Nguồn gốc ra đời của Côn Nhị Khúc

NUNCHAKU (côn nhị khúc) còn gọi là SO-SETSU-KON (lưỡng tiết côn). Nó là công cụ quen thuộc của người dân đảo OKINAWA (xung thằng) trước đây.Họ thường dùng Nunchaku để đập lúa. Sự cấm đoán dùng vũ khí khi người Trung Hoa xâm lăng đảo này vào thế kỷ 15. Đầu thế kỷ thứ 17, giòng họ SATSUMA (Nhật Bản) thống trị OKINAWA và thi hành lệnh cấm tồn trữ và sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào. Ngoài tay không, người dân OKINAWA còn dùng các loại nông cụ sẵn có làm vũ khí như liềm cắt cỏ, đòn xay bột và đặt biệt là " NUNCHAKU" đã trở thành những vũ khí lợi hại trong tay họ.

Tuy nhiên cũng có nhiều giả thiết khác về nguồn gốc ra đời của NUNCHAKU, căn cứ theo quyển “ KỸ THUẬT CÔN NHỊ KHÚC” của Võ sư Phong Vũ – Kỳ Anh biên soạn thì theo truyền thuyết côn nhị khúc do Tống Thái Tổ Triệu Khuôn Dẫn sáng chế ra , nguuyên gọi là "đại bàn long côn", thời cận đại ở phương bắc lại gọi là "đại tảo tử" và "tiểu bàn long côn" (tiểu tảo tử). Nhưng lúc bấy giờ "đại bàn long côn" thì có hình thức 1 đoạn ngắn và 1 đọan dài, chuyên dùng để đánh quét vào chân ngựa của địch quân, phá loại binh có trang bị kiên giáp hoặc phá các loại binh khí cứng. làm mất sức chiến đấu của đối phương để bắt sống, về sau loại binh khí này truyền xuống phía Nam tới tận Philippin, phía đông tới Nhật Bản, theo dòng lịch sử côn nhị khúc được cải biến thành hình thức hiện nay: chiều dài toàn bộ côn nhị khúc khoảng 72 cm, hai khúc côn bằng nhau, mỗi khúc dài 30cm, khoảng giữa có 1 đoạn xích sắt hay 1 đoạn dây thừng dài khoảng 12cm nối liền hai khúc côn.

Còn theo quyển “ KỸ THUẬT CÔN NHỊ KHÚC” của Võ sư Từ Thiện – Hồ Tường thì: “Côn nhị khúc là 1 loại binh khí đã được phát sinh từ đảo OKINAWA – 1 hòn đảo nằm ở phía Nam Nhật Bản và cũng là quê hương của môn võ Không Thủ Đạo (Karatédo). Đảo OKINAWA là 1 hòn đảo chính nằm trong quần đảo Ryukyu với tổng số hơn 140 hòn đảo nhỏ, nằm trãi dài từ Nhật Bản ở phía Bắc xuống tới phía nam thềm lục địa của Trung Quốc. Người dân OKINAWA luôn trãi qua nhiều cuộc chiến tranh nội bộ giữa các bộ tộc bản địa, cũng như những cuộc xâm lăng của Trung Quốc và Nhật Bản trong những khoảng thời gian khá dài. Cho nên , có thể nói người dân OKINAWA lúc nào cũng như có sẵn trong người 1truyền thống thượng võ để khẳng tự định mình

Năm 1924, vua Sho Hashi thống nhất các lãnh địa ở OKINAWA và ban hành 1 đạo luật cấm đoán mọi việc mang vũ khí đối với tất cả mọi người, trừ quân cận vệ của nhà vua và quan lại triều đình, nhằm loại trừ các mưu toan bạo động. Như vậy là nhân dân OKINAWA đã bị tước mất tất cả các loại vũ khí thường dùng để chống lại cướp bóc, buộc họ phải tự tìm 1 loại vũ khi 1mới hợp pháp đó là Võ Thuật, tức Kempo, tiền thân của môn võ Karatédo sau này. Những đôi chân, những cánh tay đã được dày công luyện tập để thay thế cho những vũ khí đã bị tước mất. Chưa hết, bước sang đầu thế kỷ 17, OKINAWA lại bị Nhật Bản xâm lăng với 1 chính sách cai trị vô cùng khắc nghiệt, sưu cao, thuế nặng. Thế là có những cuộc nổi dậy nơi này, nơi khác để chống đối lại. Nhà cầm quyền xâm lăng đã tức thời ban 1 đạo luật tịch thu toàn bộ các loại vũ khí trong nhân dân. Một chiến dịch được mệnh danh là “ săn lùng kiếm” đã được tiến hành khắp trên lãnh thổ OKINAWA. Nông dân, thị dân và thậm chí các sư sãi cũng có thể bị hành hình do việc tàng trữ vũ khí dù chỉ là 1 lưỡi dao cạo, để ngăn chặn khả năng sản xuất bất kỳ loại vũ khí nào trong nhân dân, tất cả các lò rèn ở các làng xóm đều bị đóng cửa và các dụng cụ gia đình bằng sắt đều bị tịch thu. Suốt thời kỳ đàn áp dã man này, nông dân chỉ được sử dụng 1 con dao độc nhất cho cả làng, do 1 lính canh người Nhật cất giữ. Người sử dụng phải ký mượn và chỉ được dùng trong 1 thời gian rất ngắn. Thế là bằng Võ Thuật và bằng trí tuệ, nhân dân OKINAWA đã sáng tác ra nhiều loại vũ khí mới thoát thai từ những dụng cụ nông nghiập được phép lưu dụng, nhằm phối hợp với Võ Thuật để đấu tranh chống lại chính sách cai trị nghiệt ngã của Nhật Bản.

Môn côn nhị khúc đã được phát sinh trong thời gian này, cùng với nhiều vũ khí khác như: côn dài (bo), liềm cắt lúa (kama), song quải (tuifa), kiếm ngắn (sai). Tất cả những loại vụ khí này đều cũng có thể được mang dấu an toàn trong người nhằm qua mắt được bọn lính canh xâm lược. và dĩ nhiên trong từng loại vũ khí, những người OKINAWA sử dụng nó đều dày công luyện tập để phát huy tốt nhất khả năng của từng loại”

Côn nhị khúc không biết đã du nhập vào Việt Nam từ bao giờ, nhưng có lẽ khi nhắc đến Côn Nhị Khúc thì đồng thời ai cũng nghĩ ngay đến siêu sao điện ảnh Võ Thuật Lý Tiểu Long, có thể nói chính Lý Tiểu Long là người đầu tiên đã đưa Côn Nhị Khúc vào điện ảnh, với tài năng Võ Thuật xuất chúng của mình Lý Tiểu Long không chỉ làm nên tên tuổi của chính ông mà cũng đã góp 1 phần rất lớn trong việc truyền bá môn Côn Nhị Khúc