kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Tiểu luận của Minh Kha dự thi lên hoàng đai III cấp .

    Tiểu Luận Án của

    Nguyễn Minh Kha
    Dự thi lên Hoàng Đai III Cấp tại San Jose - July 4, 2014.

    VOVINAM: Khoa Học, Triết Học



    Vovinam là một trong rất ít những môn võ của Việt Nam được hình thành và phát triển ờ đầu thập niên ba mươi. Không màng sự đến sự sinh thành muộn màng và lịch sử chưa đầy một thế kỷ, Vovinam có sức vượt trội ấn tượng, vươn đến tầm vốc quốc tế và trở thành một trong những môn võ nổi tiếng nhất xuất phát từ Việt Nam. Cũng chính nhờ sự muộn màng ấy, Vovinam có cơ hội đế hấp thụ tinh hoa của tất cả các nền võ thật đông Á từ trước đến giờ và hoà hợp chúng lại thành một khối thống nhất để thăng hoa đến cảnh giới tối cao của võ học. Và võ học, là môn nghệ thuật duy nhất được tạo ra để chiến đấu dựa trên nền tảng trừu tượng và hữu hình của thân thể, trí óc và tâm hồn. Chiến đấu trong võ thuật được liên tưởng đến bằng hình ảnh của hai hoặc nhiều người trí dụng tứ chi hoặc binh khí để chiến thắng đối phương. Đó cũng là một phần của võ thuật được nhiều người biết đến. Nhưng một phần lớn hơn của sự chiến đấu trong võ học được ít người biết đến hơn chính là cuộc chiến của chính bản thân võ sinh, cuộc chiến của lý trí, cuộc chiến giữa con người với sự sống, với hoàn cảnh và những điều vô hình khác. Khi không có nhiều đối thủ hữu hình, sự đấu tranh trở nên tàn khốc hơn. Tinh hoa của võ học củng trở nên huyền diệu hơn. Thuyết tâm thân cách mạng của võ sư sáng tổ Nguyễn lộc là một trong những con đường có thể đưa võ sinh đi qua những cuộc chiến của tinh thần và thề xác. Ấy củng chính là một vi nguyên thể của thuyết “Cương Nhu Phối Triển” khi thân thể chính là vật hữu hình tượng trưng cho cương, đối ngược với thân thể hữu hình là tâm trí và tinh thần mường tượng, vô hình, biểu trưng cho nhu. Thể xác và tinh thần hoà hợp, đó chính là cương nhu phối triển. Sự thăng hoa trong nghệ thuật của Vovinam xuất phát từ đây. Có rất nhều điều làm cho Vovinam - Việt Võ Đạo trở nên diệu kỳ và đặc sắc. Trong đó có ba yếu tố chính : Khoa Học, Triết Học và Nghệ Thuật.


    Khoa học trong Vovinam được tìm thấy ở ba bộ môn chính: Vật Lý Học, Hình Học và Sinh Học. Có nhiều ý kiến cho rằng võ thuật và khoa học là điều hoàn toàn khác nhau. Điều đó là ngộ nhận của những phần tử chưa trải nghiệm qua nhiều trong võ thuật cũng như quá trình tập luyện vì bản chất của khoa học cũng là những khám phá từ tự nhiên. Khoa học đem những nguyên lý tự nhiên, nghiên cứu và phát triển cho con người. Võ thuật nói chung và Vovinam nói riêng của vậy, cũng nghiên cứu từ tự nhiên và dùng những điều tự nhiêu đế phát triển thành chiêu thức. Trong đó, nguyên tắc lớn nhất là sự thừa nhận lực hút của trái đất. Khoa học gia Newton khám phá ra điều này khi quan sát sự rơi tự do của quả táo. Quả táo sẻ không bao giờ rơi nếu không có trái đất kéo nó về với mình. Từ đó định luật đầu tiên của Newton ra đời: “Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi nếu không bị buộc phải thay đổi trạng thái đó bởi ngoại lực tác dụng lên vật”. Vì thế nên trái táo rơi, vì thế nên con người còn đứng trên mặt đất này. Vị vậy thừa nhận sức hút của mặt đất là điều khôn ngoan trong võ thuật. Võ sinh một khi đã biết có một lực lượng để kéo cơ thể trở về với đất, việc tập luyện sẽ chú trọng đến quá trình thoát khỏi lực lượng đó cao và xa nhất. Nhận định này là tất yếu cho các môn sinh Vovinam khi tập luyện đòn chân tấn công. Để thực hiện đòn chân ở cự ly gần, việc lấy đà là gần như theo khyunh hướng nhảy thẳng để thoát khỏi lực hút của trái đất và lợi dụng quán tính để đưa cơ thể tới phía trước. Chỉ trong một việc lấy đà để thực hiện đòn chân tấn công của Vovinam đã thừa nhận và kết hợp tất cả ba định luật của Newton. Định luật đầu tiên là thừa nhận có lực hút của trái đất tác dụng lên con người và sử dụng quán tính để lao tới. Định luật hai là cân nặng tỷ lệ thuận với vận tốc. Người nặng hơn sẽ có sức công phá mạnh hơn khi lao tới trực diện, vì thế đòn chân Vovinam ưu dụng kỹ năng lấy đà thẳng để đánh đòn chuẩn hơn và an toàn cho cả đôi bên. Lúc bấy giờ, việc khống chế đòn thế từ người đánh củng dễ dàng hơn. Định luật thứ ba là phản lực : “Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn và ngược chiều.” Vì định lực thứ ba này nên tất cả các đòn chân tấn công mới có thể xảy ra. Võ sinh lợi dụng phản lực của mặt đất để nhảy lên không. Và vì phản lực cùng độ lớn, lên khi đánh đòn chân tấn công, lực nhún từ chân đưa vào mặt đất càng mạnh thì phản lực càng lớn và nhảy càng cao. Vì thế, khi bún người từ một bề mặt cứng chắc như mặt đất luôn luôn được thành tích cao hơn so với khi bún người ở những bề mặt mềm như là cát, bùn hoặc một tấm ván mỏng trên mặt nước chẳng hạn. Vì khi đó, lực phản hồi của mặt đất đả bị chia rẻ rất nhiều. Nhưng chỉ với việc thừa nhận ba định luật của Newton thôi củng chưa hoàn toàn đủ. Để nhảy cao và xa hơn, cần phải có sự kết hợp và tập luyện các cơ bắp khác nhau. Trở lại với ví dụ của việc thực hiện đòn chân tấn công. Các cơ bắp cần phải hoặc động là : mười ngón chân, ức của lòng bàn chân, bắp chân, đùi, bụng dưới và eo. Tất cả các nhóm cơ này chia sẽ và làm việc chung với nhau để có thể đưa cơ thể lên cao đến cổ đối phương. Đi sâu vào chi tiết hơn, việc đầu tiên khi lấy đà là dùng đùi và bắp chân để hạ thấp người nhầm mục đích đưa lực vào mặt đất để lấy phản lực. Sau đó, mặt dưới của mười ngón chân sẽ dùng để chịu lực với mặt đất trong khi ức của lòng bàn chân đẩy cơ thể lên, bắp chân lúc này sẽ có nhiệm vụ như một người kéo nước để kéo cả cơ thể lên khỏi mặt đất. Cơ bắp ở đùi có nhiệm vụ co lên để gối chạm ngực. Lúc này, cơ dưới của bụng sẽ đẩy phần dưới của cơ thể ra và cơ trên của bụng đẩy cơ thể về hướng ngược lại. Mục đích của cơ bụng đẩy cơ thể theo hai hướng khác nhau là để toàn thân của người đánh được nằm song song với mặt đất ở trên không. Mục đích thứ hai là đề căng toàn thân theo đường tròn để xiết chặt cổ người bị kẹp. Cơ thể càng căng, thì đôi chân kẹp càng xiết. Sau đó, cơ eo dùng để xoay và bẻ cổ đối phương. Đây chính là sinh học trong đòn thế của Vovinam. Ngoài Sinh học, Vật lý học, đòn thế của Vovinam củng xuất hiện rất nhiều điều tương đồng với toán học, cụ thể là hình học. Ví dụ như cách phản đoàn đạp ngang lối 1 của Vovinam có sự xuất hiện của phương trình tiếp tuyến đường tròn. Trong đó, chân đạp ngang của người tấn công chính là đường tiếp tuyến và sự xoay mình của người phản đòn là mộ đường tròn vô hình. Chính đường tròn vô hình này đã đảy đường tiếp tuyến đi theo quỹ đạo của nó mà không làm tổn hại người phản đòn, đồng thời thu ngắn khoảng cách bằng đường tròn chuyển động và chiếm thế thượng phong.


    Không chỉ có khoa học, triết học trong Vovinam củng cực kỳ diệu huyện và cũng vô cùng đơn giản. Thuyết cương nhu phối triển đả bao gồm hầu hết vũ trụ quan và nhân sinh quan của Việt Võ Đạo Sinh rồi. Thuyết này gần như không thể giải thích hết bằng ngôn ngữ vì chăng nó quá ư bao la, chỉ có thể cảm giác qua quá trình tập luyện và nhận thức. Thuyết cương nhu phối triển được cảm nhận gần như ở tất cả mọi thứ, mọi nơi xung quanh võ sinh. Thuyết này cũng có thể thấy ở thuyết tương đối của Einstein có nghĩa là không có vật gì tuyệt đối. Trong võ học cũng vậy, không có gì tuyệt đối. Bản thân của con người cũng không hoàn mỹ. Cương không phải lúc nào cũng chế nhu được và nhu cũng không phải luôn luôn khác được cương. Nhưng nếu lấy cả hai yếu tố này dung hoà và trung bình lẫn nhau sẽ đem đến kết quả không ngờ. Đôi lúc không nên phân biệt và liệt kê sự việc, vật chất và con người theo một trường phái cương hoặc nhu. Vì mỗi vật thể đều có tính tương đối và chắc chắn sẽ thay đổi. Tình cương nhu củng có thể hoán đổi tuỳ theo thời gian và hoàn cảnh. Ví dụ như nước. Mặt nước phẳng lặng trong hồ thì bình yên, đấy là nhu. Nhưng nước có thể nổi cơn lôi đình, làm mưa to, sóng lớn, chảy siết cuồn cuộn. Đấy là cương. Nhưng nước nói cho cùng vẫn chung thuỷ là nước. Nước bốc hơi thành mây, cô đọng thành mưa, gặp khí lạnh sẽ đóng thành băng, rồi gặp nắng nóng sẽ tan chảy lại thành nước. Trong nước đã có cương nhu phối triển, miên sinh rồi. Nói tổng quát hơn, trong tự nhiên đã có triết lý này. Con người cũng là một vi nguyên thể trong tự nhiên, khám phá quy luật của tự nhiên, sàn lọc nó và sử dụng nó cho con người. Võ học cũng vậy, võ học cũng là một sự khám phá của con người từ tự nhiên và tài nguyên lớn nhất chính là thân xác và tâm trí con người. Võ sinh học võ, để khám phá võ học và cũng để khám phá chính bản thân. Học tất cả nhưng chỉ sàn lộc những gì hữu dụng cho mình, và quên đi những gì vô dụng cho mình. Đấy cũng là cương nhu phối triển. Sự học cho là cương, và sự quên được cho là nhu. Ít người cho sự quên là cần thiết trong võ học. Nhưng sự quên và học cũng như thuyết cương nhu phối triển, nó có tính hoán đổi và tương đối của nó. Quên vì điều đó đã trở thành tiềm thức, như một đòn thế đã tập qua vạn lần, nghìn lần, nó trở thành một phản xạ vô điều kiện, không cần phải nhớ đến nữa. Còn sự học là bằng chứng của sự thiếu tự tin, chưa biết tồn tại ở mỗi cá nhân. Vì không biết nên mới học, vì thiếu tự tin nên mới tiếp tục tập luyện cho đến lúc đủ tự tin và can đảm để quên. Bản thân của việc học võ cũng có tính dung hoà của thuyết cương nhu phối triển. Ví như đường lối cách mạng tâm thân của sáng tổ Nguyễn Lộc. Hoà quyện thân thể và tâm can cũng như rèn luyện cả đôi bên. Thân thể là cương, tâm thần là nhu. Nhưng trong thân thể củng có tính nhu như những lúc dùng các đòn thế xô ẩn hoặc uống dẻo. Trong tâm thần cũng có lúc cương như lúc phải đưa ra phán đoán cương quyết. Điều đó đã chứng minh cương và nhu có thể hoà hợp và phát triển như một khối thống nhất. Thuyết cương nhu phối triên là thuyết học dựa theo tự nhiên, dựa theo lẽ sống, là VOVINAM.


    Nguyễn Minh Kha
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  2. The Following User Says Thank You to vvnnews For This Useful Post:

    Lê Minh Trung (07-16-2014)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts