Phần Kết

Như đã trình bày ở phần trên, môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo đã có một nền võ học phong phú bao gồm nhiều hệ thống kỷ thuật khác nhau, bao gồm đòn thế căn bản, các bài quyền, các phần song luyện, đa luyện, liên hoàn đối luyện, chiến lược, binh khí, vật, đòn chân tấn công….Các hệ thống nầy luôn hổ trợ và bổ sung cho nhau dựa trên nguyên lý “Cương Nhu Phối Triển” và hình thành nên nét đa dạng của võ học Vovinam - Việt Võ Đạo. Do vậy Vovinam - Việt Võ Đạo không đặt căn bản chuyên nhất vào một hệ thống kỷ thuật riêng biệt nào, mà tất cả đều hoà trộn, đan xen vào nhau và luôn hổ trợ cho nhau. Điều nầy tạo cho người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo luôn có thể thích ứng với việc học tập và rèn luyện kỷ thuật. Nhưng nếu nhận định như thế thì cũng sẽ không được đầy đủ và rõ ràng lắm nếu không được bổ sung bằng câu hỏi kế tiếp: “ Nền võ học của Vovinam - Việt Võ Đạo từ đâu mà ra, được xây dựng trên nền tảng nào và xây dựng ra sao?” Có lẻ câu trả lời hoàn chỉnh, đầy đủ và dể hiểu nhất chính là:

“Vovinam - Việt Võ Đạo đặt nền tảng trên sự xây dựng và phát triển toàn diện tinh thần dân tộc Việt để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng nhân loại, bằng cách ứng dụng nguyên lý Cương Nhu Phối Triển” vào võ học cũng như trong đòi sống.
Do đó Vovinam - Việt Võ Đạo đã lấy môn Võ và Vật Cổ Truyền Việt Nam làm nồng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ thuật khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất là để cải tiến nền kỷ thuật của mình ngày một hoàn chỉnh và hữu hiệu hơn.”

Sau khi đã trải qua phân tích chín mục trong chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo thì chúng ta đều đã có thể nhận thấy rõ những ảnh hưởng của kỷ thuật “Võ Vật Việt Nam” đã được thể hiện rõ nét trong đa phần của chín mục nầy của chương trình giáo khoa kỷ thuật căn bản của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo. Điển hình là nếu như chúng ta thực hiện qua phương pháp thống kê thì những số liệu thể hiện các đòn thế kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo có liên quan đến võ vật Việt Nam sẽ chứng minh cho chúng ta thấy cụ thể và rõ ràng hơn:

1- Phản đòn cơ bản trình độ 1 : 8/16 thế tỷ lệ là 50%.
2- Phản đòn cơ bản trình độ 2 : 12/16 thế 75%.
3- Phản đòn cơ bản trình độ 3 : 14/15 thế 93,3%.
4- Phản đòn khoá gở trình độ 1 : 6/8 thế 75%.
5- Phản đòn khoá gở trình độ 2 : 9/12 thế 75%.
6- Phản đòn khoá gở trình độ 3 : 13/16 thế 81%.
7- Đòn chân tấn công (21 đòn) : 21/21 thế 100%.
8- Ba bài vật 1, 2, 3 : 3/3 bài 100%.
9- 12 thế tay không đoạt dao : 9/12 thế 75%.
10- 12 thế tay không đoạt búa rìu : 10/12 thế 83,3%.
11- 12 thế tay không đoạt mã tấu : 11/12 thế 91,6%.
Như vậy qua những con số vừa nêu ra ở trên, chúng ta nhận thấy rằng số lượng những đòn nét kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo có liên quan đến võ vật chiếm trung bình từ phân nửa đến toàn phần các bài bản giáo khoa kỷ thuật đã được đề cập đến của môn phái. Đó là chúng ta chưa tính đến các bài song luyện 1, 2, 3 và 4 là phần tổng hợp các thế phản đòn cơ bản và khóa gở của các trình độ 1, 2, 3 cùng với các bài liên hoàn đối luyện 1,2, 3…là tập hợp của các thế phản của phản đòn. Việc chứng minh nầy cũng đã loại ra các bài quyền được hình thành dựa trên các thế phản đòn cơ bản của trình độ 1 và 2 như các bài “Tứ Trụ” và “Viên Phương”. Việc loại bỏ không tính đến các bài kể trên nhằm mục đích tránh sự lập lại, tính toán hai lần trên cùng một vấn đề để giử cho việc chứng minh được rỏ ràng, minh bạch và khoa học hơn.

Ngoài ra nếu dựa vào và nhìn sâu hơn những số liệu đã được thống kê, chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng đối với các bài bản ở trình độ cao hơn (trình độ 2 và trình độ 3) thì mức độ ứng dụng kỷ thuật của võ vật vào trong đó càng nhiều hơn và sâu hơn. Như vậy việc nầy muốn nói lên điều gì trong chương trình giảng dạy của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo của chúng ta? Có phải chăng chính là sau khi đã xây dựng nền móng căn bản cũng như giới thiệu về những đường nét buổi ban sơ của võ vật Việt Nam cho các môn sinh, những bài bản kế tiếp chính là nhửng việc “vẽ gấm thêm hoa” để tô vẽ và nâng kỷ thuật võ vật Việt Nam ứng dụng vào chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo lên một tầm cao mới. Nhưng dù nét vẽ có tài hoa như thế nào đi nửa, hoa được vẽ vời một cách tuyệt diệu chăng nửa, nhưng lại được thực hiện trên một mãnh vải thô tầm thường thì cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của toàn bộ công trình hội họa. Nhưng nếu ngược lại trên một mảnh gấm có giá trị cao mà thêm vào những họa tiết để trang trí thêm cho đẹp, thì cả hai việc nầy cùng sẽ bổ sung giá trị cho nhau để mà nâng mảnh gấm nầy lên một giá trị mới cao hơn. Chính những bài bản ở trình độ 1 (hoặc là trình độ thấp hơn) thật sự là mảnh gấm, là phần căn bản quan trọng nhất và cần thiết nhất để tạo nên nền tảng kỷ thuật chủ yếu sau nầy khi người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo muốn đạt tới cao độ của nghệ thuật. Đây chính là sự đúc kết của một qúa trình nhận xét sau một thời gian dài học tập và được rèn luyện các bài bản kỷ thuật theo chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái. Điều nầy thật sự không phải là một điều gì mới lạ, mà đây là một vấn đề đã được các thầy trong môn phái Vovinam thường xuyên nhắc nhở môn sinh cần phải ghi nhớ khi tập luyện. Nhưng thông thường các môn sinh khi mới bước vào lãnh vực võ thuật để học tập thường rất hăm hở khi học tập, chỉ thích được học thêm cái mới và mau buồn chán và lơ là khi phải trở lại ôn luyện những gì củ kỷ từ các chương trình trước. Do vậy khi càng đi sâu vào chương trình huấn luyện của môn phái, nếu không nắm vững những gì căn bản của cấp lớp dưới, thì càng lên cao chúng ta sẽ đi dần lệch lạc ra ngoài những nền tảng căn bản của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo mà Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc và Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng đã dầy công sáng tạo, phát triển và lưu truyền cho đến nay.

Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng thuở còn sinh tiền, đã có lần trả lời và dặn dò về một câu hỏi mà cá nhân chúng tôi nêu ra khi lên chào từ giả Thầy trước khi lên đường qua Mỷ để đoàn tụ gia đình (tháng 12/2002). Câu hỏi đó là: “Kính xin Thầy chỉ dẩn cho chúng con, đồng thời kính xin Thầy cho chúng con biết ý kiến của Thầy về việc giảng dạy Vovinam ở hải ngoại?” Sau khi trả lời khái quát hoá về tình hình hoạt động của Vovinam ở hải ngoại, trở lại về việc giảng dạy Vovinam, Thầy đã nói như sau: “Thầy cũng hiểu là do tình hình và đặc điểm của cuộc sống ở hải ngoại có những điểm khác biệt với cuộc sống ở Việt Nam, do vậy việc giảng dạy Vovinam ở hải ngoại cũng sẽ có nhiều điểm không hoàn toàn giống với chương trình và cách giảng dạy ở Việt Nam. Việc chỉnh sửa đòn thế cho phù hợp với suy nghĩ cùng với cách sinh hoạt, văn hóa, phong tục, tập quán của người bản xứ là một việc cần phải làm và nên làm để góp phần phát triển môn phái ở hải ngoại. Nhưng Thầy chỉ dặn con một điều là: “ Có chỉnh sửa như thế nào thì chỉnh sửa, nhưng cần phải lưu ý là việc chỉnh sửa nầy cần phải bám sát nguồn gốc của mình, càng sát càng tốt, không nên xa rời quá vì lúc đó mình sẽ không còn là chính mình nữa.”
Chính những lời dặn dò của Thầy đã thôi thúc chúng tôi kể từ thời gian đó trở đi để mà nghiền ngẩm nhiều về chương trình giáo khoa của môn phái Vovinam, đồng thời nghiên cứu thêm về mối tương quan giửa các đòn thế kỷ thuật, các bài bản, các bài quyền… của môn phái. Từ đó chúng tôi nhận thấy rằng đã có một mối liên hệ rõ ràng giửa các đòn thế kỷ thuật với nhau, có sự liên đới giửa chương trình của các cấp đai với nhau và ngay cả sự liên quan (vì có những nét tương đồng) giửa nhửng bài quyền ở cấp sơ đẳng và cấp cao đẳng (ví dụ như mối tương quan giửa các bài “Long Hổ Quyền”- “Xà Quyền” và “Hạc Quyền” mà nếu sau nầy có điều kiện chúng tôi sẽ đi sâu vào mối tương quan nầy). Và càng quan sát, càng nghiền ngẩm và cùng với quá trình thực tế trực tiếp giảng dạy cho môn sinh các cấp, nhất là các cấp lam đai, chúng tôi đã có được cơ hội nhận thấy và hiểu rõ thêm về nền tảng căn bản của hệ thống giáo khoa kỷ thuật môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo để có thể tự hào mà ngẩng cao đầu và nhìn thẳng vào mắt người đối diện để trả lời một cách hiên ngang và khẳng khái rằng: “ Môn võ Vovinam -Việt Võ Đạo của chúng tôi đã lấy môn Võ và Vật Cổ Truyền Việt Nam làm nồng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ thuật khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất là để cải tiến kỷ thuật của mình ngày một hoàn chỉnh và hữu hiệu hơn. Môn võ của chúng tôi không cần phải cóp nhặt, sao chép các võ phái khác vì chúng tôi đã có một kho tàng võ học dân tộc được thừa kế từ hàng ngàn năm trước do biết bao thế hệ cha ông để lại cho các đời sau mà chính chúng tôi là những người đã và đang được thừa hưởng.”

Tính từ năm 1990, kể từ lúc được quay trở lại học tập và luyện rèn dưới mái ấm của Tổ Đường, đến nay đã được hai mươi lăm năm, chiều dài của một phần tư thế kỷ. Một khoảng thời gian không dài lắm nếu so sánh với suốt quảng thời gian kể từ ngày thành lập môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo đến nay đã được gần tám mươi năm. Nhưng thật sự ra đối với bản thân chúng tôi đây là khoảng thời gian mà chúng tôi thật sự có được niềm vui, hạnh phúc và may mắn vì đã được thụ huấn với các vị thầy giỏi, đầy đủ kiến thức và hết lòng với các thế hệ môn sinh. Và cũng chính trong giai đoạn nầy chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo đã có những bổ sung quan trọng với những bài bản mới phù hợp với nguyên lý “Một thành ba ó ba thành một”, đã hình thành một giai đoạn “bản lề” tiếp nối giửa cái củ và cái mới trong chương trình giáo khoa của môn phái Vovinam, mà chính chúng tôi là những môn sinh may mắn mới được trải nghiệm qua giai đoạn nầy để mà có cơ hội nhận xét về những sự đổi thay trong hệ thống huấn luyện của môn phái. Tuy vậy cũng không phải là hoàn chĩnh vì ‘’cái củ chưa được rõ mà cái mới thì chưa học hết”, cho nên chúng tôi cũng tự hiểu mình cũng hảy còn quá nhiều khiếm khuyết về kiến thức võ học của môn phái cũng như khả năng vẫn còn nhiều hạn chế để mà đi sâu và tìm hiểu một cách trọn vẹn những khía cạnh bao la và sâu thẳm của võ học Vovinam. Chân thành kính mong được sự chỉ dẩn và dạy bảo của Qúy Thầy Trưởng Thượng cùng với sự đóng góp xây dựng của các bạn đồng môn để cho chúng tôi có cơ hội được học hỏi thêm và nâng cao thêm kiến thức của mình về môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo thân yêu của chúng ta.

Viết xong ngày 24 tháng 4 năm 2015 tại TP. Houston, Texas – Hoa Kỳ.
Môn Sinh TRẦN MINH HOÀNG.