+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Hybrid View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    West Valley
    Bài gởi
    1,195
    Thanks
    10
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Blog Entries
    2

    Default Nói Câu "Xin Lỗi" Có Dễ Không?

    Nói Câu "Xin Lỗi" Có Dễ Không?




    "Cho mình xin lỗi" - thật là dễ dàng để viết câu này xuống giấy. Nhưng khi phải thốt ra với một ai đấy, ta thường cảm thấy "nghẹn nghẹn" trong cổ họng, như danh ca Elton John đã từng nói: "Xin lỗi dường như là từ khó nói nhất".

    Xin lỗi là sự công nhận chúng ta đã làm một điều sai trái - dù đấy là một lời bình phẩm vô tình, một hành động nông nổi hay một cử chỉ không đẹp. Bằng lời xin lỗi, chúng ta muốn đưa ra thông điệp như sau: "Mình cảm thấy vô cùng ân hận và dày vò vì việc mình đã làm. Mong bạn hãy tha thứ cho mình!". Cũng chính vì điều này mà khi xin lỗi, chúng ta thường cảm thấy bản thân quá... "nhỏ nhoi", thấp bé", rằng xin lỗi là dấu hiệu của sự yếu đuối, của sự mất quyền lực và để cho nguời khác "nắm đầu".

    Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là "nhân vô thập toàn", không có ai trên cuộc đời này dám vỗ ngực tự hào là mình hoàn hảo cả. Cho nên, việc bạn sẵn lòng nhận lỗi lầm, đối diện thẳng thắn với nó và hành động để đưa mọi việc vào trật tự tốt đẹp như cũ, cho thấy nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao và cá tính tuyệt vời của bạn. Bạn bè (người thân, đồng nghiệp, cha mẹ v.v...) sẽ không đánh giá thấp những nỗ lực của bạn. Ngược lại, họ sẽ đánh giá bạn cao hơn, mở rộng lòng hơn cho sự tha thứ và bỏ lại đàng sau quá khứ những niềm đau, nỗi buồn.

    * Nên xin lỗi vào lúc nào?

    Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, câu xin lỗi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để chứng tỏ sự thiện chí của bạn. Nếu cứ chần chừ biện hộ cho rằng bạn không cần xin lỗi vì chẳng có lỗi chi cả, hoặc bạn sẽ xin lỗi với một số điều kiện từ đối tượng, thì e rằng bạn đang làm vấn đề rắc rối thêm. Hãy nhớ lại những chi tiết sau đây để bạn hiểu rõ sự cần thiết và khẩn cấp của một lời xin lỗi:

    - Bạn đã phát biểu một câu nói gì đấy không được duyên dáng, êm tai cho lắm và bạn đã nhìn thấy nét đau đớn ngạc nhiên trên khuôn mặt người ấy? Như vậy là bạn đã làm tổn thương bạn mình không ít!

    - Đã có ai la hét, gằn giọng, hạ bệ bạn bằng những ngôn từ không trau chuốt chưa? Hẳn bạn sẽ không ưa thích gì, thậm chí bực bội nữa là khác. Vậy mà bạn đã làm điều ấy cho người thân yêu của mình, thật đáng trách biết bao!

    Một số người có tâm hồn nhạy cảm hơn những người khác. Điều mà bạn cho là nhỏ nhoi lại có sự tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. Hoặc khi đôi bên tranh cãi nhau, ai cũng cố đưa ra những lời nói "nặng ký" nhất để dành chiến thắng, và bạn nghĩ rằng "kẻ kia" phải hạ mình xin lỗi bạn mới đúng.

    Vấn đề cần bàn ở đây không phải là việc bạn có chủ ý làm người khác tổn thuơng, thất vọng, đau đớn hay không, mà là việc bạn đã gây ra "tội ác" ấy, dù bạn thật sự "vô tội".

    Bằng bất cứ gịá nào, bạn hãy xin lỗi và nói cho người ấy hiểu, rằng bạn không cố ý làm một việc xấu như vậy. Xin lỗi sớm trong trường hợp này chứng tỏ bạn rất dũng cảm và nhanh nhạy, còn hơn là khi bị "dồn đến mức đường cùng" rồi mới tỏ thái độ ân hận muộn màng, thì lời xin lỗi sẽ không còn giá trị lớn nữa.
    ST

  2. #2
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Nói Câu "Xin Lỗi" Có Dễ Không?

    Tranh Chấp

    Mỗi khi có sự tranh chấp, buồn phiền, chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Sau đây là ba trường hợp:

    a. Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng và người kia lỗi 100%.
    b. Người bắt đầu học đạo, biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi 50%.
    c. Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%.

    1/ Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng 100%. Do vô minh và chấp ngã quá lớn, cho mình là người quan trọng nhất, nghĩ cái gì cũng phải, cũng đúng, nên xảy ra chuyện gì trái ý cái ngã (cái ta) thì tức giận bắt lỗi người khác. Thí dụ một chuyện thật xảy ra ở Hoa Kỳ, có một bà già vào mua cà phê tại tiệm Starbucks, không biết vì lý do gì, bà uống ly cà phê bị phỏng miệng. Thế là bà nổi giận làm đơn kiện tiệm này đã bán cho bà ly cà phê quá nóng khiến bà bị phỏng miệng và đòi bồi thường hai triệu đô la. Bà ta không thấy lỗi mình là khi cầm ly cà phê lên, nếu thấy nóng thì phải biết thổi cho nó nguội rồi mới uống, đàng này có thể vì tham ăn, tham uống, thấy ly cà phê bốc mùi thơm phức, mờ mắt húp cái ực nên bị phỏng miệng. Trong khi đó biết bao nhiêu người khác uống đâu có bị phỏng? Không những không biết lỗi mình mà còn đi kiện người ta!

    Một chuyện khác có thật cũng xảy ra tại Hoa Kỳ. Một ông nọ đưa bộ đồ vét (veste, suit) đến một tiệm giặt ủi. Khi lấy bộ đồ về thì nhận ra cái quần không phải của mình. Ông đem trả lại tiệm và khiếu nại. Khoảng một tuần sau, chủ tiệm đưa cho ông một quần khác, nhưng ông vẫn không công nhận là quần của ông. Thế rồi ông làm đơn kiện tiệm giặt ủi. Chủ tiệm đề nghị bồi thường ông 12.000 đô la nhưng ông không chịu mà đòi 54 triệu. Đương nhiên là quan tòa đã bác đơn của ông ta.

    2/ Người bắt đầu học đạo và biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi 50%. Ở đây nói 50% là nói tượng trưng, vì có thể là 40% và 60%, hoặc 30% và 70%, hoặc 20% và 80%, v.v... Khi xảy ra một sự tranh chấp, cãi nhau thì đương nhiên phải có một người bắt đầu. Thí dụ như ông A và bà B cãi nhau. Ông A là người bắt đầu, nhưng nếu bà B im lặng bỏ đi, không chửi lại thì ông A không thể đứng đó chửi mãi. Nhưng nếu ông A nói một câu và bà B nói lại hai câu thì ông A sẽ tức lên nói ba câu hoặc năm, sáu câu liên tiếp. Và nếu bà B không biết ngừng thì cuộc cãi nhau sẽ leo thang. Nếu bà B biết ngừng thì cuộc khẩu chiến sẽ chấm dứt. Nhưng sau đó cả hai bên đều mang vết thương lòng và hận nhau. Về nhà, nếu bà B là người hiểu đạo thì sẽ nhận ra mình cũng có lỗi trong chuyện cãi nhau, và nếu nhận ra mình có lỗi 40% thì cơn giận của bà sẽ giảm xuống 40%. Nếu bà B nhận ra mình có lỗi 60% thì cơn giận của bà sẽ hạ xuống 60%.

    3/ Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%. Trong một cuộc tranh chấp mà thấy mình lỗi 100% thì coi bộ lỗ quá. Nhưng nếu hiểu đạo, đạo ở đây là luật nhân quả và nhân duyên thì biết là không thể nào tự nhiên vô cớ mà người kia lại gây sự với mình. Có thể mình đã nói hoặc đã làm điều gì tổn thương người ta mà mình không nhớ. Và nếu xét cho kỹ mà vẫn không thấy mình làm gì sai quấy thì có thể đời trước, hay nhiều kiếp trước mình đã não hại người ta, nên bây giờ họ gặp lại mình thì gây sự, kiếm chuyện trả thù.

    Thấy mình lỗi đã là quý, nhưng nếu biết xin lỗi thì càng quý hơn vì có thể giải tỏa ân oán và oan gia.
    I love Bunny!

  3. #3
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Nói Câu "Xin Lỗi" Có Dễ Không?

    HỌC LÀM NGƯỜI

    Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

    Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

    1. Thứ nhất , “học nhận lỗi”
    Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.




    2. Thứ hai, “học nhu hòa”
    Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên,
    cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

    3. Thứ ba, ” học nhẫn nhục”
    Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

    4. Thứ tư, “học thấu hiểu”
    Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

    5. Thứ năm, “học buông bỏ”
    Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

    6. Thứ sáu, “học cảm động”
    Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

    7. Thứ bảy, “học sinh tồn”
    Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân....
    I love Bunny!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts