiệu: Nền vàng, nửa trên vuông, nửa dưới hình tròn ghép lại tượng trưng cho ngưyên lý Cương Nhu phối triển của Việt võ đạo biểu thị cho sự toàn chân, toàn thiện.
    - Chung cho cả kỳ hiệu : Vòng tròn nhỏ xanh đỏ ở trong biểu thị cho âm và dương, vạch s màu trắng ở giữa bao hàm ý nghĩa tương thôi, tương giao, tương sinh và thường dịch trong vũ trụ. Vòng tròn lớn bao quanh vòng tròn nhỏ màu trắng biểu tượng cho Đạo thể với sứ vụ phối hợp điều hòa, khắc chế, bao dung. Bản đồ màu vàng là hình thể bản đồ Việt Nam, biểu thị nguồn gốc xuất phát của môn phái Vovinam - Việt võ đạo.
    c) Kích thước kỳ hiệu :
    - Nền vàng, chiều ngang bằng 3/5 chiều dài.
    - Vòng âm, dương, đạo bằng 1/3 chiều ngang.

    3. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ nhất của Việt võ đạo sinh?
    Đáp: - Điều tâm niệm thứ nhứt nói về hoài bảo và mục đích học võ của Việt võ đạo sinh, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.

    4. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ hai?

    Đáp: - Điều thứ hai nói về nghĩa vụ của Việt võ đạo sinh đối với môn phái và dân tộc, đó là trung kiên phát huy môn phái và xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích.

    5. Hỏi: - Muốn phát huy môn phái, Việt võ đạo sinh phải làm gì?
    Đáp: - Muốn phát huy môn phái, Việt võ đạo sinh cần phải:
    a) Dày công khổ luyện để trở thành võ sư , huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng,
    b) Thực tập tinh thần Việt võ đạo trong đời sống hàng ngày, nghĩa là :
    - Trong gia đình: Là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảo,
    - Với bạn bè: Giữ tín nghĩa,
    - Với xã hội : Là người công dân tốt.

    6. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ ba?
    Đáp: - Điều thứ ba nói về tình đoàn kết trong môn phái. Muốn có đoàn kết, Việt võ đạo sinh phải đồng tâm nhất trí, đối với người trên phải tôn kính, đối với đồng đạo phải thành thực thương mến nhau.

    7. Hỏi: - Tại sao tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể?

    Đáp: - Tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rả của một đoàn thể.

    8. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ tư ?
    Đáp: Điều thứ tư nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.

    9. Hỏi: - Kỷ luật Việt võ đạo là kỷ luật gì?

    Đáp: - Kỷ luật Việt võ đạo là kỹ luật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người mà thực hiện. Người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ luật hoặc đào thải.

    10. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ năm?

    Đáp: - Điều thứ năm nói về ý thức dụng võ của Việt võ đạo sinh là luôn tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  4. #4
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    PHẦN BỐN : TRÌNH ĐỘ LAM ĐAI NHỊ CẤP THI THĂNG LAM ĐAI III CẤP

    1. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ sáu?
    Đáp: - Điều thứ sáu nói về ý hướng và đời sống tinh thần của Việt võ đạo sinh là phải chuyên cần học tập (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp…) rèn luyện tinh thần và trao dồi đạo hạnh.

    2. Hỏi: - Muốn thực hiện chuyên cần học tập Việt võ đạo sinh phải làm gì?
    Đáp: - Muốn thực hiện chuyên cần học tập, Việt võ đạo sinh phải :
    a) Học cho rộng (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp, lý thuyết, thực hành…),
    b) Hỏi cho kỷ (cầu thị, không hiểu thì hỏi, không tự ái, chán nản),
    c) Nghĩ cẩn thận (nghiền ngẩm những điều đã học và làm),
    d) Luận cho sáng (so sánh, phân tích, tổng hợp, biện luận và phản luận).

    3. Hỏi: - Muốn rèn luyện tinh thần, Việt võ đạo sinh phải làm gì?
    Đáp: - Muốn rèn luyện tinh thần, Việt võ đạo sinh phải:
    - Sống khỏe : Thân thể khỏe mạnh, tư tưởng trong sáng,
    - Đức độ : Luôn luôn bao dung, điều hòa, khắc chế bản thân và tha nhân (người khác) để cùng tiến bộ,
    - Cương trực : Cương quyết và thẳng thắn,
    - Trầm tĩnh : Điềm đạm, bình tỉnh để tránh những trường hợp xốc nổi, nóng vội,
    - Tháo vát : Lanh lợi, quyền biến để có thể ứng phó được với mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp bất ngờ.

    4. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ bảy?
    Đáp: - Điều thứ bảy nói về tâm nguyện sống của Việt võ đạo sinh. Đó là sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.

    5. Hỏi: - Bạn hiểu nếp sống giản dị của Việt võ đạo sinh như thế nào?
    Đáp: - Sống giản dị là không đua đòi, sống phú hợp với hoàn cảnh kinh tế của bản thân và xã hội. Có điều kiện thì hưởng những tiện nghi tốt đẹp, không có điều kiện thì không đòi hỏi, hạch sách gây phiền toái khó chịu cho mọi người.

    6. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ tám?
    Đáp: - Điều thứ tám nói về ý chí của Việt võ đạo sinh. Việt võ đạo sinh phải rèn luyện cho bản thân một ý chí đanh thép, thích nghi với mọi thử thách gian nguy và nỗ lực tự thân cầu tiến.

    7. Hỏi: - Muốn kiện toàn ý chí đanh thép Việt võ đạo sinh phải làm như thế nào?
    Đáp: - Muốn kiện toàn ý chí đanh thép Việt võ đạo sinh phải:
    - Nghiên cứu kỷ lưỡng, cân nhắc các sự kiện đã thu lượm trước khi quyết định,
    - Thực hiện cho bằng được quyết định của mình với tất cả năng lực nhiệt tình và cương quyết khi bắt tay vào việc.

    8. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ chín?
    Đáp: - Điều thứ chín nói về suy cảm, nghị lực và tính thực tế của Việt võ đạo sinh là phải sáng suốt khi nhận định, bền gan khi tranh đấu và tháo vát khi hành động.

    9. Hỏi: - Tại sao cần phải sáng suốt nhận định?

    Đáp: - Việt võ đạo sinh cần sáng suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, tình lý, bề mặt, bề trái, các khúc mắc của sự việc, ngõ hầu xử sự cho hợp thời, đúng lúc.

    10. Hỏi: - Thế nào là bền gan tranh đấu?

    Đáp: - Bền gan tranh đấu là có một ý chí và nghị lực sung mãn, thất bại không nản lòng, không chịu khuất phục trước sức mạnh, giải quyết các khó khăn một cách bền bỉ, dẻo dai.

    11. Hỏi: - Thế nào là tháo vát hành động?
    Đáp: - Hành động tháo vát là hành động chủ động, thông minh, sáng tạo, thích ứng với mọi hoàn cảnh, hợp tình hợp lý với mọi trường hợp.

    12. Hỏi: - Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ mười?
    Đáp: - Điều thứ mười nói về đức sống và tinh thần cầu tiến của Việt võ đạo sinh. Đối với bản thân, Việt võ đạo sinh phải tự tín, tự thắng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ. Đối với người phải khiêm cung độ lượng.

    13. Hỏi: - Thế nào là tự tín, tự thắng và khiêm cung độ lượng?
    Đáp: - Tự tín : Tin ở năg lực phẩm chất đạo đức và ý chí của bản thân biết phát huy cái tốt đẹp của bản thân để tiến bộ,
    - Tự thắng : Thắng được mình, tự sửa chữa những thói hư, tật xấu, những vị kỷ yếu đuối của bản thân,
    - Khiêm cung : Khiêm nhường và cung kính với người trên hay người cao tuổi hơn mình,
    - Độ lượng : Rộng lượng với người dưới hay người nhỏ tuổi hơn mình.

    14. Hỏi: - Việt võ đạo sinh nhìn lại bước đã qua với thái độ như thế nào?

    Đáp: - Việt võ đạo sinh nhìn lại bước đã qua bằng thái độ luôn luôn tự kiểm điểm những ưu khuyết điểm hầu rút ra các bài học kinh nghiệm để tiến bộ chứ không phải nhìn lại những bước đã qua bằng đôi mắt kiêu ngạo, tự đắc, tự mãn trước thành công hoặc than van trách móc trước thất bại đổ vỡ
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  5. #5
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default

    PHẦN NĂM : TRÌNH ĐỘ LAM ĐAI III CẤP THI LÊN HUYỀN ĐAI

    1. Hỏi: - Võ thuật là gì?

    Đáp: - Võ thuật là kỹ thuật dùng sức (đòn, thế, vũ khí…) để ứng chiến với người và vật.
    - Dùng sức bằng kỹ thuật sử dụng tay là quyền thuật.
    - Dùng sức bằng kỹ thuật sử dụng chân là cước thuật.
    - Dùng sức bằng kỹ thuật sử dụng đao, kiếm…là đao thuật, kiếm thuật…
    Cố nhân thường nói “ Thập bát ban võ nghệ” là chỉ sử dụng nhiều thứ vũ khí khác nhau.

    2. Hỏi: - Võ đạo là gì?

    Đáp: - Võ đạo là đường lối, hệ thống tư tưởng rõ rệt của một môn phái hướng dẫn quan niệm sống cho người học võ.

    3. Hỏi: - Một trường dạy võ thuật khác với một trường dạy võ đạo ra sao?

    Đáp: - Một trường dạy võ thuật hướng dẫn người học võ kỹ thuật dùng sức để ứng chiến với người và vật.
    Một trường dạy võ đạo, ngoài phần hướng dẫn người học võ kỹ thuật dùng sức, còn trao dồi cho họ một quan niệm sống đúng đắn để cho mọi người kính trọng và thành công trong đời sống.

    4. Hỏi: - Một môn phái võ thuật muốn đi đến võ đạo phải có những điều kiện gì?

    Đáp: - Một môn phái võ thuật muốn đi đến võ đạo phải có:
    - Một tinh thần dân tộc đầy đủ,
    - Một ý thức võ học vững vàng,
    - Một hệ thống võ thuật toàn diện,
    - Một phương pháp giảng dạy hữu hiệu,
    - Một thời gian nhất định quãng bá võ thuật.
    -
    5. Hỏi: - Vào thời nào nền võ đạo của dân tộc Việt Nam gần hình thành qua việc thành lập Giảng võ đường?

    Đáp: - Năm 1253 đời nhà Trần, Giảng võ đường được thành lập song song với Quốc học viện, lúc đó nền võ đạo dân tộc gần hình thành.

