+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Hybrid View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default Những căn bệnh lạ

    Gặp người đàn bà mang "thân hình quỷ" ở Hà Nam

    Căn bệnh lạ này tiềm ẩn trong cơ thể bà đã hơn 40 năm nay. Cũng vì không có tiền chữa trị mà bệnh tật lớn dần biến thân hình bà thành thân hình của “quỷ” lúc nào không hay.


    Hàng nghìn khối u, cục mọc kín cơ thể
    Nhìn bà Nguyễn Thị Đáng, 60 tuổi ở xóm Đền, thôn Trung (Bình Lục, Hà Nam) toàn thân nổi những khối u và rất nhiều cục to, tròn mọc khắp cơ thể, không ai là không cảm thấy thương tâm, cũng có nhiều người cảm thấy rùng mình không dám nhìn.
    Cơn bão lòng
    Trong ngôi nhà nhỏ nằm cuối xóm là cuộc sống tủi cực của người đàn bà góa bụa tuổi lục tuần, sống độc thân, không con cháu, không người thân thích. Toàn thân bà nổi lên những u, cục to, tròn mọc tràn lan khắp cơ thể và nếu tiếp xúc lần đầu không ai là không cảm thấy rùng mình. Cuộc sống của bà là sự cô quạnh bên bốn bức vách tối tăm và dường như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, không tiếng nói, không tiếng cười và bà lúc nào cũng “lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa”.
    Theo sự giới thiệu của ông Nguyễn Đình Tấn, trưởng xóm Đền, chúng tôi tới gặp bà khi trời đã nhọ mặt người. Từ nhà ông đến nhà bà phải đi qua ba con ngõ nhỏ, ngoằn nghèo.
    Mặc dù đã nghe ông Lợi mô tả nhiều về bà nhưng chúng tôi vẫn thật sự “sốc” khi được mục sở thị. Trái với suy nghĩ ban đầu của chúng tôi, một người phụ nữ mang mầm bệnh quái ác lẽ ra cần sự giúp đỡ nhưng khi gặp chúng tôi bà né tránh tất cả mọi câu hỏi, không tiếp xúc, không chuyện trò.


    Nỗi khắc khổ trên khuôn mặt bà Đáng

    Bà khép nép ngồi tránh xa với vẻ mặt ái ngại. Sau một hồi bình tĩnh, thuyết phục và động viên, bà mới mở lòng tâm sự với chúng tôi về số phận hẩm hiu của mình.
    Dân làng vẫn thường quen gọi bà Đáng bằng cái tên đáng sợ “Người đàn bà mang thân hình quỷ”. Bà sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm nông dân. Lúc sinh thời bà là một bé gái kháu khỉnh, xinh xắn và bụ bẫm như bao đứa trẻ bình thường khác.

    Nhưng đến năm 19 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của đời người con gái thì bà lại mặc một chứng bệnh khủng khiếp. Cơ thể tự nhiên nóng như có kiến bò trong người, cùng với đó, toàn thân nổi những mụn nước ngứa ngáy rất khó chịu. Trong người bà luôn xuất hiện một luồng khí nóng hừng hực thường trực, cảm giác đau đớn vô cùng. Gia đình vội đưa bà lên bệnh viện huyện Bình Lục khám và dùng thuốc.
    Qua vài lần điều trị trong người bà cảm thấy đỡ nóng rát nhưng những nốt mụn nước vẫn xuất hiện và ngày càng nhiều. Bao nhiêu tiền của, thuốc thang đều lần lượt “đội nón ra đi”, ngay cả mấy sào ruộng là tài sản duy nhất gia đình cũng đành “hi sinh” bán nốt để lấy tiền điều trị cho bà nhưng bệnh tình vẫn không hề cải thiện.
    Lúc này, cảm giác đau đớn không còn nhưng thân thể bà được thay thế bằng một lớp da cóc xù xì đáng sợ. Các bác sĩ nói bà bị bệnh ung thư da, một chứng bệnh rất hiếm gặp và rất khó chữa trị. Để chạy chữa cho bà, kinh tế gia đình vì thế cũng trở nên kiệt quệ, không còn cách nào khác là phải đưa bà về nhà chăm sóc “sống chung với bệnh tật” và mặc cho bệnh tật hành hạ.
    Rồi một ngày, người cha thân yêu của bà đã ra đi ở tuổi 53 do lao động quá sức, để lại cảnh vợ góa con côi cùng đứa con bệnh tật. Và cái gia đình ấy cũng mất luôn người mẹ trong một trận ốm. Còn lại một mình bà bơ vơ chống chọi với bạo bệnh.
    Mất cha, mất mẹ, bản thân mang trọng bệnh, bà trở nên thay tính đổi nết không muốn tiếp xúc với bất cứ ai. Người dân thôn Trung không ai là không thấu hiểu nỗi đau và sự mất mát quá lớn của bà nhưng không ai dám lại gần vì sợ thân hình quỷ của bà sẽ lây lan sang cơ thể mình.

