kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Tuổi
    39
    Bài gởi
    545
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default Trang Sử Việt: An Dương Vương và Cao Lỗ

    Trang Sử Việt: An Dương Vương và Cao Lỗ

    AN DƯƠNG VƯƠNG
    (257 - 208 TCN)

    Vua Hùng thứ 18, lơ là việc chính sự, tướng Thục Phán của nước Âu Việt ở sát phía bắc nước Lạc Việt; cử quân chiếm đoạt nước Lạc Việt, rồi lấy 2 vùng đất của Âu Việt và Lạc Việt, hợp nhất thành nước Âu Lạc. Thục Phán xưng là An Dương Vương. Nước Âu Lạc không thay đổi bao nhiêu, so với nước Văn Lang cũ. Cơ quan hành chính, cũng là Vua đến Lạc hầu Lạc tướng và chính quyền địa phương vẫn gọi là Bố chính.

    Năm 214 (TCN) Tần Thủy Hoàng bên Tàu đã gồm thâu lục quốc. Năm 218 (TCN), vua Tần sai tướng Đồ Thư đem 5 đạo quân qua xâm lăng Âu Lạc. Vua An Dương Vương ra lệnh binh sĩ bỏ nhà không vườn trống, dùng tiêu thổ kháng chiến, chờ giặc thiếu lương thực và thủy thổ bất hợp, rồi phản công bắn chết tướng Đồ Thư, đánh đuổi quân (Tàu) thù về nước.

    Sau khi đuổi xâm lăng ra khỏi bờ cõi, An Dương Vương cử tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa, để củng cố phòng thủ. Tương truyền, thần Kim Qui tặng vua một cái nỏ thần, bắn một phát giết hàng ngàn quân địch. Và nhiều lần thành Cổ Loa xây chưa xong thì bị đổ, thần Kim qui hướng dẫn, giúp đỡ mới xây xong.

    Thành có chu vi vòng ngoài 8 km, cao 4m đến 12m, mặt thành rộng 6m đến 12m. Vòng giữa chu vi 6,5 km và vòng trong chu vi 1,6 km. Thành có 9 lớp xoáy trôn ốc (nên gọi là thành Cổ Loa). Di tích thành Cổ Loa vẫn còn tồn lại cho đến nay. Thành Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về hướng đông bắc. An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Dân gian có câu ca dao:

    “Ai về qua huyện Đông Anh
    Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương...”

    Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ trông thấy ở chân thành, được xây bằng những hòn đá có đường kính từ 15cm đến 60cm. Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình kiên cố thời bấy giờ, mà tại thành Cổ Loa còn ghi nhận kỹ thuật đúc đồng của dân ta đã tiến bộ vững vàng, vì cả hàng vạn mũi tên bằng đồng được đúc nơi đây, rất tinh vi và lợi hại. Loa thành là một công trình kỳ vĩ của dân tộc Việt vào thời xa xưa ấy.

    Năm Quí tỵ (208 TCN), Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay) đem quân đánh nước Âu Lạc nhưng bị bại, Triệu Đà xin hoà và kết thông gia, đưa con trai là Trọng Thuỷ ở gởi rể, để tìm hiểu bí mật quân sự ở Loa Thành. Sau đấy, An Dương Vương ỷ lại, không đề phòng nữa, Triệu Đà cử binh đánh bất ngờ nên An Dương Vương bị bại, vua trầm mình xuống biển.

    Thời gian trị vì của An Dương Vương, theo các cổ sử Việt Nam là 50 năm (257-208 TCN). Nhưng theo sử ký của Tư Mã Thiên (Tàu) thời gian trị vì là 30 năm (208-179 TCN).

    *- Thiết Nghĩ: Có người nghĩ rằng thời An Dương Vương là một truyền thuyết; nên thời kỳ lịch sử này không biết có thật hay không?!. Thưa có thật, vì lẽ đến ngày nay còn tồn tại nhiều di tích lịch sử, nhiều địa danh từ xưa và nhiều phong tục tập quán lưu truyền đủ để xác tín, đủ để xác minh giai đoạn lịch sử ấy có thật, không có điều gì phải nghi ngờ. Những di tích xưa còn tồn tại đến ngày nay, đó là: Thành Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương, am thờ Mỵ Châu, giếng Trọng Thủy... Những di tích này, gợi cho người xem, đầy nỗi niềm thiết tha lưu luyến, hình bóng người xưa như thấp thoáng đâu đây!.

    Cảm niệm: An Dương Vương
    Quân Tần ào ạt chiếm Văn Lang
    Âu Lạc, vua ban lệnh bỏ làng
    Giặc đến nhà không, lo thấp thỏm
    Địch vào lương thiếu, bị tiêu tan
    Cổ Loa, kim cổ đều vương vấn
    Thần nỏ, quỷ thần cũng nể nang
    Sử sách nghìn thu, tha thiết nhớ
    Cổ Loa cảnh cũ, gợi miên man!
    ***
    CAO LỖ
    (? - 179)

    Ông Cao Lỗ quê xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Tương truyền, ông là người chế ra “nỏ liên châu” (bắn một phát được nhiều mũi tên), nên gọi là “nỏ thần”. Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.

    Cao Lỗ huấn luyện binh sĩ tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên Ngự xa đài, dấu vết này, ngày nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội). Cao Lỗ phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.

    Khi Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc, chúng đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây giặc chết ngổn ngang, giặc lui binh. Triệu Đà lập kế làm thông gia, cho con trai là Trọng Thuỷ lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu.

    Tướng Cao Lỗ khẩn khoản can vua: “Xin bệ hạ xét lại, Trọng Thủy ở rể là có âm mưu!”. Vua không nghe, lại bảo: “Nhà ngươi già rồi nên nói năng lẩm cẩm”, rồi ra lệnh bãi chức Cao Lỗ. Ông tìm nơi ở ẩn. Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật nỏ thần, về mách lại cho cha. Cha con Triệu Đà, bất ngờ xuất binh, An Dương Vương bị lầm mưu nên chiến bại.

    Quân Triệu truy đuổi An Dương Vương, Cao Lỗ ra chận đánh, mong vua chạy thoát, nhưng Mỵ Châu rải lông ngỗng, Trọng Thủy nhìn dấu vết, dẫn binh truy sát, nên ông không cứu được vua, mà còn bị thương nặng ở cổ, ông buộc vết thương, rồi thúc ngựa chạy băng qua huyện Gia Lâm, đến Bình Than, Lục Đầu thì kiệt sức và mất ở đó. Nhân dân đã lập đề thờ ông nhiều nơi: Ái Mộ (Gia Lâm), Bình Than, Bắc Ninh...

    Cảm phục: Cao Lỗ
    Quyết chí phò vua, mong mỏi tròn
    Lời ngay, vua bác, mất giang sơn
    Mặc dù bãi chức, lòng chung thuỷ
    Cương quyết tận trung, dạ sắt son.

    Nguyễn Lộc Yên

  2. The Following User Says Thank You to Anh Huynh For This Useful Post:

    Lê Minh Trung (01-26-2014)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts