Làm cách nào để đối phó với nổi buồn???


- Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn?"..

Xuân Diệu đã từng thốt lên như vậy ...

Một chiếc lá rơi trong gió chiều, tiếng mưa đêm rả rích... cũng khiến cho những tâm hồn mới lớn cảm thấy ... buồn.
Thế nhưng, bên cạnh những nỗi buồn đôi khi vô cớ ấy, có những nỗi buồn thật sự bắt nguồn từ một câu chuyện trong quan hệ bạn bè, gia đình, nhà trường... mà nhiều khi, nếu không sớm biết cách thoát ra, nỗi buồn ấy sẽ dẫn đến con đường tiêu cực: chơi quên ngày tháng, bỏ nhà đi bụi, thậm chí tìm đến cái chết...

... Khi gặp chuyện buồn, bạn hãy làm một việc gì đó, đơn giản như: xem phim hài, đạp xe vòng vòng, nghe nhạc... rồi mới tính đến chuyện tháo gỡ. Nhiều bạn, lúc buồn không thích tiếp xúc với ai, chỉ ngồi một mình gặm nhấm nỗi buồn. Suy nghĩ nối tiếp suy nghĩ, để rồi cuối cùng chỉ nghĩ quẩn mà không giải quyết được gì.

Đừng bao giờ quan trọng hóa vấn đề. Bởi theo các nhà tâm lý, buồn là hiện tượng tâm lý bình thường trong lứa tuổi mới lớn. Khi biết buồn, biết đau khổ, nghĩa là bạn đang hướng đến một niềm vui, niềm hạnh phúc.

Hãy mở lòng mình ra, tham gia vào các hoạt động sinh hoạt vui chơi tập thể, tâm sự với người thân hoặ c một người bạn tin cậy, thậm chí tìm đến nói chuyện với nhà tâm lý... bạn sẽ tìm thấy niềm vui sống.

Đừng buồn vì cuộc sống đối xử với mình không đẹp mà hãy làm cuộc sống tốt đẹp hơn vì khát vọng sống của mình...