    Nỗi niềm người đàn bà khốn khổ

    Cuộc sống cô độc của bà cứ thế lẳng lặng trôi qua theo năm tháng bên gian phòng lạnh lẽo. Tài sản quý giá nhất của bà là 2 sào ruộng do cha mẹ lúc lâm chung để lại và mảnh vườn nhỏ trồng rau để có cái ăn sống qua ngày.
    Thời còn đôi mươi bà vẫn gắng gượng ra đồng cày, cuốc, ném mạ trồng lúa. Đến vụ mình bà bươn trải tay nón tay liềm thu hoạch. Nhưng về sau bệnh tình tái phát nặng, cơn đau đớn lại xuất hiện, sức khỏe yếu, bà không thể kham nổi nên đành để ruộng cho hàng xóm thầu, đổi lại đến vụ bà được mấy chục kg thóc ăn.
    Những ngày giáp hạt, trong nhà không còn hạt gạo nào, bà lại lượm nhặt những mớ rau trong vườn sống tạm bợ qua ngày.

    Ông Tấn cho biết: “Bản thân bà Đáng mắc phải căn bệnh kỳ lạ, cha mẹ lại bệnh tật qua đời sớm, bà không có người thân thích, làng xóm thấy vậy ai cũng thương tình nhưng không ai dám tới gần. Những người lớn như chúng tôi còn đỡ chứ phụ nữ và trẻ con trông thấy bà là khiếp vía... Làng xóm chúng tôi ai cũng thông cảm động viên và giúp đỡ nhưng chỉ giúp được một phần nhỏ bé. Rất mong sẽ có một tổ chức nào đó tạo điều kiện giúp đỡ chữa trị cho bà để bà được sống những chuỗi ngày hạnh phúc trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời”.


    Cuộc sống cô đơn, tủi cực của bà trong ngôi nhà lạnh lẽo

    Nhìn thân thể bà với những u cục vây quanh và hàng ngàn cái mụn to nhỏ cùng những cục thịt, sần sùi có, mềm có, cứng ngắc có… như những hạt sỏi tiềm ẩn trong cơ thể, chúng tôi không khỏi xót xa và thương cảm. Ấy vậy mà chúng đã tồn tại trong cơ thể bà đã gần nửa đời người. Bệnh tật như con rắn độc âm ỷ trong con người bà và luôn sẵn sàng “tiết nọc”.
    Những hôm thời tiết nắng nóng mụn chảy nước vỡ ra bà chỉ biết đau đớn trong âm thầm, lặng lẽ. Bà không dám tắm bởi mỗi lần tắm là mỗi lần phải chạm vào cơ thể đau buốt, rát và khó chịu. “Ban đầu cũng chỉ có vài mụn nhỏ như mụn trứng cá, sau đó nó cứ to dần, lớn dần thành cục bi ve, rồi to bằng quả nhót sau đó vỡ ra chảy nước.
    “Nếu cứ để chúng vỡ ra thì không sao, chứ lấy tay nặn những u cục này thì đau lắm. Thời gian đầu tôi cũng thường xuyên nặn, nhưng hết cục này lại đến cục khác đau quá không chịu được nên cứ để vậy”. Bà chua chát chia sẻ.
    Cuộc sống của bà hiện này chỉ quanh quẩn trong nhà với mảnh vườn nhỏ, khi chúng tôi hỏi về người thân bà lắc đầu, giọng nói đượm buồn: “Làm gì có người thân nào nữa, cha mẹ chết là không còn ai thân thích nữa.…”.
    Không chồng con, không người thân, hằng ngày bà cặm cụi mò mẫm từ sáng đến tối làm công việc của một người độc thân những mong có miếng cơm manh áo sống qua ngày. Cũng phải, bởi nhìn gia cảnh nhà bà hiện tại đến miếng ăn no còn là mơ ước xa xôi nói gì đến chữa bệnh. Chỉ khổ thân bà, tuổi mỗi ngày một cao sức càng ngày càng yếu.
    Mấy năm nay, hàng ngàn cái mụn lạ đó cứ lớn dần ra tạo thành những cục cứng ngắc như cục hạch. Những ngày thường bà còn chịu đựng được, nhưng gặp lúc trái gió trở trời căn bệnh lạ hành hạ bà đau đớn như có gai cào vào ruột.
    Trong ngôi nhà tối tăm, ẩm thấp rộng chưa đầy 10 mét vuông này, người phụ nữ tuổi lục tuần ấy vẫn hàng ngày sống trông cảnh cô đơn, tủi cực, đau đớn. Bà không dám tiếp xúc với bên ngoài và cũng chẳng dám nhìn mặt ai. Cuộc sống của bà vì vậy càng trở nên bi đát.
    Nghèo đói xen lẫn bệnh tật, không có tiền chữa trị nên bệnh của bà ngày càng nặng và bà không còn cách nào khác là phải cam chịu “Nhiều khi muốn chết đi cho rồi nhưng ông trời có cho đâu, đành phải chịu chứ biết làm sao”. Bà rầu rĩ nói.
    Khi chúng tôi hỏi bà ước mong lớn nhất của bà bây giờ, bà trầm ngâm chia sẻ “Tôi không dám mong ước xa vời chỉ mong có tiền đi khám chữa bệnh để đỡ xấu hổ với mọi người và bà con lối xóm và để yên ổn sống nốt những năm tháng cuối đời”.



    Theo xaluan.com
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

  2. #2
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default Ðề: Những căn bệnh lạ

    Người chồng chung tình của cô gái hóa bà già

    Nghe vợ gọi "ông xã ơi vào phòng khám cùng em, một mình em sợ", người đàn ông 34 tuổi đặt vội hành lý xuống ghế chờ chạy vào trong. Nắm bàn tay Phượng, anh nhìn sâu vào gương mặt nhăn nheo của vợ rồi bảo: "Có anh đây, em cứ yên tâm".


    Anh Nguyễn Thành Tuyển, chồng Phượng, ân cần yêu thương chăm sóc vợ tại bệnh viện ở TP HCM, như ngày cô còn xinh đẹp. Ảnh: Thiên Chương
    Cử chỉ của đôi vợ chồng tại phòng khám Da liễu, Bệnh viện ĐH Y dược chiều 7/10, khiến những người chứng kiến phải xúc động. Một người không kiềm được cảm xúc đã thốt lên: "Tuyển ơi, anh đúng là người chồng tốt".

    Trở lại băng ghế chờ, thấy nhiều người nhìn mình, Nguyễn Thành Tuyển - chồng của cô Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi có gương mặt một bà lão - cười và nói: "Vợ yêu của tôi là vậy đấy, rất hay làm nũng, lúc nào cũng muốn có chồng một bên".

    Câu chuyện từ những ngày đầu quen nhau đến khi Phượng mắc bệnh rồi biến dạng gương mặt đã được anh Tuyển tâm sự cùng chúng tôi.
    Mối lương duyên bắt đầu từ những ngày giữa tháng 4 năm 2006, khi chàng thanh niên 28 tuổi, nhân viên tiếp thị cho một hãng nước rửa chén, thi thoảng ghé qua một quán nước tại Mỏ Cày, Bến Tre, nghỉ trưa. Ở đó anh quen Phượng, cô phục vụ quán 21 tuổi, được trai làng đồn nhau là "hoa khôi của huyện".

    "Lúc bấy giờ ngoài tôi, Phượng còn được rất nhiều chàng trai theo đuổi tán tỉnh, thế nhưng gần một năm tìm hiểu, cuối cùng cô ấy đã chọn tôi. Nghe em đồng ý làm vợ, tôi mừng còn hơn trúng số. Không có tiền làm đám cưới, Phượng vẫn chấp nhận về nhà tôi làm vợ hiền dâu ngoan. Nào ngờ chỉ một năm sau, cô ấy lâm bệnh", Tuyển kể.

    Nghe vợ nói bị ngứa da mặt, thường nổi mề đay mỗi khi ăn đồ biển, không có còn đi Sài Gòn chữa trị, gom tiền lương còm, Tuyển chạy mọi nơi tìm thuốc. Tiền không nhiều, nghe đồn có một thầy đông y rất giỏi, anh mua thuốc về sắc cho vợ uống. Tuy nhiên bệnh tình không giảm mà còn nặng hơn.

    "Thấy vợ như vậy, tôi lo và thương lắm. Nhất là mỗi sáng Phượng nhìn vào gương than da mặt mình ngày càng xấu. Còn bao nhiêu tiền, tôi dốc hết vào mua thuốc, song cũng chỉ một năm thì không thể cố gắng được nữa bởi hãng kẹo mà cô ấy làm ế hàng, bản thân tôi cũng không kiếm được bao nhiêu. Khi ấy, tôi chỉ còn biết ôm vợ và tỏ rõ lòng mình, rằng 'dù em thế nào anh cũng yêu em'", người chồng rưng rưng kể.

    Từ ngày ngừng uống thuốc, da mặt Phượng già đi nhanh chóng, thấy vợ quanh năm suốt tháng trùm kín mặt, gặp ai cũng không dám nói chuyện vì ngại, Tuyển bàn với bà xã về Bình Phước sinh sống.

    "Quyết định xa quê của vợ chồng Phượng khi con bé bị bệnh và lại không có tiền khiến mọi người trong nhà ai cũng lo lắng nhưng Tuyển đã thuyết phục rằng, nó muốn đi xa là vì thương vợ mặc cảm nên cuối cùng người lớn cũng phải chịu theo", một người cậu của Phượng kể chen vào.



    Phượng tươi tắn khi nói về chồng mình. Ảnh: Thiên Chương
    Cuộc sống ở Bình Phước không khá hơn về vật chất bởi chồng đi làm mộc, vợ bóc vỏ hạt điều, mỗi tháng tổng thu nhập chưa đến 2 triệu đồng lại phải ở nhà mướn, nhưng nó lại giúp hai vợ chồng nghèo thoải mái hơn về mặt tinh thần. Bởi lẽ, hàng xóm, những người chưa từng biết Phượng trước đây, không tò mò dè bỉu về gương mặt bệnh tật của cô.

    "Không ít người thắc mắc tại sao tôi lại sống và yêu thương một người có gương mặt bà già. Nhưng ai nói gì thì nói, tôi vẫn yêu Phượng như lúc cô ấy còn xinh đẹp. Tình cảm này không bao giờ thay đổi. Với Phượng, tôi chỉ thấy thương vì cô ấy bệnh chứ chưa bao giờ chê chán hay nghĩ rằng mình sẽ bỏ để lấy người khác", Tuyển tâm sự.

    Nói về ông xã, cô gái trẻ với gương mặt bà lão nghi do bệnh tế bào vón, bẽn lẽn thổ lộ: "Với em, anh ấy là số một. Anh ấy rất dễ thương, lúc nào cũng động viên an ủi em. Tuyển chính là niềm lạc quan của em để chống lại bệnh tật".

    Phượng cho biết, ngày xưa cô có rất nhiều người đàn ông đẹp trai giàu có theo đuổi, nhưng lý do cô chọn Tuyển là vì anh trầm tính, hiền từ và nghiêm túc. Cô cho rằng lần ấy mình đã lựa chọn không sai.

    "Em có tính hay ghen, khi thấy gương mặt mình ngày càng già, cái ghen lại càng nổi lên bởi mặc cảm. Em rất sợ chồng bỏ mình để quen người khác. Nhưng Tuyển đã khóc. Anh ấy lo cho em từng li từng tí. Gương mặt của em khiến người khác khó biết được cảm xúc, nhưng anh ấy biết ngay. Hễ thấy em buồn là lập tức tìm cách chọc em cười", Phượng nói.

    Khi được hỏi "trong lúc này đây, khi nằm viện chờ được chữa bệnh, Phượng ước ao gì", cô gái 26 tuổi mang gương mặt bà lão trả lời ngay mà không suy nghĩ: "Em ước mặt mình trẻ không phải vì muốn mình xinh đẹp mà để bù đắp cho chồng. Dù biết anh ấy không bỏ nhưng em vẫn muốn chồng hạnh phúc hơn".



    Nguyễn Thị Phượng xinh xắn năm 21 tuổi. Ảnh: Nguyễn Hoàng

    Còn Tuyển, ngoài việc đắn đo không biết vợ chữa trị trong bao lâu, thời gian ấy lấy gì mà ăn, điều anh mong muốn lớn nhất là vợ khỏi đau nhức vì phù nề. "Nhan sắc phục hồi hay không, không quá quan trọng. Tôi chỉ muốn vợ mình bình an. Sau khi chữa lành, chúng tôi muốn làm đám cưới. Tôi muốn vợ mình cũng được một lần mặc áo cô dâu như những người vợ khác", chồng Phượng khẳng định.

    Vợ chồng anh Tuyển đang chờ điều trị ở Bệnh viện 30/4, số 9, Nguyễn Chí Thanh, quận 5. Các bác sĩ đang xét nghiệm để xác định bệnh trước khi đưa ra hướng điều trị. Độc giả muốn giúp đỡ có thể gửi đến tài khoản của Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM: Ngân hàng TMCP ngoại thương VN - chi nhánh 5 - TP HCM, số tài khoản 0071000577701. Khi chuyển tiền, xin ghi rõ trong phần nội dung: "Ủng hộ bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng".



    theo: http://www.xaluan.com
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

  3. #3
    Tham gia ngày
    Oct 2007
    Tuổi
    37
    Bài gởi
    354
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Default Ðề: Những căn bệnh lạ

    Một thiếu niên chết vì lão hóa sớm

    Mới 17 tuổi nhưng em Nguyễn Chí Hiền (Vĩnh Long) trông như cụ ông với làn da đồi mồi, gương mặt nhăn nheo, 2 chân liệt hoàn toàn... Hiền đã qua đời vào đầu năm 2011 vì căn bệnh “già trước tuổi”.


    Nguyễn Chí Hiền (lúc còn sống) và cha
    Anh Nguyễn Văn Hai, cha của Hiền, nói: “Lúc mới sinh, Hiền nặng 3,2 kg, bụ bẫm dễ thương. Lúc một tuổi trở đi, Hiền bị sốt rồi tiêu chảy liên tục, cơ thể ngừng phát triển. Gia đình đưa đi chạy chữa khắp nơi, từ Vĩnh Long cho đến TPHCM. Các bác sĩ chẩn đoán Hiền bị hội chứng “già trước tuổi”, nếu sống tới 40 hoặc 50 tuổi thì cơ thể em vẫn vậy”.
    15 tuổi nhưng Hiền cao chỉ 60 cm, nặng 7 kg, không biết nói, chỉ ú ớ trong miệng, hai chân liệt hoàn toàn nhưng 2 tay vẫn còn cử động. Hai năm sau, thân hình em vẫn như thế, không lên được kg nào. Họ hàng anh Hai từ trước đến nay không ai bị mắc bệnh này. Vợ chồng anh cũng có đứa con gái lớn năm nay 24 tuổi, phát triển bình thường và đã có gia đình.

    Chị Dương Thị Kiệm, mẹ Hiền, than thở: “Mỗi ngày nó chỉ ăn có 2 cử. Mỗi lần ăn chỉ được nửa chén cơm, không ăn thêm gì khác. Mà phải dụ dữ lắm nó mới chịu ăn. Ban ngày, Hiền không ngủ trưa, buổi tối những lúc bị nóng sốt nên khóc như tiếng mèo kêu”.




    Lúc còn sống, Hiền chỉ ngồi dựa vào góc nhà, mắt đờ đẫn nhìn mọi vật xung quanh.

    Theo chị Kiệm, do không đi được chỉ dùng 2 tay di chuyển nên Hiền chỉ lê lết trong nhà đến nỗi mông đầy ghẻ. Trước kia, khi tiểu tiện đều biết tự cởi quần nhưng vài năm gần đây, Hiền không tự chủ được. Một điều lạ là mỗi tuần mặt Hiền bị lột da một lần nhưng da trên cơ thể em ngày càng nhăn nheo. Khi mạnh khỏe, em dùng 2 tay di chuyển xung quanh nhà, còn lúc đau yếu thì ngồi dựa vào vách nhìn mọi vật xung quanh như một đứa bé. Chính vì có hình dạng như ông già nên nhiều đứa trẻ trong xóm khi gặp Hiền rất sợ hãi.
    Từ nhỏ tới giờ, ngày nào Hiền cũng phải uống thuốc do nóng sốt liên tục. Nhà nghèo, 2 vợ chồng anh chị đan lợp bán kiếm sống nhưng cũng không thấm vào đâu so với tiền thuốc chạy chữa cho con. Chị Kiệm nghẹn ngào: “Lúc đem lên TPHCM khám, bác sĩ nói nó bị bệnh như vậy khó chữa lắm, sống được ngày nào hay ngày đó, vợ chồng tôi cũng cắn răng chịu đựng. Mỗi lần nó bị sụt khoảng 200 gram là tôi lo sốt vó, phải ép nó ăn cho lên cân. Chứ hình hài nó suốt 17 năm chỉ có 7 kg, chỉ còn da bọc xương”.
    Đầu năm 2011, Hiền bị viêm phổi nặng và được chuyển đến bệnh viện cấp cứu nhưng vẫn không qua khỏi. Anh Hai cho biết: “Biết con hay nóng sốt nên nó có triệu chứng bệnh là chúng tôi chuyển đi bệnh viện ngay. Nhưng bác sĩ bảo Hiền bị viêm phổi quá nặng không chữa được nên sau đó đã qua đời”.



    Theo http://www.xaluan.com
    Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts