kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Tuý Luý Phật

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default Tuý Luý Phật

    TÚY LÚY PHẬT

    Túy lúy phật

    DẪN LUẬN

    Tuý Luý Phật là công phu thượng tầng của bản phái , nội dung đảm bảo một chỉnh thể hoàn bị “ ý , khí , kình” trong hạt nhân “say” để “phá chấp” nhằm hoà hợp tự nhiên nhất Thân và Tâm . Trong cấu trúc vận động đặc biệt “hình nổi và say” với “ý cực tỉnh” , Tuý Luý Phật thúc đẩy tối đa sự liên kết tổng thể tất cả các nội hàm sản sinh ra năng lượng và “bức xạ” vận động trong mối liên hệ Thiên , Địa , Nhân để “tôi luyện” sự hoà hợp “thăng bằng động” của bản thể (trong bản chất cố hữu của vạn vật thường đánh mất “thăng bằng” ) .Nguyên lý “cân bằng động” là cứu cánh để bảo tồn Năng lượng và phát triển “thế cơ” của vận động cũng như “gốc rễ” cho việc hàm dưỡng Nhân tâm , Nhân đạo của mỗi con người.




    CÔNG LÝ VÀ CÔNG PHÁP “TUÝ LUÝ PHẬT”
    CÔNG LÝ
    Tâm pháp
    Trọng tâm là “phá chấp”, quay về “bản nguyên”.
    Thế giới vạn vật vận động trong sự chi phối của động lực Âm dương . Hai lực cơ bản này luôn vận động , tiêu trưởng và hoán chuyển tạo một sức năng “vô hạn” cho sự sống , nhưng đồng thời cũng chính quy luật mâu thuẫn của nó đã sản sinh “Lý trí ” phân biệt , đối đãi . Chính “gút mắt” này làm bản thể Tâm vọng động , chấp vào “ngã” , trụ vào pháp , vào thời vị này , nhân thể ta bị lôi tuột vào “vòng xoáy ảo” làm phân hoá thật sự “sức mạnh” vốn có của Tâm (gốc của năng lượng và năng lực của con người ) . Khuyết điểm khi Tâm vọng động sẽ làm tiêu tán hết chân khí và “tê liệt hoá” trí não , về chiến thuật , võ thuật tận dụng bản chất này để khoá đối phương vào “điểm chết” và dễ dàng kềm toả . Một tệ hại khác mang tính “trung tâm” khi không “chính tâm” thì khí huyết bị đình trệ , thăng giáng bất ổn gây một hiệu ứng dây chuyền là không thể xây dựng những cơ sở sản xuất ra “Nội lực” của cơ thể như : Kình lực , Khí lực , lúc ấy bao bài bản , kiến thức hay cùng những sở trường , sở đoản đều tiêu tán mất . Thực tế trên đã thúc đẩy chân lý “trong sạch hoá” Tâm ,quay về bản nguyên , trở về “gốc” vận động để thấy được “sự thật” , từ đó mới “ứng xử” và “thích nghi” ảo diệu được . Ta có thể “mã hoá” quy luật trên theo tinh thần “Dịch lý” qua chuyển dịch của quẻ Bác , quẻ Phục đến quẻ Vô Vọng . Quẻ Vô Vọng đại diện cho sự trong sáng , vô tư , tự nhiên như đứa trẻ . Lúc ấy tâm ta hồn nhiên , rổn rang và cực linh nhuyễn . Cái động của ta lúc này là hết sức vi tế , hợp thời vị . Một quy luật then chốt để có thể “phá chấp” là “phủ định rồi phủ định cho đến cực tinh” mọi bản chất của quan hệ , cấu trúc quan hệ vận động , đây là cách duy nhất để gột rửa những quan niệm , tri kiến , thành tựu mà mình bị “giam hãm” bấy lâu để đạt đến cái vi diệu của tình thương , sức năng vô hạn của bản thể con người và vũ trụ .
    Ý- Khí Pháp
    “Tuý Luý Phật” là nội hàm chỉnh thể của quá trình bức xạ , khai phóng năng lượng Cân kình và Khí kình tạo một “phẩm” đặc dị đó là “tính Nổi” của bản thể ( tánh không của thao tác ) hoà đồng với khí Trời và Đất . Nếu không đạt “phẩm nổi” mọi kỹ pháp của Tuý Quyền chỉ là hình bóng mà thôi .Bản chất khí chi phối , dẫn truyền mọi cơ năng sinh tồn , thông qua “Ý” , chức năng này mới hoàn toàn đắc thủ . “Ý” của Tuý Quyền thật đặc biệt , không phải là ý thức vốn có trong hoạt động thần kinh , mà là một nội hàm thăng hoa của “tư duy” sau quá trình gột rửa , khai phóng mọi ràng buộc phải có khi phát triển độ chín muồi của ý thức , đây là điểm đặc biệt quan trọng để đạt được sự chân truyền của “Ý” , khi đó , ý mới “thực chất” điều dẫn và thúc đẩy “khí” trong vận động nhân thể . Ta gọi ý này là “ Vô Ý Sinh” . Tuý Quyền “sống” trong “khí nổi” , về thực chất , đó là “bức xạ” của kình . Quá trình này được “tu luyện” quy củ , rốt ráo qua chu trình luyện Cân hoá Kình và luyện Kình hoá Khí . Đây là điều kiện cần để luyện “khí nổi” , muốn đủ phải hàm dưỡng sâu xa “khí” trong sự hoà hợp cao độ tâm thân trong ý nghĩa “chí thiện” ,cảnh giới này được đề cao qua câu “Thiên Địa Nhân đồng nhất khí” . Một điều hết sức cơ bản trong nguồn gốc để sản sinh “khí nổi” là quy luật thăng giáng của khí 5 tạng ( tâm , can , tỳ , phế , thận ) và tính năng Thuỷ Hoả của hơi thở con người , đây là bản chất của khí “hạo nhiên” , một loại khí được thuần dưỡng để tham gia vào “sự sống” của “khí nổi” . Quy luật thăng giáng của khí 5 tạng như sau : Khí Can thuộc Mộc tính khí là “Thăng” , khí Tâm thuộc Hoả tính “Giáng” , khí Thận thuộc Thuỷ tính “Thăng khuếch tán” và cuối cùng là khí Tỳ , Vị thuộc Thổ nhưng Tỳ thăng khí , Vị giáng khí .Áp dụng cơ chế vận hành này , Tuý Luý Phật luyện “Lục Tự Quyết” để hàm dưỡng và sản sinh khí tạng . Nội dung “khí nổi” bao gồm khí do bức xạ Kình (dương) và khí Hạo nhiên tạo một động lực Âm dương , hiệu ứng bằng một “tiết tấu” linh diệu “sinh sinh, hoá hoá” mà ở cảnh giới “vô ý sinh” , khí sẽ nổi (Thái Cực Khí) , trong trạng thái này , Tâm thân ta sẽ “tìm” chính xác gốc của trung tâm và phát sinh “lực” dẫn truyền toàn bộ “sức sống thần diệu” của bản thể trong một liên kết tích cực : Tâm điều động được Ý , Ý dẫn dắt được Khí , Khí thúc đẩy được Kình , Kình kích phát được Lực . Toàn khâu chỉnh thể của vận động “Tuý Luý Phật” được điều hành ở mỗi đơn vị thao tác trong cơ chế : Toàn Lực bao gồm “Toàn Lực trong Tiểu” và “Toàn Lực trong Đại” ( ví như Sư tử khi vồ chụp con voi , Sư tử sẽ dốc toàn lực trong bản thể vốn có của nó (Đại) và khi chụp con thỏ , Sư tử vẫn toàn lực trong “lực nhỏ” yêu cầu ) Điều này cố kết một sức mạnh “nội tại” ở tầm mức vi tế nhất nên ở tầm vĩ mô sẽ tổ chức được một “Đại lực” khổng lồ tuỳ nghi mà sử dụng . Tính thích nghi với tác động bên ngoài ( lực đánh , thúc , ép , kềm toả của đối phương ) đối với Tuý Quyền hoàn toàn dựa vào “tính nổi” và “nhu hoà” mà về bản chất chính là sự bức xạ của kình khí để bảo tồn năng lượng và thăng bằng động của bản thể .
    Kình lực Tuý Luý Phật
    Kình và Lực là 1 công năng chuyên biệt của võ thuật và khí công . Nội hàm “võ” chính yếu nằm trong bản chất kình , gốc ở Hạ căn , được tích ở cột sống . Kình được sản sinh qua “Cân” , gốc ở Can và theo cấu trúc “Lục Hợp” mà dẫn truyền . “Cân” có 1 hoạt năng kỳ diệu , khai phóng tất cả mọi ức chế do chế độ tàng huyết và khử độc của Can . Một nguyên tắc trọng yếu để phát triển kình là “Cửu Nhu nhất Cương” (tức dùng 9 phần thả lỏng , 1 phần siết đóng trong 1 Sacna phát lực). Cương , Nhu , Dũng , Trí , Tịnh là 5 đức của người luyện võ cần hội đủ , thông thường ta bị đức Cương và Trí chi phối nên bị tổn hao chân khí và hoang mang khi giao thủ . Nguyên lý luyện kình hoàn thiện cho ta sự xả chấp ( buông lỏng và quán sát ) để tiến đến đức “Tịnh” . Lực chính là phần “thặng dư” của Kình (Kình là đạn mà Lực tiếng nổ ) Lực dùng hàng ngày là một loại lực thô rất hạn chế về độ bền và sức năng . Khai thác Kình , Tuý Luý Phật xây dựng cấu trúc quan hệ vi tế giữa tính sinh , cơ học và “ phẩm dẫn truyền” . Đường vận hành khí huyết theo chế độ “Tam Dương Giáng , Tam Âm Thăng” trong hệ thống kinh mạch hoặc tính năng dương khí ( Hoả ) khi thở ra làm kích hoạt gân , cơ và âm khí ( Thuỷ ) khi hít vào làm khí lực được cô đọng và nhiếp sâu trong tuỷ sống của chu kỳ hô hấp và cơ chế của Mạch là nội dung bản chất của “phẩm dẫn truyền” . Yêu cầu phép trưởng dưỡng kình là phải : Thông thuận , thống nhất và tự nhiên để bản thể đạt đến trạng thái tĩnh , từ đó khí kình “sinh sinh , hoá hoá” theo cơ chế “trực dưỡng mà vô hại” , thân thủ bộ pháp đều “đổng kình thuần phác” tạo 1 tổng thể tích cực liên quán hệ thống “kình” , chỉnh chu nhờ sự hợp nhất giữa kình Nội và kình Ngoại mà trong đó Cân của 5 tạng là gốc phát nguyên của kình Nội ( ví dụ Tâm bào lạc là Cân của Tim , nơi sản sinh ra Khí kình Tâm hoả ) . Hệ thống Cân ( gân ) khắp châu thân qua pháp “thụ và đàn kình” sẽ sản sinh ra 1 năng lượng bức xạ đó là kình ngoại . Khí kình chính là “thăng hoa” của 2 loại kình Nội Ngoại này mang bản chất hợp nhất sức năng trong ngoài , tạo động lực chính thúc đẩy toàn bộ vận động của Tuý Luý Phật .
    KỸ PHÁP VÀ CHIẾN PHÁP TÚY LÚY PHẬT

    Kỹ pháp Túy Lúy Phật

    Bản chất công phu Nam Huỳnh Đạo là Nội gia , tức lấy Cân kình , Khí kình làm hạt nhân và cấu trúc thao tác là quan hệ Ngũ hành , Âm dương . Là công phu thượng tầng nên về nội dung , Tuý Luý Phật đã đạt “Trình độ Khí” và cấu trúc là “Đặc kỹ” phá cách tất cả khung tri thức ( cái co ù) để đạt một chỉnh thể hoàn toàn tự nhiên ( cái không ) . Cấu trúc này chính là “thặng dư” của kỹ pháp thuộc “Địa Đàng Thuật” ( phép đánh dưới đất ) , “Súc Cốt Công” ( phép hoạt hoá gân , cơ , xương , khớp ) , “Cân Pháp” ( phép tạo cân ) , “Thôi Thủ” ( phép tạo Đổng kình ) , “Mộc Dục Công ( phép Thanh khí ) trên nguyên tắc “ Nhu hoá xảo đả” để thân tâm cực thanh tịnh ứng xử linh diệu mọi “tương tác” , đảm bảo “cân bằng động” bản thể . Kỹ pháp Tuý Quyền thật sự là một phương tiện thúc đẩy Nội ngoại hợp nhất . Với sự liên kết chỉnh thể , 8 nguyên tắc về thao tác như : Đỉnh , Khâu , Viên , Mẫu , Bảo , Thuỳ , Khúc .Kết hợp 8 lực từ vũ trụ : Bằng , Lý , Tê ,Án , Biên , Kháo , Định , Quyết tạo ra 1 “đường lối” buông bỏ cực kỳ đắc dụng , khiến ta rơi vào cảnh giới “không tấn mà vững chãi , không ý mà có ý , không mạnh mà đốn đổ gốc” như Quyền kinh Ca quyết diễn tả “Hình say Ý không say , bước say tâm không say” . Cấu hình Tuý Quyền chủ yếu mượn lực té thúc , kháo dựa, lăn , lật để thực hiện “năng lực” ẩn bên trong tuỳ cơ mà ra thế , tuỳ ý mà định chiêu .Vận động Tuý Quyền xây dựng ở 3 gốc : Đất , Người và Trời. Khái quát như sau : xây dựng gốc đất với nội hàm sản sinh lực tại căn mà hình nó là “tấn treo” , nội dung này được tiến hành theo chu trình “sinh rễ” ( hình là Thái âm mã bộ tấn ) , “Bám rễ sinh kình” ( Thái cực mã ) “Nổi rễ hoá kình” ( tấn treo ) . Loại tấn này nhằm biến cái gốc ( tấn ) di động hoán chuyển làm cho đối phương mất phương hướng định vị trọng tâm của ta đồng thời làm cơ thế cho sức năng di chuyển và phát lực . Nội hàm xây dựng gốc người thể hiện 2 chức năng : Đảm bảo toàn bộ bộ vị tham gia vận động tích cực liên quán và “đưa kình” từ gốc tấn lên bản thể theo cơ chế “mọc lên” , phương tiện thúc đẩy chức năng trên hoàn thành là phép Lục hợp và Tam tiết . Nội dung uyên thâm nhất là việc xây dựng “gốc Trời”. Đây là bản chất “buông bỏ” toàn diện “Hình ý” của Tuý Quyền . Với cấu hình lấy Đầu “treo” làm gốc (hư linh đỉnh kình ) , toàn bộ tính sinh cơ học được phát triển trên một cơ chế đổ về gốc , lúc này tính khai phóng , tính chu kỳ phát huy hiệu năng là giải phóng toàn bộ năng lượng do cơ chế “mọc lên” ở hai gốc đầu hàm chứa . Tiềm năng về Lực , Khí , Tâm trong tiến trình “treo , rơi” này sẽ được đột kích và khai thác dẫn đưa ta vào một sự thật mà ở đó sức tâm và sức năng được Linh hoá . Sự chỉnh hợp của tiến trình “mọc lên” và “đổ gốc” là 1 chu kỳ vận động mang tính quy luật được áp dụng triệt để trong kỹ pháp Tuý Luý Phật như Quyền kinh đã viết : “ Quyền nổi lên như gió , rơi như tên”.
    Chiến pháp Tuý Luý Phật
    Trên tinh thần “buông xả , vô ý sinh” phép đánh “Tuý Luý Phật” là “Cận đả khoái công” ,hoàn toàn “lấy thủ làm công” nên vấn đề khoảng cách , cân bằng , chiến thuật , đổng kình là một nội dung được đào luyện rất quy củ và tinh tế . Khoảng cách trong giao chiến là 1 “ vũ khí” mang tính “dẫn xuất” làm tiền đề cho việc phóng kình đả địch và bảo toàn năng lượng . Tính “nội tại” của khoảng cách được mã hoá bởi 3 vòng “chiến pháp” : Vòng một được tính từ khi quyền ta và địch chạm nhau , trong vòng này , tính niêm dính lập tức được thiết lập để “đổng kình” đối phương . Địch thi triển công phu công kích , tính “hoà theo” là đặc phẩm mà ta phải thích ứng , đây chính là vòng hai , tiếp nối cuối cùng là thông qua phẩm “buông theo” mà ta tuỳ cơ xuất kình bám liền thân đối phương. Thiết lập 3 vòng thành công tức là ta đã đắc thủ ở cân bằng động khi giao đấu . Chu kỳ “Một Quyền” với nguyên tắc “Nhất thủ nhất công” và “thốn kình” được vận động theo ý “dừng ở thân địch” . Toàn thể thân thủ bộ phải Thượng hạ tương tuỳ ( như vặn thừng toàn thân , không chút lơi lỏng ) . Bộ vị tham gia vận động liên kết như xâu chuỗi , tất cả sẽ biến thành quyền khi chạm địch nhờ công năng của cân kình và khí kình . Khi giao thủ , ta và địch là một chỉnh thể đồng đẳng . Địch động ta tiên động , địch dừng ta chủ động đưa địch vào “lạc không” ( mất phương hướng ) để bảo toàn năng lượng . Với kỹ thuật “Hình cầu hoá” , ta tổng hợp chuyển hoá các vectơ lực ( lực rơi , lực đẩy phản lực , momen lực ) của ta và địch nhất tâm “rót vào” gốc thăng bằng của đối phương . Nên nhớ toàn bộ kỹ năng đánh và hoá giải đều thực hiện trên cơ chế “vô ý sinh” tức buông và theo trên chủng tử kỹ năng đã được đào luyện . Kỹ năng và chiến pháp Tuý Luý Phật được cô đọng hoá qua ca quyết :
    • Đảo điên thôn thổ , phù bất thiếc .
    • Cao sùng soái thủng , cổn lực xảo.
    • Cổn tiến nhi cao , cổn ảo diệu .
    • Tuỳ thế chính bối , nhân nan trắc.

    tiền tài che mắt gái, sương khói phủ đời trai
    thanh hải
    Vovinam - Kiên Giang
    thay đổi nội dung bởi: Thanh Hai_KG, 01-18-2009 lúc 09:48 PM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts