+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 10 trên 19

Hybrid View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default Thuật Xử Thế Người Xưa

    Thuật Xử Thế Người Xưa


    Tác giả: - Ngô Nguyên Phi

    Mở Đầu Câu Chuyện


    Một hôm Trang Tử dẫn học trò đi ngao du, nhân lúc ghé vào nhà một người bạn để thăm. Chủ nhà tay bắt mặt mừng, nói:

    -Tiếng tăm tiên sinh vang dội như sấm bưng tay.Hôm nay tiên sinh ghé thăm bỉ phu thật là vạn hạnh.

    Nói rồi quay lại gọi một gia đinh, bảo:

    - Hôm nay ta gặp khách quý, để mở đầu câu chuyện ngươi hãy thịt một con chim cho ta đãi khách!

    Đứa ở hỏi:

    - Vâng ạ! Nhưng thưa chủ nhân, có hai con chim, một con hót hay, một con không biết hót, thịt con nào?

    Chủ nhân chép miệng:

    - Dĩ nhiên phải thịt con chim không biết hót, thứ vô dụng đó để làm gì?

    Trang Tử cùng chủ nhân ngồi nhâm nhi ly rượu với thịt chim, luận việc thế thái nhân tình, đoạn từ giã chủ nhà, dẫn học trò ra đi. Họ đến bìa rừng, thấy một tiều phu chống búa nhìn cảnh rừng núi bao la. Trước mắt lão là một cây cổ thụ. Trang Tử thấy vậy hỏi:

    - Trời chiều mà chưa thấy tiều ông đaÜn được cây nào. Gặp cây này cao thẳng sao ông không hạ đi?

    Lão tiều thở dài nói:

    - Tôi cũng muốn hạ nó, nhưng ngặt gỗ nó xốp lắm, thứ vô dụng đó đaÜn mà làm gì? !

    Một học trò nghe vậy, hỏi thầy:

    - Cây vô dụng thì bỏ qua, con chim vô dụng thì giết. Con thật không hiểu nổi thói đời?

    Trang Tử mỉm cười nói:

    - Ta ở vào khoảng hữu dụng và vô dụng đó.Chỉ có bậc đạo đức mới tránh khỏi tai họa mà thôi.

    Lời Bàn:

    Đây là một bài học ngụ ngôn nhằm khuyên răn người đời. Câu kết luận của Trang Tử nói nghe như lạc đề. Vì chim và cây không phải là người. Hữu dụng và vô dụng là hai mặt đơn giản của cuộc đời ...

    Nhưng ta để ý, làm thế nào để ẩn mình vào giữa lằn mứt vô hình hữu dụng và vô dụng đó? Trang Tử nói: "Chỉ có bậc đạo đức!" Người vô dụng không phải không làm được việc gì? Ít ra họ cũng biết hô hoán (Nếu cho họ canh cửa), cũng biết dọn dẹp giặt giũ (nếu dùng họ trong việc sai vặt). Người vô dụng có thể bị người khôn khéo bóc lột công sức cho đến khi hơi thở can kiệt. Còn người hữu dụng thì sao? Người thấy việc gì cũng làm được, thành ra việc gì cũng ôm lấy, cáng đáng, vong động, vong tưởng, cuối cùng cũng làm con rối cho bọn quyền thế cường hào. Tựu trung, hữu dụng hoặc vô dụng cũng đều bị dùng.

    Người đạo đức, theo người xưa là người hiền trí. Trí để không ai lợi dụng mình. Hiền để không ai ghét mình. Chỉ có bậc hiền trí mới tránh được cạm bẫy của người khác. Có thể chứng minh một câu chuyện tương tự.

    Nước Tề có loạn lạc. Đôi bạn Bảo phúc Nha và Quản Di Ngô (tức Quản Trọng) phò hai vị công tử chạy ra nước ngoài. Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch sang nước Củ, và nói: "Chỉ có mấy nước nhỏ mới không thất tín". Quản Di Ngô đưa công tử Củ chạy sang nước Lỗâ, và nói: "Lỗ là cường quốc của thời này. Vả lại Lỗ là quê ngoại của công tử ". Vua Tề bị giết. Nhờ nước Củ ở gần Tề nên Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch về kịp đã lên ngôi. Công tử Củ ở nước Lỗ rất xa không về kịp. Bảo Thúc Nha nói với công tử Tiểu Bạch (bấy giờ đã lên ngôi lấy hiệu là Tề Hoàn Công): "Trước đây Quản Di Ngô muốn giết chúa công là bởi "ai vì chúa nấy". Lúc ấy Di Ngô đang phò công tử Củ. Xin chúa công đừng giận ông ta. Di Ngô là bậc đệ nhất kỳ tài. Chúa công muốn dựng nghiệp bá, không có ông đó, không xong. Nay tôi đem binh đóng biên giới làm áp lực, buộc vua Lỗ phải "xử trí" lấy Củ, và buộc vua Lỗ giao Di Ngô cho chúa công".

    Bên kia Di Ngô và vua Lỗ tranh không kịp với Tiểu Bạch, lòng còn đang tức. Bỗng nghe quân Tề kéo đến. Mưu sĩ nước Lỗ là Thi Bá, hiến kế: "Để tránh binh đao với Tề, chúa công nên giết Củ đi, vì Củ là tên vô dụng! Nhưng chúa công phải tìm mọi cách trọng dụng Quản Di Ngô, vì tài của ông ta "kinh thiên vĩ địa". Vua Lỗ nói: "Di Ngô một lòng với chủ. Nay ta giết Củ là chủ hắn, thì hắn không bao giờ chịu giúp ta đâu. Vả lại, Tiểu Bạch một mực đòi Di Ngô về Tề, để tự tay mình trả thù". Thi Bá nói: "Đó là mẹo của Thúc Nha đòi Di Ngô về Tề để dùng. Chúa công không dùng thì giết chứ đừng trả Di ngô". Vua Lỗ không nghe. Di Ngô về Tề giúp cho Tề Hoàn Công, đưa nước Tề lên địa vị bá chủ. Vua Lỗ ân hận mãi.

    Chuyện này có phần hơi khác chuyện Trang Tử trên đây. Ở đây kẻ vô dụng bị giết đã đành, nhưng người tài giỏi vẫn bị người ta đòi giết. Cũng may, Di Ngô và Thúc Nha là những người kỉ mưu tuyệt trí nên không bị những kẻ tầm thường hạ sát. Nhưng cái ý nghĩa của nó vẫn giống nhau, chỉ có bậc đạo đức, hiền trí mới giữ được mình.

  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default

    Hình Ảnh Một Xử Nữ Ngày Xưa


    Ngũ Tử Tư từ lúc lưu vong, xin ăn dọc đường bụng đói lả. Đến đất Phiên Dương thấy một thiếu nữ đamng ngồi giặt lụa trên bến Lại Thủy, có đem theo mo cơm đặt bên cạnh.

    Tử Tư nói:

    - Ta trên bước đường cùng nên mới xin ăn, xin nàng giúp cho!

    Thiếu nữ ngước lên nhìn Tử Tư rồi nói:

    - Thiếp trông ngài không phải là người thường, đâu dám vì chuyện nhỏ mọn mà không cho ăn?

    Người con gái mở gói cơm đưa cho Ngũ Viên (tức Ngũ Tử Tư) và Thắng (Thắng là đứa bé con Thái tử Kiến). Kiến bị vua cha muốn giết bỏ trốn tránh qua Trịnh, sau phản Trịnh bị giết ở Trịnh. Tử Tư phải mang Thắng theo). Ngũ Viên và Thắng cùng ăn. Ngũ Viên biết thiếu nữ nghèo khổ, lại ở nơi vắng vẻ, nên không dám ăn hết, để lại cho nàng một phần. Thiếu nữ nói:

    - Hai người còn đi xa, hãy dùng hết đi.

    Ngũ Viên và Thắng ăn hết cơm. Lúc sắp đi, Ngũ Viên nói:

    - Tôi không bao giờ quên ơn nàng. Tôi là người chạy trốn. Nếu gặp người khác xin đừng tiết lộ.

    Thiếu nữ than:

    - Ba chục năm nay ta chưa hề tiếp chuyện với người đàn ông nào. Giờ vì miếng ăn thành ra thất tiết! Thôi, các ngươi đi đi!

    Ngũ Tử Tư đi được mấy bước, ngoảnh mặt thấy cô gái giặt lụa ấy đã ôm lấy cục đá nhảy xuống sông mà trầm mình.

    Ngũ Viên bi thương quá đỗi, cắn ngón tay chảy máu, viết hai mươi chữ trên đá: "Nhĩ hoàn sa, ngã hành khất. Ngã phúc bảo, nhỉ thân nịch. Thập niên chi hậu, thiên kim báo đáp" (Nàng giặt lụa, ta ăn xin. Ta bụng no, nàng chết chìm. Hẹn mười năm nữa ngàn vàng báo đền).

    Tử Tư lấp đất hòn đá lại rồi dắt Thắng vào nước Ngô.

    Lời Bàn:

    Cho đến bây giờ, có lúc người ta gặp cảnh ngộ thất thường đành tạm ăn xin qua ngày, thì thời đó việc ăn xin của Ngũ Tử Tư cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Vấn đề ở đây là một thiếu nữ quê mùa sau khi cho Ngũ Tử Tư ăn một bữa cơm, nàng lại trầm mình. Tại sao nàng lại tự sát? Có người nói, thiếu nữ chết là bởi Tử Tư dặn một câu: "Nếu gặp người khác xin đừng tiết lộ". Nàng chết là để Ngũ Tử Tư yên tâm. Thật ra đó là ý phụ.

    Ta xem câu nàng nói: "Thiếp trông ngài không phải là người thường, đâu dám vì chuyện nhỏ mọn mà không cho ăn?" "không phải người thường" có ý chỉ Ngũ Tử Tư là nhân vật quan trọng sau này. "Đâu dám vì chuyện nhỏ mọn mà không cho ăn". Chuyện nhỏ mọn ở đây không chỉ việc nàng nhịn đói một bữa, mà có ý chỉ cho việc "không được tiếp xúc với đàn ông ở nơi vắng vẻ". Vì vậy nàng mới than: "Ba chục năm nay ta chưa hề tiếp chuyện với người đàn ông nào. Giờ vì miếng cơm thành ra thất tiết!"

    Chỉ nói chuyện với đàn ông mà nàng cho là "thất tiết", đủ hiểu cái "tiết" to lớn đến bậc nào. "Tiết" ở đây là tiết hạnh, là sự trong trắng từ thể xác đến linh hồn. Phẩm tiết là cái diện mạo của Trinh tiết. Phẩm tiết không có thì cái "Trinh" cũng bằng thừa. Vì nhiếu người không thân dâm mà ý dâm thì sao? Phẩm tiết của người con gái không hẳn chỉ ở những nhà quyền quý, không hẳn chỉ ở những tiểu thư, công nương, không hẳn chỉ ở những gia đình thế phiệt, trâm anh. Lấy theo con mắt của người nay, thì cái chết của thiếu nữ giặt lụa là "chết dại", nhưng với con người phẩm hạnh của người xưa, họ cho rằng: "danh tiết còn giá trị hơn thân xác". Vì thân xác có thể mất đi nhưng danh tiết vẫn còn.

    Hình ảnh ấy vừa cao cả, vừa bi tráng.

    (Ngô Nguyên Phi)

  3. #3
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default

    Thuật Xử Thế Người Xưa


    Ngô Nguyên Phi


    Ông Già Họ Mã Mua ... Ngựa hay là Miệng Thế Gian


    Nhà họ Mã ngày trước chuyên nghề nuôi dạy ngựa và bán ngựa. Có một dạo gia đình ông suy sụp vì con ông bị bệnh nặng, đã vét hết tiền trong nhà mà con ông vẫn không khỏi. Ông bán hết số ngựa nuôi để thang thuốc cho con. Con ông sống được. Từ đó ông bắt đầu dành dụm, tằn tiện được một số tiền.

    Ngày nọ Mã ông nghe ở Hương Lâm có bán một giống ngựa quý, ông đến nơi đó xem tướng ngựa thật kỹ, biết đó là giống ngựa hay, thuộc loại Hoàng Phiêu, mặc dù nó có phần hơi gầy. Mã ông thích quá, nên chịu mua với giá đắt. Ông về nhà bàn lại với con:

    - Phụ thân xem biết nó rất quý, dù hơi gầy, thuộc giống Hoàng Tuyết Phiêu của người Khương. Nhà ta gây được giống này sẽ làm giàu không mấy hồi. Ngặt vì xa ngót ngày đường, qua đèo truông e có cướp, nên cha con ta cùng đi.

    Hai cha con họ Mã thử ngựa và ngả giá xong, tra yên cương, cha con đồng lên ngựa ra về, lòng thấy hoan hỉ.

    Họ đi qua một xóm nhà, Mã ông khiêm tốn cho ngựa đi nước kiệu, dân làng đón ông lại nói:

    - Mã lão! Ông là người nuôi ngựa, sao không biết thương ngựa? Con ngựa gầy thế kia, còn cha con ông cọp ăn bảy ngày không hết, nỡ nào cả hai lại đè trên mình nó?

    Ông Mã nói với con mình:

    - Họ nói phải đấy con ạ! Vậy cha nhường cho con cưỡi. Cha cầm cương cho.

    Thế là một mình Mã công tử ngồi ngựa, ông Mã đi bộ theo. Họ yên tâm đi xóm nhà khác, bây giờ trời đã khá trưa, những người ngồi mát trên đường thấy cảnh cha con họ Mã như vậy, họ kéo ra đón đầu ngựa, xỉ vả người con:

    - Ai dạy công tử về cách hiếu đạo như thế? Con thì ngồi ngựa kênh kiệu, để cha chạy bộ theo đổ mồ hôi! Qua cánh đồng kia có học hiệu Khổng Môn, chắc họ đánh công tử trào máu ra mất!

    Mã công tử lật đật nhảy xuống ngựa, chắp tay thưa với cha:

    - Họ nói phải đấy cha ạ! Nãy giờ con cũng khỏe rồi, cha hãy cưỡi nó cho đỡ mệt.

    Người cha lên ngựa đi, ngang qua "Khổng Môn học hiệu", một số học trò ở đó biết mặt ông già, chúng chạy lại đón ông nói:

    - Mã lão bá! Lão bá lâu nay mạnh giỏi chứ? Nghe nói lệnh lang lâu nay bệnh thập tử nhất sinh, nay mới vừa hơi bình phục lão bá để lệnh lang nhọc nhoài cho đành.

    Mã lão nhảy xuống ngựa nhìn con rồi thì thầm:

    - Kể ra họ nói cũng phải. Kể không còn bao xa, ta dắt ngựa đi vậy.

    Hai cha con xuống ngựa dắt bộ, hồi lâu đến xóm khác, có ai đó nhìn ngựa rồi chửi:

    - Đúng là cha con một lão vô học. Đây là giống Hoàng Tuyết Phiêu, một loại thiên lý mã, mua về để cưỡi hoặc làm giống, nào phải mua về để thờ, sao có ngựa lại không cưỡi?

    Cha con họ Mã thiếu điều muốn khóc. Lão nói với con:

    - Cưỡi ngựa cũng bị chửi, mà không cưỡi cũng bị chửi! Ta chịu hết nổi! Thôi thả quách cho xong!

    Hai người dắt đi một đoạn cho khuất mắt mọi người, rồi tháo cương, cởi yên, đánh một roi, ngựa dong tuốt vào rừng mất dạng. Về đến nhà, bà cụ nghe đón đầu ngõ. Ông cụ thuật lại mọi chuyện. Bà cụ nghe qua đấm vào đầu bình bịch, vừa khóc vừa nói:

    - Ngu sao là ngu! Có bao nhiêu vét đi mua ngựa, rồi thả ngựa đi! Xưa nay miệng lưỡi thế gian. Việc mình mình cứ làm, chiều ý, nghe lời họ làm gì? Rồi đây lấy gì mà sinh sống, lấy gì mà cưới vợ cho con? Ngu ơi la ngu! ...

    Lời Bàn:

    Quả là, không "ở sao cho vừa lòng người"! Ông già họ Mã hiền hậu đến mức thiếu tự tin. Những người ngoài nhìn vào làm sao hiểu được tình trạng của họ Mã và con ngựa kia như thế nào? Ý kiến nào họ nói cũng phải, nhưng trước nhất họ Mã phải biết đánh giá được cái việc của mình. Tục ngữ có câu:
    - "Chín người mười ý", thì ý thứ mười là ý mình vậy. Mua ngựa là quyết tâm, mà giữ được "quyết tâm" (chỉ con ngựa) là thiếu quyết định. Thiếu một trong hai cái đều hỏng.

  4. #4
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default

    Thuật Xử Thế Người Xưa


    Ngô Nguyên Phi


    Chuyện Con Ve Sầu Và Nước Ngô


    Một sớm, Thái tử Hữu mang cung tên vào cung, vừa gặp vua Phù Sai. Nhà vua hỏi:

    - Con mang cung tên đi đâu mà áo quần ướt sũng thế này?

    Thái tử nói:

    - Con đi săn vô ý bị sụp hầm?

    - Sao lại vô ý sụp hầm?

    Thái tử nói:

    - Con thấy con ve đang kêu, con toan rình bắt. Bất ngờ con thấy con bọ ngựa đưa càng lên bắt con ve, lại thấy con chim sẻ đậu gần đó muốn đớp con bọ ngựa. Con bèn lui lại chuẩn bị bắt con chim sẻ, không ngờ bị sa xuống sình!

    Nhà vua nói:

    - Con chỉ biết ham cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến cái hại phía sau. Thiên hạ có ai ngu như con không?

    Thái tử nói:

    - Vậy mà có kẻ ngu hơn con! Lỗ vốn là nước lễ nhạc, trước có Chu Công, sau có Khổng Tử, không xâm phạm gì đến Tề, thế mà Tề vẫn cất quân đánh, tưởng là lấy được Lỗ. Ai ngờ nước Ngô ta vượt ngàn dặm đánh Tề, ai ngờ nước Việt đem quân cảm tử đánh Ngô! ...

    Phù Sai nổi giận hét:

    - Cút! Cút ... Đó là luận điệu của thằng giặc già Ngũ Viên! Thằng giặc ấy tao đã giết rồi! Nếu mày là con tao từ nay đừng nói tới việc đó nữa!

    Thái tử Hữu sợ hãi lui ra.

    Lời Bàn:

    Trước đây Ngũ Tử Tư khổ tâm, khổ công can gián Phù Sai về việc này, ông bị Phù Sai giết đi, vì vẫn đinh ninh rằng nước Việt không bao giờ dám phản. Thái tử hữu mượn hình ảnh con ve, con bọ ngựa, con chim sẻ để chỉ nước Lỗ, Tề, Ngô, Việt. Người ta nói: "Không kẻ nào điếc bằng lòng người không muốn nghe, không kẻ nào mù bằng kẻ không muốn thấy". Ngô Phù Sai không ngu nhưng ông không muốn nghe những lời can phải. Ngô Phù Sai không giết con mình nhưng cất quân đi đánh Tề và hội chư hầu lần nữa, nước Việt đánh úp nước Ngô và giết chết Hữu! Chả khác nào Ngô Phù Sai đã giết con.

  5. #5
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default

    Tiếng Đàn Bàn Quốc Sự (Châu Kỵ Thuyết Tề Uy Vương)


    Tề Uy Vương lên ngôi 9 năm, ngày nào cũng đàn quyển ca vang, đắm say tửu sắc. Một hôm có người tên Trâu Kỵ là người nước Tề, xin vào yết kiến Tề Uy Vương, nói:

    - Tôi biết gảy đàn, nghe đại vương thích âm luật, nên tìm đến.

    Uy Vương cho người mang đàn ra. Trâu Kỵ lên dây, nhưng không gảy. Uy Vương hỏi:

    - Tiên sinh cho ta nghe một bản chứ?

    Trâu Kỵ nói:

    - Biết cầm lý (lý thuyết về đàn) mới là quan trọng, còn tiếng đàn chẳng qua là do sợi tơ phát âm mà thôi.

    Vua hỏi:

    - Vậy thế nào là cầm lý?

    Trâu Kỵ nghiêm trang nói:

    - Cầm là Cấm! Là cấm ngặt! Là cấm chỉ những sự đắm say tửu sắc để giữ cho chánh đạo. Trong đàn, dây lớn nhất chỉ vua, còn các dây nhỏ là bề tôi. Đời Phục Hi chế đàn có 5 dây. Đến Chu Văn thêm một dây, sang Chu Vũ thêm một dây nữa để hợp tình ý giữa vua tôi, vậy đủ biết đàn dùng vào việc chính sự.

    Uy Vương nói:

    - Phải! Tất nhiên tiên sinh phải biết cầm âm?

    Trâu Kỵ nói:

    - Tôi học đàn tất phải biết chơi đàn, cũng như đại vương lo nghiệp nước, há lại không biết trị quốc hay sao? Nay đại vương cầm mệnh đất nước mà không trị, có khác gì tôi cầm đàn mà không gảy? Tôi ôm đàn mà không gảy thì đại vương không bằng lòng. Đại vương bỏ nước không trị thì trăm họ không bằng lòng!

    Uy Vương ngạc nhiên nói:

    - Thì ra tiên sinh mượn tiếng đàn để khuyên ta? !

    Sau đó Uy Vương mời Trâu Kỵ làm tướng quốc, Trâu Kỵ chấn hưng nước Tề thành một cường quốc.

    Lời Bàn:

    Đây cũng là thuật thuyết khách. Uy Vương thích âm nhạc. Trâu Kỵ xưng mình biết chơi đàn nên mới được Uy Vương tiếp. Nếu Trâu Kỵ nói: "Tôi vào khuyên nhà vua không nên đam mê tửu sắc", thì chưa chắc được Uy Vương mời vào.

    Quả như lời Trâu Kỵ nói, âm nhạc dùng vào việc lễ nghi chính sự, âm hưởng của nó khiến người ta thư thái, an lạc, vui hòa. "Nhạc" là điệu đàn, còn âm là "lạc" là vui hòa. Các triều đại thời cổ (trước nhà Chu) đều dùng âm nhạc trong việc tế lễ, thiết triều. Đến đời Trụ Vương nhà Ân, vua Trụ sai một đại nhạc sư là Sư Diên chế ra một loại âm nhạc cho các ca nữ hát để hòa đàn theo, dần dần biến thành hai thứ âm nhạc song hành: Đó là Âm nhạc cho triều đình và Âm nhạc trong cung đình. Nhạc cung đình là nhạc đệm theocác điệu múa của cung nữ, tiến độ của nó đi đến độ "dâm nhạc". Chính Sư Diên là tác giả khúc Mi-mi, một bản dâm nhạc bất hủ vào thời đó, Sử nói: "Từ khi vua Trụ cho dạo khúc Mi-mi, nhà vua bắt đầu bỏ bê triều chính, sa vào con đường tửu sắc, nhục dục". Khi Chu Vũ Vương đánh chiếm triều ca, giết vua Trụ, Sư Diên chạy về Đông đến nước Vệ, tự tử trên sông Bộc ... Những đêm khuya vắng, người dân ở vùng sông Bộc thường nghe khúc Mi-mi rất ma quái, quyến rũ. Một thành ngữ còn sót lại ngày nay là "Bộc thượng tang trung" (Trên sông Bộc, trong đám dâu, chỉ cho việc trai gái gian dâm. Truyệng Kiều có câu: "Ra tuồng trên Bộc trong dâu / Thì con người ấy ai cầu mà chi")

    Lời của Trâu Kỵ nói, là nói về nguyên ủy của âm nhạc. Còn nói "cầm", hai từ ấy nghĩa khác nhau nhưng đọc cùng âm, Trâu Kỵ dùng để nhấn mạnh cho nhà vua thức tỉnh. Trâu Kỵ là vị tướng quốc giỏi của thời đó. Sau thời Án Anh, nước Tề chưa có vị tướng quốc nào sánh ngang với Trâu Kỵ.


    Ngô Nguyên Phi

  6. #6
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default

    Thuật Xử Thế Người Xưa


    Ngô Nguyên Phi

    Thuần Vu Khôn thử tài Châu Kỵ


    Thuần Vu Khôn vốn là một biện sĩ (biện sĩ: Người biện bác giỏi) lỗi lạc nhất của Tề, nghe Trâu Kỵ uốn ba tấc lưỡi mà được phong làm Tướng quốc, có ý không phục, bèn dẫn bọn tay chân đến yết kiến Trâu Kỵ. Trâu Kỵ tiếp đãi tử tế, Thuần Vu Khôn với vẻ mặt cực kỳ kiêu ngạo nói với Trâu Kỵ:

    - Tôi có mấy điều thô lậu có thể trình bày với Tướng quốc được không?

    Trâu Kỵ chắp tay đáp:

    - Không dám! Xin tiên sinh cho nghe!

    Thuần Vu Khôn nói:

    - Con không lìa mẹ, vợ không lìa chồng!

    Trâu Kỵ đáp:

    - Xin vâng lời! Từ nay tôi không xa vua nửa bước!

    Khôn nói:

    - Đã dùng gỗ gai làm bánh xe mà bôi thêm mỡ thế là trơn lắm, nhưng nếu mà đục lỗ vuông khó mà vận chuyển được!

    Kỵ đáp:

    - Xin vâng lời! Tôi không làm điều gì trái với thông tục.

    Khôn nói:

    - Cánh cung dẫu cứng cũng có lúc trễ, các dòng sông đều chảy ra bể, tự nhiên mà hòa hợp!

    Kỵ đáp:

    - Xin vâng lời! Tôi sẽ chọn người hiền mà dùng, quyết không đem kẻ bất tài vào chốn miếu đường.

    Khôn nói:

    - Cầm sắt không so dây thì không thành âm luật.

    Kỵ đáp:

    - Xin vâng lời! Tôi sẽ sửa lại pháp luật để xem xét những kẻ gian lận.

    Thuần Vu Khôn sợ hãi sụp lạy rồi lui ra. Bọn tay chân thấy bộ mặt của ông méo xệnh liền hỏi:

    - Sao vậy?

    Thuần Vu Khôn thở ra, nói:

    - Ta dùng ẩn nghĩa hỏi năm điều, quan Tướng quốc trả lời được hết. Ngài là bậc đại tài ta không thể sánh bằng.

    Sau đó Trâu Kỵ lập tức áp dụng những điều mà Thuần Vu Khôn đã nói.

    Lời Bàn:

    Thuần Vu Khôn dùng phép ẩn ý bàn về phép làm chánh trị của Tể Tướng, Trâu Kỵ hiểu được nên giải đáp hết mọi thắc mắc. Câu đáp bao giờ cũng đồng dạng với câu xướng, ăn khớp với nhau. Người ta tưởng chừng hai bộ óc liên thông với nhau. Trong 5 điều, mỗi điều là một chi tiết trong việc xây dựng đất nước, không điều nào ngoài vấn đề. Thuần Vu Khôn hỏi, nhưng câu hỏi bị phù phiếm, không bắt bí, mọi vấn đề đều đặt vào triều chính, nhờ vậy mà Trâu Kỵ có thể liên tưởng kịp thời. Giả sử, Khôn hỏi một câu vu vơ nào đó như: "Trăng sáng vằng vặc, cung nữ nghêu ngao" thì Trâu Kỵ trả lời sao đây? Sử nói: "Thuần Vu Khôn có tài trông mặt mà đọc hết tư tưởng người đối diện". Giờ này gặp phải tay đối thủ, nét mặt ông tiu nghỉu, đến nỗi bọn đệ tử chế ông: "Sao vậy?", thì thật là thú vị.

  7. #7
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default

    Thuật Xử Thế Người Xưa


    Ngô Nguyên Phi

    Đẹp Và Xấu

    Một hôm thầy Dương Chu đi qua nước Tống trú tạm ở một khách điếm. Ông chủ điếm có hai bà vợ. Một bà rất đẹp và một bà rất xấu. Thế nhưng bà xấu được chồng yêu quý hơn. Dương Chu hỏi duyên cớ, ông chủ đáp:

    - Người đẹp tự cho mình đẹp, tôi chẳng thấy đẹp chỗ nào. Còn người xấu tự cho mình là xấu, tôi chẳng thấy xấu chút nào.

    Dương Chu quay lại nói với đệ tử:

    - Các con thấy đó, mình làm được việc tốt, chớ nên khoe mình là tốt, thì đến nơi nào lại không được người ta yêu quý?

    Lời Bàn:

    Thường tâm lý người thích khoe những gì mình đắc ý hơn người: Khoe giàu, khoe giỏi, khoe đẹp ... đó là nguyên cớ để gây bất mãn cho những người xung quanh. Những cái đắc thế, đắc vị đó cũng giống như nhụy hoa, đến lúc khai hương mới toát, nhụy mới lộ ra, và người ta mới chú ý đến. Hoa không thể cưỡng khai được. Cũng như cái tài, cái đẹp cái giàu tự mình phơi bày ra tất phải có tác dụng ngược. Tục ngữ có câu: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Đơn giản như thế nhưng không phải ai cũng áp dụng được nó.

  8. #8
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default

    Thuật Xử Thế Người Xưa

    Ngô Nguyên Phi

    Cái Ghen Của Nàng Trịnh Tụ

    Sở Hoài Vương là ông vua đa tình nhưng rất ngu dốt về việc trị nước. Vua có một ái phi là Trịnh Tụ, đẹp nhưng hiểm độc và tham lam.

    Sở Hoài Vương tiến cung một nữ nhân nhan sắc chim sa cá lặn. Nữ nhân ấy nết na đằm thắm ai cũng yêu mến. Trịnh Tụ thường lui tới viếng thăm nàng, biếu tặng nàng ngọc ngà châu báu, may cho nàng vô số xiêm y lộng lẫy.

    Một hôm Trịnh Tụ nói với mỹ nhân:

    - Đại vương rất ghét người thở hơi vào mình.

    Mỹ nhân điếng lòng hỏi:

    - Thế thì phải làm sao? Xin chị giúp em với!

    Trịnh Tụ nói:

    - Muốn vậy thì khi gần vua em hãy khéo léo che mũi lại.

    Mỹ nhân nghe theo kế ấy.

    Một thời gian sau vua ghé cung thăm Trịnh Tụ. Trịnh Tụ liệu chừng nhà vua tin mình, liền nói:

    - Ngọc thể bệ hạ có mùi hương cao quý như thế này mà "tân nhân" của bệ hạ nói rằng bệ hạ hôi như chuột xạ, thế có đáng hận không?

    Sở Hoài Vương nhớ ra, nàng mỹ nhân nói chuyện với mình, thường lấy tay che mũi. Sở Hoài Vương tức giận hét vang như sư tử!

    Nhà vua liền truyền lệnh cho nội thị lôi mỹ nhân ra xẻo mũi, lóc thịt hành hình cho đến chết.

    Lời Bàn:

    Nói về ghen thì thiên hình vạn trạng cách ghen. Có người ghen bằng cách cho người phục kích để đánh đập, đâm chém, cho người tạt nước độc, nước bẩn vào mặt. Cái ghen của Trịnh Tụ mới thật có "nội công thâm hậu". Trước nhất Trịnh Tụ lấy lòng mỹ nhân, cố làm cho mỹ nhân tin mình, rồi bày kế độc để "hóa giải".

    Độc kế của Trịnh Tụ trơn tru, có lý như thế, ai mà không lầm! Chỉ đáng trách Sở Hoài Vương, ông vua nổi tiếng là hôn ám của thời chiến quốc. Sao vua không kêu mỹ nhân ra tra hỏi? Sao không tự mình nghe có mùi hương hay mùi hôi? Sao không chịu hiểu Trịnh Tụ là thứ phi trong cung vua Sở lại đi tư thông với sứ Tần, triều đình lại không ai biết?

    Ngày xưa, nhiều mỹ nhân rất sợ bị tiến cung. Gửi thân vào nơi đó có khác nào cánh hoa trôi giạt trên dòng nước.

  9. #9
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default

    Thuật Xử Thế Người Xưa


    Ngô Nguyên Phi

    Cốt Cách Của Một Nhân Tài

    Triệu Xa người nước Triệu là nhân viên đi thu thuế. Một hôm Triệu Xa vào thu thuế nhà Bình Nguyên Quân Triệu Thắng, tên quản lý của Bình Nguyên Quân ỷ mình là kẻ có thân thế nhất định không chịu nộp thuế. Triệu Xa bèn giết tên quản lý đó. Bình Nguyên Quân toan giết Triệu Xa. Triệu Xa nói:

    - Ngài là quý công tử của Triệu, không lý ỷ mình là người thân không coi phép nước vào đâu? Quốc pháp mà mất hiệu lực thì thế nước suy yếu. Nước khác thấy vậy đem quân đến đánh phỏng nước Triệu có giữ được không? Nước Triệu mà mất thì đất Bình Nguyên Quân cũng không còn. Ngài là hoàng thân càng giữ được phép công, càng làm gương cho thiên hạ, có như thế trên dưới mới công bình, đất nước mới phú cường.

    Bình Nguyên Quân nghe Triệu Xa nói chợt tỉnh ngộ và cho Triệu Xa là bậc hiền tài, bèn giới thiệu với nhà vua. Vua phong Triệu Xa làm quan nắm trọn quyền thu thuế cả nước. Nhờ đức tính liêm khiết và công bình của Triệu Xa, kho đụn của nước đầy đủ, nhà nhà no ấm.

    Lời Bàn:

    Cái thói cậy thế ỷ thân dường như thời nào và nơi nào cũng có. Nước nào cũng có tham vọng trừ diệt nó đi, nhưng điều đó thật kho. Phong khí của nước nhà sáng sủa, luật pháp nghiêm minh, dân trí mở mang thì nạn hối mại, cửa quyền tự nhiên giảm đi, vì lúc ấy mỗi cá nhân đều ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình.

    Qua truyện này ta biết, có lẽ từ lúc Bình Nguyên Quân Triệu Thắng cho mình là quan cao cấp (Tướng Quốc) trong triều dung túng cho đám bộ hạ làm điều ngược với phép nước, bởi vậy tên quản lý mới không chịu nộp thuế. Triệu Xa vì phép nước mới giết tên quản lý của Tướng Quốc, việc ấy tuy quá quyền nhưng không sai nguyên tắc. Trước đó có người nói: "Loạn tặc của nước nào cũng là loạn tặc của thiên hạ, ai cũng có quyền giết nó".

    Triệu Xa đòi lại quyền công bình cho dân cho nước.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts