Câu chuyện khoa học: Những thành phố… không có xe hơi trong tương lai?


Cali Today News - Hoa Kỳ là một trong các quốc gia gây ô nhiễm khí quyển nhất thế giới. Mỗi ngày nhiều trăm triệu xe cộ ngược xuôi trên các nẽo đường, đốt hết 14 triệu thùng dầu mỗi ngày. Số khói thải ra là 28% tổng số khói gây ô nhiễm ở Mỹ.

Một trong các oái ăm khó tin nổi là thành phố đầu tiên của loài người có thể nói lời từ giã với xe hơi lại nằm ở xứ Tiểu Vương Á Rập Thống Nhất, một ‘gã khổng lồ sản xuất dầu hỏa’ ở Trung Đông.

Thành phố này có tên là Masdar, đang được xây dựng, với các ưu điểm là không có khí carbon, không có chất thải, và nằm cạnh phi trường quốc tế Abu Dhabi. Thành phố này có nhiều ưu điểm, nhưng lớn nhất là nó sẽ không có những chiếc xe nhả khói.

Cư dân Masdar đi bộ dọc theo các đại lộ đầy bóng mát. Nếu khí hậu sa mạc có làm họ mệt, họ có thể bước vào một hệ thống chuyên chở công cộng hết sức hiện đại.

Đó là những chiếc xe chạy bằng điện sẽ hoạt động như taxi, chạy theo hệ thống có gắn từ trường, đến 83 trạm khác nhau trong thành phố. Chúng hoàn toàn không có người lái, do computer đều khiển.

Ngoài ra còn có một hệ thống xe hỏa chạy bằng điện gồm 2 chiếc có nhiệm vụ nối liền Masdar với các thành phố bên ngoài. Như thế xem như Masdar không có hệ thống chuyên chở xe chạy bằng xăng.

Dựù án xây dựng Masdar có từ năm 2006 và hiện nay công việc xây dựng đang tiến hành sôi nổi. Tiểu vương Adu Dhabi đóng góp phần lớn nhất với 15 tỉ đô la cho thành phố này.

Các nhà vẽ kiểu cho hay Masdar có thể chứa tới 55,000 cư dân và tiếp nhận nhiều khách du lịch tới thăm vào năm 2013. Theo lịch trình thì trong năm 2009 khu vực đầu tiên của thành phố này sẽ đi vào hoạt động.

Đầu năm 2009, một công trình thử nghiệm khác sẽ được thực hiện ở London trong một khu phố có tên là Gallions Park, với khoảng 200 tòa nhà là các đơn vị gia cư.

Chủ trương của các kiến trúc sư Anh Quốc là làm sao đạt tới một tình trạng không có khí carbon thảy ra, như dùng gỗ vụn làm biomass tạo năng lượng. Mái ngói sẽ là các động cơ thu năng lượng gió và thu năng lượng mặt trời.

Trung Quốc cũng là xứ có nhiều lo lắng vì họ là quốc gia “gây ô nhiễm nhất thế giới hiện nay” và đến năm 2045 sẽ có 1 tỉ người TQ sống tập trung trong các thành phố lớn.

DongTan là một thành phố trên một hải đảo nhỏ nằm cách bờ biển của Thượng Hải có 14 dặm đang là một thí dụ điển hình của cố gắng sạch hóa môi trường.

Ngoài chuyện xe hơi ở đây sẽ chỉ là xe điện, cái đặc điểm nổi bật của Dongtan là thành phố này tiêu thụ nứớc ít hơn tới 43% so với 1 thành phố cùng kích thứơc và dân số, nhờ kế hoạch trồng cây trên nóc nhà và hệ thống tái chế nước thảy ra rất tinh vi.

Hồng Quang theo Popular Science