+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Hybrid View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Các bài Luận của các môn sinh thi lên Hồng Đai - 2016 - San Jose

    Võ Thuật Và Đức Tính Kiên Trì Trong Võ Học.

    Từ thửa ban sơ, khi đời sống con người còn rất hoang dã thì người ta đã biết sử dụng đến võ thuật để đấu tranh và sinh tồn truớc loài thú dữ cũng như đồng loại của mình.

    Theo định nghĩa võ là hành động dùng một hay nhiều bộ vị trên cơ thể của mình đấu chọi với đối phương. Sau dần dần con người biết dùng tới các dụng cụ rất sắc bén và nhọn gọi là vũ khí để hỗ trợ cho sự cần thiết khi đối diện với số đông. Thuật là phương pháp là cách thức hợp lý làm tăng thêm tính hiệu quả khi sử dụng chân tay với các loại công cụ ấy. Sau này tặng dần lên gọi là kỹ thuật, đẹp mắt hơn gọi là nghệ thuật. Từ cái võ thuật là một quá trình nguyên cứu, truyền đạt, lưu giữ và cải tiếng cho càng ngày càng hoàn chỉnh hiệu quả phong phú hơn.

    Hai từ võ thuật ấy có được là nhờ vào công lao của một số người không nhiều, có khả năng thiên phú, lòng đam mê và khổ công rèn luyện.
    Rồi xã hội con người cùng dần phát triển từ cuộc sống đơn lẻ, mang tính cá thế, đi đến tập thể, thì việc đấu tranh giành sự sống ngày càng quyết liệt hơn giữa con người với nhau. Và từ đó con người bắt đầu thấy võ thuật đóng một vài trò rất quan trọng vì sự sống còn của một con người và sự tồn vong của một đất nước và dân tộc. Người ta bắt đầu luyện tập võ để tự vệ từ đó hình thành một vị trí rất đuợc trân trọng trong xã hội cho cái gạch nối võ thuật. Đó là người thầy dạy võ.

    Đối với nhiều dân tộc trên thế giới thì võ thuật là chất liệu quan trọng kiến tạo nên lịch sử các anh hùng một thời đánh giặc chống xâm lăng hầu hết đều là các bậc võ tướng.
    Võ thuật quan trọng là thế. Cho nên vị trí của những người dạy võ ngày xưa cũng rất được trọng vọng. Tuy nhiên việc truyền đạt võ thuật cũng không kém phần phức tạp. Vì vậy những võ sư điều đặt ra các quy định rất nghiêm khắc nhằm để chế ngự và ràng buộc những học trò của mình, hoặc lấy đó để định hướng cho các môn đệ của mình, bởi võ thuật là con dao hai lưỡi.

    Người học võ hầu hết phải trải qua phần xem xét về khả năng duy tư, đạo đức và cả năng khiếu, đồng thời cũng phải trải qua một thời gian thử thách nhất định. Sau khi thành tài, người võ sỹ có thể xử dụng sở học của mình trong nhiều lãnh vực cần đến võ thuật để thế thiên hành đạo, trừ gian diệt ác. Bởi vì thời xưa không như bây giờ, luật pháp chưa thể hiện diện khắp mọi nơi được.

    Các trận đấu võ ngày xưa dù dưới hình thức nào các võ sĩ đều lựa thế vào đòn có kỹ thuật, theo một đấu pháp linh hoạt rất uyển chuyển, ra vào, tránh né, tấn công, phòng thủ đều theo một nguyên tắc mang tính nghệ thuật cao. Do vậy người võ sĩ phải biết cách phân bố sức lực và không bao giờ vào đòn tới tấp mà thiếu hiệu quả.

