+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 10 trên 10
  1. #1
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default Đà Lạt xưa và nay

    Đà Lạt Xưa và Nay

    Đà Lạt ngày xưa nhắm mắt lại cũng nghe tiếng thông reo, tiếng chuông nhà thờ thanh thoát, tiếng chuông chùa trầm ngâm - một thành phố ở trong rừng! Mùa hè, nhiệt độ Đà Lạt lúc mặt trời đứng bóng chỉ khoảng 18oC, suốt ngày từ rét đến se lạnh khiến con gái miền Tây Nam bộ da ngăm nắng gió phù sa mà mấy ngày lên đây đôi má cũng đỏ hây hây.

    Đà Lạt ngày xưa có những con đường nhỏ màu đất đỏ bazan dẫn vào các biệt thự và nhà dân lẫn trong rừng thông, ven đường mọc rất nhiều hoa hồng, hoa lyz, hoa sim, hoa cúc... Chúng tôi chỉ đi một nhoáng là trở về khách sạn với những bó hoa hoang dại, mặt đứa nào cũng ngây ngất hạnh phúc!

    Đà Lạt ngày xưa có nhiều nơi - đồi Cù, thung lũng Tình Yêu; rừng thông quanh hồ Than Thở... và nhiều, nhiều nữa - để trẻ em, nam nữ thanh niên dựng lều, thả sức cười nói, hát vang, đùa giỡn mà không sợ bị ai rầy rà, không ngại làm phiền sự yên tĩnh cần được tôn trọng của người khác vì những âm thanh vui tươi ấy đều trở nên nhỏ nhoi, lẫn trong thông reo, hòa trong gió và thiên nhiên bao la của Đà Lạt.

    Đà Lạt ngày xưa rất “chung” vì thiên nhiên tươi đẹp là tài sản của tất cả mọi người. Đà Lạt ngày xưa rất “riêng” vì khi được hòa với thiên nhiên thì cũng chính là lúc con người có những khoảnh khắc ngẫm ngợi, mơ mộng trong không gian trầm tư, man mác buồn. Cái đẹp Đà Lạt ngày xưa lạ lắm! Nó làm người đang yêu thêm khát khao chia sẻ nồng nàn và người chưa yêu chợt cười, chợt mắt rươm rướm như đang ôm... khối tình si!

    ************************************************** **********************************************
    Đà Lạt bây giờ ít sương mù, thiếu cái lạnh se sắt, mất hẳn mùi hương cỏ hoa bảng lảng trong không gian. Hàng vạn cây thông đã bị đốn hạ để nhường chỗ cho khách sạn, nhà hàng, nhà ở... - “ tiền trảm” (chặt thông, chiếm đất), “hậu tấu” (hợp thức hóa) có; phá rừng thông, thu hẹp đất trồng hoa, rau để mở rộng đô thị theo quy hoạch, có!

    Danh thắng đồi Cù từng đi vào tranh, ảnh, văn chương và ký ức của hàng triệu người đã bị cách ly hoàn toàn với tài sản thiên nhiên chung của Đà Lạt - của mọi người - để thành một sân golf cho một nhúm người giàu có. Tôi hết sức buồn khi đứng bên hồ Xuân Hương, đưa cho con gái tôi tấm ảnh và chỉ vào cái hàng rào kín bưng chạy hút tầm mắt và nói: “Trong kia là đồi Cù, còn đây là ảnh của mẹ chụp ở nơi đó, ngày xưa...”.

    Danh thắng nào có thể “bán vé thu tiền” là người ta tận thu - điều này có thể cảm thông nếu đối xử với danh thắng như một di sản thiên nhiên - văn hóa đáng kính trọng. Hồ Than Thở thiếu nước nằm hấp hối giữa rừng thông lưa thưa. Thác Cam Ly đã “làm” được khá nhiều tiền sao vẫn bốc mùi hôi thối. Nơi đứng nhìn xuống thung lũng Tình Yêu ngày xưa bạt ngàn thông nắm tay nhau chạy xuống đáy thung giờ bị “xé nhỏ” thành những kiosque, những mảng bêtông hóa, những cụm hoa như mọi công viên..., còn “nhân vật chính” là thung lũng Tình Yêu” thì phơi đáy, trơ trọi, với dấu tích bị đào xới lấy quặng titan còn đó.

    Du khách không có gì để nhìn ngắm vẻ đẹp thiên nhiên đúng nghĩa mà cứ chạy từ chỗ này sang chỗ kia để chụp hình, để lấy cho được chữ “Thung lũng Tình yêu” - những tấm hình mà có phóng “đại cỡ” cũng không thấy đâu thực là... thung lũng!

    Trúc Lâm thiền viện vốn uy nghi với đường lên khúc khuỷu, du khách tạm gác lại thất tình lục dục dưới chân đồi để tìm đến chốn thanh cao nơi cửa Phật. Bây giờ đường nhựa chạy đến tận cổng, rồi cáp treo, du thuyền, các dịch vụ khác chào mời khách, đến nỗi vào tận Phật đường nghiêng ngả để chụp hình (!?). Thiền môn ngày nào cũng náo động. Thiếu Lâm Tự (Trung Quốc), Nhà thờ thánh Phêrô (Rome), khu lưu niệm L.Tolstoi... đón hàng chục triệu lượt khách/năm mà người đến người đi đều nhẹ nhàng trong tiếng chuông, tiếng cầu kinh thì thầm, tiếng lá xào xạc trên cây sồi đại thụ. Có đâu mà...

    Đà Lạt sẽ “hiện đại” như thế nào? Chắc chắn sẽ đông dân hơn, nhiều công trình xây dựng có quy mô và đẳng cấp hơn, tốc độ đô thị hóa - thương mại hóa Đà Lạt sẽ tăng với tốc độ chóng mặt vì bảng lảng trong không gian thành phố cao nguyên này ngay bây giờ không phải là mùi cỏ hoa mà “mùi tiền”.

    Giá bất động sản nhảy múa, ngày càng nhiều đại gia lăm le nhảy vào “hiện đại hóa” Đà Lạt... Và dù có “cơi nới” Đà Lạt về hướng nào, “sáp” vào Đà Lạt thêm huyện nào thì diện tích rừng, số làng rau, làng hoa cũng co rút lại! Nếu người ta đã bỏ ngoài tai công luận để “rào” cả một đồi Cù rộng lớn cạnh hồ Xuân Hương ngay trung tâm thành phố làm sân golf, từng cho nuôi cá tầm trên hồ Tuyền Lâm... thì việc xóa sổ một ít làng rau, làng hoa sinh lợi kém và không hiện đại cùng một ít rừng..

    Theo dulich.tuoitre.com.vn

    ************************************************** ************************************************** ************************************************** ********************

    Địa Lý

    Diện tích: 9.7675 km2.
    Dân số (2004): 1.059.508 người.
    Tỉnh lỵ: Thành phố Đà Lạt.
    Các huyện: Thị xã Bảo Lộc, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Cờ Ho, Mạ, Lạt ...

    Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng đất Tây Nguyên, cao nguyên Lâm Viên - Di Linh (cao 1.500 m ( 4,500 ft) so với mặt biển), 70% diện tích là núi rừng, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông Nam giáp các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, phía Tây giáp các tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

    Phía Bắc tỉnh là hai dãy núi đi song song từ Đông sang Tây, có đỉnh Chư Yang Sin cao 2.405 m (7,215 ft), Yang Bông cao 1.749 m (5,247 ft). Dãy núi phía Nam sát ngay Đà Lạt, có các đỉnh Đan Sê Na cao 1.950 m (5,850 ft), Lang Biang cao 2.163 m (6,489 ft), Hòn Nga cao 1.948 m (5,844 ft). Giữa hai dãy núi này là nơi bắt nguồn của các dòng sông Đa Dung chảy vào Đồng Nai, sông Cái chảy ra Nha Trang.

    Phía Nam của hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trong đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1.475 m (4,425 ft). Phía Đông và Nam tỉnh có cao nguyên nhỏ Di Linh cao 1.010 m (3,030 ft), khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà chảy vào Đồng Nai.

    Các nhà khí hậu học gọi Đà Lạt là "thành phố của mùa Xuân", vì nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày 24 ° C và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15 ° C. Lượng mưa trung bình năm 1.755 mm (69 in). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc suốt quanh năm.

    Từ thành phố Sài Gòn đi ôtô theo quốc lộ 20 chừng 300 km (188 miles) là đến Đà Lạt. Con đường sẽ đưa du khách lên cao dần và khi vào Đà Lạt ở thác Prenn thì trước mặt du khách đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà Lạt, du khách sẽ khám phá một "bảo tàng" của các thác nước, những hồ đẹp, thung lũng, hoa và đồi cỏ.

    Nếu đi theo đường 11 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vược qua những khu di tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm, chúng ta đứng trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đang hiện ra trước mắt.

    Mặc dù mới được thành lập được hơn 100 năm từ năm 1893, nhưng Đà Lạt hôm nay đã trở thành địa danh du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta.

    Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ xuân Hương, hồ than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn liền với một truyền thuyết xa xưa.

    Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hòa nhập hết sức độc đáo của các dân tộc từ các vùng Bắc, Trung, Nam. Cả tỉnh có trên 20 tộc người, Đông nhất là người Việt Nam, sau đó là C'ho, Mạ, Lạt, Srê, Chu ru,... Người dân ở quanh vùng Đà Lạt và Di Linh trồng rau và hoa cung cấp cho các tỉnh Nam Bộ. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà Lạt có phong cách đáng yêu hiền hòa, thanh lịch, mến khách được nhiều người cảm nhận.

    Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ,... nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt.

    Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc được lai tạo từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy... như hoa Hồng, hoa Bất Tử, hoa Đỗ Quyên, hoa Xác Pháo, hoa Tư Tưởng, hoa Trà Mi, Mimoza, Mai Anh Đào, Thủy Tiên trắng...

    Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây cất năm 1907, đó là ngôi nhà gỗ mang tên khách sạn Hồ (Hotel du Lac). Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận có một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua từng ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa...


    ************************************************** ************************************************** ************************************************** ********************

    Đà Lạt, Em Và Anh

    Nhạc: Vũ Hoàng
    Ca sỹ: Bonneur Trinh



    Em là gió, gió thoáng buồn
    Em là sương, sương nhẹ vương
    Đà Lạt mộng mơ, anh nhìn em bỗng dại khờ
    Em là ngọn thác, đơn côi giữa đồi thông
    Anh là áng mây, như mãi phiêu bồng
    Em đi, em đi như gió thoảng
    Em đi, em đi như sương buông
    Một chiều Đà Lạt giáo đường lặng im
    Bóng anh và em chơi vơi theo triền đồi
    Một chiều Đà Lạt mây mù trên đỉnh Langbian
    Bâng khuâng cành hoa gởi trao bao ước hẹn
    Trời thấp thật gần, vó ngựa khua
    Giọt mưa chiều lưa thưa
    Bên hồ Xuân Hương

  2. #2
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default

    Cảnh đẹp Đà Lạt









  3. #3
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default

    Cảnh Đà Lạt



















  4. #4
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default

    Đồi Thông Hai Mộ



    Đồi Thông 2 Mộ là một câu chuyện về chàng võ bị tên là Tâm yêu một cô giáo tên Thảo. Tình yêu của họ bị rào cản của tôn giáo của môn đăng hộ đối. Chàng vì chữ hiếu phải lấy một người vợ không yêu ở quê nhà.

    Nơi đây, khi hay tin người yêu bội bạc, cô Thảo lang thang ra hồ ngồi khóc than cho thân phận rồi tuyệt vọng đã trầm mình xuống giòng nước tự vận. Xác cô được mang lên đồi thông chôn cất. Khi trở lại, chàng võ bị đã rất buồn và ân hận. Anh nói với bạn bè mà như trối: nếu tử trận xin hãy mang về chôn bên cạnh người yêu dấu. Như một định mệnh, chàng võ bị đã tử trận. Và những người bạn đã thực hiện đúng như lời anh nguyện ước.

    Một thời gian sau, không dằn được lòng ghen tức, người vợ đã mang cốt anh về lại quê nhà. Bây giờ ngôi mộ chỉ còn lẻ một… Người nào đó đã dựng thêm cái miếu nhỏ kề bên mộ cùng một bài thơ như than thở mối tình….cho cô đỡ lẻ loi….


    Oan tình đồi thông hai mộ

    Thơ: Hoa Huyền


    Giữa đồi thông
    thắp nén hương lòng
    khấn người dưới mộ.

    Chiều nay buồn
    hồ "Than thở" cùng ai ?

    Lấm tấm như hoa
    hạt nắng vàng vương vãi.
    Đồi thông hai mồ
    sao mất một
    chẳng còn đôi?

    Sống ở dương gian
    cay đắng quá đủ rồi
    vừa mới nằm bên nhau
    dưới mồ
    tưởng yên ?
    vẫn chưa thóat
    oan tình ngang trái

    Lại chia lìa lần nữa
    chốn thiên thai...

    Nhưng mối tình chung thủy
    thì còn mãi
    còn mãi
    với ngày mai...
    thay đổi nội dung bởi: Vy Vy, 03-13-2009 lúc 11:41 PM

  5. #5
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default

    Hồ Than Thở



    Khởi thủy chỉ là một ao nhỏ, về sau người Pháp cho làm đập chặn nước tạo thành hồ và có tên Lac des soupirs, năm 1956 đổi tên thành hồ Than Thở. Từ năm 1975 đổi tên là hồ Sương Mai, đến năm 1990 sử dụng lại tên cũ là hồ Than Thở. Cách trung tâm Ðà Lạt khoảng 6km về phía bắc, hồ nằm giữa rừng thông tĩnh mịch. Không gian hoang vắng tạo cho hồ một nét buồn man mác, với truyền thuyết về một mối tình tan vỡ giữa chàng Hoàng Tùng và nàng Mai Nương.

    Chuyện kể rằng, khoảng năm 1789, Vua Quang Trung từ Phú Xuân ra Bắc đánh đuổi nhà Thanh, Hoàng Tùng trước khi đi theo tiếng gọi non sông đã chia tay với người yêu bên hồ. Người đi chưa về thì tin dữ đã đến, Mai Nương buồn rầu, chết theo người tình, mộ chôn bên hồ. Mấy tháng sau, chàng thắng trận trở về thì nàng không còn nữa... Khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, xót vận nước, đau tình riêng, chàng lao xuống hồ theo người yêu. Từ đó, mỗi sáng sớm hoặc hoàng hôn, ngàn thông bên hồ nổi lên khúc nhạc bi ai như than thở cho đôi trai gái vì nước trọn tình. Năm 1999, hồ Than Thở được Nhà nước công nhận là danh thắng quốc gia để bảo tồn và phát triển.

    Sưu Tầm



    Chuyện Tình Hồ Than Thở



    Sáng tác: Minh Kỳ - Anh Bằng


    Đà lạt có hồ Than Thở
    Đã gieo cho tôi biết bao là luyến nhớ
    Vì sao tên là Than Thở
    Khiến tôi suy tư viết lên câu chuyện tình

    Ngày xưa có nàng trinh nữ
    Tóc như mây bay mắt như màu suối biếc
    Gặp chàng yêu chàng trai trẻ
    Quấn như dây leo bám thân cây rừng già

    Ngày lại ngày thường đến gặp nhau
    Cạnh bờ hồ chuyện vãn thật lâu
    Hẹn thề rằng ngàn kiếp về sau
    Yêu vẫn không bao giờ phai màu

    Hận vì đời là chốn sầu oan
    Hận vì tình là bến dở dang
    Buồn vì trời thường bắt lìa tan
    Nên đã ôm nhau cùng thác oan

    Tình người sao nhiều đau khổ
    Khiến cho thông xanh đứng ven hồ tiếc nhớ
    Rồi từng đêm buồn mưa đổ
    Khóc than vi vu gió lay đưa vật vờ

    Người đời thương tình đôi trẻ
    Chết cho yêu đương chết cho tình ái đó
    Đặt là tên hồ Than Thở
    Khắc ghi lên bia lấp chôn chung một mồ...

    Tiếng thông buồn khóc ngàn thu
    Tiếng thông buồn khóc ngàn thu
    Tiếng thông buồn khóc ngàn thu
    Tiếng thông buồn khóc ngàn thu


    Thanh Tuyền (Pre75)



    Chuyện Tình Bên Hồ Than Thở

    Sáng tác: ???

    Năm xưa nơi đây một đôi trai gái
    Đang thương yêu nhau bỗng cách sông dài
    Cuộc tình lìa tan ngăn chia ân ái
    Bao nhiêu hẹn ước thôi đành tàn phaị
    Khi thương yêu nhau chẳng nên chung sống
    Xui cho khôn nguôi những vết thương lòng
    Để rồi một đêm trăng khuya nghiêng bóng
    Đôi tim đành thác theo dòng nước trong.

    ĐK:

    Nên hồ Than Thở sông buồn như nức nở
    Như buồn duyên kiếp xưa
    Phải chăng những lời
    Nhắn đời luôn nhắc nhở
    Mốt tình oan trái kia
    Ngàn năm chới vơi
    Riêng tôi ra đây làm thơ ghi nhớ
    Yên nghe chớ vơi sóng vổ ven hồ
    Tưởng chừng lời ai đang than trong gió
    Cho đau lòng giấy cho sầu ý thơ

    Khả Tú

  6. #6
    Tham gia ngày
    Mar 2009
    Bài gởi
    50
    Thanks
    3
    Thanked 10 Times in 8 Posts

    Default

    Cho mình đóng góp 1 chút nhe, Mình cũng từng đi du lịch Đà Lạt, rất ấn tương với vẻ đẹp thơ mộng nơi đây.

    Hôm nay cho mình giới thiệu một địa điểm tham quan ở Đà Lạt. Đó là Thiền Lâm Trúc Viện

    Thiền viện Trúc Lâm

    Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử chi nhánh thành phố Đà Lạt. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

    Từ Hồ Tuyền Lâm đi lên thiền viện là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng đức phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng Phật Thích Ca “Niên Hoa Vi Tiếu” – tức là bức tượng miêu tả theo điển tích “Niên Hoa Vi Tiếu” . Bên phải đức phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.

    Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tĩnh Tâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.







    Chú thích:
    Hình 1
    1. Bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng Phật Thích Ca “Niên Hoa Vi Tiếu”
    2. Tranh tượng Bồ Đề Đạt Ma phía sau thiền viện
    3. Sảnh chính điện, Giữa điện thờ tượng đức phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải đức phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử, Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà
    Hình 2: Chính điện+ tác giả
    Hình 3:
    1. Tháp chuông
    2. Tháp trống
    3. Cổng lên thiền viện

    Nguồn tin : vi.wikipedia+ google

    Photographer: buiquan_0810[/URL]
    thay đổi nội dung bởi: b.q uan, 03-09-2012 lúc 01:18 AM

  7. #7
    Tham gia ngày
    Mar 2009
    Đến từ
    Neveda
    Bài gởi
    165
    Thanks
    5
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Blog Entries
    2

    Default

    Việt Nam Cảnh Đẹp Biết Bao!

    Việt Nam nước ta có nhiều phong cảnh hữu tình và đẹp, nước non bao la bát ngát… Mỗi một tỉnh thành là một sắc màu riêng biệt khác nhau,..

    - Đà Lạt vùng cao nguyên nổi tiếng từ xưa đến giờ với khí hậu mát mẽ quanh năm, nơi để cho những du khách dừng chân ngơi nghĩ thư giản sau những tháng ngày mệt nhọc lo toan.
    Đà Lạt nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp, hữu tình gắng liền với những câu chuyện thơ mộng như:
    Hồ Than Thở, Đồi Thông Hai Mộ, Hồ Xuân Hương, Thung lũng tình yêu, Trúc Lâm Thiền Viện, Nhà Thờ Con Gà, Chùa Ve Chai, nhiều cái thác thật đẹp với những dòng suối chảy róc rách…

    Quân đã có dịp dừng chân ở nơi đó và đã chụp được những tấm hình thật đẹp để lên đây chia sẻ cùng các bạn đọc thật là qúy.. cám ơn nhiều..
    Người ta nói: - Đi với bụt mặc áo Cà Sa... không ngở Quân đến Trúc Lâm Thiền Viện cũng tỏ lòng tôn kính chấp tại niệm phật và ngồi thiền nữa, trông hay vô cùng..

    Mong sẽ nhận được nhiều bức ảnh khác với những dòng chú thích lịch sử của từng địa danh khác những nơi mà Quân đã đi qua.. để mọi người hiểu biết thêm về cảnh đẹp nước Việt Nam.

    Mến!

  8. #8
    Tham gia ngày
    Mar 2009
    Bài gởi
    50
    Thanks
    3
    Thanked 10 Times in 8 Posts

    Default

    À, ở đây có cho chúng ta "tu thử" nửa. Nếu bạn nào muốn gởi mình nơi cửa Phật thì có thể lại đây xin tu thử. Nếu cảm thấy thích hơp thì... tu thật, còn không thì... về nhà.

    Quân đến Trúc Lâm Thiền Viện cũng tỏ lòng tôn kính chấp tại niệm phật và ngồi thiền nữa, trông hay vô cùng..
    Chấp tay, ngồi thuyền chưa chắc là ...sư thầy. Quân đạo công giáo nên không biết niệm phật đâu, chấp tay tỏ lòng tôn kính thôi.

    Theo Quân nghỉ. tu có nhiều cách tu. Không nhất thiết là phải vào chùa, nhà thờ...
    Tu đâu cho bằng tu nhà.
    Thờ cha kính mẹ mới là đạo con

  9. #9
    Tham gia ngày
    Mar 2009
    Đến từ
    Neveda
    Bài gởi
    165
    Thanks
    5
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Blog Entries
    2

    Default

    Tu mà lại có việc cho Tu thử nữa??? hay nhỉ! chắc có lẽ đó là thời gian thử thách, xem ai có tâm bền, chịu nổi không rồi mới xuống tóc quy y chớ gi? đó cũng là một cách tốt, giúp con người vượt qua thử thách, vì chuyện tu hành phải có sự quyết tâm thì mới đạt được đạo, nếu tâm không bền thì khó theo đuổi lâu dài..

    Lời của Quân nói về việc tu hành cũng đúng, miễn có tâm thành, lòng thánh thiện thì tu ở đâu cũng không thành vấn đề.. người ta thường nói:
    Phật Tại Tâm!
    Chúa ở trong Ta!

    Nếu ta làm việc lành, việc thiện thì phật chúa sẽ ngự vào trong ta, không cần phải đến chùa hay nhà thờ mới đắc đạo được ! vì Phật và Chúa ở khắp mọi nơi mà, đâu có nhất định một chổ nào đâu!

    Mến!

  10. #10
    Tham gia ngày
    Mar 2009
    Bài gởi
    50
    Thanks
    3
    Thanked 10 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Đà Lạt xưa và nay

    Nhà thờ Domaine de Marie theo tiếng Pháp có nghĩa là Lãnh địa Đức Bà, còn được người dân Đà Lạt quen gọi là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên đồi hoa mai anh đào - Mai Anh). Có người gọi là Nhà Thờ VinhSơn vì đây cũng là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn.

    Từ năm 1943, nhà thờ này được xây dựng lại với một dạng kiến trúc độc đáo hơn các nhà thờ khác ở Ðà Lạt, đó là sự kết hợp hoài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhân gian của dân tộc thiểu
    số vùng Tây Nguyên.


    Tuy nhà thờ không có tháp chuông trên đỉnh, nhưng tiền đình được thiết kế là một tam giác cân, phía trước được trang điểm các cửa vòm nhỏ xinh xắn. Cửa chính có hai cấp thang đi lên từ hai phía. Mái nhà thờ có hình dạng tựa như mái nhà rông của người Thượng, nhưng đặc biệt có các vòm mái cửa nhô ra để cho mái đỡ trơ chọi. Tường phía dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong nên càng tăng thêm nét đẹp độc đáo cho công trình kiến trúc này. Tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo phong cách kiến trúc Normandie. Không gian nội thất được chiếu sáng bởi những khung kính màu, càng tăng phần lung linh hấp dẫn cho thánh đường.


    Nhà thờ có pho tượng Ðức Mẹ Ban Ơn đứng trên quả địa cầu tạc theo hình mẫu của phụ nữ Việt Nam. Tượng Đức Mẹ cao 3m, nặng 1 tấn, đây là quà tặng của phu nhân Toàn Quyền Ðông Dương Decoux lúc bấy giờ.

    Về màu sắc, từ khi hoàn thành đến nay, nhà thờ Domaine de Marie chỉ sử dụng một màu vôi hồng đậm để quét tường. Vì vậy, dưới ánh nắng, nhà thờ như sáng rực hẳn lên. Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà 3 tầng của dòng nữ tu Bác Ái thánh Vinh Sơn. Chính điều này càng tôn thêm vẻ uy nghi, đồ sộ và trang nghiêm cho toàn bộ khu vực nhà thờ này.


    Nhà thờ chỉ có tu nữ, họ sống và làm việc ở nay như đan áo lạnh, bán cho du khách và tham quan nơi đây. Ở đây soeurs đã nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi và dạy nghề cho các em như dệt, thêu, vẽ tranh... để các em trở thành những người có ích cho xã hội. Các sản phẩn bán ở đây rất đẹp và rẻ, nhất là những cái áo len, khăn choàng. Sản phẩn thiêu, bạn có thể chọn mẫu và nhờ mấy soeurs thiêu.

    Bùi Quân

  11. The Following User Says Thank You to b.q uan For This Useful Post:

    phi (04-30-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts