"...Karate là một từ tổ hợp gồm “kara: không”, “te: tay” - “karate” là cách chiến đấu bằng "tay không" (không dùng vũ khí bên ngoài cơ thể) = môn võ tay không; sau karate thường có hậu tố “do” hiểu theo nghĩa tiếng Việt là đạo (đạo đức, cách thức). Karate đa dạng về kĩ thuật chiến đấu bằng tay không (đấm, đá, vật ,ném, bẻ, khoá,... ) và sự vững chắc về tinh thần. Nước nào cũng có nhiều môn võ tay không (karate); ở nhật, trước khi môn Karate được thành lập bởi Ghichin Funakoshi cũng đã tồn tại (và phát triển) nhiều môn võ tay không khác.
Ghichin Funakoshi từng nói “Karate chân chính là sự rèn luyện thể chất và ý chí trong cuộc sống hàng ngày dựa trên tinh thần khiêm tốn ham học hỏi và toàn tâm toàn ý hướng tới công lí, phục vụ cho công lí "
Trong Karate, ý chí và kĩ thuật hoà làm một; luyện Karate gồm luyện về thể chất và luyện tinh thần và đối thủ thật sự là bản thân. Karate có nhiều hệ phái, 4 hệ phái lớn nhất là: Shotokan, Goju, Wado,Shi-to.
1. Shotokan:
Lối đánh thấp, uy lực, phần hông vững vàng - khi di chuyển, hông phải giữ ngang tầm. Nhịp thở không được phát ra mạnh khi thót bụng. Những bước nhảy cũng đòi hỏi tính kỹ thuật nghiêm khắc chứ không mang tính thể dục
2. Wado-ryu:
Kết hợp Shotokan và Ju-jutsu (nhu thuật), lối chiến đấu luôn thay đổi và uyển chuyển là kỹ thuật quan trọng. Có 3 nguyên tắc trong Wado-ryu: Noru (phối hợp công thủ ở cùng động tác), Nagasu (hít thở) và Inasu (làm chệch hướng), giữ khoảng cách với đối thủ.

3.Shi-to ryu:
Nghệ thuật kata rất cao, đầy tinh tế và tốc độ; kỹ thuật dựa trên tính linh hoạt của vùng hông và những chuyển động nhịp nhàng của cơ thể.
4. Goju-ryu:
“Go” (cương: cứng), “Ju”(nhu: mềm), kỹ thuật tạo khoảng cách cần thiết cho phép thực hiện những cú chặt, khóa và đòn tay khác một cách hiệu quả. Cơ thể như một động cơ chuyển động, lực tập trung nhiều ở cơ bụng - tập trung sức mạnh cho những cú đạp và đá.