    Thầy dạy võ ngày xưa không chỉ tinh thông về võ thuật mà còn có kiến thức về y thuật, có thể xử lý các tình hướng bị gây chấn thương, bằng các phương pháp ngoại khoa cổ truyền nhưng không kém phần hiệu quả. Thế nên võ thuật đã một thời xem như một phần trong đời sống và xã hội. Chính vì vậy công sức và vài trò của người thầy dạy võ được tôn vinh và đánh giá rất cao theo nhiều nghĩa bao gồm vật chất lẫn tinh thần.
    Bởi vì các võ sinh nghèo dưới thời đại phong kiến đều có thể tự học bất kỳ đâu, nhưng học võ thì không có trường dạy võ mà chỉ có thể mời thầy dạy võ về nhà. Nếu như gia đình đó có khả năng về tiền bạc. Hoc trò phải tập luyện vất vã, rót rượu, đem nước uống cho thầy. Nhưng có khi cả năm cũng chỉ được thầy dạy vài đòn.

    Ngày nay theo chiều hướng phát triển của thời đại. Luật pháp được hình thành và can thiệp hầu hết các tình huống ở khắp mọi nơi đó là nguyên nhân lớn nhất làm giảm dần các cuộc đọ sức nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân hay tập thể với tập thể bên cạnh đó các loại vũ khí chiến tranh ngày càng hiện đại, khiến người ta thấy rằng võ thuật không còn hữu hiệu gì mấy trong việc bảo vệ bờ cõi giang sơn và tổ quốc nữa. Võ thuật chuyển dần dần từ tính chiến đấu cao qua tính thể thao, phục vụ sức khỏe con người. Các tổ chức võ thuật dần dần được ra đời với nhiều hình thức: Như câu lạc bộ, trung tâm huấn luyện v.v…
    Tất cả hình thức này đều có chung một điểm, đó là dạy võ mang tính chất phục vụ cho mục đích thể thao. Từ đó các đòn đánh hiểm hóc có thể gây chết người chỉ còn được truyền đạt mang tính lý thuyết chứ không đem ra áp dụng trong các cuộc thi đấu nữa. Mặt khác chương trình huấn luyện được tính giảm dần cho phù hợp với mục đích, phù hợp với mọi lứa tuổi và quan trọng hơn nữa là tình trạng thương mại hoá trong một số tổ chức võ thuật đã góp phần làm mờ nhạt hình ảnh cao đẹp của tinh thần võ thuật và võ đạo.

    Một số người dạy võ chân chính thì phải lùi về ẩn tích. Bởi vì họ không còn phù hợp với quan điểm mạnh mẽ này. Với học võ thuật không đơn thuần là một món thể thao tự chọn, võ thuật không chỉ rèn luyện cho con người thể chất mạnh mẽ, cường tráng, nhanh nhẹn, dẻo dai. Mà võ thuật còn tạo cho con người lòng dũng cảm, sự can đảm, tính trung thực, luôn lấy đạo đức, luôn lấy lẽ phải làm phương châm trong cuộc sống.
    Một số người dạy võ khác thì rất thức thời, nhạy cảm với từng thời kỳ của xã hội và biết vận dụng khả năng võ thuật của mình để làm cho đời sống và vật chất phong phú hơn. Việc dụng môn quy để chế ngự hoặc ràng buộc gần như không còn mang ra áp dụng nữa, miễn sao người tham gia học võ càng đông càng tốt để thấy đó là sự phát triển mạnh của võ phái. Võ thuật trở nên một phong trào có lợi cho đôi bên. Cũng chính từ hình thức phòng trào đó mà người học võ cũng không lấy gì làm mặn mà với võ thuật.

    Quan hệ giữa người dạy võ và người học võ cũng không còn như xưa. Nghĩa là giới hạn giữa thầy và trò một ranh giới rất được trân trọng, tưởng chừng như không có gì phá vỡ được, đã bị tính phong trào, tính thương mại xóa mờ. Điều nầy thể hiện khá rõ. Người ta không nghĩ đến việc cọ xác để trưởng thành nữa, mà chỉ còn nghĩ đến một cách rất tầm thường đó là danh dự. Từ đó không ít cuộc cải vã xảy ra tình cảm mất đi thay vào đó là sự hiểm kích cạnh tranh với nhau.
    Các võ sĩ thời nay khi tham gia vào các trận đấu dù dưới hình thức nào đều mang được rất ít nghệ thuật vào ra đòn đều không theo được những gì đã học. Đôi khi còn có những động thái với tinh thần thượng võ. Nhưng điều đáng nói là những võ sỹ không giữ được thể lực cho đến giây phút cuối cùng của trận đấu, bởi vì họ đã rất phí sức tung ra những đòn kém hiệu quả.

    Xã hội phát triển kéo theo sự trợ giúp đắc lực của khoa học hiện đại. Do vậy mà hình ảnh cao đẹp của người thầy dạy võ tự tay chữa thương cho học trò cũng dần dần lùi sâu vào dĩ vãng, đối với môn sinh thầy rất nghiêm khắc, nhưng sau sự nghiêm khắc đó là quan tâm và chia sẽ, luôn mong học trò mình ngày càng tiến bộ.

    Chân Lý Và Hạnh Phúc Trong Võ Học

    Từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho đến khi từ biệt trần gian, để bắt đầu cho một quá trình tồn tại khác. Con người luôn luôn phải đối mặt với nhiều biến cố, phải tìm kiếm chân lý, và cũng không ngừng để đặc ra những câu hỏi để tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời, để rồi tự đó thâu đạt con đường đi đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là mục đích cuối cùng của đời người. Con người phấn đấu trên mỗi mục tiêu. Từ giàu sang đến danh vọng, đạo đức và trí tuệ cũng chỉ để cho con người trực nhân sự thoả mãn và súng sướng dù chỉ trong khoảnh khắc
    Để đi đến một hạnh phúc cần phải có một chiếc cầu bắt qua giòng sông nước đang chạy siết. Cầu phải vững phải chắc thì mới trụ nỗi, mới đưa nguyện vọng của mình đến đích. Vậy chiếc cầu đó là gì?
    Chiếc cầu đó không có hình thể chung nhất cho mọi người. Có người cần chiếc cầu hình khối, người lại cần chiếc cầu hình pha lê, người lại cần một chiếc cầu vô hình. Chỉ là một chữ trừu tượng.

    Chiếc cầu của bạn được xây trên những động tác và nền tảng đạo học từ những hoạt động đó. Hiệu quả từ những thể chất lành mạnh mang lại cho cuộc sống hàng ngày một thăng hoa. Hoạt động võ thuật là những chiếc cầu mà tôi muốn nói đến.
    Võ thuật và trí não có liên quan gì với nhau? Câu trả lời là có liên quan mật thiết. Hoạt động trí não là hai mặt âm dương thống nhất trong một chính thể. Âm dương hòa hợp thì vạn vật mới sanh sôi nãy nở. Tài năng mới có điều kiện tốt để phát triển.
    Ngày nay mặc nhiên ai cũng thống nhất rằng môt nền giáo dục tốt phải là một nền giáo dục công bằng và hài hòa. Phát triển trí não phải đi kèm với phát triển thể chất nếu không nòi giống sẽ bị suy kiệt.

    Nền giáo dục tuân thủ tư duy khoa biến chứng.Không chỉ chuyên dạy về những ngành nghề cụ thể mà còn giảng đầy những kiến thức về đắc nhân tâm, tính nhân văn, đạo đức... Học vậy mới gọi là học thật sự, không phải học để làm cái máy. Những điều này càng cho thấy mọi mặt đối lập đều có sự liên hệ và thống nhất với nhau.
    Mặc dù nhìn bề ngoài thì thấy không liên quan đó nhưng đi sâu mới thấy sự gắn kết chặc chẽ. Hoạt động võ thuật không chỉ giúp trí não được rèn luyện, trở nên mình mẫn hơn mà còn rất hài hòa. Chúng ta biết rằng đại não con người được chia ra làm hai phần chính: Bán cầu não phải và bán cầu não trái. Bán cầu não trái chỉ huy các hoạt động thiên về tính toán logic, ngôn ngữ, giao tiếp, lý trí....và điều khiển một nửa phần thân bên phải.

    Trong khi bán cầu não phải lại đảm nhiệm các tính trực năng thiên về tính trực giác, sáng tạo, nghệ thuật, cảm tình...và điều khiển phần thân bên trái. Thời đại của ngày nay lại càng trở nên quan trọng hơn. Khi cuộc cách mạng máy tính đã đưa sức mạnh tư duy logic lên cao nhất. Hiện nay các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ đang có chiến lược phát triển giáo dục theo hướng sáng tạo thiên về não phải hơn để chuyển khâu tính toán sang các nước đang phát triển, họ chỉ tập trung vào ý tưởng sáng tạo.

    Bán cầu nào thì cũng quan trọng cả, để hài hòa cần phát triển cả hai bên. Các hoạt động võ thuật đòi hỏi người tập phải sử dụng hai tay và hai chân linh hoạt, phần thân bên trái và phải đều được sử dụng thường xuyên. Điều này rất tốt cho hai bán cầu não. Vì những động tác đòi hỏi kỹ thuật cao và dầy công khổ luyện, lại đòi hỏi phải sử dụng trí não hai bên cân đối.
    Xét về mặt khoa học chúng ta không cần phải tập viết tay trái, không cần phải bấm phím đàn mà vẫn điều khiển tay chân như một bài tập để rèn luyện hai bán cầu não hài hòa. Tiếp đến là sự tập trung cao độ, đây là bài tập giúp tuy du trực giác phát triển, giống như cách mà những thiền sư thực hành.Chúng ta tập trung vào động tác cũng như chúng ta theo dõi hơi thở.
    Một thời điểm nào đó chúng ta không nghĩ gì cả ngoài võ thuật, tập trung và tập trung Võ thuật giúp chúng ta rèn luyện trực giác nhạy bén của mình, và trước tiên chúng ta phải hiểu về nó đã. Sẽ có những thời điểm, những quyết định của chúng ta cần trực giác, bản năng hơn là phân tích. Những võ sỹ chân chính là những thiền sư. Võ thuật sẽ giúp chúng ta khám phá chính mình. Khai mở những tiềm năng trong con người bạn. Các bạn chưa đạt được là vì các bạn chưa tìm thấy chính mình đó thôi. Hãy tin rằng "Sức mạnh của lòng kiên trì sẽ đưa chúng ta vượt qua đại dương dậy sống"

    Từng đoàn kiến tha mồi về tổ.Miệt mài và miệt mài. Nói đến võ thuật là nói đến sự bền bỉ và đức tính kiên nhẫn. Ta đã làm việc gì dù lớn hay nhỏ, người có lòng kiên nhẫn ắc sẽ thành công. Người có sự kiên nhẫn, bền gan là người mạnh nhất dù đó là một cuộc cách mạng, hay chỉ đơn giản là việc theo đuổi một ngành nghề. Võ thuật dạy cho chúng ta biết phải kiên nhẫn trong những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta không thể vội vả, đó là một buổi chiều hoàng hôn đợi ánh mặt trời lặng xuống, hay đối diện với một biến cố tàn khóc, kiên nhẫn và không đánh mất chính mình.
    Một kỳ thủ luôn phân tích mỗi nước đi của đối phương và chính nước đi của anh ta, không vội vã đặt quân cờ khi chưa chắc chắn, không đánh bừa và điềm tĩnh. Võ thuật cũng giống như kỳ đạo, tập sự điềm tĩnh, thắng không kêu bại không nản.
    Cuộc sống và lý tưởng đòi hỏi các bạn phải thực hiện bằng tài năng của chính mình. Nhà nho có câu: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Mình làm việc gì trước phải tu thân đã, phải rèn luyện cho mình những đức tính để chèo lái con thuyền sóng gió. Võ thuật quí chữ Tâm hơn chữ Tài. Có tâm ắc hẳn đi đến đạo. Con người an lạc và từng bước đi tới thành công
    Võ thuật luôn đi kèm với võ đạo. Bởi linh hồn và thế xác là một ngọn nến đang cháy, hay hâm nóng bầu nhiệt huyết của mình
    Con người có ba đức tính nền tảng để đi đến hạnh phúc :Lòng bao dung,sự khiêm tốn, và đức kiên nhẫn.Tổ sáng lập môn phái không bao giờ quên dặn dò chúng ta phải tu dưỡng rèn luyện được nhân cách sáng như trăng rằm, tâm tịnh như nước hồ thu. Biết rằng cuộc sống nhiều biến động, tâm tính con người như trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng cứ mỗi lần bị đánh bại chúng ta lại đứng lên làm lại con đường giống như ngài Lincoln. Không thất bại nào có thể thổi tắt ngọn hải đang trông cơn tìm người võ sỹ. Cuộc sống cũng đơn giản như vậy, nhưng ẩn sâu bên trong là đỉnh núi thiêng nhiên hùng vĩ, nơi nung đức giá trị tinh thần.

    Học võ để chiêm Nghiệm đạo lý trong võ học. Từ đó mở rộng ra cuộc sống thường nhật sử dụng tất cả mọi kỹ năng có được để sống và hoàn thành lý tưởng an lạc và hạnh phúc

    Ms. Bùi Minh Hải
    Raleigh, NC - Ngày 01 tháng 6 Năm 2016
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  2. #2
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Các bài Luận của các môn sinh thi lên Hồng Đai - 2016 - San Jose

    Luận Văn
    Cương Nhu Phối Triển

    Có rất nhiều môn võ được ra đời trên thế giới và rất được phỏ biến khi nghe đến tên như Thiếu Lâm Tự (Shaolin Kung Fu), Karate, Taekwondo, Judo, Boxing, Muay Thai..vv.. Nhìn chung thì kỷ thuật căn bản hơi mường tượng giống nhau, thí dụ như các đòn đấm, đá, gạt,đỡ, chỏ , gối, vật…Mục đích chủ yếu là để hóa giải, khắc chế, tấn công và đánh gục ngã đối phương trong lúc giao đấu hoặc để thoát thân trong lúc nguy biến..

    Trên Nguyên lý thì các môn võ học từ xưa đến nay đều áp dụng luật biến hóa của vũ trụ và nhân sinh quan “Âm Dương tương khắc”, chẳng hạn như Thiếu Lâm Tự được chia ra 2 phái: Nam Tông và Bắc Tông. Nam Tông thiên về Quyền (tay), Bắc Tông thiên về Cước (Chân). Karate từ Nhật Bản thiên về Cương Tính, Taekwando từ Đại Hàn thiên về Cương Tính Judo từ Nhật thiên về Nhu Tính, Boxing hay Muay Thai thiên về cương tính .

    Về cơ bản võ thuật thì “Dương” mang cương tính, lấy sức mạnh chống sức mạnh, ai mạnh hơn người đó sẽ thắng, người yếu hơn sẽ thua. “Nhu” thì mềm yếu, uyển chuyển, lanh lê, dùng thế để khắc chế đối phương. Thí dụ: Nước là chất lỏng có tính mềm, dễ hòa tan, vỡ vụng, có thể được uốn nắn, uyễn chuyễn theo sự vật, thời tiết…Nhưng khi bị thiên nhiên tác động thì nước rất dung mãnh như mưa bảo có thể phá tan mọi chướng ngại, nhà cửa, đê đâp…
    Võ cổ truyền Việt Nam nói chung có sự ảnh hưởng rất nhiều từ nên võ thuật Nam Trung Hoa nên thiên về Cương Thuật Tính .

    Vì lý do đó, các môn võ cổ truyền Việt Nam lấy cương tính làm căn bản, luôn lấy sức mạnh làm đầu, lấy rắn chắc làm chính, Cương tính luôn lấy ba phần trong thân thể làm trọng chính:
    1. Nội Công: Lấy sức mạnh tiềm ẩn của thân thể như Gân Cốt.
    2. Ngoại Công: luôn lấy sức mạnh biểu lộ bên ngoài thân thể như sự nẩy nỡ của bắp thịt.
    3. Thần Công: Dùng sức manh tinh thần luôn bình tỉnh trong mọi trường họp và can đảm quyết chiến, cương quyết khắc phục nội tâm và ngoại cảnh.
    Vì thế nhân sinh, người võ sĩ cương tính luôn hiên ngang, dùng dũng, từ ngôn ngữ đến cử chỉ và hành động. Về thể chất và tinh thần thì luôn vững chắc, tự tin và kiên định hơn người thường, đó là sự biểu lô cương tính.
    Về Nhu Tính: khi chúng ta nói về nhu tính, chúng ta liên tưởng đến phần Âm, đó là nhu thật mềm không thô bạo. Ở Nhật Bản có môn võ gọi là Nhu Đạo do ông Jigoro-Kano sáng lập năm 1882. Chuyên dùng âm thuật để khắc chế đối phương bằng cách dùng sức đối phương để khống chế quật ngã đối phương. Họ chuyên dùng Nhu để khắc chế Cương.

    Riêng về môn võ Vovinam Việt Võ Đạo do Sáng Tổ Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Vị Sư Tổ Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo đã nghiên cứu nền võ và vật cổ truyền Việt Nam, rồi phối hợp các tinh hoa võ thuật trên thế giới (có môn thiên về Cương, và có môn võ thiên về Nhu) để sáng tạo ra môn võ riêng cho mình, phù hợp với thể tạng người Việt Nam.
    Chất lỏng có tính mềm, dễ hòa tan, vỡ vụn, có thể được uốn nắn, uyển chuyển theo sự vật, thời tiết.. Nhưng khi bị thiên nhiên tác động thì nước rất dũng mãnh như mưa bảo có thể phá tan mọi chướng ngại như nhà cửa, đê đập..

    Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã khai phá và vận dụng nguyên lý của luật Cương Nhu trong thể chất của cây tren. Vì cây Tren tuy nhỏ bé nhưng rất dẽo dai, dù cho phong ba bảo táp nhưng vẫn đứng hiên ngang không giống như những cây cổ thụ to lớn bị gãy đổ sau giông bảo.. Vì chúng có Cương tính (Dương), không mềm mại, uyển chuyển giống như cây tre có Nhu tính (Âm) , dẽo dai và có sức chịu dựng bền bĩ, rất phù hợp với thể chất của người Việt Nam là người có thể tạng nhỏ bé, lanh lẹ, uyển chuyển và nghị lục chịu đựng phi thường.
    .

    Sáng Tổ Nguyễn Lộc cho rằng cái cương tính (sức mạnh) rất tốt, có giá trị nó biểu tượng cho sự dũng mãnh, lòng cương quyết và ý chí sắt đá của người võ sĩ. Nhưng xem ra theo luật thiên nhiên của tạo hóa và đời sống thực tế , điều quan trọng trong võ thuật là “Có Cương mà không có Nhu” thì thiếu sự linh hoạt, uyễn chuyễn và sự cứng rắn đó sẽ làm giảm đi sự biến hóa của võ thuật.
    Ngược lại, nếu chì dùng Nhu mà không có Cương sẽ giảm đi năng lực tối đa của Cương. Nhu chỉ có thể hóa giải chớ không khắc chế một cách triệt để.. Nói chính xác hơn là Nhu chỉ có tính cách thụ động hơn là chủ động. Vì thế, môn võ sẽ thiếu đi cái Hùng, cái Dũng Khí của nền nghệ thuật của võ học, sẽ không phát huy được đầy đũ tinh hoa trong nền võ học.

    Sáng Tổ Nguyễn Lộc cho rằng nếu muốn đạt đến cao độ của võ học thì phải kết hợp Âm Dương của vũ trụ biến hóa không ngừng. Quan niệm như trên, Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã kết họp Âm Dương của vũ trụ để tạo thành luật Cương Nhu Phối Triển của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ngày nay.

    Thuật “Cương Nhu Phối Triển” trong Môn phái VVN-VVD
    Khi mới tập, người võ sinh mới nhập môn sẽ được học về những kỷ thuật tự vệ, những đòn cơ bản của môn phái, sau đó là học cách té ngã, nhào lộn theo phản lực lăn tròn để tránh gây thương tích cho người bị ngã.. những thế nhào lộn, té ngã trên nền xi măng, sàn gạch hoặc sân gỗ rất thực tế để người võ sinh gặp thực chiến bên ngoài có bản năng phản xạ khi té ngã không gây thương tích cho bản thân.
    Nguyên lý là thân thể thì mềm, còn sàn gạch, gỗ ,xi măng thì cứng, muốn dung hòa giữa thân thể mềm với nền xi măng, gạch, gỗ cứng để người té ngã không mang thương tích, người môn sinh phải hòa hợp 2 phản lực cứng và mềm, người té phải có phản lực ngang và lăn theo chiều té ngay khi vừa rơi chạm đất hay dùng sự trượt để tránh phản lực cứng và mềm chạm nhau sẽ gây thương tích.


    Đến trình độ sơ đẳng đai xanh đậm, môn sinh sẽ được học và áp dụng phản đòn cơ bản, tập né tránh theo phản xạ nhanh nhẹn để khi thực chiến không bị đối phương đánh trúng mình tránh gây thương tích.

    Đến trình độ trung cấp, môn sinh được huấn luyện về Cương và hòa hợp giữa Cương và Nhu để tránh né đòn khi đối phương tấn công và dùng cương để phản đòn. Người võ sĩ đạo Vovinam khi giao đấu gặp đối phương tấn công mạnh như vũ bảo, người môn sinh Voviam phải luôn điềm tỉnh uyển chuyển né tránh, di chuyển tấn pháp nhanh nhẹn, vững vàng (Nhu) rồi phản công tấn công lại đối phương (Cương) . Đó là luật Cương Nhu Phối Triển của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.

    Cương Nhu Phối Triển trong tinh thần: Trong phương cách xử thế hằng ngày, người võ sĩ Vovinam Việt Võ Đạo phải luôn dùng Đức để phục người, sống hòa hợp, kết giao rộng rải để tạo mối giềng vững chắc giúp môn phái phát triển ngày càng lớn mạnh, luôn luôn sáng suốt nhận định tất cả sự việc, quan sát và suy nghĩ cẩn thật trước khi đánh giá 1 sự việc đế tránh sai lầm xảy ra.. khi đối mặt bất cứ sự việc gì chúng ta cũng phải suy xét 2 chiều, không nên nghiên về 1 chiều nào.. Người môn sinh phải sống nhu hòa, đức độ, vị tha nhưng ý chí phải mạnh mẽ, kiên định, quyết tâm trong mọi công việc
    Đó là Cương Nhu Phối Triển của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.

    San Jose, ngày 13 tháng 6 năm 2016
    Môn Sinh Lê Hồng Hải (Anthony Lê) .
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  3. #3
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Các bài Luận của các môn sinh thi lên Hồng Đai - 2016 - San Jose

    Tâm và Tài

    Ch
    tâm đây ý nói v lòng d con người. Tâm ca con người, trước hết là lòng nhân ái, lòng thương người, suy nghĩđiu gì cũng hướng v cái thin. Tâm ca con người, hiu theo nghĩa rng ra đó làđc đ, là phm cht tt đp ca con người.
    Còn v chtài có th hiu đó là tài năng, trình đ hc vn, chuyên môn, tay ngh tinh xo, năng khiếu tài hoa hơn người.
    Mi quan h gia tâm và tàiđược trói buc bi mt si dây vô hình, hai yếu ty cu thành nên phm giá ca mt con người. Trong hai yếu ty thì yếu tđo đc phi được xem trng hơn yếu t tài năng, bi vy ngưi ta mi có câu:
    “Ch tâm đc t thế mà hay

    Thành bi nên hư bi ch này

    Tui tr gng rèn già c gi

    Cuc đi gói trn c vào đây.”
    Quan nim ca người xưa v vic xem trng đo đc hơn tài năng là mt quan nim đúng đn, phù hp vi nn tng đo đc ca nhân loi xưa và nay. Trong bt c thi đi nào, đo đc cũng được người ta đ cao, tôn vinh. Chính cái tâm, cái đc s chi phi mi suy nghĩ và hành đng ca con người, người cóđo đc khi làm vic gì s luôn hướng v cái thin, cái ích cho mi người.
    Người có cái tâm trong sáng s d dàng hướng tài năng ca mình vào mc đích cao thượng, đp đ, và phát huy tài năng y mt cách vượt tri nht. Ngược li, người có tài nhưng thiếu cái tâm thì tài năng y cũng thành ra vô dng đi vi xã hi, vì có tài làm gì khi mà chđ phc v cho nhng mc đích xu xa, thp hèn, v k.
    Tuy nhiên, xem trng đo đc, đ cao cái tâm nhng cũng không nên vì thế mà xem thường tài năng, coi nh ch tài. Người cóđo đc nhưng bt tài, năng lc yếu kém thì cũng không cách chi giúp ích được cho xã hi, không thđóng góp vào s nghip phát trin chung môn phái Vovinam nói riêng và ca nhân loai nói chung.
    Mt người toàn din phi là người phát trin hài hòa c v mt tâm và tài. Con người nếu cóđo đc tt đp và tài năng ta sáng s thun li trên con đường phát trin.


    Môn Sinh Dương Thành Phú
    Vovinam San Jose



    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  4. #4
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Các bài Luận của các môn sinh thi lên Hồng Đai - 2016 - San Jose

    Khiêm Cung

    Khiêm t
    n không ch là mt đc tính tt mà nó còn là ngh thut sng, là nn tng vng chc giúp mi người chúng ta to lp s nghip.

    V
    y, lòng khiêm tn là gì? Khiêm tn là có ý thc và thái đ đúng mc trong vic đánh giá bn thân mình, không t mãn, t kiêu, không t cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tn luôn luôn th thái đ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ng x, và quan trng hơn, h luôn t ra tôn trng bn thân mình và tôn trng người khác. Trong công vic và trong cuc sng, nhng người có thái đ khiêm tn thường không tha mãn vi nhng gì mình đã đt được mà ngược li, h luôn c gng phn đu vươn lên đ có th đt được nhng thành qu cao hơn na. Vì vy, h thường gt hái được nhiu kết qu và thành công mỹ mãn.

    “T khiêm thì người ta càng phc, t khoe thì người ta càng khinh”.

    Bởi
    thế, lòng khiêm tn là mt thái đ rt cn thiết đi vói mi người. Bt lun khi mình làm ngh gì, đm nhim chc v cao thp cao thp như thế nào, thì chúng ta phi ly khiêm tn làm trng, bi ch có lòng khiêm tn, con người mi luôn có tinh thn cu tiến, mi không ngng hc hi và tiến b. Khiêm tn s ch cho ta thy nhng thiếu sót ca bn thân mình đ sa đi, không t ra thái đ kiêu căng t mãn, và giúp ta biết bình tĩnh và tiếp thu nhng ý kiến đóng góp ca mi người xung quanh. Ch cn có lòng khiêm tn, chúng ta s ngày càng tt hơn vàThc cht thì chúng ta không có đ tư cách đ có th t ra kiêu ngo trước nhng người khác, trí tu ca chúng ta ch là mt ht cát nh gia c mt sa mc tri thc rng ln, bi l” Đi người có hn mà tri thc li vô hn”. Cho dù chúng ta có tài gii đến mc nào đi chăng na, chúng ta vn phi tiếp tc hc hi không ngng đ m mang hiu biết nhiu hơn na; có như thế, ta mi đt được nhiu thành công trong tương lai.

    Trong cu
    c sng hin din rt nhiu người có lòng khiêm tn, chng hn như nhà bác hc vĩ đi Einstein, ông đã tng nói:
    - Tôi ch là mt người bình thường như bao người khác thôi, cũng sng và làm công vic mình yêu thích, sao li gi tôi là người ni tiếng .

    Môn Sinh Dương Thành Phú
    Vovinam San Jose
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts