+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Sài Gòn

  1. #1
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default Sài Gòn

    Địa Lý - Sài Gòn

    Diện tích: 2.985 km2.
    Dân số (2004): 5.385.454 người.

    Các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân.
    Các huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.


    Lãnh thổ thành phố Sài Gòn có tọa độ địa lý 10 độ 22'13" - 11 độ 22'17" vĩ độ bắc và 160 độ 01'25" - 107 độ 01'10" kinh độ đông. Trung tâm thành phố cách Hà Nội 1.730 km (1081 miles) đường chim bay. Thành phố có 15 km (9 miles) bờ biển.


    Thành phố Sài Gòn được thành lập trên một vùng đất có nhiều sông ngòi, kinh rạch và phát triển thành một đô thị lớn nhưng vẫn còn dấu vết của sông ngòi cũ, qua những địa danh đã trở thành quen thuộc.

    Sông chính của thành phố là sông Sài Gòn, chảy qua tỉnh Bình Dương xuống Gia Định, rồi chảy sát phía Đông làm ranh giới với tỉnh. Những con sông và kinh rạch đáng kể là sông Thị Nghè (phụ lưu của sông Sài Gòn), kinh Đôi, kinh Hành Bàng, kinh Bến Nghé, rạch Cát, kinh Ruột Ngựa, (Mã Trường Giang) rạch Cầu Ông Lãnh, rạch Lò Gốm, rạch Cầu Kiệu, rạch Ông Buông, kinh Tàu Hủ...



    Về nguồn gốc tên sông Thị Nghè, ta có hai tuyến khác nhau: Thứ nhất Bà Nguyễn Thị Khánh, con gái Khâm sai Nguyễn Cửu Vân (thời chúa Nguyễn Phúc Chu, 1691-1725) và là vợ của ông Nghè làm thư ký trong dinh Phiên Trấn, cho xây mộy cây cầu dài bắt qua sông để chồng tiện đi làm việc và cũng để dân chúng sử dụng. Cầu nầy được dân gọi Bà Nghè, sau đổi thành Thị Nghè. Thứ hai bà Thị Nghè(vợ một ông Nghè) tổ chức các toán dân Pháp đánh quân Pháp. Khi giặc chiếm Sài Gòn, cho một tàu nhỏ đổ quân lên bờ liền bị nghĩa quân của Thị Nghè đánh dữ dội. Sau bà hy sinh trong một trận đánh. Dân chúng đặt tên sông, cầu và vùng Thị Nghè từ đó.


    Kinh Tàu Hủ (còn gọi là kinh Chợ Lớn) và đường thủy vẫn quan trọng về giao thông và kinh tế, vì nối liền Sài Gòn với các sông ngòi chảy xuống miền Tây. Xưa, vùng nầy còn có rạch Chợ Lớn nhưng quá nhỏ hẹp nên vua Gia Long cho 11.460 dân công đào kinh Tàu Hủ trong ba tháng và hoàn tất ngày 23 tháng Tư năm Kỷ Mảo (1819). Kinh dài độ năm cây số rưởi, rộng gần 37 thước, sâu khoảng 17 thước. Gia Long đặt tên kinh là An Thông Hạ. Kinh Ruột Ngựa do quan Nguyễn Hữu Đàm cho đào vào mùa Thu năm Nhâm Thìn (1772), phá một đường sình lầy để đào con kinh thẳng như ruột ngựa, nên gọi là "Mã Trường Giang", giúp cho thuyền bè đi lại được thuận lợi hơn.


    Lúc đất Sài Gòn mới phát triển, có rất nhiều kinh rạch đào ngang dọc thành phố nhưng đã bị lấp từ lâu để làm đường xá như kinh Sa Ngư (sau lấp lại thành đường Nguyễn Huệ, kinh Cây Cầm, (chạy trên đường Lê Thánh Tông), kinh Chợ Vải (chạy tới mặt tiền Toà Đô Chính). rạch Cầu Sấu (xưa có hầm nuôi cá sấu để bán thịt, rạch chạy đến hai đường Công Lý và Hàm Nghi), rạch Bà Tịnh (chạy đến đường Võ Tánh)... Vì thế, Sài Gòn có rất nhiều cầu xưa cũ như cầu Cao Miên (cầu Bông), cầu Muối , cầu Ông Lãnh, cầu Mống, cầu Quây, cầu Kho, cầu Quan, cầu Thị Nghè, cầu Xóm Chỉ, cầu Chợ Lớn, cầu Chà Và, cầu Xóm Củi, cầu Ông Lớn (xưa dân chúng không được gọi tên thật của Việt gian Đỗ Hữu Phương), cầu Bót Bình Tây, cầu Ba Cẳng...

    Khí Hậu:

    Khí hậu của thành phố Sài Gòn có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng Năm đến tháng Mười, mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Tư. Mưa nhiều vào tháng Sáu và tháng Chín, có gió Tây Nam thổi, Hai tháng nóng nhất là tháng Tư và tháng Tám, có gió Đông Bắc thổi. Tháng Mười Hai mát nhất, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.9 bách phân.

    Các quốc lộ 1, 4, 13 và liên tỉnh lộ 5, 52 là những đường giao thông quan trọng nối Sài Gòn với các tỉnh khác. Phi trường của Sài Gòn là phi trường Tân Sơn Nhất, có những phi đạo lớn theo tiêu chuẩn quốc tế.
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

  2. The Following User Says Thank You to Giang_Vu For This Useful Post:

    Vy Vy (03-17-2012)

  3. #2
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default

    Cảnh Sài Gòn












  4. #3
    Tham gia ngày
    Mar 2009
    Bài gởi
    50
    Thanks
    3
    Thanked 10 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Sài Gòn

    Một trong những điểm đến không thể bỏ qua giửa Sài Gòn nhộn nhịp là một góc sâu lắng, thanh tịnh: Nhà Thờ Đức Bà. Đây cũng là biểu tượng của thành phố Sài Gòn, cùng với Chợ Bến Thành, Bưu Điện, Nhà Hát thành phố...

    Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Tp. Hồ Chí Minh, với 2 tháp chuông cao 60 m, tọa lạc tại trung tâm thành phố. Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố.



    Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang.



    Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.



    Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.

    Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ.

    Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ nhỏ cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo.



    Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Kinh Thánh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã.



    Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn bốn cửa là nguyên vẹn như xưa, còn các cửa kính màu khác đều đã được làm lại vào khoảng những năm 1949 để thay thế các cửa kính màu nguyên thủy của nhà thờ đã bị bể gần hết trong thế chiến thứ 2.



    Bộ máy đồng hồ trước vòm mái dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe



    Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình), bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng.



    Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn. Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latin:



    Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH - CẦU CHO CHÚNG CON - 17.02.1959



    Information: Wikipedia.vn

    Photographer: Bùi Quân

  5. The Following User Says Thank You to b.q uan For This Useful Post:

    Vy Vy (03-17-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts