+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 2 trên 2
  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Tiểu sử Sáng Tổ & Chưởng Môn

    Lời chú thích: Bài nầy được viết tổng hợp lại theo lược sử môn phái, được thu ngắn gọn để đọc trong các buổi lễ tưởng niệm cố võ sư Sáng Tổ..

    Cố Võ Sư Sáng Tổ NGUYỄN LỘC (4/4/1960 - 4/4/2014)

    Võ sư Sáng Tỗ Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (Bắc Việt). Ông lớn lên trong thảm cảnh mất nước, giữa lúc các tư trào cách mạng và phóng đảng đang bành trướng trên đất nước.

    Trước khuynh hướng đấu tranh sắt máu của các nhà chỉ sĩ cách mạng và thủ đoạn ru ngủ quần chúng bằng cái võ tự do phóng khoáng của bọn thực dân thống trị. Từ thiếu thời ông Nguyễn Lộc đã ấp ủ hoài bảo đứng ra gánh vác trách nhiệm của một người thanh Niên trong lúc đất nước lâm nguy. Do đó ông cố gắng trau dồi học vấn, đạo đức và võ thuật, đồng thời đưa ra một quan niêm mới hướng dẫn thanh niên đương thời vào cuộc CÁCH MẠNG TÂM THÂN. Tóm lại trong giai đoạn nầy, chủ thuyết CÁCH MẠNG TÂM THÂN ra đời.

    Võ sư Nguyễn Lộc đề ra chủ thuyết “cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần. Mục đích của môn phái Vovinam nhằm xây dựng con người trên căn bản võ thuật và tinh thần võ đạo .

    - Môn phái được bí mật thành lập vào năm 1938
    - Cuộc biểu diễn dầu tiên công khai ra mắt quần chúng vào mùa Thu 1939.
    - Lớp VOVINAM đầu tiên mở tại trường Sư Phạm vào đầu năm 1940.
    - Vovinam tham gia Cứu trợ đồng bào trong nạn đói khủng khiếp đã chết hàng triệu người.
    - Mở các lớp Võ Ðại Chúng chuyên xử dụng Mã Tấu và Cận Chiến.
    - Tung võ sư đi khắp nơi để quảng bá môn võ mới của Dân Tộc Việt đồng thời gây Tinh Thần tranh đấu Cứu Quốc cho Thanh Niên.

    *. Năm 1954 di cư vào Nam, mở Võ Ðường tại Sài Gòn (đường Thủ Khoa Huân), cử các võ sư môn đệ phụ trách các lớp võ cho Hiến Binh Quốc Gia tại Sài Gòn và Thủ Ðức, các lớp cho Công Binh.

    Vovinam có các đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng còn gọi là “đòn chân tấn công”, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.

    Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, trong đó

    - Á Châu có: - Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Miến Điện, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan,Iran, Ấn Độ, Taiwan, Nhật ...

    - Phi Châu có : Marocco, Senegal, Cote D'Ivoire, Mauritania, Daka ...

    - Âu Châu có: - Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Ba Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Thụy Điển, Uzbekistan, Ý, Tây Ban Nha…

    - Mỹ Châu có: Hoa Kỳ,Canada. Mexico ...

    - Úc châu ...

    Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân,… và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng trường… Tiếp đó là việc luyện tập nhu khí công quyền... giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.

    Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn: - Chỏ, - Chém quét , - Đòn chân kẹp cổ .

    Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc “cách mạng Tâm Thân” để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tính nhân bản theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc:
    “ Sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người”.

    Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý làm người.
    Sáng tổ NGUYỄN LỘC mất ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý 1960 tại Sài Gòn và an táng tại nghĩa địa Ðô Thành đường Mạc Ðỉnh Chi Sài Gòn, sau khi trao quyền Chưởng Môn cho người môn đệ trưởng tràng - võ sư LÊ SÁNG. Ngày nay di cốt cố võ sư Sáng Tổ được đặt tại Tổ Đường - Sư Vạn Hạnh - Sài Gòn.

    Suốt cuộc sống, tận tụy hy sinh xây dựng nền võ đạo Dân Tộc. Ông đã để lại cho chúng ta và hậu thế một sự nghiệp phi thường. Hàng năm những môn đệ kế nghiệp từ bốn phương hướng về ngày giổ Ông, bậc Thầy của một võ đạo Dân Tộc: Ðốt nén hương Tưởng Niệm, đặt tay thép lên tim từ ái, cùng cúi đầu, thầm nhắc nhở để dâng hiến năng lực và tâm huyết cho tương lai cho đại nghĩa.

    (viết theo tài liệu của môn phái trong các phần tiểu sử Sáng tổ và lược sử môn phái)
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  2. The Following User Says Thank You to vvnnews For This Useful Post:

    Lê Minh Trung (05-28-2014)

  3. #2
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Tiểu sử Sáng Tổ (được rút ngắn gọn lại)

    TIỂU SỬ
    VÕ SƯ CHƯỞNG MÔN LÊ SÁNG
    (1920 – 2010)

    Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hóa, võ sư Lê Sáng sinh vào mùa thu năm 1920 tại căn nhà bên bờ hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Ông là trưởng nam của cụ ông Lê Văn Hiển tự Đức Quang (1887-1959) và cụ bà Nguyễn Thị Mùi (1887-1993). Hai người em gái của võ sư là Lê Thị Xuất và Lê Thị Hương.

    Năm 1939, sau một cơn bệnh nên đôi chân đi đứng khó khăn, nghe lời khuyên của mẹ, võ sư Lê Sáng đã tìm thầy học võ với mục đích rèn luyện cho đôi chân cứng cáp và thân thể khỏe mạnh. Duyên may đưa ông đến với lớp Vovinam tại trường Sư phạm (Ecole Normale) Hà Nội do Võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc trực tiếp giảng dạy vào mùa xuân năm 1940. Có tố chất, thông minh, chịu khó học hỏi và chuyên cần luyện tập, ông sớm cải thiện tình trạng sức khỏe và tiến bộ nhanh trên bước đường võ nghệ. Chỉ vài năm sau, ông được võ sư Sáng tổ cử tham gia huấn luyện Vovinam tại Hà Nội. Từ đó, ông luôn gắn bó với võ sư Sáng tổ như anh em ruột thịt, cùng đồng lao cộng khổ và từng theo chân võ sư Sáng tổ đi dạy Vovinam ở nhiều nơi…

    Năm 1954, ông theo Võ sư Sáng Tổ vào Sài Gòn. Tại đây, ông được phân công mở các lớp Vovinam ở đường Avigateur Garros (nay là đường Thủ Khoa Huân) và môt số võ đường khác …. Đến năm Đinh Dậu (1957), Võ sư Sáng Tổ lâm bệnh, ông thay người tiếp tục huấn luyện cho các môn sinh cao đẳng, đồng thời mở thêm võ đường ở đường Trần Khánh Dư (Tân Định), Sư Vạn Hạnh (sát chùa Ấn Quang), Moulin Rouge (đường Trần Hưng Đạo)… Tháng 4 năm 1960, trước lúc qua đời, Võ sư Sáng Tổ đã giao nhiệm vụ lãnh đạo môn phái lại cho ông.
    Do tình hình thời cuộc, những năm đầu thập niên 60, Võ sư Lê Sáng lên tận Buôn Mê Thuột làm ăn, đến cuối năm 1963, khi các võ phái ở Sài Gòn được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về, bắt tay cùng đội ngũ cốt cán, khôi phục và phát triển môn phái.

    Là môn đệ trưởng tràng, sát cánh cùng Sáng Tổ Nguyễn Lộc trong gần 20 năm, võ sư Lê Sáng đã tiếp thu được những tư tưởng võ đạo và võ thuật cũng như nhân cách sống của Sáng Tổ một cách sâu sắt nhất. Bằng tài năng và tâm huyết của mình cùng với sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ võ sư, HLV, môn sinh và đông đảo người hâm mộ, Chưởng môn Lê Sáng đã phát triển những ý tưởng của Sáng Tổ Nguyễn Lộc để xây dựng cho Vovinam-Việt Võ Đạo một hệ thống triết lý võ đạo cùng hệ thống kỹ thuật luyện tập mang tính khoa học và thiết thực như hiện nay. Còn nhớ hồi giữa thập niên 1960, dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng song song với việc tổ chức phát triển môn phái, mỗi ngày trực tiếp huấn luyện hàng chục giờ; vậy mà biết bao đêm Chưởng môn Lê Sáng vẫn chong đèn viết sách để hệ thống và phát triển những tư tưởng võ đạo của Sáng Tổ Nguyễn Lộc. Đó là hệ thống tư tưởng hướng người môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo đến một triết lý sống tốt đẹp: “Sống cho mình, giúp cho người khác sống và sống cho mọi người”. Theo đó, người môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo không chỉ rèn luyện, vượt thắng sự hèn yếu của tâm hồn và thể xác, tổ chức cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp mà còn có trách nhiệm giúp người khác sống tốt đẹp và sẵn sàng hy sinh những quyền lợi tinh thần hay vật chất để phục vụ lợi ích chung của môn phái, của xã hội… Không chỉ thế, ông còn dày công vun đắp hệ thống kỹ thuật của Vovinam-Việt Võ Đạo ngày thêm đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng. Ngay cả khi ở tuổi ngoại “thất thập cổ lai hy”, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hệ thống kỹ thuật cho phù hợp với giai đoạn mới - giai đoạn Vovinam-Việt Võ Đạo phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài sau cột mốc đặt nền tảng ban đầu trên đất Pháp hồi năm 1973.

    Những đóng góp hết sức quan trọng đó của Chưởng môn Lê Sáng chính là tiền để để phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng phát triển, thăng hoa và dần lan rộng ra hơn 40 nước trên thế giới như là một sự khẳng định mạnh mẽ của truyền thống thượng võ và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

    Ngoài việc lo cho môn phái, ông còn tham gia các công việc khác, được bầu làm Tổng thư ký Tổng cuộc Quyền thuật miền Nam Việt Nam và Tổng Thủ quỹ Ủy hội Olympic miền Nam Việt Nam trong nhiều năm.

    Chẳng những giỏi võ, có khả năng kinh doanh và năng lực lãnh đạo tốt, Chưởng môn Lê Sáng còn là một con người tài hoa. Bằng những nét chữ bay bướm, ông thường sáng tác nhiều bài thơ tràn đầy cảm xúc sâu lắng và tinh thần thượng võ. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc. Trong đời thường, ông sống ung dung, giản dị, thường giúp đỡ bạn bè và cư xử chân tình với những người chung quanh. Đối với môn đệ, ông chí tình dạy bảo, thương yêu và dung thứ. Những lúc cha mẹ ốm đau, ông luôn cận kề và chăm lo chu đáo.

    Dù sức khỏe giảm sút, nhưng Chưởng môn Lê Sáng vẫn minh mẫn và sáng suốt. Ngay trong những ngày cuối đời phải chống chọi với bệnh tật, Chưởng môn vẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với sự nghiệp phát triển môn phái khi chuẩn bị nhân sự và chuyển giao trách nhiệm lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của môn phái Vovinam -Việt Võ Đạo lại cho Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái gồm 9 võ sư, người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản. Hiện nay Võ sư Nguyễn Văn Chiếu đảm nhận vai trò Chánh Chưởng Quản, là người lãnh đạo Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo theo Quyết định của Võ sư Chưởng môn ký ngày 31/3/2010.

    Sống đơn thân, không nặng gánh gia đình, thích đọc sách báo, thấm nhuần triết lý phương Đông, và cũng là người kế nghiệp xuất sắc nhất Sáng tổ Nguyễn Lộc; bằng tài năng và đạo đức của mình, Chưởng môn Lê Sáng đã hy sinh và cống hiến trọn cuộc đời mình cho công cuộc xây dựng và phát triển môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.

    Sau một thời gian lâm trọng bệnh, Chưởng môn Lê Sáng đã ra đi vĩnh viễn vào lúc 3 giờ ngày 27-9-2010, nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần, hưởng thọ 91 tuổi. Sự ra đi của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng là một tổn thất lớn đối với nền võ đạo Việt Nam và tất cả môn đồ Vovinam-Việt Võ Đạo trên toàn thế giới.
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts