VÀI KỶ NIỆM VỚI THẦY CAO VĂN CÁT
Vào dịp Xuân Tân Mão 2009, tình cờ tôi được đồng môn Nguyễn Đức Đông (cựu môn sinh Tổ Đường và cựu HLV.Vovinam quận Tân Bình) ngõ ý mời tôi đi cùng VS.Lại Văn Thám và VS.Nguyễn Chí Khanh đến thăm nhà và chúc Tết - Thầy Cao Văn Cát.
Thú thật lúc đó tôi chưa biết Thầy Cao Văn Cát là ai, sinh hoạt VOVINAM như thế nào ..?!!!
Xe chạy vòng vo vào con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận; đến trước căn nhà xập xệ cũ nát, bên trong nhà cũng chẳng có gì "sáng sủa" hơn... Ra đón chúng tôi là một người đàn ông hao gầy, có vẻ khắc khổ và bị tật ở phía cổ (sau này hỏi ra mới biết là do di chứng sau tại biến), duy chỉ có "đôi mắt'' là vẫn tinh anh, ẩn hiện thần sắc của con nhà võ..?!
Qua trò chuyện, tôi mới biết Thầy Cao Văn Cát là một cao đồ của Môn phái trước 1975 và cũng là người đã phổ nhạc cho một số ca khúc như :

- Việt Võ Sĩ hành khúc (Vovinam hành khúc, ngày nay) – 1960 (Lời : Huy Vũ).
- Hồi tưởng – 1962 (Lời: Huy Vũ).
- Tình mẹ con – 1962 (Lời : Quang Vũ).
- Nhớ xưa – 1967 (Lời: Huy Vũ).
- Đạo sống khai nguyên – 1970 (Lời : Lê Sáng).
- Tuổi thanh xuân (Khúc nhạc thanh xuân) – 1970 (Lời : Lê Sáng).


Thoáng thấy ánh đèn dầu vẫn thắp sáng le lói trong nhà, nhang và nến trên trang thờ khói hương nghi ngút giữa "thanh thiên bạch nhật", tôi cứ tưởng Thầy Cao Văn Cát lúc đó đang theo một "Đạo giáo nào đó".?! Hỏi ra mới biết từ trước đến nay, Thầy Cát vẫn sử dụng đèn dầu cho đỡ tốn tiền... Thật là cảm động và hiếm có giữa Trung tâm đô thị bậc nhất Việt Nam, lại có người sử dụng đèn dầu thay cho đèn điện...
Sau này, tôi mới thấy Thầy Cát xuất hiện nhiều hơn và luôn được đặc cách ngồi ở vị trí trang trọng vào những dịp "Lễ tưởng niệm Sáng Tổ và Chưởng Môn Lê Sáng"...
Xuân Ất Mùi năm nay, sau buổi họp mặt Quý đồng môn - Mùng 2 Tết, tôi rất vui khi được gặp lại Thầy Cao Văn Cát lên dâng hương "Tổ Thầy"...

Thầy Sen cũng lấy làm vui mừng, trò chuyện, hỏi thăm sức khỏe và khui rượu vang cùng chúc Xuân...
* Để làm sáng tỏ một số chi tiết cho chắc chắn và bổ sung bài viết thêm phong phú… Hôm vừa rồi, tôi lại ghé thăm nhà Thầy Cao Văn Cát : Bảy năm quay lại ngôi nhà và khung cảnh vẫn như xưa… Tuy ở tuổi ’’Thất thập cổ lai hy’’, Thầy Cát vẫn sống đơn thân, ảm đạm (tối ngày đối diện với 4 bức tường rách nát), tự lo liệu mọi thứ từ miếng ăn cho đến thuốc thang khi đau ốm… Thầy rất có hiếu, trên trang thờ lúc nào cũng nghi ngút khói hương, bánh trái cho người thân quá cố…

Trước khi chia tay Thầy Cát ra về, tôi bận tâm lo ngại : Thầy ở như thế này, liệu đêm hôm ’’trái gió trở trời‘‘ có bề gì thì sao trở tay kịp ? Thầy thanh thản trả lời : Kệ, trời thương cho mình sống đến lúc nào hay lúc đó. Kể ra từ lúc bị ’’tai biến‘‘, sống đến nay cũng được mười mấy năm đã là may mắn lắm rồi !!!

Khi nào kẹt lắm mới nhờ đến (Môn đồ.Trần Thế Hùng, VS.Nguyễn Thanh Hương và HLV.Cao Văn Nam..), đưa đi đây đó, đi khám bệnh hay đến Tổ Đường…

Cách đây vài tháng, có đứa ’’học trò cũ‘‘ tìm về, thấy hoàn cảnh Thầy như thế, mới thương tình sắm cho cái Tivi truyền hình Cáp (Cable TV) và cái máy tính iPad để liên lạc thư từ, xem tin tức giải trí tuổi già, Thầy vui lắm !!!
Có lẻ chất quân tử của con võ và lãng tử của nghệ sĩ chân chính đã ăn sâu trong huyết quản.., nên dù sống trong hoàn cảnh éo le như thế, Thầy Cao Văn Cát vẫn luôn điềm đạm "ung dung tự tại"...
Chia tay Thầy Cát, tôi có nói an ủi một câu ’’Thầy cười‘‘ : Nhìn gia cảnh và chuyện tình của Thầy, sao em thấy hơi giống với nội dung bài hát ’’Đập vỡ cây đàn‘‘ quá !!!

’’Tôi xót thương nàng và rồi tôi khóc thương mình
Đời ơi còn chi ? Đàn ơi biệt ly !
Đập vỡ cây đàn giận người đổi trắng thay đen
Giận đời trở như bàn tay‘‘…


Kỷ niệm Sài Gòn vào hạ 2015
Lê Hùng.