Quay trở lại, điểm tham quan đầu tiên tại Phnompenh là Cánh đồng chết. Đây là nơi mà bọn Polpot đã hành quyết hàng triệu con người cách đây mới 30 năm. Vừa đến cổng, 1 thoáng rùng mình, tay run run tick vào ô “second time visit”, hiếm hoi trong cái list dài dằng dặc của bọn bán vé. Một tấm bia lớn dành cho các lữ khách khi đến tham quan nơi đây:

“Xin quý khách hãy bày tỏ sự tôn kính đối với hàng triệu người đã bị giết hại dưới chế độ diệt chủng Polpot”

Vào sâu bên trong Cánh đồng chết, bắt gặp nhan nhản những hố chôn người tập thể
Mỗi hố này là nơi chôn khoảng vài trăm người, trong đó có cả những người còn sống!

Đây gọi là “magic tree”, nơi treo cổ những tội nhân to mồm, gây mất trật tự công cộng :D, mục đích là để làm gương cho kẻ khác.


Đối với những người đặt chân đến cánh đồng chết lần thứ 2, cảm giác rất khác so với lần thứ nhất. Vì nếu đi lần đầu, thông thường bạn sẽ đi killing field trước, sau đó mới là đi Toul Sleng – bảo tàng diệt chủng – nơi có những bức ảnh rất hùng hồn về cách thức giết người của Polpot tại Cánh đồng chết. Đối với những người đi lần thứ 2, sau khi đã chứng kiến những bức ảnh ở bảo tàng diệt chủng, thì những cảnh vật ở Cánh đồng chết trở nên sống động hơn bao giờ hết. Mỗi cành cây ngọn cỏ đều làm mình mường tượng ra những cảnh giết người ghê rợn của bọn Polpot, mà đây là một trong những điển hình:


Đây là “killing tree”, nơi bỏ xác của rất nhiều trẻ em. Bọn Polpot giết các em bằng cách cầm chân quật vào thân cây này, hoặc ném thẳng vào thân cây, như thế này này:


Tiện đây cũng nói luôn 1 cách giết trẻ em khác của Polpot tại Cánh đồng chết, đó là 1 chú tung đứa trẻ lên cao, 1 chú khác dùng súng bắn chết.



Chú có nhiệm vụ bắn đứa bé mà chẳng may bắn trượt cũng sẽ bị xử tử vì cái tội làm phung phí đạn!

Một cảnh vật khác cũng bắt gặp rất nhiều ở cánh đồng chết, đó là những hố giam người (detention):

Vào giai đoạn đầu khi tiến hành diệt chủng, Polpot sẽ hành quyết nạn nhân ngay sau khi xuống xe. Nhưng nạn nhân ngày càng nhiều, giết không xuể trong 1 lúc nên chúng đã giam các nạn nhân chưa giết kịp lại, khi nào rảnh mới lôi ra giết tiếp. Đây chính là nơi giam giữ.

Trên thực tế, killing field ngày nay đã bị thu hẹp đi rất nhiều do bản thân chính những người dân Campuchia cũng muốn quên đi thảm cảnh ấy, nơi đây chỉ lưu lại những gì đặc trưng và tiêu biểu nhất. Ngày xưa nó hoành tráng thế này cơ:



Đầu lâu xếp thành từng dãy, xương chồng chất như củi, hãy đề ý, có 1 số đầu lâu còn nguyên khăn bịt mắt.
Do không có đạn vì hồi đó đạn là khá đắt đỏ, Polpot đã giết người bằng những dụng cụ thô sơ nhất như cuốc, thuổng, xẻng, gậy, dùi cui, chông, búa, rựa...tất cả những gì có thể làm chết 1 con người đều được Polpot tận dụng triệt để:


Tác động của những dụng cụ này khiến các đầu lâu đều bị biến dạng, méo mó, vỡ 1 bên, hãy nhìn cái đầu lâu này:



Sau khi “ăn” một nhát búa vào đầu làm cái sọ gần như vỡ đôi, đồng chí này hình như ngắc ngoải chưa chết hẳn, thế là lãnh tiếp 1 phát đạn xuyên từ đỉnh đầu, lần này chắc đồng chí không thể qua khỏi.

Năm 1962, S-21 là một ngôi trường phổ thông có tên là “Ponhea Yat”. Sang chế độ Polpot, chúng đã biến nơi đây thành 1 nhà tù với hàng rào và dây điện bao quanh. Có 4 tòa nhà chính trong nhà tù này được sử dụng làm nơi điều hành, giam giữ, thẩm vấn và tra tấn.

Những tội nhân bị giam giữ tại đây là mọi thuộc mọi tầng lớp như công nhân, nông dân, kĩ sư, nhà khoa học, trí thức, giáo sư, giáo viên, sinh viên, các bộ trưởng và những nhà ngoại giao trên khắp đất nước Campuchia. Theo thống kê, đã có khoảng hơn 10.000 lượt người bị giam giữ và giết hại tại đây.

Trước hết, hãy đọc 10 “nguyên tắc” dành cho những tội nhân giam giữ tại đây:



1. Trả lời thẳng câu hỏi. Ko lòng vòng.

2. Đừng có cố mà che giấu sự thật bằng cái kiểu lấy lí do thế nọ hay thế kia. Cấm cãi hay hỏi lại!

3. Đừng có ngu ngốc mà nghĩ rằng mình có thể phá hoại cuộc cách mạng của bọn tao.

4. Trả lời ngay lập tức câu hỏi. Cấm làm mất thời gian.

5. Đừng có nói với tao rằng bọn bay là bất tử hay có thể làm nên 1 cuộc lật đổ.

6. Khi bị đánh hay giật điện, cấm khóc lóc!

7. Ngồi yên tại chỗ và chờ lệnh của tao. Nếu chưa có lệnh, giữ trật tự. Khi tao có việc cho mày, mày phải làm ngay ko phản kháng.

8. Cấm ko ba hoa về Khơ me đỏ để che giấu tội lỗi của chúng mày.

9. Nếu ko tuân thủ các nguyên tắc trên, bọn mày sẽ ăn roi điện.

10. Nếu ko tuân theo mệnh lệnh của bọn tao, chúng sẽ ăn 10 roi điện hoặc 5 lần giật điện.

Sau đây là một số hình ảnh:

Các nạn nhân sống dở chết dở:



Một cách thức tra tấn: rút móng tay:



Cách khác: Đổ axit vào mặt:



Cách khác nữa: khoét ngực ra và thả con rết cho nó chui vào người!:


Nhiều nạn nhân ko chịu nổi đòn roi hay bệnh tật, đã chết và bị khiêng đi:



Rời khỏi nhà tù, dù đã lần thứ 2 nhưng cảm giác rùng rợn, ghê người trước những tội ác quá dã man của bọn Polpot vẫn lởn vởn trong đầu. Nếu ko có nạn diệt chủng, chắc hẳn giờ đây Campuchia đã trở thành 1 nước phát triển ko kém gì VN.



Kết : Đã 30 sau cái ngày "địa ngục" ấy, nhưng những mất mát, tang thương vẫn còn đọng lại cho mỗi người dân Cam pu chia và một phần người dân Việt Nam. Là thế hệ tiếp bước cha anh, chúng ta phải xứng đáng với công lao mà họ đã bỏ ra để giành lại nền độc lập và bỏ công sức ra cho thế thệ mai sau bằng cả xương máu, tấm thân của mình !