kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Jun 2010
    Bài gởi
    180
    Thanks
    0
    Thanked 25 Times in 19 Posts

    Default Nắm vững các bộ tấn pháp trong Vovinam

    Nắm vững các bộ tấn pháp trong Vovinam

    Tấn pháp Vovinam 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng- Trung- Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính.

    Tấn pháp Vovinam 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng - Trung- Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính. Ngoài ra, còn có 5 thế tấn đặc biệt, trong đó có thế Lăng Không Tấn đã cùng với 21 đòn tấn công trên không bằng chân là hai đặc thù khá quen thuộc của môn phái Vovinam.
    Nguyên tắc: “Ngũ trực” (Năm cái thẳng) được triệt để áp dụng khi luyện tấn pháp, buộc toàn thể môn sinh thực hiện.
    1. Đầu thẳng (không nguớc lên hoặc cúi xuống) thì Trung Trực.
    2. Mắt thẳng (không nhìn xuống, nhìn lên, liếc ngang) thì Chính Khí
    3. Cổ thẳng (không nghiêng lệch) thì Bất Khuất, Bất Sỉ.
    4. Vai thẳng (không bên cao, bên thấp) thì Công Bằng, Sáng Suốt.
    5. Lưng thẳng (không cong, không ưỡn) thì Uy Dũng, Không Hèn.

    Năm bộ Tấn chính.
    I. Bình Tấn: có nghĩa là cân bằng không nặng không nhẹ. Sức nặng có thể chia đều lên hai chân.
    II. Đinh Tấn: có hai nghĩa:
    a. Giống chữ Hán丁(Đinh) truớc ngang sau thẳng (hơi chéo)
    b. Theo nghĩa chữ Đinh là cái đinh, cái đùi bằng sắt, trước dọc sau ngang. Môn phái sử dụng Đinh tấn theo hình thức: Trước ngang sau thẳng.
    III. Trảo Mã Tấn: có nghĩa là tấn móng ngựa.
    IV. Độc cước Tấn: có nghĩa là Tấn một chân.
    V. Hồi tấn còn gọi là Qui Tấn: có nghĩa là Tấn để trở về, đổi hướng.

    Năm bộ đặc biệt.
    1. Lăng Không Tấn: tấn luớt nguời lên không (dùng trong 21 đòn chân)
    2. Ngọa tấn: tấn nằm (xấp, ngửa, nghiêng), dùng trong các thế vật.
    3. Tọa tấn: Tấn ngồi (xổm, bẹp) dùng trong các thế khóa nằm.
    4. Đọa tấn: tấn té (xấp, ngửa, nghiêng). Thủ tấn: Tấn tay (trồng chuối, lộn bằng tay khi té)
    5. Tâm tấn: tấn tri giác (nội công, khí công để định lực tinh thần).

    Xác định vị trí và hướng Tấn.
    1. Vị trí tấn: luôn luôn lấy chân trụ để định vị trí tấn.
    a. Đinh tấn phải: có nghĩa là chân phải trụ phía truớc
    b. Trảo mã phải: có nghĩa là chân phải trụ phía sau
    c. Quỵ tấn phải: có nghĩa là chân phải quỳ phía trước
    d. Độc cước phải: có nghĩa là chân phải trụ, chân trái co lên.
    2. Hướng tấn: các loại tấn khác định hướng Phải – Trái, Thuận – Nghịch
    a. Hồi tấn phải: có nghĩa là chân Trái bước chéo về bên phải, truớc và sát chân Phải.
    b. Tấn Thuận: có nghĩa là bước về phía Trước.
    c. Tấn Nghịch: có nghĩa là lui về phía Sau

    Năm bộ Tấn và các Tấn phụ.
    I. Bộ Bình Tấn:
    1. Nghiêm Lễ tấn
    2. Lập Tấn Cao: như thể nghiêm lễ, hai tay thành quyền ngửa, sát bên hông
    3. Lập Tấn Thấp: (Nhu khí công quyền 1) như Lập tấn cao, nhưng rùn thấp.
    4. Thuợng Bình Tấn: (Hai chân giang rộng bằng hai vai, bàn chân song song, người hơi rùn xuống)
    5. Trung Bình Tấn: Hai chân giang rộng bằng 3 đến 4 bàn chân. Hai đùi song song với mặt đất, cẳng chân thẳng với góc mặt đất.
    6. Hạ Bình Tấn: giống nhu Trung Bình tấn, nhưng rùn gần đất, khoảng cách hai bàn chân từ 4 đến 5 chiều dài bàn chân (Hồ tấn).
    II. Bộ Đinh Tấn:
    1. Đinh Tấn Dọc (trước và sau): Chân trụ phía trước nằm ngang chịu 80% sức nặng, chân kia thẳng, bàn chân hơi chéo về phía truớc.
    2. Đinh Tấn Ngang (cao – thấp): chân trụ hướng phải hoặc trái nằm ngang, chân kia thẳng (Mài thiền sư – Xà tấn).
    3. Đinh Tấn Chéo (tam giác tấn): chéo bên phải hoặc trái.
    III. Bộ Trảo Mã Tấn
    1. Trảo Mã Tấn: một chân trụ phía sau chịu 90% sức nặng toàn thân, chân kia đặt hờ trên mặt đất. Hai đầu gối gần nhau, mũi bàn chân hơi cong hoặc thẳng.
    2. Cung Tiền Tấn Cao: chân sau ngang chân trước, mũi bàn chân thẳng về trước, sức nặng chia đều trên hai đầu chân (thế thủ) chân thẳng.
    3. Cung Tiền Tấn Thấp: như Cung Tiền Tấn Cao nhưng chân sau chịu 70% sức nặng, đùi ngang với mặt đất, chân truớc chịu 30% sức nặng hơi cong đầu gối (khoảng cách giữa hai chân chừng 70cm).
    4. Quỵ tấn cao: quỳ, mông không chạm gót.
    5. Quỵ tấn thấp: quỳ, mông đặt trên chân quỳ.
    IV. Độc cước Tấn: một chân trụ chịu 100% sức nặng co thể, chân kia co lên khỏi mặt đất.
    1. Nhất Trụ Kình Thiên: (chân co ép sát chân trụ, đùi thẳng góc với thân người, mũi chân hướng xuống đất hoặc co xếp chéo phía truớc gót chân sát nguời phía dưới hạ bộ, mũi chân hướng chéo xuống đất.
    2. Độc cước Công: chân co sử dụng các lối đá, đạp, lên gối (các môn phái gọi là Tấn Bàng Long Cước, Thăng Long Cước, Phi Cước…)
    V. Hồi Tấn (Qui Tấn)
    1. Hồi Tấn: Hai chân chéo nhau, trở về hướng nào thì bước ngang bàn chân về hướng đó, trước chân trụ, cạnh chân phía ngón cái quay về hướng tấn công hoặc huớng tiến. Riêng trường hợp quay về phía sau phải bước chân về sau chân trụ, mũi chân gần gót chân trụ hoặc thẳng góc với bàn chân trụ.
    2. Hồi Tấn Thấp: chân này chéo qua chân kia trước hoặc sau xà sát gần mặt đất, cuộn tròn giống như con rắn (Xà Tấn, Xà Tự Tấn)
    3. Bát Cước Tấn: bàn chân này chéo qua bàn chân kia tạo thành hình chữ bát (ngang hoặc dọc, xuôi hoặc ngược).

    Ý nghĩa của 5 bộ tấn chính.
    1. Bình Tấn: vững chắc, trầm ổn, thích hợp cho thế thủ, các thế vật chỏ, đấm thẳng, móc và gạt.
    2. Đinh Tấn: vũ bão ở thế công, di chuyển nhan chắc chắn, tránh né hữu hiệu theo chiều dọc. Thích hợp với đấm móc, lao, đấm bật và các lối chém, gạt.
    3. Trảo Mã Tấn: linh động, thoắt công, thoắt thủ, thích hợp với các thế hu và để chuyển thế cho cả tay và chân.
    4. Độc cước Tấn dùng trong thế công bằng chân, chuyển tấn và tránh né.
    5. Hồi Tấn: linh hoạt để chuyển huớng tấn công hoặc xoay tránh cả trên cao lẫn dưới thấp.

    Hướng dẫn luyện tập.
    Để luyện tập dễ dàng và hữu hiệu, chúng ta nên vẽ hoặc lót gạch đá… các mốc chính, mỗi khoảng cách thích hợp với hai chân của mình.
    – Luyện Bình tấn theo bốn cạnh của một hình vuông (phối hợp với độc cước tấn).
    – Luyện Đinh tấn theo ba cạnh của một tam giác đều (phối hợp với Trảo Mã tấn, 1/2 khoảng cách của Đinh tấn) Cung tiền tấn, quỵ tấn….
    – Luyện Hồi tấn theo hai chiều ngang dọc.
    – Luyện Độc cước tấn phải dữ thăng bằng thật tốt.

    VS Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ

  2. The Following User Says Thank You to vvnnews_vn For This Useful Post:

    Kent_ky0 (03-23-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts