+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Hybrid View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Bài gởi
    290
    Thanks
    1
    Thanked 10 Times in 10 Posts

    Default Tình nghĩa Thầy Trò !


    Tình nghĩa Thầy Trò !


    Nhờ vào trang Thư viện, qua mạng lưới toàn cầu, tôi đã quen được nhiều người nhất là những môn sinh trẻ đầy tinh thần nhiệt huyết… Nhưng qua thời gian, theo năm tháng bận rộn vì việc học, vì công ăn việc làm, vì hoàn cảnh gia đình, xả hội đổi thay … Dần dần các môn sinh người thì còn ở lại tiếp tục sinh hoạt với môn phái , người thì từ giả ra đi vì công việc làm, gia đình.. và cũng có một số người sống cho lý tưởng khác …

    Trong những người rời xa đó có Duy Phương là thành viên nồng cốt của diễn đàn Thư Viện Vovinam.. Đã rời xa … theo tiếng gọi hữu duyên từ Phật Pháp!

    Nhớ thưở đầu tiên Duy Phương tìm ra được diễn đàn, làm quen với Tôi, Duy Phương đã nói chuyện tràn giang đại hải, nói huyên thuyên không bao giờ dứt, giống như từ xưa đến hiên tại chưa bao giờ có dịp nói, tôi cũng kiên nhẫn lắng nghe và thình thoảng cho vài lời khuyên.. Bao tâm tư ôm ấp trong lòng không có dịp bày tỏ cùng ai, được dịp có người lằng nghe, Duy Phương trút hết bầu tâm sự, rồi từ đó lòng thanh thản và hiểu về đạo võ nhiều hơn.. Tôi đã truyền niềm tin yêu và sức sống cho Duy Phương để tạo lập lại con người mới với hướng đi mới, thay đổi về tầm nhìn và nếp sống trong sinh hoạt Vovinam..

    Qua nhiều lần gặp mặt, trau dồi võ thuật, du lịch cùng nhau, tình nghĩa cô Trò thắm thiết hơn.. Tôi đã để cho Duy Phương làm mode cho diễn đàn, và Hồ Phi Tử đã hướng dẫn cho Duy Phương lo trang web cho Vovinam thành phố..

    Trong những cuộc đi chơi, Tôi ăn chay trường, Duy Phương và Thế Thường cùng theo tôi để ăn chay,, nói về tao ngộ tôi nghĩ rằng Thế Thường có thể ngộ đạo hơn Duy Phương…l Nhưng không ngờ người ngộ đạo lại là Duy Phương..

    Bổng dưng một ngày Duy Phương viết thơ từ giả Cô, Thầy bỏ lên núi tu hành theo Phật pháp.. ai cũng bở ngỡ lắc đầu.. Trong gia đình Duy Phương là con một, nhà chỉ có 2 mẹ con hủ hỉ, mẹ thương Duy Phương vộ cùng, lo lắng chăm sóc Duy Phương từng li từng tý.. Nhưng số Duy Phương có duyên với cửa Phật thì gia đình cũng chìu theo..

    Gặp lại Duy Phương sau 1 năm tu hành nhân ngày phát giải Văn Thơ tháng 12 năm 2009 tại Tổ Đường, Duy Phương đã trở thành đạo mạo hơn, ăn nói chửng chạc, từ tốn , nhẹ nhàng ..
    3 năm trôi qua trong chùa “Thiền Tôn Phật Quang” tại núi Dinh – Bà Rịa – Vũng Tàu. Duy Phương đã cạo đầu, khoác chiếc áo nâu sòng trở thành thầy với Pháp Danh là Thích Nghiêm Giám..

    Tuần vừa qua trong dịp lễ nhớ ơn thầy cô ở Việt Nam, các sinh viên đại học Quốc Gia dưới sự hướng dẫn của võ sư Cao Minh Hay đã tổ chức chuyến đi dã ngoại đến Thiền Tôn Phật Quang và Duy Phương hiện là Thầy Thích Nghiêm Giám đích thân ra đón tiếp thay cho thầy chủ trì (vì bận việc đi giảng đạo ở xa).

    Dù đã tu hành nhưng giòng máu Vovinam vẫn luân lưu chảy mãi trong tim người Việt Võ Sĩ, dù bây giờ đã làm thầy, nhưng Duy Phương vẫn khiêm tốn nhận làm học trò của Cô Cẩm Bình mãi mãi không bao giờ phai! Trong ngày nhớ ơn thầy Cô, Duy Phương nhắn tin và chúc Cô vui vẽ khoẻ mạnh, tôi đã hỏi Duy Phương:

    - Bây giờ Duy Phương đã là Thầy rồi, vậy mai mốt gặp Duy Phương phải gọi bằng Thầy hả??
    Duy Phương khiêm tốn trả lời:
    - Thầy là đối với người ngoài, tín hữu thôi, đối với Cô, em mãi mãi vẫn là học trò của cô!

    Một câu nói cảm động, thân thương, tràn đầy tình nghiã.. - Dù thời gian có thay đỗi, dù cảnh vật, điạ vị có đổi thay ! Tình nghĩa Thầy Trò vẫn bất diệt , sống mãi trong tim người Việt Võ Sĩ!
    Thân ái chúc Duy Phương tu hành tân tiến! vượt qua những khó khăn để đạt được đạo đức cao hơn trong tương lai!


    Ngôi chùa nơi Duy Phương tu hành


    Duy Phương phát biểu trước các môn sinh Vovinam đại học quốc gia


    Duy Phương chụp hình lưu niệm với võ sư Châu Minh Hay

    Viết nhân mùa lễ Nhớ ơn Thầy Cô - Việt Nam & Mùa Lễ Tạ Ơn – Hoa Kỳ
    Võ sư Cẩm Bình

  2. #2
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Tình nghĩa Thầy Trò !

    *. Bài luận văn thi lên hoàng đai I cấp


    Thiện Bùi đứng đầu bên tay phái

    . I. Tôn sư trọng đạo

    Tôi sinh ra tại Việt Nam đến Hoa Kỳ định cư từ hồi còn nhỏ, cho nên đối với văn hoá Việt Nam có sự hiểu biết rất là hạn chế.. Đối với câu “Tôn Sư Trọng Đạo” tôi không hiễu được ý nghĩa sâu xa và quan trọng của câu này. Trước khi được sự dạy bảo của Cô Cẫm Bình, thì sự hiễu biết của tôi rất nông cạn.

    Trước đây,câu tôn sự trọng đạo tôi nghĩ thuần túy là nên kính trọng người thầy của mình. Đơn giản vậy thôi.. Thời gian sau nầy có nhiều sự chuyển biến trong môn phái Vovinam khắp nơi và nhất là ở San Jose thì tôi được Cô Cẩm Bình dạy bảo thêm về câu tôn sự trọng đạo., dần dần tôi hiểu thêm tầm mức quan trọng của câu nói nầy, nó khuyên bảo cho người môn sinh cách sống và xử sự sau cho đúng với nghĩa vụ làm người môn sinh tốt.
    Cô Cẩm Bình đã dùng những câu chuyện thực tế, có thật xảy ra trước mắt để làm thí dụ điển hình với những lời khuyên bảo để cho các môn sinh trông gương người mà học hỏi, noi gương theo.. Cô thường nói:

    - Một ngày bái sư! Suốt đời cũng gọi là thầy!
    - Không thầy đố mầy làm nên!


    Làm trò thi phải luôn tôn trọng thầy của mình, thầy là người dìu đắt chúng ta những bước đầu tiên chập chửng vào môn phái, từ không biết gì cho đến bây giờ trở thành huấn luyện viên, trò một ngày lớn lên tài giỏi, còn thầy thì ngày một lớn tuổi giả yếu.. nhưng không phải vì thế bất kính với thầy mà phải luôn kính trọng và nghe lời thầy ..

    Cô Cẩm Bình đã thuờng nhắc đến các học trò của cô như:


    - Võ sư Hoàng Thanh Tâm ở Raleigh ngày xưa từng thụ huấn võ thuật với cô, nay đã xa cô bao nhêu năm, mở lớp võ riêng ở xa tận Raleigh, mà võ sư Hoàng Thanh Tâm luôn giữ tình thầy trò, hằng tuần điện thọai thăm hỏi sức khỏe cô, và báo cáo tình hình sinh hoạt của lớo võ .. đặc biệt là bất cứ làm chuyện gì có liên quan đến môn phái như thi lên đai, biểu diễn.. võ sư Tâm luôn báo cáo và hỏi ý kiến của cô Cẩm Bình,

    - VSTH Lê Hồng Hải, là người học võ với cô từ lớp võ đầu tiên, tuy ở xa tận Stockton, nhưng vẫn thường xuyên liên lạc thăm hỏi, và sẳn sàng làm bất cứ việc gì khi cô cần đến như những tổ chức lễ lớn : Giổ Tổ, Vovinam Day, Thi lên đai hay diễn hành hội Xuân…

    - Võ sư Lợi ở Oakland là người ngang hàng với cô nhưng cũng luôn bàn thảo hỏi ý kiến khi muốn làm cái gì có liên quan đến môn phái để có sự thống nhất trong sinh hoạt.

    Cô nói : - Có như vậy tổ chức mới có sự thống nhất, đoàn kết và tạo lực lượng vững mạnh .. nếu mạnh ai lớn lên rồi tự ý muốn làm gì thì làm không nể nang thầy mình.. như vậy tổ chức sẽ khó lớn mạnh.. phát triển sẽ bị rời rạt đi..
    Là học trò từng thụ huấn võ thuật với thầy của mình, bất cứ muốn làm gì thì cũng phải bàn thảo và xin phép như vậy mới gọi là Tôn Sư Trọng Đạo.. Nghe những lời cô giảng, tôi hiểu thêm về ý nghĩa Tôn Sư Trọng Đạo như thế nào? Nó có ý nghĩa cao xa, rộng lớn hơn không phải chỉ là kính trọng thầy mình là đủ, mà nó còn đòi hỏi việc hành xử của người trò đối với thầy trong công việc tổ chức sinh hoạt chung! Tôi cũng đồng ý với cô là làm việc gì cũng phải có trên có trước, phải thông qua thầy mình , phải trình bày rõ ràng và phải được sự chấp thuận của thầy mình trước khi tiến hành làm việc gì.

    Cô còn giãng thêm về chính bản thân cô tôn trọng thầy cô như thế nào cho các môn sinh hiểu biết thêm, thí dụ như thầy của cô là võ sư Nguyễn Văn Nhàn,:

    - Hiện tại cô đã mang hồng đai II cấp, thầy Nhàn hiện mang hồng đai I cấp, nhưng không vì vậy mà cô tỏ thái độ kiêu ngạo bất kính với thầy của mình, mà cô luôn kính trọng và nghe lời thầy dạy bảo.. vì nếu không có thầy dạy bảo tạo điều kiện sinh hoạt trước kia, thì sẽ không có sự nghiệp tồn tại ngày hôm nay.. do đó cô nói: Uống nước phải nhớ nguồn , ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, Cô vẫn luôn mang ân tình của thầy theo suốt hành trình phát triển môn phái.
    Sau khi được nghe những lời dạy bảo và khuyên răng của Cô, tôi nhận thức thêm về câu “Tôn Sư Trọng Đạo”. Sau nầy dù mình có đẳng cấp cao hơn thầy, dù mình có giởi hơn thầy mình, thì mình cũng gọi thầy mình là thầy, không có những hành động bất kính đối với thầy của mình.

    II. Bổn phận người trò đối với thầy


    Từ xưa đến nay, bổn phận của người học trò là phải luôn kính mến thầy và vâng lời thầy dạy bảo. Nhưng hơn thế nữa, một người học trò tốt thì phải giúp đỡ thầy trong lúc hoạn nạn và gánh chịu những khó khăn và sóng gió chung với thầy, cùng tiến cùng thoái, không bao giờ được bỏ thầy mình để chạy theo những người đã từng đối xử không tốt với thầy của mình .


    Ân tình của Thầy lớn lao như biển cả, cho nên một người trò có tình có nghĩa thì chẳng những phải nghe lời thầy khuyên răng dạy bảo còn phải thực hiên được những lời thầy răng dạy, và nhất là đừng bao giờ làm cho thầy mình buồn lòng..

    Câu “ Không Thầy đố mầy làm nên” tôi luôn ghi nhớ trong lòng, tôi sẽ không bao giờ học được những điều hay và hữu ích nếu không có thầy dạy dỗ. Nếu tôi không được thầy chăm sóc dạy dỗ thì tôi sẽ không có những thành tựu như ngày hôm nay.. Gia nhập vào môn phái Vovinam, tôi đã được thầy cô dạy tôi biết cách lễ phép khi tiếp xúc với người lớn, cách đi đứng đàng hoàng và tư cách tác phong đạo đức mà người môn sinh cần phải thực hiện như luôn khiêm tốn, thương yêu đồng môn, đồng loại, và giúp đỡ những kẻ yếu, người nghèo.. nhờ vào võ đạo Vovinam thầy cô dạy dỗ tôi đã tránh xa những điều xấu, biết phân biệt thị phi, nhận định được đúng sai .. để luyện rèn cho mình thành một người tốt có hữu ích cho xã hội .

    Thầy đã bỏ nhiều công sức, thời gian dạy dỗ cho người trò thành người tốt và hữu ích cho xã hội, bổn phận người trò phải luôn ghi nhớ công ơn thầy, và lúc nào cũng phải luôn kính trọng và mến yêu thầy, phải cố gắng thực hiện những lời thầy dạy và tiếp tay giúp đỡ thầy trong việc phát triển môn phái, sẳn sàng nhận trách nhiệm và làm tròn bổn phận khi thầy giáo phó bất cứ công việc gì trong khả năng của mình, người trò giỏi thì sẽ tiếp sức với thầy của mình, nhận thêm trách nhiệm để phát huy môn phái lớn mạnh hơn, đào tạo thêm nhân tài cho xã hội

    III. Nhiệm vụ của người huấn luyện viên đối với môn phái:

    Nhiệm vụ của huấn luyện viên đối với môn phái là phụ giúp giãng dạy, giúp đỡ thầy của mình trong coi lớp võ, hướng dẫn thêm kinh nghiệm cho các môn sinh mới ..khi dạy phải tận tình chỉ bảo bằng tấm lòng nhiệt huyết hăng say chớ không phải dạy lấy có, dạy cho qua hay tỏ thái độ lười biếng..Khi đứng lớp giảng dạy có nhiều chuyện rất khó vì có nhiều em không chú ý, thực hành không đúng, chúng ta phải kiên nhẫn tìm phương pháp dạy cho đến khi các em đạt được trình độ thì đó mới làm tròn trách nhiệm của người huấn luyện viên.
    Ngoài những buổi phụ giúp giãng dạy, người huấn luyên viên còn phải tham gia trong đội tuyễn để biểu diễn giới thiệu môn phái cho tất cả mọi người biết đến môn võ Vovinam của Việt Nam.

    Để làm tốt những điếu trên, người huấn luyện viên phải luôn tự rèn luyện cả 2 phương diện võ thuật và võ đạo để kiện toàn bản thân cho được tốt, phải luôn hăng hái tham gia mọi sinh hoạt của môn phái, phải có tinh thần trách nhiệm , dấn thân, phục vụ với tinh thần hăng say, tự giác, tự nguyện không chờ đợi phải sai bảo mới làm.
    Đến khi trình độ của người huấn luyện viên cao hơn, có thể tự lập đứng ra mở võ đường riêng, thì người huấn luyện viên phải trình bày dự thảo của mình và xin phép thầy mình, nếu có sự cho phép thì chúng ta có thể thành lập võ đường riêng, nhưng dù có võ đường riêng cũng phải sinh hoạt chung với thầy của minh, không thể nào tự lập đứng riêng rẻ một mình, vì môn phái Vovinam là một môn phái thống nhất từ trên xuống dưới, tất cả việc gì cũng phải làm việc chung với nhau.. có như vậy môn phái mới lớn mạnh, và tình nghĩa thầy trò mới sâu đậm hơn..

    Môn sinh Thiện Bùi

    (Viết theo lời giảng của võ sư Cẩm Bình trong những thời gian thụ huấn tại San Jose và nhất là buổi giãng võ đạo tại trường George Shirakawa vào tối thứ Sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011 dành riêng cho các huấn luyện viên Vovinam San Jose )
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  3. #3
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Tình nghĩa Thầy Trò !

    Người Trò Đối Với Thầy



    Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ của người Việt Nam với chử “Đạo” luôn luôn gắn liền với chử “Võ”. Học võ mà không có đạo htì dĩ nhiên võ thuật sẽ rơi vào bàn tay xấu. Vovinam ban cho các môn sinh những bàn tay thép. Nhưng nếu bàn tay thép đó không có hướng dẫn, không có đạo nghĩa, thì đó là những vũ khí rất lợi hại và nguy hiểm. Vì thế bất cứ lớp võ nào cũng bắt đầu từ nề nếp và căn bản lý thuyết làm người. Bất cứ tổ chức nào cũng có thứ tự bậc trên bậc dưới. Trong lớp võ có luật lệ và trong luật lệ có lý thuyết tình nghĩa sư đồ.

    Tình nghĩa sư đồ thời ngày không còn như xưa nữa vì tự do dân chủ lan rộng. Thời đại mới, lối sống mới, làm cho con người coi trọng trí tuệ mà coi thường tình nghĩa sư đồ,.. Thầy ngày nay thường chỉ được coi là chuyên viên huấn luyện, vì học sinh thời nay muốn học lên cao phải qua rất nhiếu thầy trước khi thành tài,nên ít có cơ hội gần gũi thân mật. Thời xưa thường thường học sinh được thầy dạy bảo từ nhỏ đến lớn hơn cả chục năm, khó khi nào thay đổi người khác, nên mới có tình nghĩa sư đệ. Vì thế tình nghĩa sư đồ thời nay khó có thể nào so sánh với thời xưa, Nhưng trong lớp võ tình nghĩa sư đồ vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

    Lớp võ hoàn toàn khác với các lớp học khác, khi học văn, chúng ta theo trường lớp và thay đỗi lớp học và thay đổi thầy giáo khi lên lớp. Trái lại, khi ta học võ, khi lên đẳng cấp, chúng ta vẫn học người thầy cũ mà không hề thay đổi. Trường họp đó khiến cho tình cảm thầy trò nảy nở, khác hoàn toàn với các lớp học văn khác, lớp võ là lớp mà chúng ta có thể học cả đời với một người thầy mà vẫn được tiếp thu những cái hay và những cái đẹp của nghệ thuật cũng như là lý thuyết trong sự thực hành.

    Để đạt được tình nghĩa sư đệ, sự đòi hỏi của đạo hạnh là cần thiết từ cả “Sư” và “đồ”. Thứ nhất, thầy phải xứng đáng là thầy. Một người thầy lúc nào cũng có tối đa tác phong, tư cách, và tình thần phục vụ cao cả, không phải chỉ ở trong lớp thôi, mà ngay cả khi ngoài lớp học, thầy lúc nào cũng là bậc trên, là người đi đầu, và là gương mẫu để dạy bảo môn đồ khi môn đồi thấy được sự thành thật, tận tâm dạy bảo, và tình thương của thầy, thì tình nghĩa sư đồ sẽ thấy được rất dễ dàng. Đổi lại phần môn đồ thì cũng không kém: - Trò phải trung thực, biết ơn và vinh danh thầy bằng cách thực hiện những điều được dạy bảo.

    Bổn phận người trò nghe có vẽ đơn giản và dễ thực hiện, nhưng những điều đó rầt là sâu sắc và không phải ai cũng thực hiện được như ta thường nghĩ.

    - Bổn phận thứ nhất của người trò là phải vâng lời và học hỏi tất cả những gì thầy dạy bảo. Học không khó, nhưng tinh thần kiên nhẫn rèn luyện không nản chí để tiếp tục học thì không phải là chuyện dùa. Học một phải hiểu mười , nếu ta chỉ biết những gì thầy dạy mà không suy nghĩ không phân tích, thì con đường học vấn đó rất eo hẹp. Ngoài lý thuyết và thực hành, chúng ta cần phải tiếp thụ những đức tính tốt của thầy, những hoài bảo, tâm nguyện phục vụ nhân loại, những đương thế thầy chỉ, nhưng chúng ta cũng nên thấy được sự ân cần quan tâm lo lắng đến học trò của thầy. Mặc dù không nói, nhưng ta phải nhận ra những điều đó để có thể sau nầy chuyển đến thế hệ sau. Chúng ta không chỉ học đường thế cách thức đánh võ mà chúng ta cũng nên học cách làm một hiểu mười..

    - Bổn phận thứ hai là Tôn Kính và Biết Ơn. Ông bà xưa ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Nếu không có thầy thì ai sẽ dạy ta những kỹ thuật, ai sẽ dạy ta nên người? Sự thành đạt của một người trò là do công sức rèn luyện với thầy mà nên. Thầy là người đi trước và hướng dẫn tầng lớp theo sau, do đó thầy là bậc cấp trên, vì vậy thầy trở nên người mà ta lúc nào cũng tôn kính. Chúng ta có thể học võ đến đẳng cấp cao hơn cả thầy, nhưng làm sao ta quên được công lao của Sư Phụ? Nếu không có thầy thì chưa chắc gì ta có ngày hôm nay. Cho dù cấp bậc ta có bao xa đi chẳng nữa, thầy lúc nào cũng là thầy, đó là cấp bậc.sẽ không bao giờ thay đổi .

    - Bổn phận thứ Ba là thi hành: - Học mà không thi hành thì cũng như là chưa học. Không thi hành thì có nghĩa là ta đành bỏ hết công lao của thầy chỉ bảo.

    Trên đây chỉ là bổn phận tiêu biểu tóm tắt của những bổn phận khác, khi bước chân vào lớp võ, sau khi nghiêm lễ hình võ sư Sáng Tổ, chúng ta nghiêm lễ thầy, đó là một trong nhiều cách để biểu hiện sự kính, tác phong và luật lệ. một phần nào nhắc nhở chúng ta không bao giờ quên thầy, tuyệt đối nghe lời thầy. Thầy cô thường được ví như cha và mẹ . Họ có điểm giống nhau rằng: - Cả hai đều dốc sức dạy bảo ta thành con người tốt , vì thế công lao của họ rất lớn, cũng vì như thế, tình nghĩa sư đồ là một cảm xúc thiêng liêng mà tất cả chúng ta lúc nào cũng ghi nhớ và tôn trọng.

    *. Cái quý là chữ: “TÌNH”


    Môn Sinh Nguyễn Hải Trùng Dương

    Vovinam San Jose – Bài dự thi lên hoàng đai I cấp
    San Jose Thứ Tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts