+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 2/2 đầuđầu 1 2
kết quả từ 11 tới 13 trên 13

Ðề tài: Thư Chưởng Môn

  1. #11
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Thư Chưởng Môn

    Thư Chưởng Môn 33

    Các Môn Đệ Thân mến,

    • Đàm đạo là cuộc nói chuyện ít người trong không khí thân mật, ấm cúng, ôn hòa, thanh nhã.
    • Tranh luận là sự tranh đua giành phần thắng bằng cách bàn cãi, thảo luận với mục đích tìm ra lẽ phải.
    • Thuyết phục là làm cảm phục đối phương bằng cách nói về một hay nhiều vấn đề với dụng ý hướng dẫn cảm quan người nghe.

    Mục đích của đàm đạo là tạo thông cảm, gây hòa khí và tình thân thiện giữa những người trong cuộc. Do đó, nên:

    1. Nói ít nghe nhiều: Nói ít sẽ không ai phản đối vì chưa rõ ý mình, nghe nhiều sẽ hiểu cá tính của người để có thể chia xẻ một số hiểu biết và cảm thông được những mối ưu tư lo lắng của họ.

    2. Nhận biết, tán dương ưu điểm của người: Nhờ đó dễ gây được liên tình thân hữu và thông cảm, bỏ qua những nhược điểm và khuyết điểm của người.

    3. Tế nhị trong việc diễn ý: Để tránh những va chạm đáng tiếc dù là vô tình.

    4. Gợi ý và gây hứng cho nguời đối thoại: để họ nhớ ra và có cảm hứng nói chuyện; mình dễ lượng giá tài trí và tinh thần của họ, để tiên liệu được mục đích và nắm vững đề tài.

    Tranh luận có 3 trường hợp: Song luận – Tam luận - Quần luận.

    Khi tranh luận cần nhìn thẳng vào mắt đối phương. Gợi ý cho họ nói, nhưng mình phải nắm quyền chủ động, kết luận. Không tranh thắng hoàn toàn, để lại vài điểm thứ yếu cho đối phương bảo toàn thể diện khi rút lui. Tuy nhiên, trong những buổi họp mặt môn phái, nên tránh tranh luận dễ gây xích mích mà cũng không giải quyết được mâu thuẫn.

    Dùng đàm đạo, rồi thuyết phục sẽ dễ hòa mình với mọi người, vì đó là một nghệ thuật sống tươi mát dễ được người vui vẻ tinh nghe, tuân phục. Chân gía trị của thuyết phục là biết vận dụng ý thức, phản luận cao, hùng biện từ lời nói, cách nói đến cử chỉ, điệu bộ, nắm thực vững đề tài để dẫn dụ và làm cảm phục, khuất phục đối tượng.

    Trong môn phái, chúng ta nên sử dụng đàm đạo và thuyết phục, không nên tranh luận để tránh sát phạt trong lời ăn tiếng nói dễ tạo ra thành kiến, ác cảm với nhau. Kinh nghiệm cho thấy, sau một cuộc tranh luận, ít ai thay đổi ý kiến của mình, vì tranh luận là phải tận dụng mọi thủ đoạn bằng lý luận để tranh thắng, áp đảo nên không được đối phương tâm phục.

    Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  2. #12
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Thư Chưởng Môn

    Thư Chưởng Môn 34

    Các Môn Đệ Thân mến,

    Huấn luyện viên là người thường xuyên tiếp xúc, gần gũi võ sinh, do đó, phải biết hòa mình với họ. Và phải được trang bị đầy đủ kiến thức, khả năng và tinh thần mới làm tròn được trách vụ và truyền bá được tinh thần võ đạo vào quần chúng.

    Trong giờ tập, cần săn sóc võ sinh bằng cử chỉ dạy tận tình, hòa nhã trong lời nói, linh động khen, chê để gây thiện cảm với họ. Ngoài ra, là một ngưòi phổ biến võ thuật bản môn và phát huy tinh thần Vovinam Việt Võ Đạo, huấn luyện viên phải tự mình giữ vững tác phong:

    • Trang phục tề chỉnh – tóc tai đàng hoàng
    • Không uống rượu, không hút thuốc trong võ đường
    • Phải lịch thiệp, nhã nhặn và cư xử đúng đắn với mọi người


    Thông thường, người đến tập võ đều mong học đuợc một ít thế võ để phòng thân. Do đó, nếu huấn luyện viên không hướng dẫn cho họ thấy được lý tưởng cao đẹp của Vovinam Việt Võ Đạo thì chỉ sau một thời gian luyện tập, họ cho rằng đã tạm đủ, không cần thiết học thêm nữa, họ sẽ bỏ tập, có sự ràng buộc với nhau về lý tưởng phục vụ công ích thì mới gắn bó sinh hoạt, cùng nhau trong một tập thể lâu dài. Bởi vậy, HLV phải làm sao cho mọi người thấy được ý hướng của mình: Yêu con người, luôn luôn biểu dương, thể hiện, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội; phát huy khả năng và tinh thần con người bằng hệ thống cách mạng tâm thân để từ việc võ đạo tiến lên nhân võ đạo.

    Khi phụ trách, huấn luyện một lớp võ với nhiều thành phần khác nhau về tuổi tác, vóc dáng, trình độ học vấn… HLV phải sắp xếp sao để xưng hô đúng cách, đối xử hợp tình.

    Đồng thời, tìm hiểu khả năng và sức chịu đựng của võ sinh để việc luyện tập cho vừa mức, đúng phương pháp huấn luyện: tiến bộ trong an toàn thích thú. Không nên gắt gõng khi võ sinh đánh sai đòn. Trái lại, phải ôn hòa dẫn dụ cho họ thấy vì võ lực chưa đủ, tay chân còn quờ quạng, chưa có phản xạ tự nhiên, nhưng chịu khó tập một thời gian, chân tay quen dần, sẽ nhuần nhuyễn dễ dàng. Khi mới dạy tập té, thấy võ sinh nào bị đau phải dừng lại cho ôn tập những thế võ không té như đòn chiến lược, rồi cho tập lộn thật vững mới cho té lại. Nếu không họ sẽ nản chí tự động rút lui thôi. Chọn những cặp khá ra đánh mẫu cho cả lớp coi, rồi sửa riêng cho những đôi yếu kém. Biết tế nhị khen người đánh đúng, đẹp để khuyến khích, nhưng không hời hợt nịnh bợ, biết khéo sửa sai mà không rầy trách. Luôn luôn niềm nở tự tin, hết lòng giảng dạy, thực tâm quí mến võ sinh, coi người lớn tuổi như bè bạn, người nhỏ tuổi như em cháu, cần được tài bồi, không những riêng về võ thuật mà còn về ngôn ngữ, cử chỉ cùng tác phong học tập và giảng dạy.

    Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  3. #13
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Thư Chưởng Môn

    Thư Chưởng Môn 35

    Các Môn Đệ Thân mến,

    Hôm nay chúng ta thử đưa ra thảo luận sơ quát một quan niệm về lãnh đạo, chỉ huy trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.
    Chỉ huy là sử dụng quyền hành hợp pháp để điều khiển một tập thể trong phạm vi quyền hành đó.
    Lãnh đạo có một tầm mức quan trọng rộng lớn hơn: trù hoạch sách luợc tổng quát; hướng dẫn nguời dưới trong sự tuân phục tự nguyện, tiến tới mục tiêu nhất định bằng những đường lối, chủ trương, kế hoạch, phương pháp, nghệ thuật và kỹ thuật trong căn bản thực tài, thực trí, thực đức mà không giới hạn trong phạm vi quyền hành chỉ huy.

    Tài năng của người lãnh đạo, chỉ huy nói chung không có chỗ tự mình quán xuyến hết mọi việc mà là biết cách dùng người, biết đặt người đúng chỗ và thúc đẩy mọi người hăng say làm việc. Riêng người lãnh đạo bao giờ cũng là linh hồn của tập thể, như bộ óc điều khiển tứ chi hoạt động.

    Người lãnh đạo phải biết suy tính và hoạch định, biết nhìn lui về quá khứ và nhìn sâu vào tương lai, biết đặt mọi vấn đề trong tầm mức quan trọng của nó, biết tiên liệu và sắp xếp mọi việc, hầu ứng phó kịp thời những biến chuyển có thể xảy ra.

    Hơn nữa, người lãnh đạo và người chỉ huy giỏi phải biết hướng dẫn, đào luyện để thuộc cấp trở thành những cộng tác viên, một hàng ngũ tham mưu đắc lực, giúp mình xem xét và quán xuyến mọi việc. Muốn được thế, phải trao quyền và chỉ dẫn họ, để họ được thực sự làm việc và tự rút tỉa kinh nghiệm. Thuộc cấp càng giỏi, càng thành cộng và có nhiều quyền hành, uy thế người lãnh đạo, chỉ huy càng lớn, càng cao trọng và tổ chức đó mới thực sự đáng kể, tạo được niềm tin nơi mọi người và làm nên sự nghiệp.

    Công tác lãnh đạo và công tác chỉ huy có một số khác biệt. Chỉ huy có nhiều cấp bậc, điều hành nặng về quyền hạn, kỷ luật và các biện pháp chế tài. Trong khi lãnh đạo thiên về ân tình, tín nghĩa để cảm hóa, dẫn đạo. Dầu vậy công tác lãnh đạo và chỉ huy tựu trung cùng có một số đặc tính tương đồng, mà sự khai dạng tùy thuộc bản lãnh của mỗi nguời.

    Sau nhiều cuộc nghiên cứu về tiểu sử và sự nghiệp của các danh nhân chúng ta rút được 12 đặc tính đáng được học hỏi dưới đây:

    1. Kiến Thức: Sự hiểu biết rộng rãi về chuyên môn cũng như tổng quát. Chuyên môn là hiểu biết trách nhiệm và khả năng của mình khi được tập thể giao phó. Tổng quát là hiểu biết về các vấn đề có liên quan xa gần tới tập thể của mình.

    2. Thanh Liêm: Trong sạch, liêm khiết, tức không gian tham, giành lợi. Thanh liêm thường đi liền với chính trực, ngay thẳng, nên dễ thu phục lòng tin tưởng và kính trọng của mọi người.

    3. Dũng Cảm: Khả năng và nghị lực đối phó với khó khăn, nguy hiểm, một cách bình tĩnh và cương quyết. Tuy nhiên, cần phân biệt dũng cảm khác với liều mạng. Liều mạng chỉ là thái độ hung hăn của con bò rừng thấy máu đỏ là xô tới, chứ không phải thái độ ung dung, hào sảng, cả quyết trước nghịch cảnh của người dũng cảm.

    4. Sáng Kiến: Biết luận xét, linh động thay đổi khi chưa được lệnh, chưa hội ý chung, nhưng không bao giờ là một định đề nghịch của kỷ luật.

    5. Nhiệt Thành: Hăng hái tự nguyện với thái độ vui vẽ, lạc quan thi hành trách nhiệm, có thế mới lôi cuốn được mọi người cùng tham gia.

    6. Cương Quyết: Khả năng quyết định mau lẹ, vững chắc. Nhưng không bảo thủ ý kiến một cách ngoan cố, cũng không phải là tự mình quyết định tất cả, không nghe tiếng nói của các cấp liên hệ, mà phải luôn lắng nghe và kết hôp mọi ý kiến giá trị trước khi quyết định. Khi đã quyết định rồi, thì không để một áp lực nào có thể đòi hỏi cưỡng bách phải thay đổi.

    7. Lanh Lợi: Khả năng tiếp xúc, giao tế nhân sự trong mọi trường hợp, không gây sự bất hòa làm mất lòng người mà công việc vẫn trôi chảy, đạt mục tiêu mong muốn.

    8. Công Minh: Công bình, sáng suốt. Không bao giờ để sự giận dữ và tình cảm riêng tư ảnh hưởng đến quyết định thưởng, phạt thuộc cấp, không có gì dể làm tan rã tinh thần của một tổ chức bằng sự bất công, thiếu sáng suốt, thiên vị của cách lãnh đạo chỉ huy.

    9. Tư Cách: (theo nghĩa hẹp) là tác phong đĩnh đạc đường hoàng của người lãnh đạo chỉ huy.

    10. Chịu Đựng: Đi sát với lòng dũng cảm, kiên trì chịu đựng của cơ thể, sức dẻo dai của trí não, để cố gắng vựt trên mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vu.

    11. Vị Tha: Nghĩ tới người, vì mọi người. Đặc tính này gắn liền với độ lượng, bao dung. Không vị tha nghĩ tới người, chỉ lo giành tư lợi, hoặc sự an toàn cá nhân, gia đình riêng tư, thì không thể lôi cuốn được ai theo mình, nhất là lúc biến loạn, nguy cấp.

    12. Uy Tín: Uy quyền và sự tin cậy đạt được nơi người, phải tạo lập bằng những việc làm thực tế mang lại lợi ích chung cho chính tài năng và đức độ của mình.

    Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo của chúng ta được kết hợp do “tâm ước” để theo đuổi mục đích cao cả mà Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã chỉ hướng. Nguồn gốc uy quyền của các cấp lãnh đạo và chỉ huy trong môn phái là ở nơi khả năng chuyên môn và tinh thần hy sinh quên mình cho tập thể, thực hiện lý tưởng môn phái: Xây dựng một nền võ đạo cho dân tộc và nhân loại.

    Những ai dùng quyền hành để củng cố địa vị riêng tư, sẽ không tâm phục được người. Quyền uy là phương tiện mà người lãnh đạo chỉ huy nên dùng để dẹp tan mọi xáo trộn, điều hòa mọi mâu thuẫn, tranh chấp. Phải nhờ quyền uy mới điều hành được công việc, cũng như phải tựa vào đạo đức để được thế đứng, tâm phục và cảm hóa được người, mới dễ dàng thành công trong việc xử thế.

    Dùng quyền uy chận đứng đối kháng, lấy đạo đức làm khí cụ cải tạo tình thế. Người lãnh đạo, chỉ huy phải có sách luợc và sáng suốt mới điều động và khai thác được tài năng của người cộng tác, hầu dẫn họ vào con đường cách mạng tâm thân của môn phái. Đó chính là chúng ta đã nỗ lực góp phần vào sứ vụ xây dựng và phát triển một nền võ đạo cho dân tộc và nhân loại, để Vovinam từ Việt Võ Đạo lên Nhân Võ Đạo.

    Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

+ Trả Lời Ðề Tài

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts