+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 7 trên 7
  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Tiểu Luận: - VS Trần Minh Hoàng

    Tiểu Luận Võ Học
    Lời Mở Đầu


    Là môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo, chắc hẳn có đôi lần chúng ta đều có dịp nghe những lời bình phẩm của khán giả hoặc những người không có tập luyện Vovinam về những đường nét kỷ thuật trong nền võ thuật Vovinam - Việt Võ Đạo. Đó là những câu nói như: “ Võ Vovinam cũng không có gì đặc biệt, chẳng qua là lấy của môn nầy một chút, môn kia một chút, nghĩa là sự góp nhặt của một số kỷ thuật khác nhau của các võ phái khác như là đấm đá thì cũng tương tự như Taekwondo, Karaté; hoặc là cũng vật té như Judo,… Và cũng từ nhận thức sai lệch đó đã dẫn đến sự diễn giải sai ý nghĩa của câu nói “ Vovinam thái dụng mọi tinh hoa võ học của các môn phái khác…”.

    Nhưng thực tế thì nền tảng võ học của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo là gì? Và căn bản nồng cốt của Vovinam - Việt Võ Đạo ra sao? Căn cứ theo “ NỀN TÃNG VÕ HỌC CỦA VOVINAM _ VIÊT VÕ ĐẠO” thì :
    “ Vovinam - Việt Võ Đạo đặt nền tãng trên sự xây dựng và phát triển toàn diện tinh thần dân tộc Việt để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng nhân loại, bằng cách ứng dụng nguyên lý “Cương Nhu Phối Triển” vào võ học cũng như trong đời sống.


    Do đó Vovinam - Việt Võ Đạo đã lấy môn võ và vật cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ thuật khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất là để cải tiến nền kỷ thuật của mình ngày một hoàn chĩnh và hữu hiệu hơn.”
    Như thế căn cứ theo câu nói về nền tãng kỷ thuật của môn phái Vovinam -Việt Võ Đạo vừa nêu, chúng ta đã nhận thấy được nguồn gốc hình thành và phát triển của hệ thống kỷ thuật đặc thù của môn phái chúng ta trong một chiều dài lịch sử gần 80 năm hình thành do Cố Võ Sư Sáng Tổ tạo nên. Cố Võ Sư Sáng Tổ, sau khi dã học hỏi, khảo cứu và lãnh hội được những căn bản quan trọng của nền võ học cổ truyền Việt Nam do dòng họ truyền thụ, Người đã làm một cuộc canh tân, cải tiến phương pháp huấn luyện để hình thành nên một phương pháp huấn luyện vô cùng khoa học và đơn giãn. Chúng ta đã nhận thấy những ưu điểm nầy qua các phần phân thế - ghép thành bài (quyền hay song luyện…) - tấn pháp và đặc biệt là phương pháp té ngã hoàn toàn khác hẳn với cách thức huấn luyện của võ cổ truyền Việt Nam. Chính các ưu điểm nầy đã gặt hái được những thành tựu lớn lao, tạo nên một sự phát triển rộng khắp cho môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo từ trong nước ra đến hải ngoại, chính là do sự phù hợp với trào lưu tiến hóa của xã hội, thích ứng với nhu cầu học tập của đa số dân chúng và đồng thời mang tính hiệu qủa (trong chiến đấu và học tập) cao.

    Đặc biệt từ thời điểm 1940 trở đi, qua tìm hiểu thêm hai bộ môn võ thuật nổi tiếng ở thời đó là Quyền Anh (Boxing) và Nhu Đạo (Judo), Võ Sư Sáng Tổ đã hoàn thiện thêm về kỷ thuật võ học độc đáo của Vovinam - Việt Võ Đạo. Như chúng ta đã biết, Quyền Anh nổi tiếng về các lối đấm đơn giản nhưng tốc độ nhanh và đầy uy lực, thì để hóa giải các ưu thế trên của Quyền Anh, Võ Sư Sáng Tổ đã hoàn chỉnh thêm hệ thống kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo bằng các đòn phản công thực tiển, giản dị và vô cùng hiệu quả. Cũng như đối với bộ môn Nhu Đạo đã lừng danh thế giới với các thế vật, quăng quật, nhào lộn và té ngã, nhưng vẫn còn bị hạn chế là phải nắm được áo đối phương và té ngã trên thãm, thì Võ Sư Sáng Tổ đã bổ sung và hoàn thiện hệ thống giáo khoa kỷ thuật của Vovinam bằng các thế vật ở mọi tư thế kèm theo các thủ thuật bẻ tay, lừa đòn ở mọi tư thế mà không lệ thuộc vào trang phục của đối phương cùng với phương pháp té ngã trên sàn thông thường mà vẩn bảo đảm an toàn cho người môn sinh. (Trích và tham khảo luận án võ học của Võ Sư Nguyễn Văn Sen năm 1992 - Phần I - Nền Tãng Võ Học Vovinam - Việt Võ Đạo).

    Như thế, trong phần trình bày ở trên, chúng ta đã được biết rằng Vovinam - Việt Võ Đạo đã lấy “môn võ và vật cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt” trong hệ thống giáo khoa kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo. Như vậy vấn đề nầy đã được thể hiện như thế nào trong hệ thống đòn thế kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo?

    Trong phạm vi khả năng còn hạn chế và kiến thức còn hạn hẹp của một cá nhân đối với nền võ thuật Việt Nam nói chung và Vovinam - Việt Võ Đạo nói riêng, chúng tôi cố gắng tìm hiểu và phần nào đó tìm cách chứng minh tinh thần và nội dung của câu nói trên. Tuy nhiên, với khả năng còn quá nhiều thiếu sót và hạn chế thì chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi các khuyết điểm hoặc sai lầm trong quá trình phân tích và chứng minh. Do đó chúng tôi tha thiết kính mong được sự chỉ dạy và hướng dẩn của Qúy Thầy, Qúy Võ Sư cùng các huynh đệ đồng môn để chúng ta có thể cùng nhau chứng minh một cách rõ ràng về nền tãng và nguồn gốc căn bản của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo hầu làm rạng danh dân tộc Việt Nam, và qua đó phát huy được những nét độc đáo riêng biệt của một nền võ thuật đặc thù Việt Nam; và đồng thời giúp xoá tan đi những nét ngộ nhận về sự cóp nhặt hay thu lượm những tinh hoa võ học của các võ phái khác để đưa vào chương trình của mình theo như sự lầm tưởng của một số người ít hiểu biết về môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  2. #2
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Tiểu Luận: - VS Trần Minh Hoàng

    TÌM HIỂU VÀ CHỨNG MINH VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
    ĐÃ LẤY MÔN VÕ VÀ VẬT CỔ TRUYỀN LÀM NỒNG CỐT.


    Trước nhất chúng ta hảy tìm hiểu những nét đặc trưng của nền võ thuật Vovinam - Việt Võ Đạo. Ngay từ khởi đầu, Võ Sư Sáng Tổ, dựa trên những yếu quyết căn bản của nền võ học cổ truyền Việt Nam và gia truyền, đã thực hiện một cuộc cách mạng lớn lao trong việc truyền bá và giảng dạy võ thuật. Người đã canh tân, cải tiến phương pháp huấn luyện thành ra một phương thức rất khoa học, đơn giản, đã đi từ phân thế - ghép bài - học tấn – và té ngã hoàn toàn khác biệt với phương pháp của võ cổ truyền. Và cùng với sự nghiên cứu và thái dụng, kết hợp với sự hóa giải các tinh hoa của các võ phái khác trong giai đoạn 1940, Vovinam - Việt Võ Đạo đã trang bị thêm các thế vật ở mọi tư thế mà không hề lệ thuộc vào trang phục, cùng với các phương pháp té ngã trên sàn đá rắn mà vẫn bảo đảm an toàn cho người môn sinh. Ngoài ra để đối ứng với phương thức tấn công bằng các lối đấm đơn giản của bộ môn Quyền Anh, Võ Sư Sáng Tổ cũng đã hoàn thiện thêm phần phản đòn thực tiển các lối đấm của Quyền Anh bằng các thế phản đòn đơn giản và hiệu quả. Trong giai đoạn nầy Vovinam - Việt Võ Đạo đã đặt căn bản kỷ thuật trên các phương pháp té ngã, quăng quật, cùng với các bộ phản đòn đấm đá ngang bằng sổ ngay, tốc chiến tốc thắng.

    Và từ năm 1954 trở đi, cùng với sự cọ sát với các võ phái khác đã du nhập vào Việt Nam (miền Nam Việt Nam) và nổi tiếng trên trường quốc tế như Võ Trung Hoa; Taekwondo, Hapkido (Đại Hàn); Judo, Aikido, Karaté (Nhật)…, để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, Vovinam - Việt Võ Đạo đã phải tiếp tục thể hiện chính mình bằng những nét đặc thù độc đáo và vô cùng hiệu quả của nền võ thuật Việt Nam qua việc bổ sung các thế chiến lược, kỷ thuật giao đấu, các thế khóa gở, tóm bắt, đấu vật, tay không đoạt võ khí. Trong giai đoạn nầy trở đi, phần căn bản của Vovinam, ngoài phần đã đề cập ở trên (từ năm 1940 trở đi) đã hơi thiên về sự giao đấu mãnh liệt để tạo sức chịu đựng bền bĩ và lòng dũng cảm coi thường sự đau đớn gian khổ.

    Cho đến ngày hôm nay, để phù hợp với thời đại khoa học kỷ thuật ngày càng tiến bộ nhưng lại mang đến các chứng bệnh về tâm, thể, mãn tính; đồng thời đáp ứng được nhu cầu tập luyện nhẹ nhàng, linh hoạt mà bổ ích, Vovinam - Việt Võ Đạo đã bổ sung và hoàn chỉnh them các bài Nhu Khí Công. Về hình thức thì Nhu Khí Công cũng tương tự như các bài Thái Cực Quyền, nhưng thực chất thì lại khác hẳn. Trong khi Thiền Định hay Yoga lấy tĩnh tọa để làm chủ và hít thở theo nhịp 2, 3, 4 (tĩnh luyện) thì Thái Cực Quyền hay Nhu Quyền, Dịch Cân Kinh lại là các môn động luyện, lấy sự hít thở điều hòa tương ứng với sự vận động nhẹ nhàng mềm mại của quyền pháp. Còn đối với môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo thì các bài nhu khí công là sự kết hợp cả hai phần “Điều khiển hơi thở theo nhịp 2 thì, 3 thì, 4 thì ngay trong lúc thể hiện bài quyền. Múa quyền dùng ý điều khiển hơi thở hít vào (nạp khí) là cương, thở ra (xã khí) là nhu, thể hiện rõ nguyên lý “Cương Nhu Phối Triễn”.

    Một nét đặc biệt nữa của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo chính là phuơng thức “ Một thành ba ó ba thành một”. Việc nầy có ý nghĩa là 1 hệ thống kỷ thuật khi phân tích và triễn khai ra, sẽ thành ba hệ thống khác nhau; và cả ba hệ thống nầy đều xuất phát chung từ một nguồn gốc hệ thống kỷ thuật. Với phương thức nầy, từ các đòn căn bản lẻ sẽ được ghép lại thành quyền và cùng phối hợp lại để thành các bài đối luyện hay song luyện, song đấu. Đây là một nét sáng tạo rất độc đáo của Vovinam - Việt Võ Đạo đã đóng góp vào kho tàng võ học của nhân loại. (Trích tham khảo từ luận án võ học của Võ Sư Nguyễn Văn Sen – 1992- Phần I- Nền Tảng Võ Học Vovinam - Việt Võ Đạo.)

    Ngoài ra khi nghiên cứu về kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo, chúng ta dễ dàng nhận thấy những nét kỷ thuật đặc trưng của nền võ học Việt Nam, ví dụ như các bộ tấn ( từ trung bình tấn, đinh tấn, tam giác tấn, hồi tấn, độc cước tấn, tọa tấn, xà tấn…). Ngoài ra Vovinam - Việt Võ Đạo còn có những nét kỷ thuật riêng biệt, độc đáo không hề thấy ở các võ phái khác. Đó là các kỷ thuật chém quét, chém triệt, chém đá, chỏ - triệt, chặn - triệt,….mang dấu ấn rõ rệt và riêng biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo, đồng thời thể hiện rõ nét đặc thù của nền võ vật của dân tộc Việt Nam trong suốt hằng ngàn năm qua, kể từ thời của hai vị nữ vương Hai Bà Trưng.

    Nói đến võ vật, căn cứ theo tài liệu lịch sử của Viện Sử Học thì Vật Việt Nam đã có từ thời kỳ Hai Bà Trưng vào những năm 40, nghĩa là đến nay đã có được một chiều dài lịch sử hai ngàn năm. Căn cứ theo bài viết “ Vật Cổ Truyền Việt Nam Trong Lịch Sử Và Giai Thoại” của Võ Sư Phan Quỳnh, “Đấu vật là một hoạt động dùng sức, không có phương tiện, dụng cụ nào ngoài tài khéo léo, nhanh nhẹn, nghệ thuật, dẽo dai và sức lực nhằm thi thố tài năng quật ngã nhau giữa hai đối thủ gọi là Đô hay Đô Vật.” Khác với đánh võ bàn tay luôn luôn cứng, khi giao đấu các đô vật hai bàn tay mở xòe và mềm mại hầu dễ dàng cầm, nắm, quăng quật.

    Võ vật dân tộc là một di sản văn hóa, một môn thể dục thể thao truyền thống, có tác dụng tốt trong việc rèn luyện sức khỏe, ý chí, long dũng cảm, tài nhanh nhẹn, tháo vát, sức chịu đựng gian khổ. Ngay từ thời xa xưa, khi xuất hiện bộ môn nầy ở nước ta, vật đã được coi là một phương pháp dùng để luyện quân, rèn tướng vì bao nó bao gồm các phương pháp luyện sức, đo tài, chọn người ra giúp dân, giúp nước. Điều nầy đã được thể hiện ngay trong phong cách, kỷ thuật và lối chơi.
    Như thế Võ Sư Sáng Tổ đã nghiên cứu một cách sâu sắc nền võ vật dân tộc Việt Nam để rồi từ đó đã kiện toàn phần phản đòn cơ bản thực tiễn bằng các thế kỷ thuật giản dị và vô cùng hiệu quả. Đây chính là yếu quyết của Vovinam - Việt Võ Đạo - dựa trên nền tãng kỷ thuật chiến đấu vững vàng và khoa học của môn võ vật dân tộc Việt Nam - để mà từ đó hình thành nên một hệ thống và chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo ngày nay. Để chứng minh cho nhận xét nầy, chúng ta hảy thử tìm hiểu về các thế phản đòn cơ bản bao gồm cả ba trình độ 1, 2, 3; các thế khóa gở trình độ 1, 2,3; các thế tay không đoạt vũ khí (dao, búa rìu và mã tấu); các đòn chân tấn công (1- 21) và các bài vật 1, 2, 3 (bao gồm từ số 1 đến 28), để rồi từ đó mới có thể đưa ra phần kết luận chính xác cho câu nói - Vovinam Việt Võ Đạo đã lấy môn Võ và Vật Cổ Truyền Việt Nam làm nồng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất là để cải tiến nền kỷ thuật của mình ngày một hoàn chỉnh và hữu hiệu hơn.”
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  3. #3
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Tiểu Luận: - VS Trần Minh Hoàng

    A- PHẢN ĐÒN CƠ BẢN TRÌNH ĐÔ 1:

    1-
    Đấm thẳng tay phải: Không có nét riêng biệt của nền võ vật, chỉ mang tính cách ngang bằng sổ ngay, tốc chiến tốc thắng.
    2- Đấm thẳng tay trái: thể hiện tính chất của võ vật là đòn quét đi kèm với bộ chém, hình thành nên bộ chém quét, là một kỷ thuật đặc thù riêng biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo, đồng thời thể hiện rõ nét đặc trưng của võ vật.
    3- Đấm móc tay phải: Đở chặn rồi khóa tay, gài chân để thực hiện đòn ngáng, cãn chân đối phương làm mất thăng bằng => kỷ thuật của võ vật.
    4- Đấm móc tay trái: Đở chặn rồi chém triệt bằng tay trái chân trái, thể hiện rõ nét đặc trưng kỷ thuật riêng biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo, xen kẽ với việc cãn chân rồi triệt ngã đối phương.
    5- Đấm lao tay phải: Áp dụng kỷ thuật luồn đầu từ bên phải để né đòn, bước chân phải lên rồi xuống hạ bình tấn, kết hợp với bộ chỏ-chém và gài ngáng chân phía sau của đối phương tạo thành lực đẩy đối phương té ngã về sau. Đây cũng là một khía cạnh kỷ thuật của võ vật vì đã sử dụng đòn đệm để gài và đánh ngã đối phương té ngửa ra sau.

    6- Đấm lao tay trái: Cũng vẫn áp dụng kỷ thuật luồn đầu từ bên trái để tránh né rồi bước chân lên chém 2 tay vào phía sau lưng đối phương. Không thể hiện nhiều và rõ ràng nét vật, chỉ mang tính phản đòn nhanh, kết thúc sớm.
    7- Đấm múc tay phải: Bước qua tam giác tấn trái né đòn và gạt tay, kết thúc bằng bộ đấm đạp. Không thể hiện nét võ vật, chỉ là phản công nhanh.
    8- Đấm múc tay trái: Ngữa người ra sau rồi đánh bật tay đấm đối phương lên, bước chân lên gài ngáng phía sau chân đối phương, 2 tay sử dụng bộ chỏ-chém chuyển thành đinh tấn phải, tạo ra lực đánh làm đối phương mất thăng bằng ngã về sau. Đây cũng là đòn đệm trong kỷ thuật vật.
    9- Đấm thấp tay phải: Không thể hiện kỷ thuật của võ vật, chỉ bao gồm bộ gạt và phản đòn bằng đòn đá tạt.
    10- Đấm thấp tay trái: Củng không thể hiện nét đặc thù của kỷ thuật vật, chỉ bao gồm bộ gạt để tránh đòn và phản công bằng bộ chém nhanh, gọn.
    11- Tự do 1: Thể hiện rõ các đặc tính kỷ thuật của nền võ vật Việt Nam qua phương thức chém - chặn rồi dùng tay bốc một chân của đối phương và ném đối phương về sau.
    12- Tự do 2: Củng tương tự như phản đòn tự do 1, đòn nầy mang nặng dấu ấn của nền võ vật qua việc dùng tay hốt chân ngang gối của đối phương, kết hợp với đánh chỏ để đẩy đối phương té ngã về sau.

    13- Đá thẳng chân phải: Không mang rõ kỷ thuật võ vật, chỉ mang nét phản đòn nhanh, ngang bằng sổ ngay.
    14- Đá cạnh chân phải: Cùng chung với phản đòn đá thẳng chân phải.
    15- Đá tạt chân phải: Cùng chung tính chất kỷ thuật như đòn đá thẳng và cạnh chân phải.
    16- Đạp chân phải: Tuy không mang rỏ nét của kỷ thuật vật, nhưng lại ứng dụng một lực đặc biệt trong võ thuật: đó là lực tròn xoay, lợi dụng phản lực được tạo ra khi va chạm với đối phương để tạo đà quay cho chính mình xoay người lại để phản đòn. Trong võ vật cũng thường xử dụng lực nầy để phản đòn khi bị tấn công.
    Như thế trong phần phản đòn cơ bản trình độ 1, chúng ta đã nhận thấy rằng có tất cả 8/16 bộ phản đòn có liên quan đến các kỷ thuật của nền võ vật Việt Nam, chiếm tỷ lệ tương ứng là 50% kỷ thuật phản đòn của trình độ 1.

    A- PHẢN ĐÒN CƠ BẢN TRÌNH ĐÔ 2:

    Phần phản đòn cơ bản trình độ 2 dành cho các môn sinh cấp lam đai III, nên đòn thế nếu so sánh với trình độ 1, thì có phần phức tạp hơn, đòi hỏi người môn sinh cần phải có công phu luyện tập cao hơn và dụng lực nhiều hơn, đồng thời phải khéo léo vận dụng lực của đối phương làm phương tiện cho chính mình. Chúng ta hảy thử xem qua và nhận định trong phần phản đòn trình độ 2, các kỷ thuật võ vật đã ảnh hưởng như thế nào trong phần phản đòn nầy.

    1- Đấm thẳng tay phải: Vận dụng lực đấm thẳng tới của đối phương, chụp bắt tay đối phương kéo về phía mình đồng thời dùng búa tay đánh gảy tay đối phương. Đây chính là kỷ thuật tá lực (mượn sức của đối phương) kết hợp với lực kéo của mình hầu làm cho đối phương mất thăng bằng té ngã trong lúc tấn công, thể hiện rõ một biến thế trong việc vận dụng kỷ thuật vật.
    2. Đấm thẳng tay trái: Áp dụng cùng lối gạt và né đòn của trình độ 1, nhưng phần phản đòn lại áp dụng một kỷ thuật ngược lại và cao cấp hơn so với đòn chém quét: đó là kỷ thuật chém-triệt, ứng dụng kỷ thuật ngáng (hay cản) kết hợp với lực chém nghịch tạo thành lực đẩy đối phương té xấp về trước. Đó cũng là một kỷ thuật rất thông dụng của võ vật Việt Nam.

    3- Đấm móc tay phải: Vẫn áp dụng cùng lối đở gạt của trình độ 1, nhưng phần phản đòn phức tạp hơn và cũng mang rõ nét vật khi dùng chân gài triệt và chỏ đánh ngang vào cổ đối phương, làm cho đối phương bật ngã ngửa về sau. Trong võ vật kỷ thuật “triệt” được gọi là “đệm”.
    4- Đấm móc tay trái: Cùng thể hiện tính chất võ vật qua phần hai tay vổ vào hai tai đối phương, bẽ nghiêng đầu đối phương qua trái và cùng kết hợp với việc đá quét chân trái đối phương.
    5- Đấm lao tay phải: Đây là phần phản đòn thể hiện rõ nét nhất về kỷ thuật võ vật Việt Nam, ứng dụng một đòn kỷ thuật nổi tiếng: đó là đòn “bốc đôi” (nghĩa là hốt hai chân), nhưng phần thực hiện lại thực hành ngượclại. Thông thường đòn bốc đôi được áp dụng khi hai bên cùng đối mặt với nhau, nhưng trong phần phản đòn đấm lao phải trình độ 2 nầy, đòn bốc đôi được áp dụng khi ta luồn đầu né đòn, bước chân lên và xoay mặt cùng hướng với đối phương và dùng hai tay hốt ngang chân nơi khuỷu gối đối phương giở lên.
    6- Đấm lao tay trái: Thể hiện nét tinh tế và sắc sảo của kỷ thuật vật Việt Nam khi ứng dụng cả ba, bốn động tác gần như cùng một lúc: trước nhất là luồn đầu né đòn, thứ đến là bước chân phải lên tam giác tấn chém tay trái lối 1 vào sau cổ đối phương, kế tiếp là tay phải chụp ngửa tay vào gối đối phương và cuối cùng là hân trái đá quét. Cả ba động tác sau nầy gần như được thực hiện cùng một lúc, tạo nên lực quay đẩy đối phương té ngã xấp hay lăn tròn về phía trước.

    7- Đấm múc tay phải: Không thể hiện rõ nét võ vật, nhưng phần ngáng chân và đánh chõ kết hợp với chem. cũng đã ít nhiều mang một phần ảnh hưởng của vật dân tộc.
    8- Đấm múc tay trái: Cũng tương tự như phản đòn đấm múc tay phải, nét võ vật không được thể hiện cụ thể, nhưng yếu tố chém triệt thể hiện rõ nét đặc thù của Vovinam, đồng thời chịu một phần ảnh hưởng của võ vật qua việc ngáng hay cãn chân đối phương khi chém để tạo lực đẩy ngã đối phương.
    9- Đấm thấp tay phải: Cùng mang chung đặc trưng của hai bộ phản đòn múc phải và trái, phần phản đòn đấm thấp phải không trình bày rõ ràng những yếu tố của võ vật, chỉ có phần đệm chân đối phương, chém cổ mang ít nhiều đường nét của thế vật để gài đẩy đối phương té ngã về sau.
    10- Đấm thấp tay trái: Không mang tính chất kỷ thuật của võ vật.
    11- Hai tay số 1: Không mang tính chất và đường nét của võ vật.
    12- Hai tay số 2: Đòn nầy mang rõ nét kỷ thuật của võ vật: chõ đánh ngang nách đối phương, đồng thời tay trái nắm kéo ngang vai trái đối phương và chân phải ngáng, hất chân đối phương tạo lực đẩy ngang, hất đối phương ngã qua một bên.
    13- Đá thẳng chân phải: Sau khi lách né tránh đòn đá thẳng, tay phải hốt chân, chân phải gài đệm vào chân đối phương, tay trái chém. Phần phản đòn nầy thể hiện trọn vẹn kỷ thuật đệm chân, hốt chân (bốc) và triệt ngã của một miếng vật thông dụng.
    14. Đá cạnh chân phải: Kỷ thuật vật không thể hiện rõ nét trong phần phản đòn đá cạnh, chỉ thấp thoáng qua kỷ thuật chõ - triệt (chõ đánh ngang, chân gài đệm), gài chân đánh ngã đối phương.
    15. Đá tạt phải: Không thể hiện rõ nét võ vật, nhưng lại ứng dụng một kỷ thuật đặc trưng của Vovinam - Việt Võ Đạo là đòn chém quét để kết thúc.
    16. Đạp phải: Không thể hiện kỷ thuật vật.
    Tổng kết phần phản đòn cơ bản trình độ 2, chúng ta thấy rằng nét kỷ thuật võ vật Việt Nam đã thể hiện từng phần hoặc toàn phần trong tổng số 12/16 bộ phản đòn trình độ 2, nghĩa là đã chiếm tỷ lệ 75% trong tổng số các bộ phản đòn nầy.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  4. #4
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Tiểu Luận: - VS Trần Minh Hoàng

    C- PHẢN ĐÒN CƠ BẢN TRÌNH ĐÔ 3:

    Phản đòn trình độ 3 được dành cho môn sinh ở cấp hoàng đai (huyền đai trước đây). Đây là đẳng cấp trung gian giửa cấp sơ đẳng và khởi đầu của cấp trung đẳng. Trình độ 3 hiện nay chưa được hoàn chỉnh nếu so sánh với các trình độ 1, 2 vì chỉ bao gồm các phần đấm thẳng, đấm móc, đấm hai tay (từ số 3 đến số 7), nhưng chúng ta thấy rõ rằng các thế phản đòn ở trình độ 3 đều có mức độ phức tạp cao hơn và mức độ sát thương nguy hiểm hơn. Nhưng phản đòn trình độ 3 có liên quan gì đến kỷ thuật vật không? Chúng ta hảy thử nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề nầy ra sao.
    1- Đòn đấm thẳng số 3: Dùng hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phương, bước ngáng chân trái đối phương và dùng cạnh vai đánh giật khuỷu tay đối phương ngã ngang vai trái: một kỷ thuật đặc trưng của võ vật.
    Đòn đấm thẳng số 4: Hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phuơng, bước chân trái đệm sau chân phải đối phương, giở cao tay đối phương và chém vào cổ đối phương cho ngã ngửa ra sau, thể hiện đòn riêng biệt 1- của Vovinam - Việt Võ Đạo là chém và đệm, cũng là một phần ảnh hưởng của kỷ thuật vật.
    2- Đòn đấm thẳng số 5: hai tay đan chéo bắt tay đấm của đối phương, xoay người và dung chân trái ngáng (đá triệt) làm cho đối phương mất thăng bằng, cộng với lực kéo tay xoay tròn, giật đối phương té xấp, thể hiện trọn vẹn đòn thế kỷ thuật của nền võ vật Việt Nam bằng cách vận dụng hợp lực của các thế chụp tay, xoay người, giật tay và đá triệt hầu làm chođối phương té ngã.
    3- Đòn đấm thẳng số 6: Hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phương, xoay người và quăng ném đối phương qua vai. Đây là một biến thể của miếng sườn tay trong, vận dụng các lực từ chân làm trụ, cong lưng cùng kết hợp với cúi người hất mông và kéo tay làm cho đối phương hổng chân, bị tung người lên không ngã qua vai té lộn ngữa về trước.
    4- Đòn đấm thẳng số 7: Kỷ thuật cũng tương tự như phần hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phương từ số 3 đến số 6. Điểm khác biệt là sự đảo ngược tay bắt (tay phải ở ngoài, tay trái ở trong). Đòn nầy không mang trọn vẹn tính chất của võ vật, chỉ thể hiện ở phần kết thúc sau khi bẻ gảy tay đối phương nhờ điểm tựa vai trái, là ở chổ chỏ đánh ngang và chân ngáng chân phải của đối phương làm cho đối phương mất thăng bằng và té ngã về sau.
    5- Đòn đấm móc số 3: Củng chỉ thể hiện nét võ vật ở phần kết là phần chém - triệt, một nét đặc thù của Vovinam -Việt Võ Đạo.
    Đòn đấm móc số 4: Nét đặc biệt của bộ phản đòn nầy chính là phần kỷ thuật “tát má đá gót”. Thực tế không phải là “tát má” mà chính là “tát mạnh vào cổ” ứng dụng thêm phần “hậu phát chế nhân” (ra đòn sau mà 1- tới trước) và mượn sức đối phương để tăng thêm lực của chính mình, tạo ra lực đẩy ngang; đồng thời kết hợp với lực đá quét vào cổ chân đối phương theo chiều ngang ngược chiều lại với chiều tát vào cổ, tạo nên một lực quay làm cho đối phương ngã ngang bên trái. Đây cũng là một biến thế của kỷ thuật võ vật.
    6- Đấm móc số 5: Luồn đầu, 2 tay xử dụng bộ liên hoa thủ đánh vào lườn của đối phương để chặn, bước chân phải lên gài triệt chân đối phương. Đây cũng là một biến tấu của kỷ thuật võ vật.
    7- Đấm móc số 6: Chặn, gạt tay, giật mạnh đối phương, hất đối phương lộn qua gáy ngã ngửa sang bên trái. Bộ phản đòn đấm móc số 6 thể hiện trọn vẹn đòn “gồng vọt” ở tư thế đứng, một trong nhhững kỷ thuật phức tạp và dụng sức nhiều của nền võ vật Việt Nam.
    8- Đấm móc số 7: Chặn, đấm múc, gánh vai và ném đối phương xuống đất. Bộ phản đòn đấm múc số 7 thể hiện rõ nét biến thế của đòn “gồng rút” ở tư thế đứng.
    9- Đấm hai tay số 3: Hai tay chặn, tay trái gài khóa tay đối phuơng, chân phải triệt móc chân trái đối phương. Kỷ thuật nầy mang nửa phần ảnh hưởng của võ vật, kèm theo thế đánh đặc biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo là đấm bật – gài triệt.
    10- Đấm hai tay số 4: Xoay người chặn 2 tay đối phương, chém hai tay và quét chân đối phương. Không rõ nét võ vật, nhưng lại áp dụng kỷ thuật đặc trưng chém quét của Vovinam - Việt Võ Đạo.
    11. Đấm hai tay số 5: Hai tay chặn, đẩy đối phương ra xa, tung người dùng đòn chân số 5 để tấn công. Từ phần phản đòn đấm hai tay số 5, chúng ta nhận thấy rằng Vovinam - Việt Võ Đạo đã áp dụng đòn chân tấn công 1- số 5. Đây là một biến thế của môn võ vật Việt Nam dùng để tấn công đối phương trên cao qua ứng dụng của bộ “lăng không tấn”. Chúng ta sẽ đi sâu vào phần phân tích các đòn thế của đòn chân tấn công trong phần kế tiếp.
    12- Đấm hai tay số 6: Hai tay chặn, tung người cập ngang hông đối phương đánh đòn chân số 6 ngược. Phần phản công cũng chính là một đòn chân tấn công, một biến thế của võ vật.
    13- Đấm hai tay số 7: Vẫn hai tay chặn, cúi thấp người xuống dùng vai phải húc mạnh vào bụng đối phương làm cho đối phương gập người lại; đồng thời hai tay tóm ngửa tay vào hai gối của đối phương và ném đối phương qua vai. Đây là một biến thế của đòn “ bốc đôi” trong môn võ vật, với chiều đánh ngược lại nếu so với kỷ thuật đánh “bốc đôi” thông thường của võ vật Việt Nam.
    Như thế, sau khi điểm qua 15 bộ phản đòn cơ bản trình độ 3, các đòn thế có liên quan đến kỷ thuật võ vật (từng phần hay toàn phần) chiếm đến 14 đòn, tương ứng với tỷ lệ khoảng 93,3%.
    Và nếu tỷ lệ nầy đối chiếu cùng với các tỷ lệ của phần phản đòn trình độ 1 và 2, chúng ta sẽ thấy rõ tỷ lệ ứng dụng kỷ thuật võ vật vào các bộ phản đòn tăng dần theo từng trình độ: 50% của trình độ 1 – 75% của trình độ 2 – và cuối cùng là 93,3% của trình độ 3.

    D- PHẢN ĐÒN KHOÁ GỞ TRÌNH ĐÔ 1:
    1- Bóp cổ trước lối 1: Không thể hiện nét võ vật.
    Bóp cổ trước lối 2: Thể hiện một thoáng nét võ vật qua thế gở tay của bóp cổ trước lối 2 qua việc bước chân phải vào giửa hai chân đối 1- phương, đồng thời choàng tay phải qua đánh gạt tay đối phương và đánh chỏ ngược lại vào mặt đối phương.
    2- Bóp cổ sau: Cũng tương tự như bóp cổ trước lối 2, nghĩa là thể hiện một phần kỷ thuật của võ vật khi bỏ chân phải lùi về sau, choàng tay qua đánh gạt hai tay đối phương và kết hợp với đòn chém quét đặc trưng của Vovinam - Việt Võ Đạo.
    3- Nắm áo trước lối 1: Thể hiện trọn vẹn kỷ thuật võ vật qua việc bẽ tay, đánh gập tay đối phương, bước chân ngáng giửa hai chân đối phương và đánh ngã đối phương.
    4- Nắm áo trước lối 2: Không thể hiện kỷ thuật võ vật, chủ yếu là phản công nhanh, chớp nhoáng và bất ngờ.
    5- Ôm trước không tay: Mang nhiều yếu tố của kỷ thuật võ vật khi thực hiện việc gài ngáng chân và bẻ cổ đối phương. Đây là một bộ phản đòn vô cùng đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm vì dể dàng tạo sát thương cho đối thủ.
    6- Ôm trước cả tay: Không thể hiện rỏ nét võ vật, chủ yếu là phản công nhanh và bất ngờ.
    7- Ôm sau không tay: Thể hiện một phần nét võ vật, kết hợp với phản đòn nhanh bằng các đòn chỏ sau và kết thúc bằng đòn chỏ sau kết hợp với đá quét.
    8- Ôm sau cả tay: Không thể hiện nét võ vật, chủ yếu là phản công bằng sự bất ngờ, nhanh và dứt khoát.
    9- Ôm ngang: Đây là đòn thể hiện trọn vẹn tính chất của võ vật Việt Nam vì đó chính là đòn “sườn tay trong” của võ vật cổ truyền.

    10- Khóa tay dắt số 1: Về các đòn khóa tay dắt từ số 1 đến số 6, tất cả đều áp dụng kỷ thuật bẻ tay, khóa tay, gài chân riêng biệt của võ vật truyền thống Việt Nam.
    11- Khóa tay dắt số 2: Tương tự như khóa tay dắt số 1.

    Tổng hợp lại ta có được số lượng 8/12 kỷ thuật phản đòn khóa gở trình độ 1 có liên quan từng phần hay toàn phần đến kỷ thuật võ vật, chiếm tỷ lệ 66,66%.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  5. #5
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Tiểu Luận: - VS Trần Minh Hoàng

    E- PHẢN ĐÒN KHOÁ GỞ TRÌNH ĐÔ 2:

    1-
    Nắm tóc trước lối 1: Kỷ thuật phản đòn cũng chính là thế vật số 1 trong 28 thế vật lẻ trong chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo.
    2- Nắm tóc trước lối 2: Áp dụng kỷ thuật bẻ tay, triệt chân (gài chân) và bẻ đối phương ngã ngược về sau. Kỷ thuật nầy thể hiện một phần kỷ thuật bẻ tay, ngáng chân và vật ngã đối phương của võ vật Việt Nam.
    3- Nắm tóc sau lối 1: Xoay người đánh chỏ sau, bước chân lên triệt chân đánh ngã đối phương. Đòn nầy cũng chịu một phần ảnh hưởng của võ vật.
    4- Nắm tóc sau lối 2: Xoay người giật chỏ sau, kèm theo đòn đặc trưng của Vovinam - Việt Võ Đạo là đòn đánh – đá triệt, thể hiện một phần nét võ vật.
    5- Nắm tay cùng bên: Không thể hiện rỏ nét võ vật, chỉ bao gồm các thế phản đòn nhanh, gọn, và dứt khoát (gở tay, bẻ tay, kết thúc bằng đòn gối).
    Nắm tay khác bên: Xoay tay trở lại nắm tay đối phương, giật mạnh để kéo đối phương về phía mình và đánh búa tay vào chỏ đối 1- phương. Đòn nầy tương tự như đòn phản đòn đấm thẳng số 2, thể hiện một biến thế của kỷ thuật võ vật.
    6- Hai tay nắm một tay trước: Không thể hiện kỷ thuật võ vật.
    7- Hai tay nắm hai tay trước: Không thể hiện kỷ thuật võ vật.
    8- Hai tay nắm hai tay sau: Không thấy nét đặc trưng của võ vật.
    9- Khóa sau vòng gáy: Thể hiện rõ nét võ vật khi phản đòn bằng cách bỏ chân về sau ngáng chân đối phương và ngã ngữa ra sau đánh “đòn hy sinh” té đè đối phương kèm theo đòn chỏ ngang cổ đối phương.
    10- Khóa tay dắt số 3: Tương tư như các đòn khóa tay dắt số 1 và số 2.
    11- Khóa tay dắt số 4: Tương tự như ba đòn khóa tay dắt 1, 2, 3.
    Tổng kết lại các bộ phản đòn khóa gở trình độ 2 ta thấy có tất cả 9/12 bộ đòn có liên quan đến kỷ thuật võ vật, tương ứng với tỷ lệ 75%.

    F- PHẢN ĐÒN KHOÁ GỞ TRÌNH ĐÔ 3:
    1- Nắm tay cùng bên số 2: Nét võ vật không được rõ nét, chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ trong khoảng kỷ thuật bẻ tay đối phương lật ngược lên và kết thúc bằng đòn đánh gối.
    2- Nắm tay khác bên số 2: Mang nửa phần ảnh hưởng của võ vật trong việc bẻ lật cổ tay đối phương và đánh vào khớp chỏ đối phương để đè té đối phương nằm nghiêng
    3- Hai tay nắm một tay trước số 2: Không thể hiện rõ kỷ thuật võ vật, đon thuần chỉ là đòn phản công nhanh.

    4- Hai tay nắm hai tay trước số 2: Thể hiện trọn vẹn đòn kỷ thuật của võ vật khi gài chéo hai tay đối phương và dùng “miếng kê” lấy vai làm điểm tựa để quăng bổng đối phương ra phía trước.
    5- Hai tay nắm hai tay sau số 2: Nét võ vật không thể hiện nhiều trong bộ phản đòn nầy, chỉ biểu lộ qua kỷ thuật dùng gối để gở tay nắm của đối phương và áp dụng đòn chém triệt (đòn ngáng) để đánh ngã đối phương.
    6- Khóa nghẹt cổ trước: Tương tự như đòn hai tay nắm hai tay sau, nét võ vật chỉ thể hiện ở phần lòn đầu ra sau và đá chém nghịch, nghĩa là chém tay phải và đá triệt chân trái.
    7- Khoá nghẹt cổ sau: kỷ thuật võ vật thể hiện rõ nét ở phần ôm đầu đối phương ném qua vai và quăng ra phía trước.
    8- Khóa ngang cổ số 1: Kỷ thuật võ vật không rõ nét, chỉ ảnh hưởng ở phần cuối khi ngáng chân và đánh chỏ ngược cho đối phương bật ngửa ra sau.
    9- Khoá ngang cổ số 2: thể hiện trọn vẹn kỷ thuật võ vật khi đòn kết thúc là đòn giở hổng đối phương lên để dập xuống đất.
    10- Khóa sau vòng gáy số 2: Tương tự như đòn khoá ngang cổ số 2 với đòn kết thúc là đòn hai tay ôm đầu đối phương ném qua vai ngã về trước, một đòn kỷ thuật kinh điển của võ vật.
    11- Bóp cổ trước số 3: Mang nửa phần ảnh huởng kỷ thuật của võ vật ở chổ đánh sụp tay đối phương, bẻ lật ngược và đạp vào nách đối phương cho văng ra phiá trước.
    12- Bóp cổ sau số 2: Thể hiện nét đặc trưng của võ vật khi vòng tay khoá hai tay của đối phương và áp dụng đòn chân tấn công, kẹp cổ đối phương và vật ngã về phía trước.
    13- Ba thế xô ẩn đạp bụng 1, 2, 3: đều mang trọn vẹn kỷ thuật và đòn thế của bộ môn võ vật võ vật Việt Nam, mà trong đó điển hình nhất là đòn xô ẩn 2 khi ngã người đạp ngã đối phương và lộn người theo để ngồi lên trên mình và khống chế đối phương.
    14- Khoá tay dắt số 5: Tương tự như bốn đòn khóa tay dắt 1, 2, 3, 4.
    15- Khoá tay dắt số 6: Tương tự như năm đòn khoá tay dắt 1, 2, 3, 4, 5.
    Trong phần phản đòn khóa gở trình độ 3 ta đã thấy 14/15 bộ đòn có liên quan ít nhiều đến võ vật, chiếm tỷ lệ 93,33% tổng số phản đòn.
    Cũng cùng nhận xét chung với phần phản đòn cơ bản các trình độ 1, 2, 3, ta nhận thấy rỏ các phần tỷ lệ có liên quan đến việc áp dụng kỷ thuật võ vật của các phần phản đòn khóa gở của ba trình độ 1, 2 và 3 đều tăng dần: trình độ 1 là 66,66%; trình độ 2 là 75% và cuối cùng trình độ 3 là 93,33
    G- ĐÒN CHÂN TẤN CÔNG:
    Đòn thế và kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo rất đa dạng và phong phú vì bao gồm nhiều hệ thống kỷ thuật đặc biệt khác nhau như đòn căn bản, quyền, song luyện, đa luyện, chiến lược, các loại vũ khí…Các kỷ thuật nầy hổ trợ và bổ khuyết cho nhau theo định luật “Cương Nhu Phối Triển” và luôn được bổ sung qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước gắn liền với hoạt động của môn phái. Tuy nhiên ngay cả trong nước và
    ở hải ngoại, đòn kỷ thuật nổi danh nhất của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo chính là hai mươi mốt đòn (21) chân tấn công. Chính những đòn chân tấn công nầy đã làm cho biết bao võ phái khác phải nghiêng mình cảm phục trước những hình ảnh các môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo tung người lên không và dung chân để kẹp cổ đối phương, quật và té ngã một cách an toàn từ độ cao 1,5 m đến 2m. Chính những màn biểu diễn nầy cũng đã là động cơ thôi thúc bao thế hệ thanh niên Việt Nam gia nhập môn phái Vovinam - Việt Võ Đạơ vì tính chất hào hùng của đòn thế khi tấn công, cộng với nét uyển chuyển, bay bướm và đẹp mắt khi té ngã. Ngay cả hiện nay, theo trào lưu mở rộng thông tin trên toàn thế giới, một số các võ phái cũng đã bắt chước và cố gắng đưa kỷ thuật đòn chân tấn công của Vovinam - Việt Võ Đạo vào chương trình giáo khoa kỷ thuật của họ điển hình như là Taekwondo, và một vài võ phái ở Hong Kong, Trung Hoa… cũng đã đưa đòn chân tấn công lên màn ảnh để biểu diễn.

    Nhưng nếu xem xét thật kỷ thì chúng ta sẽ nhận thấy tuy rằng về hình thức tuy có những nét giống nhau, nhưng thực chất thì khác hẳn. Ví dụ như phần cơ thể dùng để kẹp cổ thông thường là 2 cổ chân, hoặc cao hơn một chút là là dùng đến phần bắp chuối (nơi cẳng chân) để kẹp. Như thế nếu đi vào phân tích thì chúng ta dể dàng nhận thấy rằng lực kẹp của hai bộ phận đó (cổ chân và bắp chuối) không thể nào kềm giử được trọng lượng cơ thể của người ra đòn, chưa kể đến lực hút của trái đất tác động thêm vào, thì như thế khi ra đòn tấn công sẽ rất khó đạt hiệu quả như mong muốn. Vậy thì tại sao Vovinam - Việt Võ Đạo lại thực hiện được hoàn chỉnh 21 kỷ thuật tấn công bằng chân?

    Câu trả lời là: “Việc huấn luyện kỷ thuật đòn chân tấn công của Vovinam - Việt Võ Đạo không phải là một công việc bất chợt hay đơn lẽ, mà đó chính là một quá trình tập luyện và hoạt động lâu dài, theo một trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn hạn đến dài hạn…. Từ thấp đến cao là đặc tính của chương trình giáo khoa kỷ thuật Vovinam thể hiện qua độ cao tăng dần của các đòn chân tấn công từ số 1 (đánh ở mắt cá chân và gối) đi dần lên các cao độ khác nhau như gối, eo lưng,… và cuối cùng là cổ; từ đơn giản đến phức tạp với khởi đầu là những thế kẹp ngã đơn giản ở độ cao thấp đi dần đến kết quả phải vận dụng lực tổng hợp của eo, chân, lực xoắn xuôi ngược, té ngã các kiểu trước, sau, phải, trái ở độ cao cao hơn, và hiện nay trong những màn trình diển đòn chân tấn công, các môn sinh đã thể hiện những đòn chân tấn công phức tạp hơn do việc kết hợp hai, ba đòn chân cùng một lúc trong một lần biểu diễn tấn công (điều nầy đã nâng việc biểu diễn đòn chân tấn công lên một tầm cao mới, nhưng cũng cần nên thận trọng vì nếu không khéo thì chúng ta sẽ xa rời bản chất thực tế của một môn võ thuật và sẽ sa đà vào việc biểu diển của một bộ môn nhào lộn trên không!!!! hơn là trình bày những đường nét sắc bén của một bộ môn võ thuật); từ ngắn hạn đến dài hạn là do quá trình tập luyện phải đi từ nét cơ bản, nền tảng như tập té ngã các kiểu, tăng lực bật ở cổ chân, gối, sức chịu đựng của đùi, nâng cao sức bật để nhảy cao, độ dẽo của cơ thể, cách phát lực ở chân để nhảy, cách dụng lực để kẹp cổ đối phương và bộ phận nào của cơ thể được sử dụng để vận dụng đòn chân tấn công hiệu quả nhất, và quan trọng nhất là các kỷ thuật khóa, kẹp bằng chân để khống chế đối phương.


    Như thế thì 21 đòn chân tấn công có liên quan gì đến võ vật, và tại sao lại phải tốn nhiều công sức để tập luyện?
    Trong phần phân tích các kỷ thuật huấn luyện và tập luyện đòn chân, ta nhận thấy nổi lên ba yếu tố quan trọng nhất của đòn chân: độ bật nhảy cao, kỷ thuật dùng chân kẹp để khống chế và quật ngã đối phương và cuối cùng là kỷ thuật té để không tự tạo ra chấn thương cho chính mình. Độ bật nhảy cao để tung người kẹp đối phương chính là ứng dụng của bộ “Lăng Không Tấn”, ( theo trích dẩn của Võ Sư Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ), một bộ tấn mà người tấn công phải tung lên người lên cao để tấn công đối phương. Kỷ thuật dùng chân kẹp để khống chế và quật ngã đối phương chính là các yếu tố căn bản của nền võ vật dân tộc Việt Nam trong suốt hằng ngàn năm. Và kỷ thuật té cũng chính là yếu tố chủ chốt để tự mình bảo vệ chính mình được an toàn trong quá trình tấn công.
    Nói tóm lại, 21 đòn chân tấn công của Vovinam được xây dựng chủ yếu trên các nền tảng gốc căn bản là bộ “Lăng Không Tấn” - một trong năm bộ tấn đặc biệt của Vovinam – là bộ tấn lướt người trên không và các nét kỷ thuật của vật là dùng chân kẹp đối phương để quật ngã, cùng kết hợp với các phương pháp té ngã ngay trên sàn đá rắn mà vẫn bảo đảm an toàn cho người tập.

    H- CÁC BÀI VẬT 1 – 2 - 3:
    Thật sự ra khi đề cập đến các thế vật căn bản của Vovinam - Việt Võ Đạo bao gồm 28 thế vật cùng các bài song luyện vật 1, 2, 3 (bài song luyện vật 1 bao gồm các thế từ 1 – 10 của cấp sơ đẳng, bài song luyện vật 2 bao gồm các thế từ 11 – 18 của cấp trung đẳng, bài song luyện vật 3 bao gồm các thế từ 19 – 28 của cấp cao đẳng) để chứng minh là “Vovinam - Việt
    Võ Đạo lấy môn võ và vật cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt” cớ lẽ là một việc làm hơi thừa thãi vì các đòn thế kỷ thuật nầy chính là các thế vật cổ truyền của Việt Nam đã có nguồn gốc từ hằng ngàn năm qua. Nhưng để cho tương thích với trào lưu tiến hoá của xã hội vào các giai đoạn lịch sử tương ứng, Võ Sư Sáng Tổ đã làm một cuộc canh tân, cải tiến phương pháp huấn luyện võ thuật rất khoa học, đơn giản, dễ học, dễ hiểu đi từ phân thế - ghép bài - học tấn và té ngã hoàn toàn khác biệt với các phương pháp huấn luyện trước đây của nền võ cổ truyền Việt Nam là học tấn, học quyền rồi mới phân thế. Và cũng trong những giai đoạn nầy, Võ Sư Sáng Tổ cũng đã hoàn chỉnh thêm các thế vật ở mọi tư thế cùng kết hợp với phương pháp té ngã trên nền đất cứng mà người ra đòn không ngại bị chấn thương.
    Một môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo với trình độ trung bình ở cấp trung đẳng sẽ dể dàng nhận ra rằng, sau khi đã tập luyện 2 bài song đấu vật 1 và 2, hình ảnh của các kỷ thuật vật đã xuất hiện rõ nét trong các đòn thế phản đòn cơ bản, khóa gở, đòn chân tấn công và ngay cả trong các thế tay không đoạt vũ khí của môn phái Vovinam. Ngoài số kỷ thuật đòn thế đã được phân tích ở các đoạn trên, chúng ta hảy thử xem xét và phân tích các tính chất riêng biệt của các bài vật 1, 2, 3 để hiểu rõ thêm về các đặc điểm kỷ thuật của võ vật Việt Nam.


    Bài Vật 1: bao gồm các thế vật từ số 1 – 10 dành cho cấp cuối cùng của trình độ sơ đẳng là cấp Lam Đai Tam. Đây là cấp đã trải qua gần ba năm tập luyện nên về trình độ đã đủ khả năng để nắm bắt được những kỷ thuật cần thiết để thể hiện bài vật 1. Tuy là bài vật đầu tiên của chương trình huấn luyện giáo khoa Vovinam - Việt Võ Đạo, nhưng bài vật 1 lại là nền tảng quan trọng nhất của
    1- một chuỗi ba bài vật của môn phái vì nó xây dựng nền tảng căn bản về các đòn thế vật và cũng chính là cội nguồn của hệ thống kỷ thuật căn bản Vovinam - Việt Võ Đạo. Trong bài vật 1, ta đã thấy một số kỷ thuật vật căn bản của võ vật Việt Nam đã được áp dụng, đồng thời kèm theo đó là một số cải biến của Võ Sư Sáng Tổ qua việc thái dụng tinh hoa của các võ phái khác mà hình thành nên. Trong bài vật 1, lúc khởi đầu môn sinh đã được hướng dẫn kỷ thuật ‘Lồng Tay Tư”, chính là động tác vờn tay của hai đối thủ bám vào nhau trước khi ra đòn, và kỷ thuật nầy thay đổi tùy theo số chẳn, lẻ để xác định tay phải hay tay trái đặt vào gáy đối phương, để rồi từ đó mới triển khai đòn thế thích hợp. Các kỷ thuật trong bài vật 1 tuy rằng không đa dạng như bài vật 2 hoặc sâu hiểm như bài vật 3, nhưng nó hàm chứa hầu như phần lớn các kỷ thuật căn bản quan trọng của vật như các đòn bốc (bốc một= hốt một chân), đòn kê, đòn ngáng, đòn đệm, đòn tay quai, đòn sườn tay trong….Người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo sau khi đã tập nhuần nhuyễn bài vật 1 sẽ dễ dàng đi tiếp vào bài vật 2 và cao hơn nửa là bài vật 3 vì cách vào đòn và gở đòn cũng tương tự như nhau, chỉ khác một điều là ở trình độ cao hơn vaà đòn thế phức tạp hơn.


    Bài Vật 2: Đây là bài vật thứ nhì của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo dành cho cấp trung đẳng (hoàng đai nhị cấp). Muốn đi đến bài vật 2, người môn sinh đã phải trãi qua huấn luyện và va chạm với những kỷ thuật trong bài vật 1. Trên nền tảng đó, đòn thế của bài vật 2 đã được soạn thảo đa dạng hơn cùng với các kỷ thuật 1- cao hơn và tương đối phức tạp hơn với các bộ đòn như: ngáng chân - bẻ cổ; kê ném qua vai; bốc một; bốc đôi; ngáng và húc đầu – đánh vai vào bụng đối phương kết hợp với bốc đôi….
    2- Bài Vật 3: bài vật cuối cùng của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo bao gồm các thế từ 19 – 28 được dành cho cấp hồng đai là cấp cao đẳng của môn phái. Do vậy bài vật 3 hàm chứa những đòn thế tấn công dủng mãnh, nguy hiểm, có tính chiến đấu, sát phạt cao, dễ tạo chấn thương cho người bị tấn công. Do vậy bài vật 3 chỉ được dành cho hàng ngủ cao đồ, đã dầy dạn kinh nghiệm tập luyện và củng đã đầy đủ sự trầm tỉnh, biết nghỉ suy chín chắn trước khi ra đòn quyết định. Qua nhận xét các kỷ thuật trong bài vật 3, ta nhận thấy rỏ các đòn chân tấn công số 2, số 6 và số 6 đánh ngược chiều đã được thi thố một cách mãnh liệt, đúng theo bản chất và rỏ nét của một đòn chân tấn công đúng nghĩa. Điều nầy càng minh chứng thêm về việc các đòn chân tấn công đều có cội nguồn từ nền võ vật dân tộc và bộ lăng không tấn chính là bậc thang để triển khai đòn thế tấn công. Ngoài ra, cũng trong bài vật 3, ngoài các kỷ thuật đã thấy trong các bài 1 và 2, ta cũng còn thấy thêm các kỷ thuật gài - bẽ tay; ngáng chân triệt; khóa ngang lưng ôm đối phương quăng ngã ngửa (đòn hy sinh); ngã người bẽ tay đạp gót chân vào nách và cổ nhằm khống chế đối phương(ứng dụng vào các bài song luyện 1 và 2)…
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  6. #6
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Tiểu Luận: - VS Trần Minh Hoàng

    I- CÁC BÀI TAY KHÔNG ĐOẠT VŨ KHÍ:
    Chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo không có nhiều các bài giáo khoa về dạng tay không đoạt vũ khí, mà đa phần là các bài quyền, chiến lược, phân thế, song luyện,…Các bài về dạng tay không đoạt vũ khí chỉ giới hạn trong các bài 12 thế tay không đoạt dao, 12 thế tay không chống búa rìu, 9 thế tay không đoạt súng trường và 12 thế tay không chống mã tấu, tổng số là 4 bài. Trong đó 12 thế tay không đoạt dao đã được tổng hợp lại thành bài song luyện dao giữa 2 người và bài “Song Dao Pháp” cho phần đơn luyện ; 12 thế tay không chống mã tấu tổng hợp thành bài song luyện mã tấu cho hai người và bài “Mã Tấu Pháp” dành cho đơn luyện. Riêng đối với 9 thế tay không đoạt súng trường cũng đã hình thành nên bài “Thương Lê Pháp”, nhưng do tính chất đặc biệt của kỷ thuật nầy (chủ yếu trước đây dành cho binh sỉ trong quân đội để đánh cận chiến giáp lá cà) chúng tôi không đi vào phân tích nội dung kỷ thuật của phần 9 thế tay không đoạt súng trường, mà chỉ tập trung vào các phần tay không đoạt dao, đoạt búa rìu, và đoạt mã tấu.
    Trên thực tế khi sử dụng hai bàn tay không để đối phó với một đối phương có vũ khí trong tay thì đòi hỏi ngưòi môn sinh phải hội tụ một số yếu tố cần thiết để có thể tự vệ một cách hữu hiệu nhất:

    a) Phải thật là bình tỉnh, tự tin, gan lì và có đầu óc phán đoán, nhạy bén về mặt quan sát.
    b) Phải tương đối vửng chải về các kỷ thuật đở, khóa… nghĩa là các kỷ thuật về tay không đoạt binh khí.
    c) Việc ra đòn phải dứt khoát, nhanh, gọn và lẹ, không khoan nhượng vì sẽ không có cơ hội lập lại lần thứ hai.
    1- 12 thế tay không đoạt dao:
    Do vậy các bài tay không đoạt vũ khí đã được dành cho môn sinh từ cấp trung đẳng trở lên, khởi đầu từ bài “12 thế tay không đoạt dao”.

    - Thế thứ nhất: sau khi đở tay cầm dao đâm của đối phương và khóa bẻ tay cho rớt dao, đòn kế tiếp là đòn chỏ - triệt (hay ngáng), một kỷ thuật thông dụng cũa võ vật.
    - Thế thứ hai: kỷ thuật võ vật thể hiện qua lối đở dao đâm của đối phương và bẻ gật tay, đòn kết thúc không thể hiện nét võ vật mà chỉ là sự phản công nhanh và bất ngờ.
    - Thế thứ ba: củng tương tự như thế thứ hai ở phần chụp bắt tay cầm dao của đối phương và đè chấn đối phương xuống, cũng là nét võ vật Việt Nam. Phần kết thúc là phần phản công nhanh.
    - Thế thứ tư: toàn bộ phần phản đòn, nhất là phần kết thúc đã mang trọn vẹn tính võ vật khi hốt chân và ném đối phương ngã về sau.
    - Thế thứ năm: không rõ nét võ vật ở phần né tránh, nhưng lại thể hiện nét độc đáo là lợi dụng sức của đối phương để đẩy nhanh mủi dao đâm trở lại đối phương và kết thúc bằng đòn chém quét, một kỷ thuật đặc trưng của Vovinam -Việt Võ Đạo, mang ít nhiều nét kỷ thuật của võ vật.
    - Thế thứ sáu: thể hiện rõ nét võ vật khi đòn kết thúc là túm và ném đối phương qua vai.
    - Thế thứ bảy: tương tự thế thứ ba ở phần chụp bắt tay cầm dao và đè chấn đối phương xuống, nhưng phần kết thúc là đòn phản công nhanh.
    - Thế thứ tám: không mang ảnh hưởng của kỷ thuật võ vật.
    - Thế thứ chín: mang rõ nét võ vật khi lòn tay gạt đẩy và khoá bẽ tay đối phương, chân đá triệt ngã để khống chế đối phương.


    - Thế thứ mười: kỷ thuật võ vật thể hiện ở ba động tác được thể hiện gần như cùng một lúc để hất và quăng ngã đối phương như trong bộ phản đòn đấm lao tay trái trình độ 2.
    - Thế thứ mười một: phần phản đòn nầy kết thúc bằng bộ chém tay trái, triệt bằng chân phải để đánh ngã đối phương cho thấy rõ nét võ vật trong đó.
    - Thế thứ mười hai: kỷ thuật chặn, bẽ và khóa tay, cùng kết thúc bằng đòn chém cộng lực quăng làm đối phương ngã lộn về phiá trước là những nét kỷ thuật tinh tế của võ vật.
    Như thế, về phần 12 thế tay không đoạt dao, ta nhận thấy rằng có tất cả 9/12 đòn thế có liên quan đến võ vật, chiếm tỷ lệ 75%.
    2- 12 thế tay không đoạt buá rìu:
    - Thế thứ nhất: thể hiện nét phản đòn nhanh, ngang bằng sổ ngay, tốc chiến tốc thắng. Không mang nét võ vật.
    - Thế thứ hai: khoá tay và đánh chỏ từ trên xuống kèm theo đè ngã đối phương, đã thể hiện ảnh hưởng kỷ thuật võ vật Việt Nam trong cách phản đòn.
    - Thế thứ ba: luồn đầu, nhảy tránh và kết thúc bằng đòn chém quét đặc trưng của Vovinam - Việt Võ Đạo, mang ít nhiều phong thái kỷ thuật của võ vật.
    - Thế thứ tư: không thể hiện rõ nét của võ vật qua việc phản đòn bằng lối đạp ngang, nhanh và mạnh.
    - Thế thứ năm: nét võ vật được thể hiện rất rõ nét qua động tác hạ thấp người phóng tới tay chụp chân đối phương, tay dùng chỏ đánh ngang đùi đối phương làm cho đối phương té bật ngửa ra sau.
    - Thế thứ sáu: phần kết thúc bằng đòn lao trái trình độ 2 vào chân phải đối phương, đó cũng là kỷ thuật của võ vật nhằm hất ngã đối phương.
    - Thế thứ bảy: kết thúc bằng đòn chân 15 sau khi lòn tránh và đánh vào bụng đối phương. Đây cũng là đòn kỷ thuật của võ vật kết hợp với bộ “Lăng Không Tấn” nhằm quật ngã đối phương.
    - Thế thứ tám: phá đòn qua thế kẹp chéo hai tay đối phương kết hợp với đòn chân số 10. Một đòn tổng hợp giửa kỷ thuật khoá tay đối phương (cũng là kỷ thuật của võ vật) và phản công nhanh bằng hai cú đá bay.
    - Thế thứ chín: tương tự như thế số tám, chỉ đổi bên đánh (từ bên trái qua) và kết thúc bằng đòn chân số 11.
    - Thế thứ mười: cùng tương tự như thế số tám, kèm theo bộ khóa tay cùng việc bẽ khuỷu tay đối phương, kết hợp với đòn chân số 17.
    - Thế thứ mười một: đây là đòn rõ nét võ vật nhất khi kết thúc phần phản đòn với đòn quăng ném đối phương qua vai phải (một đòn điển hình của võ vật) kèm theo đòn chân tấn công số 13.
    - Thế thứ mười hai: các nét đều tương tự như thế thứ tám, sự khác biệt là ở chổ kết thúc bằng đòn chân tấn công số 20.
    Tổng kết lại 12 thế tay không chống búa rìu, ta nhận thấy rằng có tất cả 10/12 bộ phản đòn tay không đoạt búa rìu có sử dụng toàn phần hay từng phần kỷ thuật võ vật, chiếm tỷ lệ 83,33%.


    3- 12 thế tay không đoạt mã tấu:
    Đây là bài tay không đoạt binh khí cuối cùng của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo dành cho các môn sinh ở cấp cao đẳng (hồng đai). Do vậy phần 12 phân thế nầy đòi hỏi các kỷ thuật vận dụng để tránh né cao hơn, đồng thời đòn đánh cũng mang nét quyết liệt hơn và việc ứng dụng đòn chân tấn công cũng nhiều hơn so với các bài tay không đoạt vũ khí khác của các cấp dưới thấp.
    - Thế thứ nhất: tay phải đở, tay trái chặn đè, đồng thời gác chân trái qua tay phải cầm mã tấu của đối phương để chấn đè cho đối phương té xuống: một loạt các động tác nầy thể hiện khá kỷ các đòn chặn đè của võ vật.
    - Thế thứ hai: lối đở cùng kỷ thuật với thế tay không đoạt dao số 2, cộng với đòn kết thúc là ném đối phương qua vai phải (cũng chính là đòn kỷ thuật trong võ vật) cùng đòn chân số 7.
    - Thế thứ ba: lối đở cùng tương ứng với lối đở của thế tay không đoạt dao số 3, kết thúc bằng đòn chân số 11, cũng là kỷ thuật xuất phát từ võ vật.
    - Thế thứ tư: tương tự như lối né đòn của tay không chống búa rìu số 4, và kết thúc bằng đòn tung hai chân lên kẹp cổ quật ngã đối phương, trình bày rõ nét tinh hoa kỷ thuật võ vật Việt Nam.
    - Thế thứ năm: vẫn là sự phản công bằng đòn chân số 18, chứa đựng kỷ thuật kẹp và quật ngã đối phương cùng với ứng dụng của bộ “Lăng Không Tấn”.
    - Thế thứ sáu: không thể hiện rõ nét võ vật, chỉ đơn thuần là phản công nhanh bằng đòn đạp.
    - Thế thứ bảy: nét võ vật được thể hiện qua kỷ thuật hai chân tung đòn đá quét vào chân trái đối phương (tương tự như đòn chân số 10 ở độ cao thấp), hất ngã đối phương qua trái.
    - Thế thứ tám: sau khi né đòn, sự phản công được nối tiếp bằng đòn đấm móc số 6 (trình độ 3) để đánh rớt vũ khí đối phương đồng thời kết thúc bằng đòn chân số 11. Vẫn là kỷ thuật của võ vật.
    - Thế thứ chín: sau phần né đòn chém của đối phương, đòn kết thúc là đòn chân số 12, cũng là áp dụng của kỷ thuật võ vật.
    - Thế thứ mười: cũng cùng các đặc điểm với các kỷ thuật tránh né, sự khác biệt chỉ ở chổ là áp dụng đòn chân tấn công số 18 để kết thúc. Đòn kỷ thuật của võ vật.
    - Thế thứ mười một: Sau khi né đòn, đòn đánh rơi binh khí đối phương chính là kỷ thuật của đòn phản đấm móc trái trình độ 2, và kết thúc với đòn chân số 16. Chính vẫn là kỷ thuật võ vật.
    - Thế thứ mười hai: sau phần né đòn, đòn đoạt mã tấu chính là kỷ thuật tay không đoạt dao số 3, chỉ khác biệt ở phần kết thúc là dùng chân trái gác đè lên tay phải của đối phương để khống chế, nâng lên và đá tạt vào mặt đối phương. Kết thúc phần 12 thế tay không đoạt mã tấu bằng đòn chân tấn công số 21. Một đòn thể hiện rõ nét võ vật của dân tộc Việt Nam.
    Tổng kết lại trong 12 thế tay không đoạt mã tấu, đã có 11/12 thế có áp dụng kỷ thuật võ vật, chiếm tỷ lệ 91,66% toàn bài.
    Như vậy, sau khi điểm qua các bài tay không đoạt khí giới (bao gồm dao, búa riù và mã tấu), chúng ta đều nhận thấy rằng các kỷ thuật trong các bài nói trên đều được xây dựng phần lớn trên
    các nét tinh tế và kỷ thuật chiến đấu sắc nét của nền võ vật Việt Nam (bài dao tỷ lệ là 75%, bài búa rìu là 83,33% và bài mã tấu là 91,66%), đồng thời tỷ lệ giửa các bài đều tăng dần theo trình độ của cấp đai mà các bài nầy được đưa vào để học tập và rèn luyện. Ngoài các đòn thế kỷ thuật trong các bài tay không đoạt vũ khí, việc thể hiện các thế nầy còn đòi hỏi thêm một số các yếu tố khác nhau như sức khỏe, thể lực và sự nhanh nhạy, óc quan sát và sự vận dụng nhuần nhuyễn các thế, miếng, có kỷ thuật và phải hội tụ thêm về sự nhanh nhẹn và chính xác của từng bộ phản đòn.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  7. #7
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Tiểu Luận: - VS Trần Minh Hoàng

    Phần Kết

    Như đã trình bày ở phần trên, môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo đã có một nền võ học phong phú bao gồm nhiều hệ thống kỷ thuật khác nhau, bao gồm đòn thế căn bản, các bài quyền, các phần song luyện, đa luyện, liên hoàn đối luyện, chiến lược, binh khí, vật, đòn chân tấn công….Các hệ thống nầy luôn hổ trợ và bổ sung cho nhau dựa trên nguyên lý “Cương Nhu Phối Triển” và hình thành nên nét đa dạng của võ học Vovinam - Việt Võ Đạo. Do vậy Vovinam - Việt Võ Đạo không đặt căn bản chuyên nhất vào một hệ thống kỷ thuật riêng biệt nào, mà tất cả đều hoà trộn, đan xen vào nhau và luôn hổ trợ cho nhau. Điều nầy tạo cho người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo luôn có thể thích ứng với việc học tập và rèn luyện kỷ thuật. Nhưng nếu nhận định như thế thì cũng sẽ không được đầy đủ và rõ ràng lắm nếu không được bổ sung bằng câu hỏi kế tiếp: “ Nền võ học của Vovinam - Việt Võ Đạo từ đâu mà ra, được xây dựng trên nền tảng nào và xây dựng ra sao?” Có lẻ câu trả lời hoàn chỉnh, đầy đủ và dể hiểu nhất chính là:

    “Vovinam - Việt Võ Đạo đặt nền tảng trên sự xây dựng và phát triển toàn diện tinh thần dân tộc Việt để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng nhân loại, bằng cách ứng dụng nguyên lý Cương Nhu Phối Triển” vào võ học cũng như trong đòi sống.
    Do đó Vovinam - Việt Võ Đạo đã lấy môn Võ và Vật Cổ Truyền Việt Nam làm nồng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ thuật khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất là để cải tiến nền kỷ thuật của mình ngày một hoàn chỉnh và hữu hiệu hơn.”

    Sau khi đã trải qua phân tích chín mục trong chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo thì chúng ta đều đã có thể nhận thấy rõ những ảnh hưởng của kỷ thuật “Võ Vật Việt Nam” đã được thể hiện rõ nét trong đa phần của chín mục nầy của chương trình giáo khoa kỷ thuật căn bản của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo. Điển hình là nếu như chúng ta thực hiện qua phương pháp thống kê thì những số liệu thể hiện các đòn thế kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo có liên quan đến võ vật Việt Nam sẽ chứng minh cho chúng ta thấy cụ thể và rõ ràng hơn:

    1- Phản đòn cơ bản trình độ 1 : 8/16 thế tỷ lệ là 50%.
    2- Phản đòn cơ bản trình độ 2 : 12/16 thế 75%.
    3- Phản đòn cơ bản trình độ 3 : 14/15 thế 93,3%.
    4- Phản đòn khoá gở trình độ 1 : 6/8 thế 75%.
    5- Phản đòn khoá gở trình độ 2 : 9/12 thế 75%.
    6- Phản đòn khoá gở trình độ 3 : 13/16 thế 81%.
    7- Đòn chân tấn công (21 đòn) : 21/21 thế 100%.
    8- Ba bài vật 1, 2, 3 : 3/3 bài 100%.
    9- 12 thế tay không đoạt dao : 9/12 thế 75%.
    10- 12 thế tay không đoạt búa rìu : 10/12 thế 83,3%.
    11- 12 thế tay không đoạt mã tấu : 11/12 thế 91,6%.
    Như vậy qua những con số vừa nêu ra ở trên, chúng ta nhận thấy rằng số lượng những đòn nét kỷ thuật của Vovinam - Việt Võ Đạo có liên quan đến võ vật chiếm trung bình từ phân nửa đến toàn phần các bài bản giáo khoa kỷ thuật đã được đề cập đến của môn phái. Đó là chúng ta chưa tính đến các bài song luyện 1, 2, 3 và 4 là phần tổng hợp các thế phản đòn cơ bản và khóa gở của các trình độ 1, 2, 3 cùng với các bài liên hoàn đối luyện 1,2, 3…là tập hợp của các thế phản của phản đòn. Việc chứng minh nầy cũng đã loại ra các bài quyền được hình thành dựa trên các thế phản đòn cơ bản của trình độ 1 và 2 như các bài “Tứ Trụ” và “Viên Phương”. Việc loại bỏ không tính đến các bài kể trên nhằm mục đích tránh sự lập lại, tính toán hai lần trên cùng một vấn đề để giử cho việc chứng minh được rỏ ràng, minh bạch và khoa học hơn.

    Ngoài ra nếu dựa vào và nhìn sâu hơn những số liệu đã được thống kê, chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng đối với các bài bản ở trình độ cao hơn (trình độ 2 và trình độ 3) thì mức độ ứng dụng kỷ thuật của võ vật vào trong đó càng nhiều hơn và sâu hơn. Như vậy việc nầy muốn nói lên điều gì trong chương trình giảng dạy của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo của chúng ta? Có phải chăng chính là sau khi đã xây dựng nền móng căn bản cũng như giới thiệu về những đường nét buổi ban sơ của võ vật Việt Nam cho các môn sinh, những bài bản kế tiếp chính là nhửng việc “vẽ gấm thêm hoa” để tô vẽ và nâng kỷ thuật võ vật Việt Nam ứng dụng vào chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo lên một tầm cao mới. Nhưng dù nét vẽ có tài hoa như thế nào đi nửa, hoa được vẽ vời một cách tuyệt diệu chăng nửa, nhưng lại được thực hiện trên một mãnh vải thô tầm thường thì cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của toàn bộ công trình hội họa. Nhưng nếu ngược lại trên một mảnh gấm có giá trị cao mà thêm vào những họa tiết để trang trí thêm cho đẹp, thì cả hai việc nầy cùng sẽ bổ sung giá trị cho nhau để mà nâng mảnh gấm nầy lên một giá trị mới cao hơn. Chính những bài bản ở trình độ 1 (hoặc là trình độ thấp hơn) thật sự là mảnh gấm, là phần căn bản quan trọng nhất và cần thiết nhất để tạo nên nền tảng kỷ thuật chủ yếu sau nầy khi người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo muốn đạt tới cao độ của nghệ thuật. Đây chính là sự đúc kết của một qúa trình nhận xét sau một thời gian dài học tập và được rèn luyện các bài bản kỷ thuật theo chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái. Điều nầy thật sự không phải là một điều gì mới lạ, mà đây là một vấn đề đã được các thầy trong môn phái Vovinam thường xuyên nhắc nhở môn sinh cần phải ghi nhớ khi tập luyện. Nhưng thông thường các môn sinh khi mới bước vào lãnh vực võ thuật để học tập thường rất hăm hở khi học tập, chỉ thích được học thêm cái mới và mau buồn chán và lơ là khi phải trở lại ôn luyện những gì củ kỷ từ các chương trình trước. Do vậy khi càng đi sâu vào chương trình huấn luyện của môn phái, nếu không nắm vững những gì căn bản của cấp lớp dưới, thì càng lên cao chúng ta sẽ đi dần lệch lạc ra ngoài những nền tảng căn bản của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo mà Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc và Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng đã dầy công sáng tạo, phát triển và lưu truyền cho đến nay.

    Cố Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng thuở còn sinh tiền, đã có lần trả lời và dặn dò về một câu hỏi mà cá nhân chúng tôi nêu ra khi lên chào từ giả Thầy trước khi lên đường qua Mỷ để đoàn tụ gia đình (tháng 12/2002). Câu hỏi đó là: “Kính xin Thầy chỉ dẩn cho chúng con, đồng thời kính xin Thầy cho chúng con biết ý kiến của Thầy về việc giảng dạy Vovinam ở hải ngoại?” Sau khi trả lời khái quát hoá về tình hình hoạt động của Vovinam ở hải ngoại, trở lại về việc giảng dạy Vovinam, Thầy đã nói như sau: “Thầy cũng hiểu là do tình hình và đặc điểm của cuộc sống ở hải ngoại có những điểm khác biệt với cuộc sống ở Việt Nam, do vậy việc giảng dạy Vovinam ở hải ngoại cũng sẽ có nhiều điểm không hoàn toàn giống với chương trình và cách giảng dạy ở Việt Nam. Việc chỉnh sửa đòn thế cho phù hợp với suy nghĩ cùng với cách sinh hoạt, văn hóa, phong tục, tập quán của người bản xứ là một việc cần phải làm và nên làm để góp phần phát triển môn phái ở hải ngoại. Nhưng Thầy chỉ dặn con một điều là: “ Có chỉnh sửa như thế nào thì chỉnh sửa, nhưng cần phải lưu ý là việc chỉnh sửa nầy cần phải bám sát nguồn gốc của mình, càng sát càng tốt, không nên xa rời quá vì lúc đó mình sẽ không còn là chính mình nữa.”
    Chính những lời dặn dò của Thầy đã thôi thúc chúng tôi kể từ thời gian đó trở đi để mà nghiền ngẩm nhiều về chương trình giáo khoa của môn phái Vovinam, đồng thời nghiên cứu thêm về mối tương quan giửa các đòn thế kỷ thuật, các bài bản, các bài quyền… của môn phái. Từ đó chúng tôi nhận thấy rằng đã có một mối liên hệ rõ ràng giửa các đòn thế kỷ thuật với nhau, có sự liên đới giửa chương trình của các cấp đai với nhau và ngay cả sự liên quan (vì có những nét tương đồng) giửa nhửng bài quyền ở cấp sơ đẳng và cấp cao đẳng (ví dụ như mối tương quan giửa các bài “Long Hổ Quyền”- “Xà Quyền” và “Hạc Quyền” mà nếu sau nầy có điều kiện chúng tôi sẽ đi sâu vào mối tương quan nầy). Và càng quan sát, càng nghiền ngẩm và cùng với quá trình thực tế trực tiếp giảng dạy cho môn sinh các cấp, nhất là các cấp lam đai, chúng tôi đã có được cơ hội nhận thấy và hiểu rõ thêm về nền tảng căn bản của hệ thống giáo khoa kỷ thuật môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo để có thể tự hào mà ngẩng cao đầu và nhìn thẳng vào mắt người đối diện để trả lời một cách hiên ngang và khẳng khái rằng: “ Môn võ Vovinam -Việt Võ Đạo của chúng tôi đã lấy môn Võ và Vật Cổ Truyền Việt Nam làm nồng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ thuật khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất là để cải tiến kỷ thuật của mình ngày một hoàn chỉnh và hữu hiệu hơn. Môn võ của chúng tôi không cần phải cóp nhặt, sao chép các võ phái khác vì chúng tôi đã có một kho tàng võ học dân tộc được thừa kế từ hàng ngàn năm trước do biết bao thế hệ cha ông để lại cho các đời sau mà chính chúng tôi là những người đã và đang được thừa hưởng.”

    Tính từ năm 1990, kể từ lúc được quay trở lại học tập và luyện rèn dưới mái ấm của Tổ Đường, đến nay đã được hai mươi lăm năm, chiều dài của một phần tư thế kỷ. Một khoảng thời gian không dài lắm nếu so sánh với suốt quảng thời gian kể từ ngày thành lập môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo đến nay đã được gần tám mươi năm. Nhưng thật sự ra đối với bản thân chúng tôi đây là khoảng thời gian mà chúng tôi thật sự có được niềm vui, hạnh phúc và may mắn vì đã được thụ huấn với các vị thầy giỏi, đầy đủ kiến thức và hết lòng với các thế hệ môn sinh. Và cũng chính trong giai đoạn nầy chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo đã có những bổ sung quan trọng với những bài bản mới phù hợp với nguyên lý “Một thành ba ó ba thành một”, đã hình thành một giai đoạn “bản lề” tiếp nối giửa cái củ và cái mới trong chương trình giáo khoa của môn phái Vovinam, mà chính chúng tôi là những môn sinh may mắn mới được trải nghiệm qua giai đoạn nầy để mà có cơ hội nhận xét về những sự đổi thay trong hệ thống huấn luyện của môn phái. Tuy vậy cũng không phải là hoàn chĩnh vì ‘’cái củ chưa được rõ mà cái mới thì chưa học hết”, cho nên chúng tôi cũng tự hiểu mình cũng hảy còn quá nhiều khiếm khuyết về kiến thức võ học của môn phái cũng như khả năng vẫn còn nhiều hạn chế để mà đi sâu và tìm hiểu một cách trọn vẹn những khía cạnh bao la và sâu thẳm của võ học Vovinam. Chân thành kính mong được sự chỉ dẩn và dạy bảo của Qúy Thầy Trưởng Thượng cùng với sự đóng góp xây dựng của các bạn đồng môn để cho chúng tôi có cơ hội được học hỏi thêm và nâng cao thêm kiến thức của mình về môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo thân yêu của chúng ta.

    Viết xong ngày 24 tháng 4 năm 2015 tại TP. Houston, Texas – Hoa Kỳ.
    Môn Sinh TRẦN MINH HOÀNG.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts