DẠY CHÍ TRƯỚC MÔN CÔNG
Trong môn phái người học trước thường kể cho người học sau nghe câu chuyện như sau:

“ Có 10 người học trò cùng xin học một thầy. Được độ 3 năm chẳng thấy thày răn gì, dạy gì, lác đác có người nôn nóng không chờ đợi được đã khăn gói xin về, về sau lại có thêm mấy người nữa cũng vì các lý do tương tự. Cuối cùng chỉ còn một chàng trai sớm khuya không ngại làm lụng bất kể mọi công việc nặng nhọc. Một hôm thày gọi lên rồi hỏi:

- Sao con không về ?

- Thưa thầy, chí con đã xin học thầy, nên chỉ mong được thày dạy.

- Về đi chẳng bao giờ ta dạy.

- Thưa thầy, tâm thày không vậy.

- Sao con biết ?

- Thưa thầy, công việc hàng ngày của thầy đã nói cho con biết.

- Ta mừng cho con !

- Thưa thầy con chưa hiểu ?

- Ta mừng vì con đã lĩnh hội được 3 môn công đầu tiên và khó nhất của ta.

Kể từ đấy, chàng trai được thầy truyền dạy hết mọi “ tâm đắc bí môn “.

Chuyện không hấp dẫn nhưng thực lạ. Mãi về sau tôi mới hiểu được 3 môn công đó là: kiên nhẫn, lòng tin, và khả năng tự quan sát ngẫm suy.

Người xưa bắt học trò phải hầu mình 2-3 năm đầu thật vất vả và cố tình, đó không phải là chủ ý lợi dụng, mà đó là phép thử để tìm người nhập môn. Nguyên tắc này thấu triệt tinh thần của môn phái: “ Lửa thử vàng , gian nan thử sức “.Để học thành tài không thể không qua khổ luyện.

Phái võ Nhất nam với phương sách dạy người trước dạy môn công, nên đạo thầy trò trên kính dưới nhường được chú trọng đặt lên hàng đầu. Đó là chân lý:” Người có lễ có học - học chưa chắc đã có