    6. Hỏi: - Thế nào là tính tộc truyền và bí truyền?

    Đáp: - Tộc truyền là chỉ dạy võ trong phạm vi thu hẹp gồm những người trong dòng họ và một vài môn đệ tâm huyết, không truyền bá rộng rải.
    - Bí truyền làvị võ sư thời xưa dù tương đắc với học trò đến thế nào bao giờ cũng giữ lại một vài thế võ độc đáo để đề phòng những trường hợp “trò phản thầy”. Việc giảng dạy có tính chất tình cảm và tùy hứng không hình thành một chương trình huấn luyện qui mô, rõ rệt. Do đó, các môn võ, thế võ độc đáo mai một theo thời gian, không phát triển được.

    7. Hỏi: - Từ Vovinam tới Việt võ đạo khác với từ Nhu thuật tới Nhu đạo (Nhật Bản) ở những điểm nào?

    Đáp: - Từ Vovinam tới Việt võ đạo khác với từ Nhu thuật tới Nhu đạo ở 2 điểm :

    1) Làng võ Nhật Bản đã chính thức được hưởng không khí sinh hoạt võ sĩ đạo từ trên hai ngàn năm. Còn ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều thời đại dụng võ nhưng đến lúc xây dựng một nền võ đạo dân tộc, không khí sinh hoạt võ đạo của dân tộc đã mai một, nên cần phải xây dựng lại từ đầu.
    2) Nhu đạo chỉ là giai đoạn phát triển hoàn bị của Nhu thuật, nhưng Việt võ đạo không phải chỉ là một giai đoạn phát triển hoàn bị của Vovinam, vì nhiệm vụ kết tinh những giá trị võ thuật của Vovinam và xây dựng một ý thức hệ võ học , Việt võ đạo còn có nhiệm vụ tổng hợp các giá trị võ vật xưa và nay lấy các môn võ hiện đại trên thế giới làm võ liệu nghiên cứu phối hợp cả Nhu lẫn Cương để hình thành một nền võ đạo cho dân tộc Việt Nam.

    8. Hỏi: - Tinh thần võ đạo của Việt võ đạo chủ trương có mấy phần vụ?

    Đáp: - Tinh thần võ đạo của Việt võ đạo chủ trương có ba phần vụ:

    a) Sống : Với tất cả lửa sống tiềm tàng trong tâm thân, phải luôn cố gắng kiện toàn bản thân trên ba phương diện: Thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng để trở thành những con người toàn diện giúp ích cho gia đình và xã hội.
    b) Giúp cho người khác sống: không lấy sự kiện toàn của bản thân làm lợi khí lấn áp, giành giật quyền sống của người khác. Trái lại, phải tôn trọng, giúp đỡ, tạo điều kiện để người khác cùng tiến bộ và hưởng vị sống như mình.
    c) Sống cho người khác: đây là phần vụ cao quí nhất đòi hỏi người Việt võ đạo sinh phải hy sinh một số quyền lợi về vật chất lẫn tinh thần cho người khác nếu thấy cần thiết, vì cuộc sống của chúng ra liên quan ràng buột với cuộc sống của mọi người, các nhu cầu chúng ta được hưởng trong cuộc sống đều do mọi người chung quanh hổ trợ, giúp đỡ.

    9. Hỏi: - Hãy trình bày mục đích của Vovinam-Việt võ đạo?

    Đáp: - Vovinam-Việt võ đạo có ba mục đích:

    a) Bảo tồn, phát triển và quảng bá võ học Việt Nam hầu nêu cao tinh thần thượng võ, bất khuất của dân tộc. Khai thác trọn vẹn cả hai phần Cương và Nhu của con người để xiển dương môn phái Vovinam-Việt võ đạo bằng cách chuốt lọc những thế võ và vật cổ truyền Việt Nam rồi phối hợp, thái dụng mọi tinh hoa võ thuật đã và hiện có trên thế giới.
    b) Thâu thập, nghiên cứu và phát minh các bài, thế võ để tu bổ và xây dựng nền võ học Việt Nam ngày càng phong phú hơn.
    c) Huấn luyện môn sinh về ba phương diện: Võ lực, võ thuật và tinh thần võ đạo.

    10. Hỏi: - Về võ lực, Vovinam-Việt võ đạo huấn luyện môn sinh ra sao?

    Đáp: - Về võ lực, Vovinam Việt võ đạo huấn luyện cho môn sinh một thân hình rắn rỏi vững chắc, một sức lực mạnh mẽ dẻo dai, để có thể chịu đựng khó khăn cực nhọc, phòng chống bệnh tật, giữ cho thân thể luôn tráng kiện và lành mạnh.

    11. Hỏi: - Về võ thuật, Vovinam-Việt võ đạo huấn luyện môn sinh ra sao?

    Đáp: - Về võ thuật, Vovinam Việt võ đạo huấn luyện cho môn sinh một kỷ thuật dùng sức tinh vi để tự vệ hữu hiệu hầu đạt tới một nghệ thuật cao quí để phục vụ con người và sẳn sàng bênh vực lẽ phải.

    12. Hỏi: - Về võ đạo, Vovinam Việt võ đạo huấn luyện môn sinh như thế nào?

    Đáp: - Về võ đạo, Vovinam-Việt võ đạo rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí quật cường, một phong thái hào hiệp, một tinh thần kỷ luật tự giác, một nếp sống hợp quần trong tinh thần đồng đạo, một truyền thống hy sinh cao cả. Một đức độ khoan dung từ ái để phục vụ hữu hiệu cho bản thân, gia đình, dân tộc và nhân loại.

    13. Hỏi: - Để thực hiện các mục đích trên, Vovinam-Việt võ đạo hoạt động theo các tôn chỉ nào?

    Đáp: - Để thực hiện ba mục đích nêu trên, môn phái Vovinam Việt võ đạo chủ trương hoạt động theo 5 quan điểm sau :

    1) Môn phái Vovinam-Việt võ đạo xây dựng trên nền tảng lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo hạnh làm phương châm, lấy kỷ thuật và ý chí quật cường làm phương tiện.

    2) Môn phái Vovinam-Việt võ đạo là một đại gia đình trong đó các môn đồ thương yêu, kính trọng lẫn nhau. Sự kính trọng và lòng thương yêu ấy đan kết thành kỷ luật môn phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặt chẽ để nêu cao danh dự môn phái và trở thành những con người toàn diện.

    3) Môn phái Vovinam-Việt võ đạo luôn luôn tích cực góp phần vào mọi công cuộc giáo dục thanh, thiếu niên.

    4) Môn phái Vovinam-Việt võ đạo đều không có tính cách chính trị và tôn giáo.

    5) Môn phái Vovinam-Việt võ đạo luôn luôn tôn trọng các võ phái khác để cùng xây dựng một nền võ học Việt Nam với tinh thần võ hữu thật sự.

    14. Hỏi: - Hãy giải thích đại cương nguyên lý “Cương Nhu phối triển”?

    Đáp: - Theo nghĩa thông thường, Cương là cứng rắn, Nhu là mềm dẻo. Trong võ học, các phái thiên về cương có kỷ luật cứng và mạnh, lấy sức làm chính, cách xử thế hùng dũng quyết liệt, uy nghiêm. Các võ phái thiên về Nhu có kỷ luật linh hoạt uyển chuyển ít dùng sức, cách xử thế hòa nhã, khiêm cung , tế nhị. Các môn sinh Việt Nam trước đây không theo Cương hay Nhu, nó biến hóa linh hoạt tùy theo thể tạng mỗi người, mỗi địa phương. Nhận thấy trong cây tre Việt Nam, có cương nhu, có cả cứng rắn và mềm dẽo, có cả bền bỉ và gai góc. Tóm lại nó hội đủ hai tính Cương Nhu hợp thành một thể thống nhất, nó rất giống với bản chất và tính tình con người Việt Nam.

    Từ quan sát đó, sau khi nghiên cứu sâu sắc nhiều ngành võ thuật trên thế giới và dân tộc, cố võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc đã lấy định luật "Cương Nhu phối triển" làm nguyên lý cho Vovinam Việt võ đạo. Cương nhu phối triển không chỉ đơn thuần là một sự bao hàm cả hai tính cương và nhu mà thật sự nó linh hoạt biến hóa vô cùng, lúc thì Cương nhiều Nhu ít, lúc thì Cương ít Nhu nhiều. Lúc vừa Cương vừa Nhu tùy theo mỗi hoàn cảnh và mỗi tình huống.

    15. Hỏi: - Tác phong của Việt võ đạo sinh khi học tập ra sao?

    Đáp: - Khi học tập, Việt võ đạo sinh phải tôn trọng kỷ luật, kính thầy, yêu bạn.
    a) Tôn trọng kỷ luật : Tự giác tôn trọng nội qui của môn phái, hội và võ đường (câu lạc bộ).
    b) Kính thầy : Lúc đến và ra về phải chào võ sư, huấn luyện viên theo nghi thức Việt võ đạo. Chăm chú theo dõi và tuyệt đối tuân lệnh của võ sư, huấn luyện viên trong học tập và sinh hoạt.
    c) Yêu bạn : Vui vẻ hòa nhã với đồng môn, nếu bạn yếu kém phải nương tay, chỉ dẫn, khuyến khích bạn, săn sóc khi bạn té đau, bị đau vì bạn lỡ tay đánh mạnh cũng không cáu kỉnh giận dử, tránh tranh luận ồn ào, cướp lời bạn một cách lỗ mãng, tuyệt đối tránh những đố kỵ, thù hằn.

    16. Hỏi: - Trong gia đình Việt võ đạo sinh phải cư xử như thế nào?

    Đáp: - Trong gia đình, Việt võ đạo sinh phải kính mến người trên, yêu mến người ngang hàng, nhường nhịn người dưới.
    a) Kính mến người trên là lễ độ và vâng theo lời dạy bảo, nếu người trên có điều gì sơ suất thì tìm cách khuyên lơn nhẹ nhàng.
    b) Yêu mến người ngang hàng là chí tình, vui vẻ và hòa thuận.
    c) Nhường nhịn người dưới là rộng lượng, tận tâm chỉ bảo với thái độ hòa nhã. Tuyệt đối tránh dùng võ khi trong gia đình không may có chuyện bất hòa.

    17. Hỏi: - Việt võ đạo sinh phải thể hiện tác phong ra sao khi biểu diễn võ thuật?

    Đáp: - Chỉ có khi nào có sự phân công chính thức Việt võ đạo sinh mới được tham gia các buổi biểu diễn võ thuật. Khi biểu diễn trước hết phải nghĩ đến danh dự môn phái, đem hết tinh thần vào cuộc biểu diễn để truyền vào cảm quan khán giả những đòn thế tinh luyện với sự diễn tả tận tình, hăng say nhưng nhu nhã, dữ dội, mãnh liệt mà vẫn uyển chuyển, nhịp nhàng, qua đó biểu dương được những nét độc đáo đặc sắc về võ thuật và võ đạo của môn phái.

    18. Hỏi: - Khi giao dịch ngoài xã hội hoặc nơi công cộng, Việt võ đạo sinh phải có thái độ như thế nào?

    Đáp: - Khi giao dịch ngoài xã hội hoặc nơi công cộng, Việt võ đạo sinh cần phải:
    - Tôn trọng nội qui nơi giao dịch, công cộng,
    - Ôn tồn nhưng không do dự, ba phải, ngại tranh luận,
    - Cởi mở nhưng không phải bạ đâu nói đấy, tiết lộ hết chuyện nội bộ cho người ngoài biết,
    - Niềm nở nhưng không nịnh bợ, cầu cạnh , suồng sã,
    - Khiêm tốn nhưng không khúm núm, quỵ lụy,
    - Tuyệt đối tránh khoe khoang là “người có võ”.

    19. Hỏi: - Việt võ đạo sinh phải có tinh thần, thái độ như thế nào khi phải tham gia công tác xã hội?

    Đáp: - Việt võ đạo sinh tham gia công tác xã hội vì nghĩa vụ chung đối với đồng bào, vậy phải giữ đúng tinh thần vị tha, chí công vô tư, bất vụ lợi. Tuyệt đối tránh việc kể ơn hay có thái độ, cử chỉ có thể làm người sự giúp đỡ tủi thân hoặc hiểu lầm việc làm tốt đẹp của ta. Khi tiếp xúc giúp đỡ họ, phải khéo léo giữ gìn ý tứ, hòa nhã và lễ độ.

    20. Hỏi: - Trong những buổi sinh hoạt nội bộ Việt võ đạo sinh cần phải như thế nào?

    Đáp: - Trong những buổi sinh hoạt nội bộ Việt võ đạo sinh cần phải:
    a) Thân ái : Vì đây là dịp để cho các đồng môn có dịp tìm hiểu nhau từ hoàn cảnh, tài năng đến chí hướng. Cần nhớ thân ái không phải làgây bè kết nhóm tạo sự tỵ hiềm đố kỵ nhau.
    b) Hồn nhiên : Vì có tính cách gia đình, là dịp để cho mọi người có thể phát huy những năng khiếu đặc biệt, tránh bừa bãi, tự do quá trớn.
    c) Cởi mở : Vì mục đích sinh hoạt nội bộ là tạo niềm thông cảm giữa các môn sinh để tình đồng đạo mỗi ngày một vững vàng. Tuy nhiên, cởi mở không đồng nghĩa với khoe khoang, phách lối, hợm hỉnh, chọc phá hoặc bươi móc lẫn nhau.
    d) Bao dung : Vì đây là cơ hội tốt để các đồng môn tương trợ lẫn nhau, giải quyết các hiểu lầm, ngộ nhận. Khi có kinh nghiệm quý báu gì ta nên đem ra phổ biến để mọi người cùng lĩnh hội. Khi đồng môn có kém điều gì không hay, ta sẳn lòng bỏ qua. Nếu thấy cần thiết nên góp ý khéo léo, nhẹ nhàng, cổ vũ khuyến khích để đồng môn tăng thêm nhuệ khí thi thố tài năng.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  6. #6
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Tổ sư sáng tổ VoViNam Việt Võ đạo :

    Đôi nét tiểu sử!
    Ông Nguyễn Lộc sinh ngày 08 tháng 4 năm Nhâm Tý ( 24-5-1912 ) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội). Ông là trưởng nam trong một gia đình có 5 anh chị em (3 trai và 2 gái). Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hòa.


    Ông lớn lên trong thảm cảnh mất nước, giữa lúc các phong trào cách mạng và phóng đảng đang phát triển trên đất nước. Ông phê phán và lên án gắt gao dã tâm của bọn thực dân, và Ông quan niệm muốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chỗ thành tựu, cần phải gây cho thanh niên một tinh thần dân tộc, một ý thức học tập tu dưỡng, một ý chí quật cường, một nghị lực quả cảm, song song với một thân thể khỏe mạnh, vững chắc, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ hữu hiệu.

    Mang hoài bão lớn lao ấy, nên ngoài việc trau giồi học vấn và đạo đức, Ông còn nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, luyện tập nhiều môn võ thuật khác nhau. Ông nhận thấy môn võ nào cũng có những ưu điểm, đặc điểm riêng, song với thể tạng mảnh khảnh nhỏ bé của người Việt, nếu chỉ đem phổ biến một phương pháp nào thôi thì khó đạt được kết quả như ý. Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu, vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại

    Với luận cứ đó, ông Nguyễn Lộc đã tìm tòi học hỏi, nghiên cứu từ môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam đến việc phối hợp, thái dụng các tinh hoa võ thuật trên thế giới để sáng tạo thành một môn phái riêng, đặt tên là VOVINAM. Năm 1938, cuộc nghiên cứu hoàn tất. Ông đem VOVINAM ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi để thể nghiệm môn võ mới do mình sáng tạo.


    Hơn một năm sau, mùa thu 1939, Ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mắt dân chúng tại Nhà Hát lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thành công rực rỡ nên Hội Thân Hữu Thể Dục mời Ông cộng tác, tổ chức những lớp võ cho thanh niên Hà Nội. Lớp đầu tiên được khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường sư phạm Hà Nội.
    Năm 1945, Ông Nguyễn Lộc lập gia đình cùng cô Nguyễn Thị Minh là con của cụ ông Nguyễn Ngọc Hoán và cụ bà Bùi Thị Ngọ. Sau 15 năm chung sống, ông bà Nguyễn Lộc có được 9 người con (3 trai và 6 gái).

    Năm 1954, Ông cùng một số môn đệ tâm huyết di cư vào Nam và mở trường dạy Vovinam tại đường Thủ Khoa Huân Sài Gòn và một số nơi khác.

    Ông Nguyễn Lộc mất ngày mùng 4 tháng 4 năm Canh Tý (29 / 04 / 1960) tại Sài Gòn, sau khi ủy thác quyền lãnh đạo môn phái cho người môn đồ tâm huyết là Võ sư Lê Sáng, Chưởng môn Vovinam. Hiện nay di cốt của Cố Võ Sư Sáng Tổ được bảo quản tại Tổ đường Môn phái số 31 đường Sư Vạn Hạnh, Phường 3, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Suốt cuộc đời tận tụy, hy sinh để góp phần xây dựng môn võ đạo dân tộc Việt Nam , Ông đã để lại một sự nghiệp võ học lớn lao cho các môn đồ Vovinam Việt Võ Đạo sau nầy. Hàng năm, những môn đồ kế nghiệp từ bốn phương trời hướng về ngày giổ Ông – bậc Thầy của một môn phái võ đạo dân tộc - đốt nén hương tưởng niệm, đặt bàn tay thép lên trái tim từ ái, cùng cúi đầu, thầm nhắc nhở : không ngừng rèn luyện thân thể, gắng công luyện tập võ thuật và trau giồi tinh thần võ đạo để phát triển Môn Phái ngày càng vững mạnh, trường tồn góp phần minh danh dân tộc Việt Nam trong cộng đồng nhân lọai


    Theo nguồn tổng hội VVN.

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  7. #7
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    West Valley
    Bài gởi
    1,195
    Thanks
    10
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Blog Entries
    2

    Default

    Chương trình võ đạo từng cấp và những bài vỡ có liên quan về võ đạo của môn phái đều có đầy đủ ở trang thư viện trong phần võ Đạo. các thành viên bấm vào đây để đọc và nghiên cứu.

    http://www.vovinamus.com/theory.html

  8. #8
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default Kiến Thức Việt Võ Đạo

    PHẦN SÁU : TRÌNH ĐỘ HUYỀN ĐAI THI LÊN HOÀNG ĐAI ĐỆ NHẤT CẤP

    l . Các câu hỏi về tình cảm Vovinam - Việt Võ Đạo

    Câu hỏi 1 : Quan niệm của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo về tu thân ra sao ?
    Đáp : Tu thân là cách mạng tâm thân, là thường xuyên và liên tục :

    1. Hàm dưỡng ý chí
    2. Mở mang kiến thức
    3. Trau dồi đức hạnh
    4. Rèn luyện tài năng


    Câu hỏi 2 : Phải tề gia như thế nào ?
    Đáp : Tổ chức và đặt đúng mối tương quan đối xử, đãi ngộ, thông tình đạt lý giữa những phần tử trong gia đình với nhau để gia đình được ổn định hầu có thời giờ và đầu óc để thực hiện lý tưởng của mình đã vạch ra. Gia đình theo nghĩa hiện đại gồm 3 thế hệ : ông bà, vợ chồng, con cái. Có gia đình cùng sống chung với nhau cả năm đời. Phải tổ chức sắp đặt sau cho những người liên hệ đó đừng làm trở ngại công việc của ta.


    Câu hỏi 3 : Gia đình là gi ? Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo ra sao ?
    Đáp : Gia là nhà, đình là sân
    Mới đầu gia đình được hiểu theo nghĩa bất động sản, một đơn vị gia cư gồm có nhà và sân. Sau được hiểu rộng theo nghĩa tinh thần : đơn vị căn bản của tổ chức xã hội, gồm những người cùng huyết thống thuộc một dòng họ ( đại gia đình ) hoặc gồm 2 vợ chồng và con cái ( tiểu gia đình ). Bởi vậy gia đình là nơi con người sinh trưởng, nơi thắm đượm tình bao dung thương mến, và là nền tảng của xã hội.

    Tình cảm gia đình đối với người đông phương rất hệ trọng, vì truyền thống tổ chức xã hội việt nam là gia đình, chớ không phải là cá nhân như xã hội tây phương. Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo có thể tom tắt trong 4 điểm thiết yếu :

    1. Quan tâm, giúp đỡ, săn sóc toàn thể gia đình
    2. Kính trên
    3. Nhường dưới
    4. Yêu mến người ngang hàng


    Câu hỏi 4 : Kính mến người trên có phải chỉ cần cư xữ lễ độ, vâng lời dạy bảo là phải đạo rồi không ?
    Đáp : Chưa đủ, còn phải biết cách thỉnh đạt ý kiến của mình lên người trên một cách tế nhị với mục đích sữa đổi những lỗi lầm nếu có, để góp công xây dựng gia đình mỗi ngày một phồn thịnh, hoàn thiện hơn lên trong không khí đầm ấm yêu thương.


    Câu hỏi 5 : Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, đã tròn chữ hiếu chưa ?
    Đáp : Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ chỉ là mở đầu đạo hiếu. Muốn tròn đạo hiếu ngoài sự phụng dưỡng còn phải làm cho cha mẹ vinh hiển về công việc làm của mình ( gây sự nghiệp, bảo vệ và phát huy thanh danh gia tộc ).

    Câu hỏi 6 : Phải nhường dưới ra sao ? có phải chỉ cần chiều chuộng, che chở và gánh chịu những lỗi lầm của họ là đủ thuận thảo rồi chăng ?
    Đáp : Nhường dưới không phải chỉ là nhường nhịn người dưới một cách thụ động, mà là nhân nhượng, nao dung người dưới với mục đích giáo dục cảm hóa, khích lệ và hướng dẫn họ mỗi ngày một thêm tốt bỏ xấu, có phẩm cách hơn để sống với một đời sống xứng đáng hơn.

    Câu hỏi 7 : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo suy nghĩ sao về tình nghĩa sư đệ hôm nay ?
    Đáp : Nói chung tình nghĩa sư đệ hôm nay đã suy giảm đi rất nhiều, vì :

    a. Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ

    b. Ảnh hưởng của các vấn đề xã hội như chiến tranh, sự tiến bộ của kỷ thuật và khoa học, khiến cho con người muốn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, coi trọng trí tuệ, nhẹ niềm tin và giá trị tinh thần.

    c. Hệ thống tổ chức nền giáo dục đã đổi mới, ông thầy ngày nay chỉ là một chuyên viên. Do đó, về đức độ, tuổi tác, kinh nghiệm sống chưa hẳn đã vượt trên người học mình. Một học sinh từ tiểu học lên đến đại học thường qua hàng chục ông thầy. Tình cảm sư đệ làm sao có thể sâu đậm được.
    Ngày xưa, một thầy đồ có khi dạy học trò từ lúc còn để chỏm cho đến lúc thành ông nghề, ông cống, giáo huấn cả về nếp sống, cách cư xử ở đời.

    Câu hỏi 8 : Muốn tình sư đệ được thiêng liêng thắm thiết, thầy trò phải đối xử với nhau ra sao ?
    Đáp : Tình sư đệ ngày nay có nồng độ cao hay thấp tùy theo tổ chức giáo dục, tùy theo tư cách cá nhân và cách cư xử giữa thầy trò.
    Muốn tình sư đệ thắm thiết, thầy trò phải :
    . Trước hết, thầy phải xứng đáng là thầy ( có tác phong, tư cách, khả năng, có tinh thần phục vụ cao cả ).
    . Kế đến thầy phải thành thực, tận tâm dạy bảo, thương mến trò, coi trò như gan ruột tay chân.
    . Đối lại, trò phải trung thực tôn kính, biết ơn và làm vinh danh thầy bằng cách thực nghiệm những điều đã thụ huấn.

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  9. #9
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Câu hỏi 9 : Quan niệm về tình bạn của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo ra sao ? có mấy loại bạn ? hãy giải thích đại cương ?
    Đáp : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo quan niệm rằng : làm người ai cũng có bạn, không có không được. Bạn là yếu tố mật thiết và quan trọng nối liền đời sống chúng ta với đời sống xã hội. Làm sao chúng ta có thể sống cô độc được ! Chúng ta cần phải có bạn để làm việc, để chia vui, xẽ buồn, Tuy nhiên, môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo luôn luôn phải tự cảnh giác để tránh những trường hợp lầm người gây hại lớn cho đời sống công và tư của mình.
    có nhiều loại bạn, đại để như :
    - Bạn tâm giao : cùng tâm hồn, cùng khuynh hướng, đồng cam, cộng khổ
    - Bạn đồng chí : cùng chí hướng, cùng tư tưởng đấu tranh, cùng theo một mục đích
    - Bạn đồng đạo : cùng tôn giáo hoặc cùng nếp sống, cùng quan niệm xử thế, cùng ý thức hệ tinh thần.
    - Bạn đồng môn : cùng học một thầy, một mái trường hay cùng một môn phái.
    - Bạn đồng nghiệp : cùng làm một nghề như nhau
    - Bạn đồng sự : cùng làm một việc với nhau.

    Câu hỏi 10 : Tình bạn nào cao quý nhất trong tất cả các loại bạn ?
    Đáp : Bạn tâm giao là bạn cao quý nhất trong tất cả các loại bạn. Thông cảm và thấu hiểu toàn diện với nhau, coi bạn là chính mình.

    Câu hỏi 11 : Muốn có bạn tâm giao, phải cư xử với bạn ra sao ?
    Đáp : Muốn có bạn tâm giao, ta phải chí tình, thủy chung, đơn hậu, hiểu rõ bạn về cả tài năng, đức độ, tình cảm và chí hướng; từ ưu điểm đến khuyết điểm để khuyến khích, cổ võ bạn trên đường tiến thủ, tiếp tay bạn khi bạn gặp khó khăn, can gián bạn khi xa vào lỗi lầm.

    Câu hỏi 12 : Hãy kể một vài giai thoại tiêu biểu về tình bạn tâm giao ?
    Đáp : Ta có thể chọn một và giai thoại tiêu biểu như :
    Tình bạn của Nguyễn Khuyến - Dương Khê
    Lưu Bình - Dương Lễ
    Quản Trọng - Bảo Thúc Nha
    Kiến Thúc - Bá Lý Hề
    Nhưng không bao giờ là Bá Nha - Tử Kỳ vì đó là bạn tri âm.
    Hoặc như Lưu - Quan - Trương chỉ là những người bạn đồng chí.

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  10. #10
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Câu hỏi 13 : Thế nào là bạn đồng môn, đồng đạo ? phải cư xử với nhau ra sao ?
    Đáp : Bạn đồng môn là những người cùng theo một môn phái, cùng chung một mái trường, song chưa có sự cố kết về tâm hồn : bạn đồng đạo thì ngoài yếu tố cùng môn phái, cùng mái trường còn phải chung một quan niệm xử thế, cùng một nếp sống, cùng một tư tưởng, triết thuyết, cùng một ý thức hệ tinh thần.
    Bạn đồng đạo vừa có tình anh em ruột thịt, vừa có tình bạn đồng chí, do đó phải luôn luôn tôn trọng cá tính của nhau, với thái độ bao dung, nâng đỡ che chở và khuyến khích lẫn nhau ( khi không còn chung chí hướng thì đường ai nấy đi, chớ không chống đối, thanh toán lẫn nhau ).

    Câu hỏi 14 : Khi thấy bạn đồng môn đánh nhau bị thua, ta tới can thiệp mới biết bạn trái, có nên bênh bạn đánh người hoặc để người đánh bạn cho chừa nết xấu đi chăng ?
    Đáp : Trước hết phải can 2 người, nhã nhặn, chững chạc xin lỗi người dùm bạn; Sau đó giải thích cho bạn thấy lỗi lầm mà sửa đổi. Nếu bạn còn ngoan cố không chịu lỗi, phải trình lên người trên để sửa trị. Trường hợp đối phương thấy họ phải và đã thắng thế nên bất chấp lời xin lỗi và can ngăn của mình cứ xông vào đánh tiếp, thì bắt buộc mình phải can thiệp trong tinh thần tự vệ cứu bạn.

    Câu hỏi 15 : Thế nào là kẻ thù ? trường hợp nào có thể tha thứ kẻ thù ?
    Đáp : Kẻ thù là người đối nghịch với ta hoặc về tình cảm hay hành động, làm thiệt hại danh dự hay quyền lợi của ta. Tuy nhiên, ta có thể tha thứ cho kẻ thù khi họ đã hối lỗi hoặc thất thế, hoặc có nghĩa khí, đởm lược ( có thể đưa ví dụ hàn tín luồn khố anh hàng thịt, Ngũ Tử Tư và Thân Bao Tự, Gia Cát Lượng - Lỗ Túc - Chu Du, Dương Hổ ( tướng Thục ) - Lục Kháng ( tướng Ngô ) v.v....

    Câu hỏi 16 : Khi bắt buộc phải đối phó với kẻ thù, ta phải có thái độ và cách đối xử ra sao ?
    Đáp : Phải biểu lộ tinh thần thượng võ của người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo : Hào hiệp, khoan hòa, xét lại cường độ của thù hận mà trừng trị tượng trưng, rồi tha thứ, hòa giải để cảm hóa họ.

    Câu hỏi 17 : Động cơ nào thúc đẩy người trong một nước phải yêu thương, bao bọc giúp đở lẫn nhau ?
    Đáp : Đó là tình nghĩa đồng bào, một tình cảm tự nhiên phát sinh từ :
    - Ý thức quốc gia dân tộc
    - Ý thức liên đối cộng đồng tinh thần và vật chất
    - Tình yêu quê hương đất nước.

    Câu hỏi 18 : Tổ quốc là gì ? Hai tiếng tổ quốc đã gợi lên trong lòng ta những gì ?
    Đáp : Tổ quốc là nước tổ, bao gồm quốc gia - lịch sử - dân tộc và di sản tinh thần, truyền từ thời lập quốc.
    Danh từ tổ quốc đã gợi lên trong tâm hồn ta :
    - Những tình cảm sâu đậm về nguồn góc và nồi giống.
    - Những hình ảnh thiêng liêng cao quý của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
    - Trách nhiệm bảo vệ và làm phong phú di sản tiền nhân.

    Câu hỏi 19 : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo phải làm gì để nêu cao danh dự tổ quốc ?
    Đáp : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo phải cố gắng học hỏi để trở thành những công dân ưu tú, tiến bộ, tận tụy làm việc để phục hưng và phát triển xứ sở, bảo vệ hữu hiệu những truyền thống hào hùng, cao đẹp của tiền nhân.

    Câu hỏi 20 : Câu '' Tứ hải giai huynh đệ '' gợi cho ta ý niệm gì ?
    Đáp : Câu '' Tứ hải giai huynh đệ '' gợi cho ta ý niệm :
    - Tình nhân loại : không kỳ thị địa phương, chủng tộc, tôn giáo
    - Tình cảm thâm hậu của vấn đề nhân sinh
    - Đức tính cao đẹp : liên tài, quảng giao, bao dung, độ lượng và hào hiệp

    Câu hỏi 21 : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo quan niệm ra sao về tình nhân loại ?
    Đáp : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo phải quan niệm rằng :
    Tình nhân laọi là cứu cánh tốt đẹp nhất của con người đối với tha nhân, và luôn luôn coi mọi người đều bình đẳng trong mọi trách nhiệm và quyền lợi. Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo yêu nước, giữ độc lập cho quốc gia, nhưng không quá khích, không suy tôn nòi giống mình là thượng đẳng mà coi rẻ, chà đạp nòi giống khác.
    Phục vụ dân tộc và đồng bào là khởi điểm của tình thần phục vụ nhân loại. Chấp nhận mọi quan niệm văn hóa - chính trị - xã hội v.v.... giữa các quốc gia, trên căn bản bình đẳng và tương thân tương trợ. Hơn nữa, người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo phải đấu tranh cho hòa bình quốc tế, đem lại niềm an vui công chính cho toàn thể nhân loại.

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

+ Trả Lời Ðề Tài

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts