+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 8 trên 8
  1. #1
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default Những chuyện rất ngắn nhưng hay và cảm động

    Những chuyện rất ngắn nhưng hay và cảm động


    1.CHUYỆN CÁI VÉ
    Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
    "Người lớn: $10.00
    Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
    Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí"
    Đọc xong, ông nói với người bán vé:
    - Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
    - Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
    - Vâng.
    - Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
    - Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết

    ************************************************** ************************
    2.Ba…

    Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
    Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
    Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
    - "Có dư đồng nào không con?".
    Tôi đáp:
    - "Còn dư bốn ngàn ba ạ".
    Ba nói tiếp:
    - "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa".
    Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.



    ************************************************** ************************************************** ******
    3.Mẹ và con

    Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
    Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.

    ************************************************** ****************************

    4.Anh

    Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng "Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…"
    Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
    Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, "Út ráng học ngoan…"
    Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
    Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, "Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…"

    ************************************************** ***************************

    5.Cua rang muối

    Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
    - Cua rang muối thật đó mẹ.
    Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
    - Còn răng đâu mà ăn?!

    ************************************************** ******************************

    6.Xa xứ

    Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
    Thư đầu viết: "ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"
    Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"
    Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…"



    ************************************************** ********************************

    7.Đi thi

    Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
    … Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao niên”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
    Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”


    ************************************************** ****************************
    8.THỊT GÀ

    Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
    - Nhà Tý ăn thịt gà.
    Đêm đó, bà Tám chửi:
    - Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
    Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
    Trời đổ mưa.
    Thằng Tý la lớn:
    - Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
    Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
    ************************************************** ********************************

    9.Chỉ có một người thôi

    Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
    - Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
    Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
    Bác làm công trở về gặp người chủ.
    Người chủ hỏi:
    - Ở bên ấy có nhiều người không?
    Bác làm công trả lời:
    - Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
    - Tại sao vậy?
    - Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.
    ************************************************** *****************************

    10.Phấn Son

    Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
    Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
    Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
    Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
    Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.



    Sưu Tầm

    I love Bunny!

  2. The Following User Says Thank You to Vy Vy For This Useful Post:

    phong_chau (01-17-2012)

  3. #2
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Những chuyện rất ngắn nhưng hay và cảm động

    KỶ NIỆM

    Tối kia, một cặp vợ chồng có tuổi đang nằm trên giường.Ông chồng rơi vào giấc ngủ nhưng người vợ cảm thấy tình cảm dâng trong lòng và muốn nói chuyện.
    Bà vợ nói: - Anh thường cầm tay em khi chúng ta yêu nhau.
    Một cách mệt mỏi, ông vươn ngang tay, cầm tay bà trong một giây, sau đó cố quay lại dỗ giấc ngủ.
    Một lát sau bà nói: - Sau đó anh thường hôn em.
    Hơi bực dọc, ông vươn người qua, hôn vội một cái trên má và nằm xuống ngủ.
    Ba mươi giây sau, bà nói: - Sau đó anh thường cắn cổ em.
    Điên tiết, ông tung chăn và nhảy ra khỏi giường.
    - Anh đi đâu vậy?- Bà hỏi.
    Ông quay lại và quát lên: - Lấy hàm răng chứ đi đâu!
    I love Bunny!

  4. The Following User Says Thank You to Vy Vy For This Useful Post:

    phong_chau (01-17-2012)

  5. #3
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Những chuyện rất ngắn nhưng hay và cảm động

    CƯỜI ĐẦU TUẦN:

    Anh sẽ không bao giờ phụ em

    Đêm tân hôn, chàng thỏ thẻ với nàng:
    - Em yêu, anh xin hứa một điều là anh sẽ không bao giờ phụ em!
    Tân nương sung sướng mỉm cười.
    Sáng hôm sau thức dậy, nàng tất bật lo cơm nước. Đến lúc chuẩn bị đi làm, nàng nói:
    - Anh ơi! Vào đây phụ em một tay kẻo muộn giờ làm mất.
    Anh chàng nhăn nhó:
    - Sao em lại mau quên thế́! Đêm hôm qua anh đã nói gì nhỉ?
    ************************************************** ***********************************************
    Vợ và xe máy:

    Những so sánh khá thú vị giữa hai đối tượng tưởng chừng như không liên quan đến nhau.
    Giống nhau:
    - Cưới vợ hay mua xe chúng ta đều phải tốn tiền.
    - Xe mới và vợ mới đều làm ta hãnh diện, sung sướng.
    - Nếu muốn ta có thể nhìn ngắm, sờ vuốt tùy ý.
    - Xe cũ và vợ cũ đều mất giá.
    - Dưới 18 tuổi ta không được cấp phép sử dụng.
    - Xe và vợ đều rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta.
    Khác nhau:
    - Với xe máy thì ta luôn điều khiển nó, còn với vợ thì phần lớn ta bị điều khiển.
    - Chúng ta có thể sở hữu nhiều xe cùng lúc, nhưng có nhiều hơn một vợ thì sẽ gặp rắc rối to.
    - Với vợ ta phải nộp hết tiền lương vợ mới vui, còn xe máy thì chỉ cần đổ cho nó vài lít xăng là nó khoái chí.
    - Xe máy ta muốn cưỡi lúc nào cũng được, vợ thì lúc được lúc không.
    - Xe máy có thể đem cho hay bán cho người khác, còn vợ thậm chí đem cho chả ai dám nhận.


    ************************************************** ************************************************** *******
    Bác sĩ hỏi cô gái đang lấp ló ở cửa phòng:
    - Này cô, cô đến khám gì?
    - Dạ, em không khám ạ! Em đến nhờ bác sĩ tí việc.
    - Xin cô cứ nói.
    - Dạ, em nhờ Bs đọc hộ bức thư của người yêu em mới gửi về.
    - Thư của cô sao lại nhờ tôi đọc, cô không biết chữ à?
    - Dạ, em biết chữ, nhưng vì người yêu em cũng là bác sĩ nên mới đến nhờ anh.

    I love Bunny!

  6. The Following User Says Thank You to Vy Vy For This Useful Post:

    phong_chau (01-17-2012)

  7. #4
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Ác Nhân Cốc
    Tuổi
    36
    Bài gởi
    1,521
    Thanks
    11
    Thanked 5 Times in 4 Posts

    Default Ðề: Những chuyện rất ngắn nhưng hay và cảm động

    Hay quá, cảm ơn Vy vy đã gởi đến diễn đàn những mẫu chuyện thật cảm động...
    Hữu Tâm Vi Thiện, Tuy Tâm Bất Thưởng
    Vô Tâm Vi Ác, Ác Bất Phạt

  8. #5
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default Ðề: Những chuyện rất ngắn nhưng hay và cảm động

    Trích Nguyên văn bởi phong_chau View Post
    Hay quá, cảm ơn Vy vy đã gởi đến diễn đàn những mẫu chuyện thật cảm động...
    Lâu quá mới thấy Phong Châu xuất hiện nhe, Phong Châu đã tái xuất giang hồ rồi ?

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  9. #6
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Những chuyện rất ngắn nhưng hay và cảm động

    Cầu Trời

    " Xin trời... phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con mãi mãi được khỏe mạnh và hạnh phúc."

    Trời nói: "Chỉ cho 4 ngày thôi".

    "Thế thì xin Trời cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu và những ngày mùa đông".

    Trời nói: "Chỉ cho 3 ngày thôi".

    " Nếu chỉ được 3 ngày thì con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay ngày mai".

    Trời nói: "Chỉ cho 2 ngày thôi".

    "Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngày, buổi sángbuổi tối".

    Trời nói: "Chỉ cho 1 ngày thôi".

    "Vâng, cũng được".

    Trời thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".

    "con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày".

    Trời mỉm cười nói:

    "Tốt lắm. Những người thân và bạn hữu của con bao gồm những người nào nhận được tin này sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày".

    Sưu tầm







    I love Bunny!

  10. The Following User Says Thank You to Vy Vy For This Useful Post:

    phong_chau (01-21-2012)

  11. #7
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Những chuyện rất ngắn nhưng hay và cảm động

    Đại Hạ Giá

    Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:

    - Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?

    Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.

    Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!

    Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
    - Anh mua bánh bò, bánh tiêu? Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói: - Anh có bán... trả góp không? - Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu? - Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.

    Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
    Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám: - Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à. - Nhưng... - Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được. Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền. - Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá! Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :

    - Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
    Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to: Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’ ”.

    Sưu Tầm
    I love Bunny!

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Vy Vy For This Useful Post:

    phong_chau (01-31-2012), Vo_Danh_Nhan (02-28-2012)

  13. #8
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Đến từ
    USA
    Bài gởi
    449
    Thanks
    7
    Thanked 9 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Những chuyện rất ngắn nhưng hay và cảm động

    Đứa Con Dâu

    Tác giả: Tràm Cà Mau


    Bà Năm rất hãnh diện vì Tâm, đứa con trai học hành chăm chỉ. Tâm tốt nghiệp bằng bác sĩ y khoa, thực tập tại bệnh viện sắp xong, và chuẩn bị đi làm việc.
    Tâm thường ôm đàn, búng tưng tưng và hát nghêu ngao. Tâm thường lập đi lập lại những câu hát ca ngợi “người em gái” nào đó. Lời rất dịu dàng, êm ái. Bà Năm nghe Tâm hát mãi, nói rằng:
    “Em gái của anh, thì anh la mắng, nạt nộ, sai làm chuyện nầy, bảo làm chuyện kia, còn bắt phạt, bắt quỳ. Còn em gái người ta, thì bốc lên thấu tận trời xanh.”
    Tâm trả lời yếu đuối:
    “Bài hát mà má. Thì rồi em Hương nhà mình, cũng sẽ được mấy anh con trai dại dột khác, bốc lên thấu trời xanh thôi.”
    “Sao anh không bốc em của anh lên một chút, cho nó vui, sung sướng. Có hơn là đi bốc thiên hạ không?”
    Bà Năm thường làm hết mọi việc trong nhà ngoài ngõ. Anh con trai chưa bao giờ mó tay vào làm bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào trong gia đình nầy, từ rửa chén bát, hút bụi nhà, sứa cái bóng đèn đứt dây, cắt cỏ, quét lá trong vườn. Anh như một người khách thuê khách sạn, trong ngoài, mọi sự đã có người khác lo.
    Một buổi sáng chủ nhật, bà Năm thấy Tâm đem máy ra, cắt cỏ sân trước. Bà ngạc nhiên, há hốc miệng đứng nhìn đứa con trại đang hì hục, vụng về đẩy chiếc xe cắt cỏ. Xưa nay, anh chưa hề đụng đến việc nhà. Anh đã quen thói. Có nhờ được anh cũng khó khăn, và chưa chắc đã làm. Anh cứ lần khân mãi, rồi quên việc người khác nhờ. Hôm nay bà thấy Tâm cắt có cẩn thận, cắt đi, cắt lại, nghiêng đầu nhìn ngắm mãi, cho đến khi vừa lòng mới thôi. Bà Năm đứng chống nạnh, âu yếm nhìn con:
    “Sao hôm nay Tâm giói thế? Cắt cỏ giúp cho bố mẹ. Lại cắt cẩn thận, cắt đẹp nữa!”
    Tâm nhìn mẹ cười, và nói tỉnh bơ:
    “Tuần trước, Lam ghé đậy chơi, thẩy cỏ cao, bảo con sao không cắt cho đẹp vườn .”
    “Lam là ai?”
    “Là bạn gái của con”
    Bà Năm hừ một tiếng nhỏ tức tối. Con của bà sinh ra, nuôi nấng, thưong yêu, bà nhờ không được, bà nói không nghe, thế mà cái con Lam nào đó, mới mở miệng một tiếng, thì nó lại răm rắp làm. Trong lòng bà, bỗng thấy không ưa cái con Lam kia. Bà cảm thấy hơi buồn.
    Sáng chủ nhật, bà pha cà phê cho chồng, và pha luôn cho Tâm một ly. Bà biết hai bố con đều ghiền, buổi sáng không có ly cà phê thì xem như mở mắt không ra.
    Thấy anh con trai không buồn động đến ly cà phê thơm, bà hỏi:
    “Sao con không uống liền đi, để nguội mất ngon, hương thơm cà phê bay đi hết.”
    “Thôi, con không uống cà phê nữa má à. Con đang tập bỏ cà phê.”
    “Sao vậy ?”
    “Lam bảo con bỏ cà phê! Uống cà phê không tốt.”
    Nghe con nói, mà bà điên tiết, muốn lộn máu lên.
    Lam là đứa nào, có quyền lực gì, mà làm cho thằng con trai cưng, thương yêu của bà răm rắp tuân lời? Bà thưong con, muốn cho con vui, bà ra lệnh:
    “Uống đi. Mę đã pha ra rồi. Đừng uống quá nhiều thì thôi, chứ vừa phái, cà-phê cũng tốt cho sức khỏe.”
    Anh con trai cưng của bà, đánh trống lảng, rồi bỏ lên lầu, không đụng đến ly cà phê bà đã pha. Bà Năm bực bội, quậy ly cà phê và uống từng ngụm nhỏ. Bà nói với chồng:
    “Thằng Tâm nhà mình thê mà dại gái. Cha mẹ nói cho rát họng, thì không nghe, cái con nhỏ vất vơ nào đó, nói cái gì, thì nó răm rắp nghe theo như kinh điển. Thiệt là bực. Con mình sinh ra, dạy dỗ, nuôi nấng, mà nó không xem mình bằng...”
    Ông chồng bà cắt ngang:
    “Thôi bà ơi. Nó cũng đã lớn rồi, khi mới yêu, thì ai cũng vậy, mai mốt sẽ khác. Bà có nhớ không, hồi xưa khi tôi mới yêu bà, tôi cũng nghe theo bà răm rắp ...”
    “Bây giờ thì ông không thèm nghe theo tôi bất cứ chuyện gì nữa. Lại còn nat nộ, gầm gừ.”
    “Có chứ, khi nào bà nói đúng thì tôi nghe theo, chứ bà sai, mà bắt tôi theo sao được? Ngay cả bà nội tôi, nếu nói sai, thì tôi cũng phải thưa lại cho đúng, chứ huống chi là vợ?”
    “Ừ, bây giờ anh có tôi rồi, thì xem thưởng nhé!”
    “Vẫn quý vợ như thường. Nhưng đúng sai, phải làm cho ra lẽ.”
    Một lần bà thấy Tâm không hót tóc theo kiểu cũ, lối tóc xửng ra như rễ tre, mà hớt lối mới trông gọn gàng, lịch sự hơn. Bà khen Tâm. Tâm nói rằng Lam không thích kiểu tóc cũ. Nghe mà bà giận, bực mình. Nhưng bà công nhận kiểu tóc mới, con bà trông đàng hoàng hơn.
    Mấy tuần sau, khi Hương đi chơi về, báo cho bà Năm biết:
    “Mẹ ơi. Con gặp anh Tâm đang bưng thức ăn cho khách tại tiệm Hưong Bình. Anh còn cắt rau, nhặt tôm, phụ bếp nữa.”
    “Mẹ không hiếu con nói gì.”
    “Tiệm của bố mẹ chị Lam ấy mà! Anh ấy đến đó làm việc, lấy điểm với ông bà già chị Lam.”
    Bà Năm nhăn nhó mặt mày, thở dài, thất vọng nói:
    “Tiền bạc nó đâu có thiếu. ở nhà thì chưa bao giờ rửa cái bát. Chưa bao giờ nấu nồi nước sôi giúp mẹ. Chắc cũng làm không công. Thế mà, thế mà ...”
    Ngay tức thì, bà kêu Hưong lái xe cho bà đi xem mặt mũi cái con Lam kia ra thế nào, mà sai khiến được ông con cưng của bà như vậy. Bà Năm hầm hầm đi theo con gái, miệng mím lại. Hương dặn bà đừng vào tiệm, đi ngang qua bên ngoài dòm vô thôi. Hai mẹ con lấm lét rình mò, đi qua tiệm nhiều lần. Khi được nhìn thẩy mặt đứa con gái tên Lam, bà càng giận hơn. Trở lại nhà, bà bứt rứt, đi lui đi tới, chờ anh con trai cưng về. Bà sẽ cho một trận tơi bời cho đã giận. Khi Tâm về nhà, chưa kịp thay áo, đã bị bà Năm gào to :
    “Khôn nhà dại chợ, việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Việc nhà không đụng móng tay vào, ra ngoài thì làm mọi không công cho thiện hạ. Học hành cho giỏi, đỗ đạt bằng cấp nầy nọ, mà vẫn cứ ngu dại như thưởng”
    “Thưa mẹ, mẹ nói gì?”
    “Thằng ngu! Cái con Lam đó, xấu xí, da ngăm, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, ngực lép, mông teo. Đã ăn phải bùa mê thuốc lú của nó chưa, mà đi làm mọi cho gia đình nó? Nếu nó đẹp đẽ, nghiêng nước nghiêng thành, mà mê nó, thì không nói làm chi. Xấu xí như vậy, mà cũng mê muội, mới tức chứ. Cha mẹ nói thì không nghe, lại nghe lời đứa con gái vất vơ đó. Tưởng cành vàng, lá ngọc, con vua, cháu chúa chi cho cam, con nhà tiệm ăn...”
    “Mẹ đừng kỳ thị. Mẹ từng nói với con, nghề nào cũng quý. Sao bây giờ mẹ chê nghề tiệm ăn? Mẹ thấy Lam xấu, mà con thấy đẹp thì sao? Tùy theo khiếu thẩm mỹ của mỗi người”
    Bà Năm cười chán nản, và chê nhạo. Lặp lại một lần nữa, cái nhận xét của bà vê cô Lam:
    “Ừ, cái khiếu thẩm mỹ của anh lạ lắm, đen đủi, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, người lép kẹp, là đẹp, đẹp lắm. Hà ha ha ...”
    “Nhưng tổng hợp tất cả lại, thì nhìn rất có duyên mẹ à. Con gái, có duyên thì thu hút và hấp dẫn hon đẹp. Con không cần vợ đẹp. Mấy cô đẹp, thì kênh kiệu, vác cái mặt lên, đòi hỏi đủ điều, và tham vọng không bao giờ ngừng. Họ khó khăn, họ tưỏng đâu có cái đẹp, là có quyền hành như bà hoàng. Lấy mấy cô nầy làm vợ, mệt lắm, và chưa chắc đã được lâu bên.”
    Bà Năm há miệng ra vì ngạc nhiên, nhìn ông con trai của bà chòng chọc. Bà nói:
    “Khiếp, ăn nói như cụ già tám mươi. Ai dạy cho anh những điều đó? Thôi, anh đã khôn đến vậy, thì mẹ chịu thua.”
    “Thì ba mẹ vẫn thường nói vậy, và kinh nghiệm riêng của con cũng thấy thê.”
    Thương và cưng con, bà không muốn con bà thương ai hơn, nghe lời ai hơn là nghe lời bà. Cái ác cảm với cô Lam không làm sao vơi được trong lòng bà.
    Những khi Tâm mời Lam về nhà chơi, bà Năm cố tình làm mặt lạnh nhạt, và để lộ ra rằng, bà không ưa cô.
    Bà còn nói bóng gió xa gần rằng, đàn bà không có ngực, sau nầy khó nuôi con. Đàn bà vòng mông nhỏ, sinh con khó, hiếm muộn. Lam vẫn vui vẻ, bình thường, làm như không biết bà Năm đang ám chỉ cô. Thấy thái độ của mẹ, Tâm không đám đem Lam về thăm nhà thường xuyên.
    Ông Năm khuyên vợ rằng:
    “Bà càng tỏ ra chống đối, thì chúng nó càng khắng khít. Tình yêu là một thứ kỳ cục, càng có nhiều trắc trở, thì càng nhiều nồng nàn, cháy bỏng. Tình yêu xuôi chèo thuận mái quá, thì cũng không bền. Bà cứ để cho chúng nó tự do tìm hiểu nhau, đừng gây trắc trở, khó khăn, mà sau nầy có hậu quá không tốt, con dâu nó xa lánh gia đình chồng, và mình cũng mất con luôn.”
    Bà Năm cũng hiểu thế. Nhưng cái ghét bỏ cô Lam vẫn tiềm tàng trong lòng bà. Có lẽ tại vì Tâm nghe lời cô nầy răm rắp, mà không nghe lời bà, là người mẹ đã dành hết yêu thưong cho con. Nó coi người khác quan trọng hơn bà. Ông Năm nói rằng, việc chi mà ganh tị tình thưong ? Khi còn trẻ, thì ganh với bà mẹ chồng, bây giờ thành bà mẹ chồng, thì lại ganh với con dâu. Cứ cái vòng luẩn quẩn quay đi quay lại mãi, không được gì, mà chỉ gây thêm sứt mẻ, lộn xộn. Dân Á đông, thì mẹ chông nàng dâu lục đục. Dân Âu Mỹ, thì mẹ vợ và con rể không ưa nhau. Có cà ngàn câu chuyện chế diễu bà mẹ vợ do các ông viêt ra. Như chuyện diễu về ông Adam, thủy tổ loài người, bảo rằng ông nầy là người đàn ông sung sướng nhất, vì ông không có một bà mẹ vợ.
    Dù cho bà Năm có bóng gió, nói xấu cô Lam đến mấy, anh con trai cưng của bà vẫn không suy suyển cái tình si dành cho cô nầy. Bà mẹ có dàn cảnh, giới thiệu cho anh bao nhiêu cô gái khác, đep hơn, anh cũng không màng liếc mắt đến. Bà Năm cán răng chấp nhận cho Tâm cưới cô Lam. Bà tiếc rằng, từ nay những bà bạn có con gái đến tuổi cặp kê, hết o bế bà, bót nồng nàn, tử tế như xưa.
    Sau đám cưới, bà Năm xuống nước năn nỉ Tâm khoan dọn ra riêng. Anh con trai không trả lời dứt khoát, và cho biết tùy theo ý kiến của vợ. Bà Năm phải nói thẳng với cô con dâu rằng, nếu các con khoan dọn ra riêng, thì sẽ tiết kiệm được một số tiền, mua nhà sớm hơn, và tốt hơn. Cô con dâu vui vẻ trả lời rằng, nếu ba mẹ cho chúng con ở chung trong thời gian đầu, thì chúng con mừng lắm, được ba mẹ cho ở, cho ăn, và gia đình sum vầy, thì vui hơn là tách biệt ra. Câu nói của đứa con dâu làm bà mát ruột.
    Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, đứa con dậu dần dần thích nghi với sinh hoạt của gia đình. Ban đầu, bà Năm nghĩ rằng, lại phái hầu ha thêm một “cô nương” nữa. Bà không ngại, miễn sao giữ anh con trai cưng của bà lại trong gia đình là được. Mỗi khi cô con dâu tự ý làm giúp cho ông bà việc gì, bà Năm nói nhỏ với chồng: “Cô dâu nầy, ưa làm màu lắm.” Ông chồng bà trả lời: “Thà có đứa con dâu làm màu, còn hơn là đứa ngang ngạnh, không coi ai ra gì.”
    Nhiều buổi sáng rất sớm, bà nám nghe tiếng thở phì phò, tiếng huỳnh huỵch ngoài phòng khách, bà tưởng hai vợ chồng anh con trai đang làm trò khỉ. Một lần bà hé cứa nhìn xuống lầu, thấy Tâm và Lam đang múa tay, múa chân tập thể dục. Bà lắc đầu. Con trai bà, chưa thấy tập thế dục bao giờ, nay vì vợ mà tập. Bà cho rằng, con trai mà nghe lời vợ quá, cũng không tốt. Bà thử múa tay, uốn éo thận mình theo các cử động của hai người, bà nghe khoái cảm trong bắp thịt, xương cốt, và tiêu tan bớt rất nhiều mỏi mệt. Không lâu sau đó, nhiều buổi sáng, bà tập thể dục theo con, Và cả ông Năm cũng tham gia. Trong phòng khách buổi sáng, theo tiếng hô của Lam, bốn người nhịp nhàng múa tay chân, hít thở trong vòng hai mươi phút trước khi ăn điếm tâm và đi làm việc. Mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật, Tâm lái xe ra công viên rất sớm, cùng cha mẹ và vợ, chạy bộ vòng quanh sân cỏ, hít thở không khí trong lành, tập những động tác uyển chuyến.
    Sau đó, cùng đi ăn sáng. Bà Năm cảm thấy, nhờ có đứa con dâu mà tình mẹ con của bà gần gũi hơn, sau bao nhiêu năm gần như gián đoạn, kế từ ngày anh bước vào tuổi mười tám, hai mươi.
    Hai ông bà Năm trở nên mê cái món cháo gạo lức, nấu đặc rền, ăn với cá nục kho khô, rướn cong, mặn, có tiêu ớt. Ăn vào buổi sáng, do cô con dâu nấu. Ban đầu bà Năm cười cái món ăn nầy của người nhà quê. Nhung cô dâu nói rằng, đây là món ăn vua chúa, chứ không phải món nhà quê. Sử sách có chép rõ, các ông vua triều Nguyễn rất khoái ăn cháo trắng buổi sáng. Ông bà Năm cũng phải công nhận ăn cháo vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe, bớt được chất béo, chất đưòng.
    Mỗi buổi chiều, bà Năm về nhà trước con dâu chừng nửa giờ. Bà vào bếp chuẩn bị, cắt rau, cắt thịt. Cô con dâu vất xong cái cặp vào phòng, chạy vội xuống bếp, phụ mẹ chồng sửa soạn cơm tối. Thời gian đẩu, cô phụ làm các việc lặt vặt, chỉ làm những chuyện mẹ chồng sai bảo. Có cô con dâu phụ bếp, dù không phụ được gì nhiều, nhưng bà Năm thấy vui, tự ái của bà không bị tổn thưong. Bà có thể hầu chồng, hầu con, chứ không muốn mang tiếng làm mọi cho cả con dâu. Nhìn thấy cô con dâu vui vẻ, hát hò trong khi làm bếp, bà cũng vui lây. Thì ra, cô làm với tấm lòng, với sự chia xẻ, chứ không phái miễn cưỡng. Cô con dâu múa dao lia lịa, cắt hành, cắt rau, ót, nhanh như các anh đầu bếp tàu chiếu trên truyền hình. Thỉnh thoáng, cô con dâu đề nghị bà Năm nấu món ngon cho cá nhà, ăn chơi cho vui, ăn chơi ngon hơn ăn thật, cô lãnh trách nhiệm nấu các món nầy. Cô nấu phở, bún bò, cháo lòng, hủ tiếu, bánh canh, bún riêu, mỗi chiều ăn một món thay cơm. Cà nhà vui vẻ hơn, ông Năm nói rằng, nấu ở nhà ngon như thế nầy, thì đi tiệm làm gì. Bà Năm học thêm được những bí quyết nấu ăn của cô dâu, và cộng thêm kinh nghiệm cũ, bà nấu càng ngon hon. Bà mời bạn bè chồng đến, trổ tài nấu nướng.
    Nhiều người khen và khuyến khích bà ra mở tiệm ăn. Bà con, bạn bè đòi hùn vốn mở tiệm. Bà Năm sung sướng và quyết định thôi việc, ra làm kinh doanh. Trong một bữa ăn, cô con dâu nói với ông bà:
    “Dì Chính báo rằng, nếu mình ghét ai thậm tệ, muốn trả thù, thì cứ đem tiền cho mượn, xúi họ mở tiệm ăn, cho họ khổ, bỏ ghét. Làm tiệm ăn, khách ít thì lo, khách đông thì khổ, làm một ngày mười sáu, mười tám giờ cũng không hết việc. Nắng cũng lo, mưa cũng lo. Cực lắm, đầu bếp cũng cực, phụ bếp cũng cực, chủ tiệm còn cực hon. Dì Thu bạn của mẹ con mở tiệm phở, bị ông đầu bếp bóp cổ, phải kêu cánh sát can thiệp. Ông đầu bếp mệt và cực quá, mà dì thì quá lo lắng, thúc hối, hỏi han. Ông nổi khùng, bóp cổ dì. Bố mẹ con, lỡ mở tiệm, không lui được nữa, cực lắm lắm, ông bà mệt quá, gây gổ nhau hoài. Nếu mẹ muốn mở tiệm ăn, thì hãy suy nghĩ cho kỹ lại. Ít nhất cũng giả vờ đi làm công cho thiên ha, phụ bếp hoặc làm đầu bếp vài ba tháng cho biết đá biết vàng rồi quyết định.”
    Nghe con dâu nói, bà sợ hoảng hồn. Không dám ra làm kinh doanh nữa.
    Nhiều hôm, cô con dâu hớt hải chạy về kêu bà Năm thay áo quần ra xe đi gấp, xuống phố mua hàng với cô. Vì hàng hạ giá, chỉ còn một hôm nữa là hết hạn. Cô ríu rít khoe rằng có người mách cho biết, hàng hạ xuống trên bảy mươi lăm phần trăm, không mua uống lắm. Bà vui vẻ ngồi bên đứa con dâu, cô vừa lái xe vun vút trên xa lộ, vừa nói chuyện vui vẻ. Khi vào tiệm, cô ép bà thử áo nầy, thử váy kia, tíu tít. Rồi cô con dâu dành trả tiền mua áo quần cho mẹ chồng. Để bà khỏi thắc mắc, cô nói:
    “Tiền nầy do anh Tâm làm ra, mẹ có quyên xài. Anh Tâm sẽ rất vui, khi biết mẹ dùng tiền nầy.” Sau đó, hai mẹ con rủ nhau đi ăn, ngồi nói chuyện trong quán, và mua thức ăn về cho cả nhà.
    Mỗi năm đến ngày sinh nhật của bà, ông Năm đưa cả gia đình ra tiệm ăn gần nhà. Như để trả nợ quỷ thần, để bà khỏi cằn nhằn, than vãn, kêu rêu. Vì ông nghĩ rằng, sinh ra là khổ, sao lại phải mừng. Thắp cho bà mấy cây nến to, mỗi cây tương trưng cho năm mười tuổi, không dám thắp nhiều như đám cháy rừng, sợ bà buồn. Năm nay cô con dâu xin được tổ chức sinh nhật cho mẹ chồng.
    Chính tay cô làm cái bánh lớn. Trang hoàng nhà cửa, và viết thiệp mời bà con. Thức ăn do cô đặt tại các tiệm mang về. Bà con đông đảo tham dự, cười nói, vui tươi.
    Khoảng thời gian giữa tiệc, có tiếng gõ cửa, một cô vũ công múa bụng xuất hiện. Ðầu cô cài lông công, mang sắc phục sặc sỡ theo lối Trung đông, toàn người lóng lánh như có dát kim cương. Tiếng nhạc trối lên eo éo, thanh sắc, cao. Cô vũ công uốn người, lắc mông, bụng chuyển động xoay tròn không ngừng. Ông Năm chăm chú, ngồi há hốc miệng ra mà xem, đến nỗi một giải nước bọt bò ra từ miệng ông lúc nào mà ông không hay.
    Bà Năm thấy vậy, tức mình phát vào lưng ông một cái thật mạnh, ông giật mình hốt hoảng quay qua nhìn bà, và cười cầu tài. Tối đó, bà Năm giận chồng, và giận luôn cá cô con dâu, bày trò bậy bạ.
    Có lần bà Năm giận ông chồng, ngồi khóc. Cô con dâu đến ôm bà, vuốt ve và hôn lên trán bà mà an ủi. Cô kéo bà đứng dậy, rủ bà lên San Francisco chơi. Hai mẹ con đi bộ long rong qua chợ phố tàu. Khi đã mỏi chân, cô con dâu cùng bà vào quán cà phê, ngồi ở dãy bàn dọn trên lề đưòng cùng uống trà, ăn kem. Ngồi nhìn thiên hạ qua lại. Cô con dâu nói:
    “Ngồi đây, đôi khi cũng thấy tâm hồn thư giãn. Nhìn cái tất bật của thiên hạ, thây cái nhàn nhã của mình, rồi biết quý cái hạnh phúc đon sơ mà mình đang có.”
    Bà Năm cũng thấy vui vui, và quên bớt đi cái giận hờn ông chồng. Cô dâu nói với bà:
    “Trời có khi nắng khi mưa, vợ chồng có khi vui, khi buồn. Rồi mọi sự đều qua. Khi nào buồn, con đem mẹ đi chơi, giải trí. Hôm nào hai mẹ con mình rủ nhau đi xem chóp bóng, khuya mới về, để cho các ông ớ nhà chờ, và đói một bữa chơi. Như vậy, các ông mới biết quý cái không khí ấm áp của bữa cơm bình thường mỗi ngày trong gia đình.”
    Mỗi buổi sáng, ông Năm đều nhắc rằng, nhờ có cái máy cà phê áp suất do cô con dâu mua tặng, nên ông có cà phê ngon mà uống. Ðến sở khỏi phái tốn tiền mua cà phê bên góc đường.
    Nhiều hôm cô con dâu mua thức ăn ngon bên ngoài đem về. Ríu rít nói là cô ăn ngon quá, mua về cho cá nhà ăn cho vui. Không cần ăn ngon hay dở, nghe thế là bà Năm đã cảm động. Xưa nay, con bà, chồng bà, chưa hề thấy ngon mà mua về cho bà.
    Sau một thời gian ở chung với cô con dâu, đi đâu, bà Năm cũng khoe là bà có thêm một đứa con gái, có thêm một người bạnthân để tâm sự khi vui buồn. Bà nói thêm, từ ngày anh con trai có vợ, gia đình thấy vui vẻ, hạnh phúc và thưong yêu nhau hơn. Bà khen anh con trai khôn ngoan và khéo chọn bạn trăm năm. Bà không còn chê cô dâu là trán ngắn, mắt hí, miệng móm nữa.
    Một hôm đã khuya, bà Năm thức giấc xuống lầu uống nước, thẩy có bóng người thấp thoáng ở sân sau nhà, bà ghé mắt nhìn. Trăng vầng vặc trái ánh vàng xuống khắp vườn. Bà thẩy Tâm quàng tay qua vai vợ ngồi tựa ngửa, chân gác lên ghê. Bà nghe tiếng thì thầm:
    “Đôi khi thấy mẹ anh thương, và bênh em, làm anh phát ghen lên. Em làm gì mà mê hoặc được mẹ anh đến thế?”
    Tiếng cô con dâu trong trẻo đáp lại:
    “Thương yêu và thông cảm. Ðem hết tấm lòng mình ra mà đãi người, rồi sẽ được đáp lại bằng tấm lòng. Nhờ em biết thưong yêu ba mẹ anh như ba mẹ ruột, thì ông bà mới thưong yêu em như con ruột. Em có thêm một ông bố, một bà mẹ, một cô em, có thêm nhiều tình thương. Từ đó, vợ chồng mình hòa thuận hon, thưong yêu nhau hon, và lâu bên hơn, hạnh phúc hơn.”
    Bà Năm len lén trở lại phòng, chép miệng và nghĩ rằng, bà đã già một đời mà còn ngu dại, cứ ganh ghét với gia đình chồng, ganh ghét với con dâu. Bọn trẻ con ngày nay, có nhiều đứa khôn nứt hạt./.


    Trích trong "Hương cố nhân"
    Tràm Cà Mau.
    I love Bunny!

  14. The Following User Says Thank You to Vy Vy For This Useful Post:

    Vo_Danh_Nhan (02-28-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts